Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các bài thực hành Sinh học lớp 10 cơ bản, trường thpt Hàm Rồng
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy những bài thực hành thí nghiệm là những bài học quan trọng góp phần gắn kết giữa lí thuyết với thực tiễn, giúp các em đi sâu nghiên cứu cơ chế của hiện tượng sinh học. Học thực hành thí nghiệm là điều kiện rất tốt để phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, giúp quá trình học tập của học sinh từ thụ động sang chủ động. Việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và sử dụng các câu hỏi khách quan cho nội dung kiến thức các bài thực hành là rất cần thiết giúp học sinh chủ động trong việc tiếp thu bài học, hiểu sâu kiến thức bổ trợ cho kĩ năng thực hành. Đồng thời giúp đánh giá học sinh tốt hơn về các kĩ năng thực hành và kiến thức thực hành.
Mặt khác hiện nay các kì thi học sinh giỏi và thi THPT Quốc gia lại rất chú trọng đến phần kiến thức thực hành và hỏi nhiều trong các nội dung thi đặc biệt thi trắc nghiệm nhưng các giờ dạy thực hành ở trường THPT hiện nay còn chưa được chú trọng, hiện tượng dạy qua loa, hình thức vẫn còn tồn tại. Là một giáo viên THPT nhiều năm giảng dạy tôi đã rất trăn trở với những giờ thực hành, làm sao để các tiết học thực hành thí nghiệm luôn thật sự hiệu quả, hấp dẫn học sinh và làm sao để đánh giá kiến thức của từng học sinh trong các giờ thực hành. Tôi đã xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho nội dung thực hành sinh học THPT và đưa vào giảng dạy thực hành tại trường THPT Hàm Rồng một vài năm gần đây. Vì vậy mà tôi xin trình bày ngắn gọn trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các bài thực hành sinh học lớp 10 cơ bản trường THPT Hàm Rồng”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC LỚP 10 CƠ BẢN, TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG Người thực hiện: Phạm Thị Hằng Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Sinh học THANH HOÁ NĂM 2019 THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU.1 1.1. Lí do chọn đề tài.. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu... 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu.. 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu........ 1 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.. 2 2.1. Tổng quan về trắc nghiệm khách quan (TNKQ). 2 2.1.1. Tự luận và trắc nghiệm khách quan.. 2 2.1.2. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 3 2.1.3. Mối quan hệ giữa các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan . 6 2.2. Thực trạng việc dạy và học thực hành thí nghiệm ở trường THPT.7 2.2.1. Đối với giáo viên....7 2.2.2. Đối với học sinh.7 2.3. Phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm liên qua đến các bài thực hành sinh học 10 Cơ bản THPT.7 2.3.1. Phương pháp chung7 2.3.2. Áp dụng cụ thể vào các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 Cơ bản THPT8 2.4. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học thực hành sinh học 10 Cơ bản THPT.13 2.4.1. Sử dụng trong dạy học bài mới..13 2.4.2. Sử dụng câu hỏi để học sinh tự học13 2.4.3. Sử dụng để củng cố bài học....13 2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.13 PHỤ LỤC VỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.13 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...20 3.1. Kết luận...20 3.2. Đề nghị 20 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy những bài thực hành thí nghiệm là những bài học quan trọng góp phần gắn kết giữa lí thuyết với thực tiễn, giúp các em đi sâu nghiên cứu cơ chế của hiện tượng sinh học. Học thực hành thí nghiệm là điều kiện rất tốt để phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, giúp quá trình học tập của học sinh từ thụ động sang chủ động. Việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và sử dụng các câu hỏi khách quan cho nội dung kiến thức các bài thực hành là rất cần thiết giúp học sinh chủ động trong việc tiếp thu bài học, hiểu sâu kiến thức bổ trợ cho kĩ năng thực hành. Đồng thời giúp đánh giá học sinh tốt hơn về các kĩ năng thực hành và kiến thức thực hành. Mặt khác hiện nay các kì thi học sinh giỏi và thi THPT Quốc gia lại rất chú trọng đến phần kiến thức thực hành và hỏi nhiều trong các nội dung thi đặc biệt thi trắc nghiệm nhưng các giờ dạy thực hành ở trường THPT hiện nay còn chưa được chú trọng, hiện tượng dạy qua loa, hình thức vẫn còn tồn tại. Là một giáo viên THPT nhiều năm giảng dạy tôi đã rất trăn trở với những giờ thực hành, làm sao để các tiết học thực hành thí nghiệm luôn thật sự hiệu quả, hấp dẫn học sinh và làm sao để đánh giá kiến thức của từng học sinh trong các giờ thực hành. Tôi đã xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho nội dung thực hành sinh học THPT và đưa vào giảng dạy thực hành tại trường THPT Hàm Rồng một vài năm gần đây. Vì vậy mà tôi xin trình bày ngắn gọn trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các bài thực hành sinh học lớp 10 cơ bản trường THPT Hàm Rồng” 1.2. Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh hiểu rõ kiến thức, hứng thú tìm hiểu và học tốt các bài thực hành. - Phát huy khả năng hoạt động cá nhân của học sinh. - Đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Học sinh khối 10 trường THPT Hàm Rồng - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung các bài thực hành sinh học 10 cơ bản 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Đầu tiên tìm hiểu kĩ về tổng quan câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Tìm hiểu nội dung các bài thực hành. - Tìm hiểu kĩ thuật xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Tìm hiểu cách sử dụng câu hỏi TNKQ trong các bài thực hành. - Rút kinh nghiệm sao cho hiệu quả và phù hợp. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm - Tìm ra kĩ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ áp dụng trong các bài thực hành sinh 10. - Xây dựng được hệ thống các câu hỏi TNKQ phù hợp cho từng bài thực hành sinh học 10 cơ bản. - Đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường THPT. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1. Tổng quan về trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 2.1.1. Tự luận và trắc nghiệm khách quan “Trắc nghiệm khách quan” Là một phương pháp khoa học cho phép dùng một loạt những động tác xác định để nghiên cứu một hay nhiều đặc điểm, phân biệt được bằng thực nghiệm với mục tiêu đi đến những mệnh đề lượng hóa tối đa có thể được về mức độ biểu hiện tương đối của các đặc điểm cần nghiêm cứu. Trước đây, nhiều người cho rằng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan ít liên quan với nhau. Song, theo nghiên cứu, có mối quan hệ khá rõ nét giữa câu hỏi tự luận (CHTL) và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (CH TNKQ), còn bản thân CH TNKQ cũng có mối quan hệ với nhau. Do đó, việc xây dựng và sử dụng CH TNKQ trong dạy học, cần nghiên cứu trên cơ sở mối quan hệ này. Mối quan hệ giữa CHTL dạng khái quát tổng hợp thực chất là tập hợp của nhiều CHTL-trả lời ngắn. Câu hỏi tự luận-trả lời ngắn tương đương với câu dẫn của câu TNKQ nhưng khác phần hỏi, còn câu trả lời đúng là phương án chọn, các câu nhiễu là câu trả lời chưa chính xác hoặc sai. Do đó, ta có thể viết câu hỏi TNKQ dạng nhiều lựa chọn bằng cách lấy chính câu hỏi trả lời ngắn đó sửa chữa thành câu dẫn, các câu trả lời là phương án chọn và câu nhiễu. Như vậy, thực chất của việc phân tích tri thức cũng có liên quan với lôgíc này, từ một tri thức khó mang tính bao quát có thể là khó với người học, người GV biết chia nhỏ thành những tri thức nhỏ hơn, thì độ khó đã được giảm đáng kể, cuối cùng là những tri thức không thể chia được nữa mà có tác giả gọi là đơn vị nhận thức. Điểm tương đồng giữa trắc nghiệm và tự luận: Tự luận hay trắc nghiệm đều có thể đo lường mọi thành quả học tập. Trắc nghiệm hay tự luận đều thể hiện tính khuyến khích học sinh. Cả hai loại hình kiểm tra này đều cho phép sự phán đoán chủ quan của con người Bảng so sánh giữa tự luận và trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Một câu thuộc loại tự luận đòi hỏi thí sinh phải tự mình soạn câu trả lời bằng ngôn ngữ của mình. Một câu trắc nghiệm đòi hỏi mỗi thí sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn. Một bài tự luận gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát, đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng. Một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn gọn. Khi làm một bài tự luận, thí sinh phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết Trong khi một bào trắc nghiệm thí sinh dùng phần lớn thời gian để suy nghĩ và đọc Chất lượng của bài làm tự luận phụ thuộc chủ yếu vào kĩ năng của người chấm bài Chất lượng một bài trắc nghiệm phụ thuộc phần lớn do kĩ năng của người soạn trắc nghiệm Thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong các câu trả lời, người chấm bài cũng có tự do cho điểm các câu trả lời theo hướng của riêng mình Người soạn thảo trắc nghiệm có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của của mình qua việc đặt các cấu hỏi. Trong các câu hỏi tự luận, nhiệm vụ hoạc tập của người học và trên cơ sở đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy không được phát biểu một cách rõ ràng Trong các câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm vụ hoạc tập của người học và trên cơ sở đó giám khảo định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy được phát biểu một cách rõ ràng Sự phân bố điểm số của một bài tự luận có thể được kiểm soát một phần lớn do người chấm Sự phân bố điểm hoàn toàn phụ thuộc vào bài thi trắc nghiệm. 2.1.2. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan 2.1.2.1. Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi loại này thường gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu hỏi và bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu). * Ưu điểm: - Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như: + Xác định mối tương quan nhân quả. + Định nghĩa các khái niệm + Tìm nguyên nhân của một số sự kiện + Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật - Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi. - Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng của học sinh hoặc chủ quan của người chấm. * Nhược điểm: - Loại câu này khó soạn vì phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất trong khi các câu, các phương án còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. - Những học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án đã cho, nên họ không thoả mãn hoặc khó chịu. * Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn - Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một cách không tranh cãi được. - Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút các học sinh kém hơn. - Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương đương ở mỗi vị trí A, B, C, D, E. Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên. - Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng một vấn đề hay nên mang trọn ý nghĩa. 2.1.2.2. Câu trắc nghiệm "đúng- sai" Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra. * Ưu điểm: - Đây là loại câu đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, mặc dù thời gian soạn cần nhiều công phu nhưng lại khách quan khi chấm điểm. Có thể khảo sát được nhiều mảng kiến thức của học sinh trong một khoảng thời gian ngắn * Nhược điểm: - Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu. Khó dùng để phát hiện ra yếu điểm của học sinh. ít phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi. * Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu đúng, sai: - Câu nên hỏi những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải là những chi tiết vun vặt, không quan trọng. - Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị. Khi ý của đề là chính xác thì nên tránh dùng những từ “nói chung”, “thường thường”, “thông thường”, “rất ít khi”, “có khi”, “một vài”, “có thể” để tránh cho đối tượng tham gia dựa vào những từ này đưa ra đáp án “đúng” từ đó đoán đúng câu trắc nghiệm. 2.1.2.3. Câu trắc nghiệm ghép đôi (xứng – hợp) Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong loại này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghép với một câu hỏi. * Ưu điểm: - Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng loại này thích hợp với học sinh cấp THCS. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó thường được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan. * Nhược điểm: - Để soạn loại câu hỏi này để đo mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu. Hơn nữa nếu số câu trong các cột nhiều, học sinh sẽ mất nhiều thời gian đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi. * Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu ghép đôi: - Trong mỗi cột phải có ít nhất là sáu câu và nhiều nhất là mười hai câu. Số câu chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số câu trong cột câu hỏi, hoặc một câu trả lời có thể được sử dụng nhiều lần để này sẽ giúp giảm bớt yếu tố may rủi. - Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một câu của cột trả lời và câu trả lời tương ứng. Phải nói rõ môi câu trả lời chỉ được sử dụng một lần hay được sử dụng nhiều lần. 2.1.2.4. Câu trắc nghiệm điền khuyết Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống. Nói chung, đây là loại TNKQ cóa câu trả lời tự do. * Ưu điểm: - Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả lời. Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn. Rất thích hợp cho việc đánh giá mức độ hiểu bết của học sinh về các nguyên lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt ý kiến và thái độ. * Nhược điểm: - Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích nguyên văn các câu từ SGK. Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng câu hỏi TNKQ khác. * Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu điền khuyết: - Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách để khỏi khuyến khích học sinh học thuộc lòng. - Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không đoán mò, nên để trống những chữ quan trong nhưng đừng quá nhiều. 2.1.2.5. Câu hỏi bằng hình vẽ (kênh hình) * Trên hình vẽ sẽ cố ý để thiếu hoặc chú thích sai yêu cầu học sinh chọn một phương án đúng hay đúng nhất trong số các phương án đã đề ra, bổ sung hoặc sửa chữa sao cho hoàn chỉnh. * Sử dụng loại câu hỏi này để kiểm tra kiến thức thực hành như: kĩ năng quan sát thí nghiệm; điều chế các chất; an toàn trong khi thí nghiệm của học sinh. 2.1.3. Mối quan hệ giữa các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi nhiều lựa chọn lại bao hàm các dạng câu hỏi khác. Ví dụ câu hỏi đúng – sai là câu hỏi nhiều lựa chọn có hai phương án, câu hỏi ghép đôi là biến dạn của câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết thực chất là một câu trả lời đúng người ta dấu đi những từ quan trọng phải tìm. Câu hỏi bằng hình vẽ có thể ta có thể dung các dạng: đúng sai, điền khuyết, ghép đôi, nhiều lựa chọn. Trong các dạng câu hỏi TNKQ thì câu hỏi nhiều lựa chọn là dạng câu hỏi có thể hỏi ở nhiều mức độ nhân thức khác nhau: Nhớ, hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. 2.2. Thực trạng việc dạy và học thực hành thí nghiệm ở trường THPT 2.2.1. Đối với giáo viên - Các giờ dạy còn sơ sài, hình thức và chưa hiệu quả. Nhiều giáo viên ngại làm thực hành hoặc không có kĩ năng thực hành. - Việc chia nhóm thực hành ở các lớp trong các tiết thực hành rất mất thời gian. - Giáo viên phải làm nhiều việc, hướng dẫn nhiều nên giờ dạy chưa hiệu quả. - Trang thiết bị thiếu thốn, hỏng hóc, hết hạn sử dụng. - Cán bộ phụ trách phòng thực hành thì kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa thực sự chuyên tâm trong chuyên môn nên chất lượng chuẩn bị giờ thực hành còn kém nên chưa đem lại kết quả mong muốn. - Phần trắc nghiệm khách quan cho các phần kiến thức thực hành rất ít. Đa số giáo viên không có kĩ năng xây dựng câu hỏi TNKQ hoặc ngại xây dựng dựa vào tài liệu giải thích. Các tài liệu trắc nghiệm hiện nay thì câu hỏi trắc nghiệm viết cho các bài thực hành rất ít. 2.2.2. Đối với học sinh - Ngại học các giờ thực hành. - Không chịu tìm hiểu lí thuyết thực hành trước khi đến lớp. - Việc xử lí số liệu còn nhiều sai xót chưa chính xác và không linh hoạt. - Học sinh không quan tâm nhiều đến các bài thực hành do nội dung thi ít. Phần lớn học sinh theo các khối A, D, A1 rất ít học sinh theo khối B. Theo lối thi gì học nấy vì vậy không tích cực tìm hiểu nội dung. 2.3. Phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm liên qua đến các bài thực hành sinh học 10 Cơ bản THPT 2.3.1. Phương pháp chung Bước 1: Từ nội dung của bài học ta đặt các câu hỏi tự luận. Càng nhiều câu hỏi tự luận càng tốt. Bước 2: Từ câu hỏi tự luận chia ra các câu hỏi trả lời ngắn. Mỗi câu hỏi trả lời ngắn chỉ nên hỏi một vấn đề. Bước 3: Lựa chọn câu hỏi để có tỉ lệ thích đáng giữa các mức độ nhận thức phù hợp với đối tượng dạy học ( chủ thể của quá trình nhận thức = người học). Đây là khâu quan trọng thể hiện năng lực của giáo viên. Bước 4: Khi đã có hệ thống câu hỏi tự luận trả lời ngắn ưng ý chúng ta tiến hành hình thành các câu hỏi trắc nghiệm khách quan tùy mục đích sử dụng. Tất cả các câu hỏi cần được kiểm định chỉ tiêu định lượng mức độ nhớ, hiểu, vận dụng trước khi sử dụng. Như vậy: 1 Câu hỏi tự luận = n (câu hỏi trả lời ngắn) = m (câu hỏi TNKQ). Câu hỏi tự luận, câu hỏi trả lời ngắn có thể là câu dẫn một số CH TNKQ. Ở đây m ≥ n. Thông thường, theo nghiên cứu của các tác giả khác và thực tiễn nghiên cứu của mình, mỗi giờ lý thuyết ở bậc phổ thông thì số lượng 5-10 câu. Kinh nghiệm cho thấy, không phải xây dựng nhiều câu hỏi trắc nghiệm cho một giờ thực (hoặc quy đổi thành giờ lý thuyết) là tốt, mà chỉ xây dựng vừa phải, các câu hỏi đòi hỏi tư duy và rèn luyện tư duy cho học sinh luôn được đánh giá cao. 2.3.2. Áp dụng cụ thể vào các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 Cơ bản THPT - Căn cứ vào nội dung bài thực hành như: Dụng cụ, hóa chất, các bước tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, giải thích thí nghiệm để xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm. Tên bài thực hành Phương pháp thực hành Bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Bước 1: Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận Câu 1: Em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây? Câu 2: Em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm phản co nguyên sinh ở tế bào khí khổng lá cây? Câu 3: Tế bào khí khổng trước và sau khi nhỏ nước muối có gì khác nhau? Câu 4: Tại sao khi nhỏ nước cất thì tế bào khí khổng mở trở lại? Câu 5: Hiện tượng co và phản co nguyên sinh là gì? Câu 6: So sánh co và phản có nguyên sinh giữa tế bào động vật và thực vật? Bước 2: Chia câu hỏi tự luận thành nhiều câu hỏi tự luận nhỏ: Ví dụ ở câu 1 ta có thể chia thành các câu hỏi nhỏ như: Cách làm tiêu bản để quan sát thí nghiệm co nguyên sinh như thế nào? Nêu cách điều chỉnh kính hiển vi để quan sát thí nghiệm? Quan sát thấy hình ảnh tế bào biểu bì trong thí nghiệm như thế nào? Bước 3: Trả lời các câu hỏi nhỏ và điều chỉnh mức độ kiến thức: 1. Dùng dao tách lớp biểu bì của lá cây, đặt lên một phiến kính đã có sẵn một giọt nước, đặt lá kính lên mẫu vật. 2. Đặt phiến kính lên giữa bàn kính hiển vi trường, quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu vật. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng, sau đó chuyển sang vật kính x40 để quan sát cho rõ hơn. 3. Những tế bào co nguyên sinh chất là những tế bào có phần tế bào chất thu nhỏ lại tách khỏi thành tế bào. Bước 4: Từ các bước trên hình thành các câu hỏi trắc nghiệm Câu TNKQ 1: Cho các dữ kiện sau: (1)Dùng dao tách lớp biểu bì của lá cây, đặt lên một phiến kính đã có sẵn một giọt nước, đặt lá kính lên mẫu vật. (2) Đặt phiến kính lên giữa bàn kính hiển vi trường, quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu vật. (3) Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất, sau đó chuyển sang vật kính x40 để quan sát cho rõ hơn. (4) Những tế bào co nguyên sinh chất là những tế bào có phần tế bào chất thu nhỏ lại. Thứ tự đúng cho các bước tiến hành của của thí nghiệm co nguyên sinh chất là: A. 1 ® 2 ® 3 ® 4 C. 1 ® 3 ® 2 ® 4 B. 4 ® 3 ® 2 ® 1 D. 3 ® 2 ® 4 ® 1 Câu TNKQ 2: Phát biểu nào sau đây về cách tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây là sai? A. Dùng dao tách lớp biểu bì của lá cây, đặt lên một phiến kính đã có sẵn một giọt nước, đặt lá kính lên mẫu vật. B. Đặt phiến kính lên giữa bàn kính hiển vi trường, quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu vật. C. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất, sau đó chuyển sang vật kính x40 để quan sát cho rõ hơn. D. Những tế bào co nguyên sinh chất là những tế bào có phần tế bào chất trương lên ép sát thành tế bào. Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim Bước 1: Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận Câu 1: Giải thích h
Tài liệu đính kèm:
- xay_dung_va_su_dung_cau_hoi_trac_nghiem_khach_quan_trong_cac.doc