Xây dựng “môi trường học đường không khói thuốc lá” thông qua giảng dạy tích hợp trong bộ môn Sinh Học

Xây dựng “môi trường học đường không khói thuốc lá” thông qua giảng dạy tích hợp trong bộ môn Sinh Học

Trong những năm qua, toàn ngành Giáo dục đã tích cực triển khai nhiều hoạt động về công tác giáo dục sức khỏe, xây dựng môi trường lành mạnh, xanh-sạch-đẹp, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong nhà trường, đặc biệt là các hoạt động nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trong đó có thuốc lá và lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn. Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện các quy định có liên quan trong các cơ quan, đơn vị, trường học trong toàn ngành Giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế. Để tăng cường thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, Ngày 17 tháng 12 năm 2014 Bộ GD có chỉ thị Số: 6036/CT-BGDĐT Về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành Giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:

doc 47 trang thuychi01 7117
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng “môi trường học đường không khói thuốc lá” thông qua giảng dạy tích hợp trong bộ môn Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG “MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC LÁ” THÔNG QUA GIẢNG DẠY TÍCH HỢP 
TRONG BỘ MÔN SINH HỌC
Người thực hiện: Lê Minh Dũng
Chức vụ: TTCM
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2016
Mục lục
TT
Nội dung
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Mục lục
I. Mở đầu
I.1. Lí do chọn đề tài.
I.2. Mục đích nghiên cứu.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
I.4. Phương pháp nghiên cứu.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
II.3. 1. Những nội dung kiến thức có liên quan đến tác hại thuốc lá:
II.3.1.a. Sơ lược về lịch sử cây thuốc lá, ngành sản xuất thuốc lá.
II.3.1.b. Thuốc lá là gì? 
II.3.1.c. Tại sao người ta lại nghiện hút thuốc lá?
II.3.1.d. Thành phần, độc tính của thuốc lá: 
II.3.1.d.1. Nicotine: 
II.3.1.d.2. Monoxitcarbon (khí CO): 
II.3.1.d.3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: 
II.3.1.d.4. Các chất gây ung thư: 
II.3.1.e. Những nguy hại của việc hút thuốc lá:      
II.3.1.e.1. Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động
II.3.1.e.1.1. Bệnh tim mạch
II.3.1.e.1.2. Bệnh hô hấp.
II.3.1.e.1.3. Bệnh ung thư
II.3.1.e.1.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
II.3.1.e.1.5. Biến chứng do thuốc lá ở phụ nữ có thai
II.3.1.e.1.6. Ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.
II.3.1.e.1.7. Ảnh hưởng đến trẻ em.
II.3.1.e.2. Những tác hại khác của thuốc lá và ý nghĩa của việc xây dựng trường học không khói thuốc lá:
II.3.1.e.2.1. Những tác hại khác của thuốc lá
II.3.1.e.2.3. ý nghĩa của việc xây dựng trường học không khói thuốc lá
II.3.2. Giáo dục cho học sinh thông qua các bài giảng có nội dung kiến thức liên quan:
II.3.2.1. Các bài học có nội dung giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá:
II.3.2.2. Một số ví dụ về thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá: 
II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
III. Kết luận, kiến nghị
III.1 Kết luận.
III.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: 
Các ví dụ về thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá
Phụ lục 2: 
Các bệnh do hút thuốc lá thụ động
Phụ lục 3:
Trích nội dung một số văn bản về thực hiện môi trường không khói thuốc lá
1
3
3
4
4
4
5
5
5
6
6
6
6
6
6
7
7
8
8
9
10
10
10
12
13
15
16
17
17
18
18
18
19
19
22
22
23
23
23
24
25
37
41
I. Mở đầu
I.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm qua, toàn ngành Giáo dục đã tích cực triển khai nhiều hoạt động về công tác giáo dục sức khỏe, xây dựng môi trường lành mạnh, xanh-sạch-đẹp, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong nhà trường, đặc biệt là các hoạt động nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trong đó có thuốc lá và lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn. Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện các quy định có liên quan trong các cơ quan, đơn vị, trường học trong toàn ngành Giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế. Để tăng cường thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, Ngày 17 tháng 12 năm 2014 Bộ GD có chỉ thị Số: 6036/CT-BGDĐT Về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành Giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tăng cường các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, người học tại cơ quan, đơn vị, trường học. Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc thực hiện môi trường không khói thuốc lá tại cơ sở giáo dục, nơi làm việc, quyền của người không hút thuốc lá, trách nhiệm của người hút thuốc lá. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Quy định tại Chỉ thị số 56/2007/CT-BGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành Giáo dục;
b) Thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà tại các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, cơ quan quản lý giáo dục.
c) Cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm tin học, ngoại ngữ, trung tâm giáo dục thường xuyên, học tập cộng đồng.
d) Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ, tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua, khen thưởng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị, trường học;
Ngày 08 tháng 01 năm 2015 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam có công văn số 06/CĐN-TGNC, ngày 14 tháng 1 năm 2015 công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa có công văn số 10/CĐN, về việc tăng cường thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn trong ngành Giáo dục :
	1. CĐCS phối hợp với chuyên môn tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến CBGV, NLĐ về Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020; các quy định văn hóa tại các cơ quan, đơn vị, trường học; tổ chức triển khai hiệu quả Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT.
	2. Tăng cường công tác kiểm tra; nghiêm cấm việc mua, bán, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, hình ảnh liên quan đến thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị, trường học, trong các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường; thực hiện các quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá và Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020.
	3. Tích cực triển khai nhiều hoạt động về công tác giáo dục sức khỏe, xây dựng môi trường lành mạnh, xanh - sạch - đẹp, đảm bảo sức khỏe cho CBGV, NLĐ và học sinh trong nhà trường, đặc biệt là các hoạt động nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trong đó có thuốc lá và lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn.
...
Nhằm bảo vệ các thế hệ hiện nay và tương lai khỏi các hậu quả về sức khỏe, xã hội, môi trường của việc hút thuốc và hút thuốc thụ động, ngày 11/11/2004 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá với cam kết sẽ thi hành các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ mọi người khỏi việc phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà, các phương tiện giao thông công cộng. Ngày 18/6/2012, Quốc hội nước CHXHC N Việt Nam đã thông qua Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTH thuốc lá), trong đó quy định cấm hút thuốc hoàn toàn trong khuôn viên các trường học từ mầm non đến trung học phổ thông, Luật PCTH thuốc lá có hiệu lực từ 01/5/2013.
 Trong khi nhà nước ta đang thực hiện các biện pháp để giảm tỉ lệ người hút thuốc lá thì việc tích hợp nội dung phòng chống tác hại thuốc lá vào một số môn học là rất quan trọng. Việc làm này nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện và kĩ năng sống cần thiết, góp phần xây dựng một môi trường học đường là một môi trường “ không khói thuốc”. Trên tinh thần đó tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc thông qua giảng dạy tích hợp trong bộ môn sinh học”
I.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua nội dung đề tài nhằm trao đổi và thống nhất nhận thức về một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế và tạo ra môi trường học đường không khói thuốc. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Phòng chống tác hại của thuốc lá trong học sinh trường THPT Hoằng Hóa 2 thông qua dạy học tích hợp trong bộ môn Sinh học.
I.4. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 
Tổng hợp và phân tích cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. Nghiên cứu hướng dẫn thực hiện chương trình sinh học 10, 11, 12 của Bộ, tài liệu, tạp chí khoa học, sách giáo khoa sinh học lớp 10, 11 và 12
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Thiết kế và giảng dạy một số bài trong chương trình sinh học lớp 10, 11 và 12.
- Dự giờ và trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp; tham khảo các ý kiến, giáo án của đồng nghiệp.
- Nghiên cứu và phân tích nội dung chương trình sinh học cấp THPT.
* Phương pháp thực nghiệm - đối chứng.
Tiến hành thực nghiệm - đối chứng để đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các nội dung mà đề tài đã đề xuất.
Tiến hành dạy thực nghiệm trong một số bài ở chương trình sinh học lớp 10, 11 và 12.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 - Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WTO), hiện nay trên toàn thế giới có 1,1 tỉ người hút thuốc lá thường xuyên và hàng năm có hơn 3 triệu người chết vì các căn bệnh do thuốc lá gây ra. Nhưng không chỉ riêng người hút thuốc lá bị ảnh hưởng độc hại của khói thuốc mà cả người thân xung quanh họ cũng bị ảnh hưởng theo. Hàm lượng các chất độc trong dòng khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc lá đang cháy rất cao, cao gấp 30 lần so với dòng khói chính do người hút hít vào.
 - Qua nghiên cứu khảo nghiệm, các nhà khoa học đã có những kết luận: cứ hút một điếu thuốc lá là tự mình hủy hoại đi 5 phút cuộc đời. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn người không hút thuốc lá từ 5 đến 8 năm. Hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ tử vong 30%-80%, chủ yếu là bệnh ung thư phổi mãn tính và bệnh tim mạch.
 - Ở Việt Nam, theo điều tra y tế quốc gia do Bộ Y tế tiến hành, Việt Nam có tỷ lệ người hút thuốc lá vào loại cao nhất thế giới, trong đó có khoảng 56% nam giới ở Việt Nam hút thuốc, đó là chưa kể một lượng lớn nam giới hút thuốc lào. Tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ giới là 1,8% .Đặc biệt tỷ lệ hút thuốc trong những người trẻ tuổi chiếm 31,6% trong nhóm tuổi từ 15-24.
 - Theo Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia (Vinacosh – Bộ Y tế), hiện trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có 100 người chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá, nhiều hơn con số tử vong do tai nạn giao thông đường bộ. Trung bình một năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người chết vì các bệnh liên quan tới thuốc lá, cao hơn tổng số người chết vì tai nạn giao thông và HIV/AIDS.
 - Như vậy việc phòng chống tác hại thuốc lá nói chung và công tác giáo dục phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách. Qua việc giáo dục nhằm phân tích cho các em thấy được những tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe, từ đó hiểu được vì sao không nên hút thuốc lá. Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần xây dựng một môi trường “không khói thuốc”.
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13 – 15 tuổi vào năm 2014, tỷ lệ hút thuốc lá trong học sinh nam là 4,9% và học sinh nữ là 0,2%. Tỷ lệ hút thuốc này tuy có giảm (khoảng 1%) so với Điều tra năm 2007. Tuy nhiên vẫn còn 47,7% học sinh thường xuyên hút thuốc thụ động tại nhà; 66,5% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại các địa điểm công cộng.
Trong thời gian qua, trên các kênh thông tin đại chúng đã tuyên truyền nhiều về tác hại của hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết tác hại của nó đối với sức khoẻ con người. Thực trạng này đang diễn ra phổ biến không chỉ ở người lớn mà cả trong giới trẻ. Đặc biệt, làn khói thuốc đã len lỏi vào học đường. Mặc dù tác hại về sức khoẻ do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên hiện nay, đặc biệt là học sinh đang có chiều hướng gia tăng.
II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
II.3.1. Những nội dung kiến thức có liên quan đến tác hại thuốc lá:
II.3.1.a. Sơ lược về lịch sử cây thuốc lá, ngành sản xuất thuốc lá.
 Hình 1: Cây thuốc lá
Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh của người Da Đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/10/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos. 
Hàng ngàn năm trước Công nguyên, người Da Đỏ đã trồng thuốc lá trên vùng đất mênh mông ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, quần đảo Antil và một số nơi khác.
Thuốc lá được đưa vào châu Âu khoảng năm 1496-1498 do Roman Pano (nhà truyền đạo Tây Ban Nha) sau khi đi châu Mỹ về. 
Tại các nước châu Á, Thái Bình Dương, thuốc lá được trồng vào thế kỷ 18. Ngành kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sinh học đã phát triển rất nhanh chóng để sản xuất đa dạng các loại nguyên liệu thuốc lá đáp ứng cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị hiếu đa dạng về thuốc điếu và đặc biệt để xuất khẩu.
II.3.1.b. Thuốc lá là gì? 
 - Thuốc lá là loại thuốc kích thích làm từ là cây thuốc lá. Đây là loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicitin cao. Trên thực tế đã có trường hợp người lớn chết do dùng khoảng 15-20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ em chỉ cần uống 1 vài gram sẽ tử vong.
 - Người ta thường sử dụng thuốc lá theo cách đốt lên để hít khói thuốc vào người. Các loại thuốc lá thuờng dùng là : thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá không có đầu lọc, thuốc lào, xì gà.
II.3.1.c. Tại sao người ta lại nghiện hút thuốc lá?
Khi mới tìm ra thuốc lá, người ta dùng nó như một loại thuốc chữa bệnh nhức đầu, sau đó phát hiện rằng thuốc lá giúp con người trở nên hưng phấn, sảng khoái tinh thần, chống lại trạng thái mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ. Các sản phẩm thuốc lá vì vậy được sử dụng rất nhiều. Sự hiện diện của alkaloid nói chung và nicotinee nói riêng là tính chất cơ bản của thuốc lá, chúng có tác động lên hệ thần kinh trung ương của người sử dụng, làm cho người ta nghiện. Từ đó, thuốc lá mới được dùng làm nguyên liệu để hút, nhằm thỏa mãn cơn nghiện và không thể thay thế bằng nguyên liệu thực vật khác.
Nicotinee được xem là chất gây nghiện. Nhờ đặc tính tan trong mỡ, nó dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, qua lớp niêm mạc miệng và nhanh chóng di chuyển vào máu. Chỉ sau 7-8 giây khi hít hơi thuốc đầu tiên, nicotinee hấp thu nhanh vào phổi và đến các thụ thể nicotineic trên não, đến vùng não có chức năng gây hưng phấn và sảng khoái cho con người. Nicotine làm tăng giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonine, norepinephrine và nhất là ACETYL CHOLINE gây giảm cân và thuận lợi cho hồi ức, trí nhớ. Lâu dần, người hút bị nghiện cảm giác này và lệ thuộc vào khói thuốc lá vì hút thuốc chính là cách phổ biến nhất để người nghiện thuốc lá thỏa mãn nhu cầu về nicotine cho hoạt động của não bộ và càng hút nhiều.
II.3.1.d. Thành phần, độc tính của thuốc lá: 
 Hình 2: Thành phần độc tính của thuốc lá
Theo báo cáo năm 2010 của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, khói thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Một số chất độc hại điển hình trong khói thuốc lá gồm:
II.3.1.d.1. Nicotine: 
II.3.1.d.1.1. Sơ lược về Nicotine: 
Nicotine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. Nicotine là một ancaloit tìm thấy trong các cây họ Cà (Solanaceae), chủ yếu trong cây thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua, khoai tây, cà tím và ớt Bell. Ancaloit nicotinee cũng được tìm thấy trong lá của cây coca. 
Nicotine chiếm 0,3 đến 5% của cây thuốc lá khô, được tổng hợp sinh học thực hiện từ gốc và tích luỹ trên lá. Nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtine mỗi điếu thuốc hút. Khi nicotine được đưa vào cơ thể, nó được vận chuyển nhanh thông qua đường máu và có thể vượt qua rào cản giữa máu và não. Kể từ khi hít vào nicotine mất trung bình 7-8 giây để chạy tới não. Thời gian bán phân rã của nicotine trong cơ thể vào khoảng 2 giờ. Lượng nicotine ngấm vào cơ thể thông qua việc hút thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kiểu thuốc lá, việc có hít khói vào phổi hay không, và có đầu lọc hay không. Nicotine bị phân rã trong gan bằng enzym cytochrome P450(chủ yếu là YP2A6, và cũng có CYP2B6). Cotinin là một trong các chất phân hoá nicotine chính.
II.3.1.d.1.2. Cơ chế gây độc của nicotine.
Nicotine chủ yếu thay đổi trong cơ thể sống, đặc biệt là ở phổi. Những chất chuyển hóa sơ cấp của Nicotinee là cotinine và Nicotinee N –Oxide bởi sự oxi hoá của tế bào P-450 Cytochrome. Nicôtine và những chất chuyển hóa của nó có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Nicôtin là một chất có khả năng gây bệnh ung thư rất mạnh. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicotine mỗi điếu thuốc hút. Nicotine được xếp vào nhóm các chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma túy heroin và cocain. Tác dụng gây nghiện chủ yếu ủa nicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thần kinh với chất dẫn truyển thần kinh dopamin. Dopamin là hóa chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện gây bài tiết adrenaline.
Nicotine 
Recepteur
nicotinique
 Hình 3: Neuro-transmetteurs
II.3.1.d.2. Monoxitcarbon (khí CO): 
Khí carbon rất độc, không mùi, không màu, thường thấy trong khói xe, lửa đang cháy hoặc khói thuốc lá. Phổi của người hút thuốc lá tích tụ nhiều khí carbon hơn phổi của người không hút thuốc thở trong không khí. Vì vậy hàm lượng khí carbon trong máu của người hút thuốc rất cao làm tăng rủi ro bị những bệnh về tim mạch.
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
II.3.1.d.3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá: 
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhầy-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc. Có 3 kiểu khói thuốc: Dòng khói chính(MS): Là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc cũa điếu thuốc; Dòng khói phụ(SS): Là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy tỏa ra vào không khí , nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc cháy là bỏ đi; Dòng khói thuốc môi trường( ETS): Là hỗn hợp của dòng khói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các tạp chất nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc của các lần hút.
II.3.1.d.4. Các chất gây ung thư: 
Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mãn tính, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.
II.3.1.d.4.1. Cơ chế phân tử của các chất độc trong thuốc lá gây ung thư
Một số nghiên cứu của Mỹ đã được công bố trong nữa đầu năm 1997 trên tạp chí Carcinogenesis do trường đại học Oxford xuất bản đều tập trung nói về chuyền hóa các Carcinogene với sự hoạt hóa của các enzyme cytochrom P450 ở microsome tế bào. Trên cơ sở đó các chất Carcinogene độc trong thuốc lá được chuyển hóa thành các chất ưa nước, ưa điện để dễ đào thải ra ngoài nhưng mặt khác cũng dễ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_moi_truong_hoc_duong_khong_khoi_thuoc_la_thong_qua.doc