Xây dựng mô hình “thư viện xanh, thân thiện” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học

Xây dựng mô hình “thư viện xanh, thân thiện” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học

Trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng là trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi đào tạo ra con người phát triển toàn diện. Để đạt mục tiêu đó thì sách, báo là một trong những cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng. "Không có sách là không có tri thức, Không có tri thức là không có Chủ nghĩa xã hội". Sách, báo không chỉ là một thứ sản phẩm văn hóa vật chất đơn thuần mà còn là một thứ vật chất có tính chất đặc trưng trong đó chứa đựng những tư tưởng, văn hóa, trí tuệ và tình cảm mà mỗi dân tộc đã tích lũy và khẳng định. Những giá trị ấy đã truyền lại cho nhiều thế hệ. Sách, báo không những chứa đựng nội dung giáo dục mà còn là công cụ, phương tiện đảm bảo tốt mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục mới.

Trong nhà trường, hoạt động chủ yếu của giáo viên, học sinh là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách, báo. Sách, báo chỉ có thể sử dụng và phát huy tốt tác dụng của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện trường học.

"Thư viện là trái tim của nhà trường", là bộ phận không thể thiếu trong trường học. Thư viện là một kho báu giúp cán bộ giáo viên, học sinh tham khảo để mở rộng tri thức, bồi dưỡng tâm hồn góp phần nâng cao quá trình giảng dạy cũng như học tập. Hoạt động thư viện, đọc sách, báo, tài liệu sẽ khuyến khích sự ham hiểu biết, óc tìm tòi sáng tạo và hình thành cho giáo viên, học sinh “văn hóa đọc” trong nhà trường.

 

doc 21 trang thuychi01 13335
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng mô hình “thư viện xanh, thân thiện” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC TÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG MÔ HÌNH “THƯ VIỆN XANH, THÂN THIỆN” 
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TIỂU HỌC
	Người thực hiện: Vũ Thị Thư
	Chức vụ: Hiệu trưởng
	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lộc Tân,
	huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
	SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện
HẬU LỘC, NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
 1.1. Lí do chọn đề tài
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu
2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
 2.2. Thực trang của vấn đề
4
 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình "Thư viện xanh, thân thiện"
7
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
3. Kết luận và kiến nghị
19
 3.1. Kết luận
19
 3.2. Kiến nghị
20
1/ MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng là trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi đào tạo ra con người phát triển toàn diện. Để đạt mục tiêu đó thì sách, báo là một trong những cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng. "Không có sách là không có tri thức, Không có tri thức là không có Chủ nghĩa xã hội". Sách, báo không chỉ là một thứ sản phẩm văn hóa vật chất đơn thuần mà còn là một thứ vật chất có tính chất đặc trưng trong đó chứa đựng những tư tưởng, văn hóa, trí tuệ và tình cảm mà mỗi dân tộc đã tích lũy và khẳng định. Những giá trị ấy đã truyền lại cho nhiều thế hệ. Sách, báo không những chứa đựng nội dung giáo dục mà còn là công cụ, phương tiện đảm bảo tốt mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục mới.
Trong nhà trường, hoạt động chủ yếu của giáo viên, học sinh là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách, báo. Sách, báo chỉ có thể sử dụng và phát huy tốt tác dụng của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện trường học.
"Thư viện là trái tim của nhà trường", là bộ phận không thể thiếu trong trường học. Thư viện là một kho báu giúp cán bộ giáo viên, học sinh tham khảo để mở rộng tri thức, bồi dưỡng tâm hồn góp phần nâng cao quá trình giảng dạy cũng như học tập. Hoạt động thư viện, đọc sách, báo, tài liệu sẽ khuyến khích sự ham hiểu biết, óc tìm tòi sáng tạo và hình thành cho giáo viên, học sinh “văn hóa đọc” trong nhà trường.
Đứng trước tình hình thực tế, khi công nghệ thông tin bùng nổ thì văn hóa đọc trong xã hội nói chung và trong học sinh nói riêng có nhiều hạn chế do các loại hình văn hóa khác như: Phim ảnh, truyền hình, internetchiếm ưu thế và được giới trẻ ưa chuộng. Với lứa tuổi học sinh tiểu học, các em thường thích những chuyện tranh màu sắc đẹp, chứa đựng những yếu tố li kì, các chuyện cổ tích, các câu chuyện có yếu tố viễn tưởng Hứng thú đọc của các em chưa hình thành rõ rệt, vì vậy khi đọc sách các em chỉ đọc qua loa, xem qua các hình hấp dẫn ở bìaThực tế gần đây ngay cả giáo viên cũng nhiều người ngại đọc với các lí do: nào là giáo viên phải lên lớp cả ngày không có thời giancòn học sinh ngại đọc vì lí do: một phần là không thích đọc sách, đa phần các em ngại đến phòng đọc thư viện vì phải làm thủ tục mượn sách mất thời gian, không gian chật hẹp, hơn nữa các em hay e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp với thầy côVậy để kết nối được bạn đọc đến với sách, với thư viện không phải là một việc làm dễ dàng. 
Tôi thiết nghĩ, chất lượng hoạt động của thư viện muốn nâng cao, thu hút được bạn đọc thì cần phải có biện pháp, hình thức phù hợp để khắc phục được tồn tại và phát huy hết vai trò thực sự của thư viện trường học.
Cùng với phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", trường Tiểu học Lộc Tân xây dựng mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" với mục tiêu nâng cao văn hóa đọc, phát triển các kĩ năng, kiến thức do phong trào đọc sách hiện nay đang bị mai một. Đây không chỉ là nơi bồi dưỡng kiến thức mà còn tạo môi trường thân thiện để học sinh phát triển toàn diện tri thức, hình thành thói quen đam mê đọc góp phần rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng tương tác giữa các học sinh và phát triển văn hóa đọc trong trường học.
Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài: Xây dựng mô hình “Thư viện xanh, thân thiện” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trường tiểu học làm vấn đề nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực của bản thân trong lĩnh vực thư viện trường học. Là một cán bộ quản lí, cùng chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp để đưa hoạt động thư viện trường ngày một hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Nhiệm vụ công tác thư viện trong trường học.
- Công tác nghiệp vụ thư viện.
	- Quá trình hoạt động của “thư viện xanh, thân thiện” của giáo viên, học sinh trường tiểu học Lộc Tân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp điều tra, quan sát, thu thập thông tin.
- Phương pháp đối chứng giữa thực tế và lí luận để làm rõ vấn đề mình nghiên cứu.
2/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Một số khái niệm:
2.1.1.1. Thư viện: 
Năm 1970, UNESCO (Tổ chức văn hóa - khoa học - giáo dục của Liên hiệp quốc) đã định nghĩa Thư viện như sau: “Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức của sách, ấn phẩm định kì hoặc các dạng tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe - nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”.
2.1.1.2. Thư viện trường học.
	Thư viện trường học là loại hình thư viện chuyên ngành ở cấp cơ sở, phục vụ hai nhiệm vụ chính là dạy và học. Đối tượng phục vụ chính của thư viện trường học là học sinh và cán bộ giáo viên trong nhà trường.
	Theo quyết định 61/1998/QĐ/BGD-ĐT ngày 6 tháng 11 năm 1998 thì “Thư viện trường phổ thông (bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở, và trường trung học phổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường”.
2.1.2. Vị trí, vai trò của Thư viện trường học.
	Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng. Hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, báo; thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học; tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước; xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh.
	Thư viện là nguồn tài liệu tham khảo, tham vấn rất hữu ích cho việc học cá nhân của mỗi cán bộ giáo viên học sinh hoặc nhóm cán bộ giáo viên học sinh. Đặc biệt, học sinh tiểu học rất tò mò muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, do đó thư viện hoàn thành được vai trò quan trọng của mình khi giúp học sinh thỏa mãn sự tò mò đó bằng cách cho các em đọc, tìm hiểu về các chủ đề mà các em thấy thích và hứng thú nhất.
	Thư viện đồng thời cũng được sử dụng để giúp học sinh giải trí và phát triển óc sáng tạo. Sách, báo là nguồn giải trí rất lớn đối với trẻ em cũng như người lớn. Qua việc đọc, chúng ta có thể giáo dục chính mình, tích lũy và tăng khả năng tưởng tượng, trải nghiệm một cách gián tiếp. Ví dụ như các em được thưởng thức một chuyến du hành vũ trụ khi đọc bộ sách “Vũ trụ quanh em”; còn khi đọc cuốn “Những điều kì diệu trong cuộc sống động vật” các em sẽ lạc vào một khu rừng nguyên sơ nơi có mọi loài động vật hoang dã, hoặc nữa các em sẽ được chu du dưới đáy đại dương kì vĩ với cuốn “Đại dương và những cuộc sống diệu kì”.
	Thư viện xanh, thân thiện được xây dựng dựa trên hướng tiếp cận của mô hình trường học thân thiện lấy quyền trẻ em làm nền tảng cho mọi hoạt động. Đó là một không gian học tập mở, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách, các em có thể đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả góp phần phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở, tích cực giữa các đối tượng trong thư viện, cảm nhận được sự thân thiện với môi trường trong không gian đọc thật sự thoải mái, thoáng mát tạo cảm hứng cho sự sáng tạo và phát huy được trí tưởng tượng, sự hợp tác, chia sẻ và đoàn kết
	Với những vai trò quan trọng như vậy để hoạt động thư viện nhà trường có hiệu quả, học sinh có thể đọc sách mọi lúc, mọi nơi, đọc sách nhiều hơn thì “Thư viện xanh, thân thiện” là một trong những lựa chọn hữu ích cho các em học sinh đọc sách trong thư viện trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Vài nét về tình hình địa phương:
	Lộc Tân là xã gần trung tâm huyện Hậu Lộc, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Địa phương luôn quan tâm chăm lo đến công tác giáo dục. Xã có ba trường đều được công nhận đạt Chuẩn quốc gia. Trong những năm gần đây xã đã có nhiều sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục và tập trung hoàn thành 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 12 năm 2017.
 Phong trào khuyến học phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên nhận thức của nhân dân địa phương về công tác thư viện trường học chưa cao.
2.2.2. Vài nét tình hình nhà trường:
	Trường TH Lộc Tân đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2012. Trường đã tham gia vào chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP). Nhà trường luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu huyện về chất lượng giáo dục. Vì vậy, chất lượng giáo dục được nhà trường đặc biệt quan tâm. Các mặt giáo dục, hoạt động bổ trợ cho quá trình giáo dục luôn được nhà trường đầu tư.
Năm học 2017- 2018, trường Tiểu học Lộc Tân có 11 lớp gồm 321 học sinh. Tổng số CBGV trong nhà trường là 23 đ/c. Trong đó có 22/23 đ/c có trình độ trên chuẩn ( ĐH: 22, THSP:1). 100% giáo viên đã có sự đầu tư thời gian vào nghiên cứu tài liệu, sách, báo; vận dụng linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học. 100% giáo viên sử dụng các công cụ như sách báo, tài liệu, mạng Internet, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do đó tất cả giáo viên đều đạt giờ dạy khá giỏi. Trong đó có 3 giáo viên giỏi cấp huyện, 1 tổng phụ trách Đội giỏi. Học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập; các em tự giác trong các hoạt động của nhà trường, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp từng bước được nâng lên. Chất lượng học sinh năng khiếu luôn đứng ở top đầu của huyện.
Trong những năm gần đây, ban giám hiệu nhà trường không chỉ quan tâm đến chất lượng Dạy - Học mà công tác thư viện trường cũng luôn được quan tâm, chỉ đạo kịp thời, tập trung kiện toàn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ cộng tác viên thư viện; hằng năm xây dựng kế hoạch bổ sung sách theo chủ đề, chủ điểm, tăng cường bổ sung số lượng sách tham khảo đảm bảo yêu cầu của thư viện Tiên tiến tạo điều kiện cho học sinh, CBGV khai thác nguồn tài liệu phong phú Chính vì thế hoạt động thư viện luôn duy trì tốt và ngày càng phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
2.2.3. Tình hình thư viện trường Tiểu học Lộc Tân:
Thư viện trường được công nhận thư viện Tiên tiến cấp tỉnh năm học 2006-2007. Thư viện nhà trường hiện có: 4899 bản sách. Trong đó có 1107 bản sách giáo khoa, 993 bản sách nhiệp vụ, 1002 bản sách truyện Kim Đồng, 1797 bản sách tham khảo. 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập, 100% cán bộ giáo viên có đủ sách giáo khoa, sách nghiệp vụ để phục vụ công tác giảng dạy; sách tham khảo đạt tỷ lệ 8,7 cuốn/học sinh.
Thư viện trường gồm 3 phòng: 1 kho sách, 2 phòng đọc. Tổng diện tích 64m2. Trang thiết bị chuyên dùng đã đáp ứng nhu cầu hoạt động của thư viện. Thư viện có 1 máy tính nối mạng Internet để CBTV sử dụng và phục vụ bạn đọc tra cứu thông tin.
Nghiệp vụ thư viện đảm bảo theo quyết định 01/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo. Hồ sơ, sổ sách được cập nhật đầy đủ, khoa học, thường xuyên. Đặc biệt, công tác phục vụ bạn đọc được đặc biệt quan tâm và đầu tư lớn. Thư viện tổ chức phục vụ cho bạn đọc là giáo viên ở tất cả các ngày trong tuần; bạn đọc là học sinh được tổ chức cho đọc tại phòng đọc theo lịch. Giáo viên khi đến phòng đọc ngoài tìm hiểu những thông tin trên sách, báo, tài liệu còn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng Internet.
Học sinh ở trường không những được đọc sách tại phòng đọc, dưới các tán cây bóng mát trong sân trường mà còn được mượn sách về các lớp, về nhà. Các lớp mượn sách về lớp để sử dụng trong những giờ giải lao, những phút đầu giờ hay những giờ sinh hoạt lớp. Những học sinh có nhu cầu đọc sách cao, cán bộ thư viện tổ chức cho các em mượn sách về nhà để tham khảo.
Với cơ sở vật chất, sách báo hiện có trong thư viện của nhà trường có thể phục vụ tốt cho học sinh tại phòng đọc. Nhưng để đáp ứng theo nhu cầu giáo viên, học sinh mượn về lớp, về nhà thì số bản sách vẫn chưa đảm bảo để phục vụ theo nhu cầu thực tế.
2.2.4. Thuận lợi - khó khăn:
a) Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt để thư viện hoạt động tốt. 
- Phong trào đọc sách của nhà trường luôn duy trì và phát triển. 100% cán bộ giáo viên, học sinh tích cực tham gia và phối hợp với cán bộ thư viện để hoạt động khoa học, hiệu quả. Cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường luôn hưởng ứng nhiệt tình và tích cực tham gia các phong trào thư viện ngày càng phát triển.
- Nhà trường có Tổ cộng tác viên thư viện nhiệt tình, có kinh nghiệm.
- Học sinh ham học hỏi, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá.
- Từ lớp 1,các em đã được làm quen với thư viện, cách đọc sách, mượn sách.
- Cán bộ thư viện đào tạo đúng chuyên môn, năng lực vững vàng; chủ động, sáng tạo trong công việc. 
b) Khó khăn:
- Vẫn còn một bộ phận phụ huynh học sinh, nhân dân địa phương chưa coi trọng về vai trò của thư viện trong nhà trường.
- Kinh phí đầu tư bổ sung hàng năm vào thư viện chưa đáp ứng với yêu cầu Thư viện đạt Tiên tiến xuất sắc. Vì thế số bản sách còn ít, chủng loại chưa phong phú. 
- Cách tổ chức hoạt động đọc sách tại lớp còn hạn chế nhất định, nhất là học sinh lớp 1, 2 chưa đi vào nề nếp. 
2.2.5. Kết quả thực trạng:
- 100% giáo viên sử dụng sách, báo, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy.
- Học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê, tìm tòi, học hỏi còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ thu hút được số học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách, báo và một số ít thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách, báo đối với việc học tập của mình còn hạn chế.
Kết quả thống kê trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017 qua bảng số liệu sau:
 Số lượng học sinh tham gia đọc sách.
 Năm học
Khối
Năm học 2015-2016
Năm học 2016-2017
Học sinh tham gia đọc sách
Số lượt học sinh
Học sinh tham gia đọc sách
Số lượt học sinh
Tổng số học sinh
Số HS tham gia
Tỷ lệ
Tổng số học sinh
Số HS tham gia
Tỷ lệ
Khối 1
70
41
58.6
1140
56
38
67.9
1230
Khối 2
71
47
66.2
1330
67
47
70.1
1530
Khối 3
47
38
80.9
970
71
57
80.3
1440
Khối 4
59
52
88.1
1412
46
42
91.3
1621
Khối 5
52
48
92.3
1440
48
46
95.8
1623
Cộng
299
226
75.6
6292
288
230
79.9
7444
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ học sinh đến thư viện sử dụng sách báo, tài liệu phục vụ học tập, giải trí năm học 2015 - 2016 đạt 75.6%, năm học học 2016 - 2017 đạt 79.4%. Như vậy, chứng tỏ công tác thư viện của trường vẫn chưa phát huy hết vai trò, tầm quan trọng của thư viện để thu hút 100% học sinh đến với thư viện, vòng quay của sách còn hạn chế. Mặt khác, vẫn còn bộ phận học sinh e dè, ngại đến thư viện do thấy đông người, hoặc chờ đợi lâu,.vì thế hoạt động thư viện chưa góp phần đắc lực vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Vậy làm thế nào để thu hút được tất cả học sinh trong nhà trường chủ động đến với thư viện ngoài giờ học? Từ đó các em có thể tìm tòi, khám phá các nguồn thông tin bổ ích từ sách báo, tài liệu sẵn có trong thư viện để phục vụ cho học tập, rèn luyện đạo đức tác phong của người học sinh. Làm thế nào để xử lý khâu mượn sách nhanh hơn, chính xác hơn, đảm bảo nhu cầu thực tế của học sinh trong từng thời điểm? Đó là điều luôn làm tôi băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp đưa sách đến gần các em hơn, hiệu quả thư viện trường học ngày một cao hơn.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình "Thư viện xanh, thân thiện".
2.3.1. Xây dựng kế hoạch.
	Căn cứ vào nhiệm vụ năm học cũng như tình hình và điều kiện thực tế, xác định những thuận lợi, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và kinh phíBàn bạc, thống nhất với các đồng chí trong ban giám hiệu và cán bộ phụ trách chuyên môn để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết các nội dung cần triển khai, trang thiết bị cần đầu tư, mua sắm, kinh phí, nguồn sách báo lấy từ đâu? Cách thức tổ chức hoạt động và bảo quản ra sao?
a) Thuận lợi trong xây dựng kế hoạch mang tính khả thi. 
	Tôi xác định lợi thế lớn nhất để xây dựng thành công mô hình "Thư viện xanh, thân thiện" đó là hệ thống cây bóng mát dọc hai đường bên từ cổng vào và các bồn cây xanh rợp bóng mát trong sân trường; lợi thế thứ hai là nhà trường đã xây dựng mô hình "tủ sách lớp học" và duy trì hoạt động rất hiệu quả.
*) Một số hình ảnh "cây bóng mát trong khuôn viên" và "Tủ sách lớp học" trường Tiểu học Lộc Tân:
	 Hình ảnh "Cây bóng mát trong khuôn viên trường"
 Hình ảnh "Tủ sách lớp học"
 Hình ảnh "Giáo viên - học sinh lớp 1A" đọc sách 15 phút đầu giờ
b) Khó khăn trong thực hiện kế hoạch:
Trong quá trình xây dựng kế hoạch thì khó khăn lớn nhất của nhà trường là kinh phí đầu tư cho xây dựng, đầu tư cho không gian thư viện xanh và vốn tài liệu.
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch.
	Xác định được khó khăn, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục, từ tiết kiệm trong nguồn ngân sách nhà nước cấp và đặc biệt là xây dựng ý tưởng về mô hình phải có sự đổi mới, tác dụng hiệu quả cao và thực thi được để tham mưu với địa phương phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể triển khai, tuyên truyền và kêu gọi, vận động ngay từ đầu năm học trong hội nghị phụ huynh, trong hội nghị cán bộ viên chức và hội nghị của các tổ chức đoàn thể cùng tham gia. 
	Khi xây dựng dự thảo kế hoạch xong phải được dân chủ bàn bạc trong hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ học sinh trường để cùng tham gia đóng góp ý kiến và để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh sẽ phải thực sự là một tuyên truyền viên trong thực hiện mô hình "Thư viện xanh, thân thiện". Đặc biệt mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ đóng vai trò là một thủ thư của thư viện lớp mình phụ trách. Trong xây dựng kế hoạch phải có lộ trình sát với điều kiện thực tế của nhà trường và có tính khả thi cao.
2.3.2. Tổ chức tuyên truyền và hình thức huy động nguồn lực:
a) Công tác tuyên truyền: 
Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, hội nghị các tổ chức đoàn thể của địa phương, Ban giám hiệu tuyên truyền về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình "thư viện xanh, thân thiện" và mong được sự ủng hộ của phụ huynh cùng nhân dân và đặc biệt là sự vào cuộc của cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường. 
Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ giáo viên và học sinh quyên góp sách là một việc làm vô cùng quan trọng, nó quyết định hiệu quả của thư viện trường học với phương châm: "Góp một quyển sách để đọc nhiều quyển sách". Thực tế, có những em học sinh được bố mẹ đầu tư rất nhiều sách, truyện nhưng các em thường đọc xong là cất đi nên rất lãng phí, trong khi ấy có nhiều em say mê đọc sách nhưng việc có nhiều quyển sách lại là mơ ước bởi hoàn cảnh gia đình còn rất khó khăn. Vì vậy việc ủng hộ sách cho nhà trường là việc làm mang ý nghĩa thiết thực, giúp các em có thể san sẻ niềm yêu thích đọc sách và xây dựng nên ý thức, hình thành nên văn hóa đọc cho các em học sinh ngay từ nhỏ.
b) Hình thức huy động n

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_mo_hinh_thu_vien_xanh_than_thien_gop_phan_nang_cao.doc