Xây dựng kỹ năng thí nghiệm thực hành cho học sinh trong một số bài thực hành Sinh học 10 trung học phổ thông

Xây dựng kỹ năng thí nghiệm thực hành cho học sinh trong một số bài thực hành Sinh học 10 trung học phổ thông

Trong mỗi nhà trường, đội ngũ GV luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển của một nhà trường, bởi lẽ chính họ là người tổ chức thực hiện có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn, phát triển nhà trường.

Hiện nay giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới cả về số lượng và trình độ, thiếu các kỹ năng nghiên cứu phát triển chương trình và tài liệu; khả năng xác định mục tiêu giáo dục và dạy học qua từng bài học, môn học còn yếu; kỹ năng dạy học, nhất là dạy học thực hành còn hạn chế, khả năng NCKH và hướng dẫn học sinh NCKH còn hạn chế. Nâng cao chất lượng dạy học thực hành thí nghiệm của giáo viên (GV) môn Sinh học các trường THPT, khuyến khích GV tự làm mới, cải tiến TBDH, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cấp THPT là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Nhận thức được tầm quan trọng dạy học thực hành thí nghiệm Sinh học, hiện nay nhiều tỉnh, thành phố đã tập trung bồi dưỡng GV nâng cao chất lượng dạy học thực hành thí nghiệm và phát triển phong trào tự làm TBDH, tạo thành một hoạt động sư phạm trong các trường học. Phong trào tự làm TBDH đã khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên. Đồng thời khuyến khích giáo viên tích cực sử dụng hiệu quả các TBDH đang ngày càng được trang bị và tự làm nhiều hơn trong các nhà trường, thiết thực hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, góp phần thực hiện phương châm giáo dục “Học đi đôi với hành”.

 

doc 20 trang thuychi01 15503
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng kỹ năng thí nghiệm thực hành cho học sinh trong một số bài thực hành Sinh học 10 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH IV
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG KỸ NĂNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
CHO HỌC SINH TRONG MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH
SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Mai Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 4
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học
THANH HÓA NĂM 2017
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong mỗi nhà trường, đội ngũ GV luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển của một nhà trường, bởi lẽ chính họ là người tổ chức thực hiện có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn, phát triển nhà trường. 
Hiện nay giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới cả về số lượng và trình độ, thiếu các kỹ năng nghiên cứu phát triển chương trình và tài liệu; khả năng xác định mục tiêu giáo dục và dạy học qua từng bài học, môn học còn yếu; kỹ năng dạy học, nhất là dạy học thực hành còn hạn chế, khả năng NCKH và hướng dẫn học sinh NCKH còn hạn chế. Nâng cao chất lượng dạy học thực hành thí nghiệm của giáo viên (GV) môn Sinh học các trường THPT, khuyến khích GV tự làm mới, cải tiến TBDH, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cấp THPT là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.
Nhận thức được tầm quan trọng dạy học thực hành thí nghiệm Sinh học, hiện nay nhiều tỉnh, thành phố đã tập trung bồi dưỡng GV nâng cao chất lượng dạy học thực hành thí nghiệm và phát triển phong trào tự làm TBDH, tạo thành một hoạt động sư phạm trong các trường học. Phong trào tự làm TBDH đã khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên. Đồng thời khuyến khích giáo viên tích cực sử dụng hiệu quả các TBDH đang ngày càng được trang bị và tự làm nhiều hơn trong các nhà trường, thiết thực hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, góp phần thực hiện phương châm giáo dục “Học đi đôi với hành”. 
	Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “XÂY DỰNG KỸ NĂNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích các thí nghiệm trong SGK, các tài liệu bồi dưỡng kỹ năng thực hành giúp cho HS hiểu bài và ghi nhớ nội dung bài học tốt hơn, từ đó HS có sự liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, có thể áp dụng được vào thực tiễn hay không.
 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Kỹ thuật tiến hành thí nghiệm và tài liệu hướng dẫn dạy học các thí nghiệm trong các bài thực hành ở SGK sinh học 10 THPT và các bài thực hành của bộ giáo dục quy định.
GV dạy sinh học 10, HS lớp 10 và HS đang được bồi dưỡng để tham dự các kỳ thi HSG của trường THPT Thạch Thành 4.
 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
	- Thu thập, phân loại, tổng hợp các tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
	- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
	- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sinh học 10.
* Phương pháp chuyên gia: 
	 Trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học giáo dục để tìm kiếm tư liệu phục vụ đề tài.
 * Phương pháp thực hành trong phòng thí nghiệm:
	Thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm để kiệm định các kết quả, chứng minh những gì đã học trong lý thuyết, thực hiện thao tác, kiểm tra thao tác và rút kinh nghiệm, chỉnh sửa thao tác cho HS.
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm kỹ năng
Có nhiều ý kiến khác nhau về kỹ năng:
Theo Trần Bá Hoành: “Kỹ năng là khả năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào trong thực tiễn, kỹ năng đạt đến mức hết sức thành thục, khéo léo thì trở thành kỹ xảo” 
Hay theo Nguyễn Đình Chỉnh, Kỹ năng là thao tác đơn giản hoặc phức tạp mang tính nhận thức hoặc mang tính hoạt động chân tay, nhằm thu được một kết quả.
 Theo Philippe Meirieu kỹ năng chỉ biểu hiện thông qua nội dung. Kỹ năng như một hoạt động trí tuệ. Tuy vậy, trong kỹ năng có cả kỹ năng nhận thức và kỹ năng hoạt động chân tay.
Tóm lại, Kỹ năng là hệ thống các thao tác, các hành động phức hợp của một hoạt động, là năng lực vận dụng những tri thức và kinh nghiệm vào hoạt động nhằm thực hiện có kết quả một kiểu nhiệm vụ về lý luận hay thực tiễn
2.1.2 Khái niệm thí nghiệm
Thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh. Tuy sinh học hiện đại ngày nay mang tính lý thuyết cao, nhưng để phát hiện cơ sở lý thuyết vẫn phải bằng con đường thực nghiệm. Thí nghiệm trong dạy học sinh học có thể tiến hành trên lớp trong khâu hình thành kiến thức mới hay ở phòng thí nghiệm, vườn trường, góc sinh giới hay ở nhà. Thí nghiệm do GV biểu diễn hay do HS thực hiện.
2.1.3 Khái niệm thí nghiệm thực hành
Thực hành là học sinh tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành các thí nghiệm.
Thí nghiệm thực hành là tiến hành các thí nghiệm trong các bài thực hành, HS thực hiện để hiểu rõ mục đích thí nghiệm, điều kiện thí nghiệm, qua đó HS xác định được bản chất hiện tượng và quá trình sinh học.
2.1.4 Chức năng của thực hành thí nghiệm trong dạy học. 
Theo quan điểm lí luận nhận thức thì thí nghiệm có những chức năng cụ thể sau đây:
a. Thí nghiệm là phương tiện thu nhận tri thức 
b. Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của tri thức
c. Thí nghiệm là phương tiện để vận dụng tri thức vào thực tiễn
d. Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng việc học của học sinh học ở trường THPT Thạch Thành 4 hiện nay vẫn chưa được thực hành nhiều , GV đôi khi thường bỏ qua những tiết thực hành thay vào đấy là những tiết ôn tập nội dung bài học.
- Mặt khác trang thiết bị thực hành còn thô sơ gây khó khăn cho GV dạy các tiết học thực hành .Đồng thời GV chưa nhận thấy rõ tầm quan trọng của các tiết thực hành. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà HS chưa có được các kĩ năng thực hành cần thiết để áp dụng vào thực tiễn cũng như hiểu bài tốt hơn.
2.3 Các giải pháp thực hiện.
Để giải quyết Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học thực hành Sinh học hiện nay, tác giả đã đề xuất phương pháp dạy thực hành trong hai bài ‘ nhận biết thành phần hóa học của tế bào(SH10 NC) và bài thí nghiệm co và phản co nguyên sinh’ với hai cách thức triển khai bài dạy khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong hoạt động học thực hành.
 Quy trình thực hiện các thí nghiệm:
 - Để thuận lợi cho khâu tổ chức các hoạt động học tập, GV nên thiết kế bài giảng bằng file Power Point. Hoặc GV có thể thiết kế phiếu hướng dẫn thí nghiệm để phát cho HS tiện theo dõi, và tiết kiệm thời gian ghi chép trên bảng, dành nhiều thời gian hơn cho việc rèn luyện kĩ năng thực hành.
Mẫu phiếu hướng dẫn thí nghiệm thường gồm các nội dung sau:
- Tên thí nghiệm:.
- Chuẩn bị:
- Cách tiến hành:..
- Dự đoán kết quả thí nghiệm: ( Phần này HS ghi trước khi tiến hành thí nghiệm nhằm gây trí tò mò, hứng thú để tiến hành thí nghiệm tìm câu trae lời đúng.)
GV chuẩn bị phiếu trả lời thí nghiệm gồm các nội dung: kết quả, hiện tượng thí nghiệm, giải thích cơ sở khoa học của thí nghiệm, trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thực hành để phát cho HS hoàn thành. Đây chính là phương tiện để đánh giá kết quả thực hành và tư duy thực hành của HS.
GV giới thiệu bài thực hành và tiêu chí đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm của HS thông qua bảng tiêu chí đánh giá. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực thực hành xây dựng cụ thể cho mỗi thí nghiệm càng cụ thể càng thuận lợi cho HS trong quá trình học cũng như cho GV trong khâu đánh giá. 
Ví dụ:
Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật.
STT nhóm
Tên các thành viên
Kĩ năng thực hành
Kết quả thực hành
Thái độ và tư duy thực hành thí nghiệm
Đánh giá chung
Điểm
Nhóm 1
Nhóm
BÀI 1: NHẬN BIẾT MỘT SỐ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO 
(Lớp 10 NC)
(GVthiết kế bài giảng bằng phiếu hướng dẫn thí nghiệm.)
 I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào như: K, S, P
- Nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào như cacbohiđrat, lipit, prôtêin.
- Biết cách làm một số thí nghiệm đơn giản.
II. CÁCH TIẾN HÀNH:
 Trước khi phát phiếu hướng dẫn thí nghiệm GV định hướng cho HS tự thiết kế thí nghiệm theo các bước sau:
	- Chuẩn bị thí nghiệm: mẫu vật, dụng cụ, hóa chất.
	- Tiến hành thí nghiệm.
	- Dự đoán kết quả thí nghiệm.
	- Giải thích tại sao lại thực hiện thí nghiệm như vậy?
Các nhóm sẽ trình bày thí nghiệm tự thiết kế, đồng thời giải thích tại sao mình thực hiện như vậy, dựa trên cơ sở khoa học nào? GV và các nhóm khác nghe và nhận xét, góp ý.
Trên cơ sở nhận xét, phân tích, đánh giá điểm thành công cũng như điểm hạn chế của các thí nghiệm HS đề xuất, cuối cùng GV và HS đi đến thống nhất về phương án thực hành tối ưu nhất. Lúc này GV mới phát cho HS phiếu hướng dẫn thí nghiệm.
 GV phát phiếu hướng dẫn thí nghiệm và phiếu trả lời trắc nghiệm cho HS theo nhóm:
1. Xác định các hợp chất hữu cơ có trong mô thực vật và động vật:
* Phiếu hướng dẫn số 1( nhóm 1)
Tên thí nghiệm: Nhận biết tinh bột.
Chuẩn bị : Khoai lang, chén sứ, nước cất, hồ tinh bột, thuốc thử i ốt, thuốc thử phêlinh, ống nghiệm (2 cái).
Cách tiến hành:
 - Giã 50 g củ khoai lang trong chén sứ, hòa với 20 ml nước cất rồi lọc lấy 5ml dịch cho vào ống nghiệm 1.
- Lấy 5 ml nước hồ tinh bột cho vào ống nghiệm 2.
- Thêm vài giọt thuốc thử iốt vào cả hai ống nghiệm, đồng thời nhỏ vài giọt thuốc thử iôt lên phần cặn trên giấy lọc, quan sát sự đổi màu và giải thích.
- Nhỏ thuốc thử Phêlinh vào ống nghiệm 2. Ghi màu sắc dung dịch và kết luận.
Dự đoán kết quả :
* Phiếu hướng dẫn số 2( nhóm 2)
Tên thí nghiệm: Nhận biết lippit
Chuẩn bị : Dầu ăn, giấy trắng.
Cách tiến hành:
- Nhỏ vài giọt dầu ăn, lên tờ giấy trắng
- Nhỏ vài giọt nước đường lên tờ giấy trắng
- Quan sát và so sánh vết loang ở hai tờ giấy, giải thích.
Dự đoán kết quả :
* Phiếu hướng dẫn số 3( nhóm 3)
Tên thí nghiệm: Nhận biết prôtêin
Chuẩn bị : Lòng trắng trứng, dung dịch NAOH, dung dich CUSO4, nước cất, ống nghiệm
Cách tiến hành:
. - Lấy một lòng trắng trứng + 0,5l nước + 3 ml dung dịch NaOH quấy đều.
 - Lấy 10 ml dung dịch này cho vào ống nghiệm. 
 - Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 rồi lắc ống nghiệm.
 - Quan sát hiện tượng xảy ra
Dự đoán kết quả:.
2. Xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào.
* Phiếu hướng dẫn số 4( nhóm 4).
Tên thí nghiệm: Xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào.
Chuẩn bị : thực vật (xà lách, đậu cô ve, cải bắp) hoặc thịt lợn nạc, cối sứ, nước cất, mảnh vải lụa, giấy lọc, 5 ống nghiệm, thuốc thử bạc nitrat, thuốc thử bari clorua, thuốc thử amôn – magiê, dung dịch axit picric bão hoà, giọt amôni ôxalat.
Cách tiến hành:
- Lấy 10 gam thực vật (xà lách, đậu cô ve, cải bắp) hoặc thịt lợn nạc cho vào cối sứ giã nhỏ với một ít nước cất, thêm 10 – 20ml nước cất rồi đun sôi khối chất thu được trong 10 – 15 phút; ép qua mảnh vải lụa (hoặc nhiều lớp vải màn). Lọc dịch thu được qua giấy lọc. 
- Thêm nước cất để thể tích được 20ml.
- Lấy 5 ống nghiệm (đánh số từ 1 đến 5), cho vào mỗi ống nghiệm 4ml dịch đã chuẩn bị ở trên. Xếp 5 ống lên giá thí nghiệm.
Thêm vào ống nghiệm 1 vài giọt thuốc thử bạc nitrat.
+ Thêm vào ống nghiệm 2 vài giọt thuốc thử bari clorua.
+ Thêm vào ống nghiệm 3 khoảng 4ml thuốc thử amôn – magiê.
+ Thêm vào ống nghiệm 4 khoảng 1ml dung dịch axit picric bão hoà.
 + Thêm vào ống nghiệm 5 vài giọt amôni ôxalat.
+ Ghi kết quả ở 5 ống và nhận xét.
Dự đoán kết qủa
III. THU HOẠCH 
 HS báo cáo kết qủa thông qua phiếu trả lời trắc nghiệm số 1 và số 2.
Xác định các hợp chất hữu cơ có trong mô thực vật và động vật:
Tên thí nghiệm
Hiện tượng và kết luận
Nhận biết tinh bột
iot nhỏ vào, chuyển sang màu xanh là tinh bột
Nhận biết lipit
Nhỏ vào tờ giấy, sau thời gian mà thấy nó trong suốt là lipit
Nhận biết prôtêin
Nếu có kết tủa thì là protein
2. Xác định một số nguyên tố khoáng có trong tế bào 
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
STT Ống nghiệm
Hiện tượng
Nhận xét – Kết luận
1. Dịch mẫu + nitrat bạc
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng, chuyển sang màu đen sau một thời gian
Trong mô có ion Cl- kết hợp với ion Ag+=> tạo AgCl
2. Dịch mẫu + Bariclorua
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng
Trong mô có SO42- nên đã k/hợp với Ba2+ tạo BaSO4
3. Dịch mẫu + amôn magiê
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng
Trong mô có PO43- nên đã tạo NH4MgPO4
4. Dịch mẫu + axit picric
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa hình kim màu vàng
Trong mô có K+ , tạo picrat kali
5. Dịch mẫu + amôni ôxalat
Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu trắng
Trong mô có Ca2+ , tạo kết tủa ôxalat canxi (CaC2O4) màu trắng.
IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GV
Dựa trên những tiêu chí của phiếu nhận xét đánh giá mà HS và GV có thể đánh giá kết quả một cách chính xác nhất.
BÀI 2: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH 
(GVthiết kế bài giảng bằng power point)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Củng cố được kiến thức về sự trao đổi chất qua màng tế bào.
- Giải thích được cơ chế đóng mở của các tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.
	- So sánh được tính thấm của tế bào sống và tế bào chết. 
2. Kỹ năng
- Vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tiêu bản và sử dụng kính hiển vi.
- Tự thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã cho.
II. CHUẨN BỊ:
1. Nguyên vật liệu
- Lá thài lài tía
- Nước cất, dung dịch NaCl 10%, NaCl 0,65%.
2. Dụng cụ 
- Kính hiển vi, lam kính, lamen, giấy thấm, dao lam, kim mũi mác.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Sau khi nhận được thí nghiệm, nhiệm vụ của HS là cần phải hình thành trong đầu cách thức thực hiện thí nghiệm như thế nào để chứng minh được vấn đề thí nghiệm yêu cầu. GV cần sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt và định hướng HS tự thiết kế thí nghiệm.
Ví dụ: hệ thống câu hỏi dẫn dắt để HS tự thiết kế thí nghiệm trong thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
(?) Nên dùng loại tế bào nào để làm đối tượng thí nghiệm? 
(?)Tại sao tế bào biểu bì hành và thài lài tía lại là đối tượng phổ biến cho thí nghiệm?
(?) Hiện tượng co nguyên sinh xảy ra trong môi trường nào? Cơ chế của hiện tượng co nguyên sinh là gì? Muốn tiến hành phản co nguyên sinh ta làm như thế nào?
(?) Một số loại tế bào biểu bì không màu (trong suốt) nên khó quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh. Làm thế nào để khắc phục hạn chế trên?
Trên cơ sở đó, HS sẽ hình dung được rằng muốn tiến hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh, cần chuẩn bị tế bào biểu bì, đặt tế bào đó trong môi trường ưu trương để gây co nguyên sinh, sau đó đặt trong môi trường nhược trương để gây phản co nguyên sinh. Đối với tế bào trong, không màu, nên nhuộm tế bào để quan sát rõ ràng hơn.
 Chia học sinh thành các nhóm nhỏ và yêu cầu làm kết hợp với giáo viên
- Bước 1: Làm mẫu đối chứng 
Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì của lá cây thài lài tía, đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đậy lamen, thấm bớt nước dư ở phía ngoài. Yêu cầu các nhóm thực hành quan sát, nhận xét và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên khí khổng vào vở.
- Bước 2: Làm mẫu co nguyên sinh
Lấy tiêu bản ở bước 1 ra khỏi kính hiển vi và dùng ống nhỏ giọt nhỏ vào mép của một phía lamen một giọt muối NaCl 10%. Dùng giấy thấm hút hết nước ở phía kia của lamen nhằm thay thế hoàn toàn nước cất bằng dung dịch NaCl 10%. Tiến hành như vậy khoảng 2-3 lần. Sau 5-10 phút, đặt lên kính quan sát. Yêu cầu các nhóm thực hành vẽ hình, mô tả hiện tượng quan sát được, nhận xét và giải thích.
 - Bước 3: Làm mẫu phản co nguyên sinh
Lấy tiêu bản ở bước 2 ra khỏi kính hiển vi và nhỏ từng giọt nước cất vào mép của một phía lamen. Dùng giấy thấm hút hết nước thừa ở phía kia của lamen. Tiến hành như vậy 2-3 lần. Sau 10 phút, đặt lên kính quan sát. Yêu cầu các nhóm thực hành vẽ hình, mô tả hiện tượng quan sát được, nhận xét và giải thích.
 IV.THU HOẠCH
- Khi cho dung dịch NaCl 10% vào tiêu bản, môi trường bên ngoài tế bào trở nên ưu trương nên nước thấm từ trong tế bào, qua màng ra ngoài, làm cho tế bào bị mất nước nên tế bào chất co lại. Lúc này, màng sinh chất tách khỏi thành tế bào nên có thể phân biệt rõ hai cấu trúc này, khí khổng đóng. Đây chính là hiện tượng co nguyên sinh.
 - Sau khi tế bào bị co nguyên sinh, nếu lại cho nước cất vào tiêu bản sẽ làm cho môi trường bên ngoài tế bào trở thành nhược trương vì thế, nước lại thấm vào trong tế bào nên tế bào từ trạng thái bị co nguyên sinh trở về trạng thái bình thường, khí khổng mở trở lại, các tế bào biểu bì khác màng lại ép sát thành. Đây gọi là hiện tượng phản co nguyên sinh.
Hình 1.1. Hiện tượng co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng
 - Điều kiện bình thường, khí khổng mở
 - Hiện tượng co nguyên sinh, khí khổng đóng
TB LÁ LẺ BẠN CO NGUYÊN SINH VÀ KHÍ KHỔNG
TB VẢY HÀNH ĐÃ NHUỘM MÀU CO NGUYÊN SINH
V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GV
Dựa trên những tiêu chí của phiếu nhận xét đánh giá mà HS và GV có thể đánh giá kết quả một cách chính xác nhất.
- Qua giờ dạy tác giả đã rút ra đựơc một số khó khăn và có biện pháp khắc phục trong những giờ dạy của lớp khác
* Khó khăn:
- Đối với HS:
+ Việc sử dụng mẫu vật bằng thài lài tía tuy thuận lợi nhưng vẫn còn nhược điểm là không phải cây thài lài tía đều có mặt ở mọi nơi, mà ở một số địa phương đôi khi khó tìm được loại cây này.
+ Lá cây thài lài tía tương đối mỏng nên khó khăn trong việc thực hiện thao tác tách lớp tế bào biểu bì sao cho đều và đẹp.
+ Sự phân bố màu của các tế bào trong là không đều nhau.
+ Sự phân bố không đều của các tế bào biểu bì với tế bào khí khổng trên một bề mặt diện tích lá, dẫn đến khó quan sát cùng một lúcả 2 loại tế bào.
+ Thao tác đặt lá kính lên phiến kính và thao tác để phiến kính lên bàn KHV trong quá trình nhỏ dung dịch gây co nguyên sinh đôi khi còn gặp nhiều khó khăn như: dễ tạo bọt khí, làm hỏng tiêu bản, khi nhỏ dung dịch gây co nguyên sinh thì tác động không đều lên mẫu, chỉnh kính không thành công, hay làm vỡ mẫu trong quá trình quan sát
+ Vì nồng độ các dung dịch gây co nguyên sinh không chính xác dẫn đến không thành công vì nếu nồng độ quá thấp thì thời gian gây ra hiện tượng co nguyên sinh rất chậm, nếu nồng độ quá cao thì gây co nguyên sinh nhanh không kịp quan sát và các tế bào bị tổn thương mất khả năng phục hồi.
- Đối với GV:
+ Bài đầu tiên trong chương trình cấp THPT mà HS phải sử dụng kính hiển vi nên GV phải mất một khoảng thời gian hướng dẫn HS chỉnh kính hiển vi để HS có thể tự làm. Trong khi ở cấp 2 hầu hết HS đã được thầy cô làm sẵn và chỉnh kính sẵn và chỉ việc tới xem. Vì thế không đủ thời gian thực hành trong 1 tiết học.
+ Hạn chế về thời gian nên GV không thể để HS tự tiến hành thí nghiệm theo các bước của SGK sau đó GV điều chỉnh rút kinh nghiệm, GV buộc phải hướng dẫn trước nên không tập cho HS nghiên cứu trước và sửa sai à Hạn chế khả năng tự tìm tòi của HS, HS chỉ quen làm theo và đó chỉ là bắt chước. 
 * Đề xuất khắc phục khó khăn:
Phương án 1: sử dụng mẫu vật lá cây lẻ bạn, hành tím, hành tây.
Phương án 2: Thêm hóa chất xanh mêtylen hoặc carmin đỏ. 
Phương án 3: Thay đổi nồng độ các chất đường, muối
Phương án 4: Không đặt lá kính lên phiến kính nhưng thao tác phải cẩn thận không để mẫu dính lên vật kính.
Phương án 5: Cho dung dịch vào mẫu khi đã lấy mẫu xuống khỏi bàn kính.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Với phương pháp dạy thí nghiệm thực hành như trên, mặc dù thời gian dạy sẽ kéo dài hơn, đòi hỏi GV phải chuẩn bị công phu hơn, nhưng những lợi ích của thực hành Sinh học sẽ được phát huy. GV hình thành cho HS tư duy và kĩ năng thực hành chủ động, sáng tạo. Qua đó, với mỗi giờ thực hành HS sẽ thấy mình đang được trở thành những nhà nghiên cứu khoa học thực thụ, khi nhận được một thí nghiệm (tên đề tài nghiên cứu) được 

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_ky_nang_thi_nghiem_thuc_hanh_cho_hoc_sinh_trong_mot.doc
  • docBia SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc