Xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: "tổng kết phần tiếng Việt" (sgk Ngữ văn lớp 6, tập 2)

Xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: "tổng kết phần tiếng Việt" (sgk Ngữ văn lớp 6, tập 2)

 Chúng ta biết rằng, hiện nay các trường đang tổ chức thực hiện học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua loa, học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đồng thời, đây cũng được coi là phương pháp thực sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi học tập dưới dạng này đều tỏ ra thích thú, hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học, nhất là môn Ngữ văn, một môn học mà vốn dĩ đã mang nhiều màu sắc lý thuyết.

 Cùng với phân môn Văn và Tập làm văn thì Tiếng Việt - phân môn từ ngữ có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêng. Phân môn Tiếng Việt trang bị vốn từ thông thường cần thiết, rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy và năng lực thực hành những kĩ năng về Tiếng Việt. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh khả năng giao tiếp, ứng xử.

 Khi biên soạn sách giáo khoa, Bộ giáo dục đã xây dựng dựa trên nguyên tắc đồng tâm. Điều đó đảm bảo cho học sinh Trung học cơ sở trong từng khối lớp đều có cơ hội tiếp xúc và mở rộng kiến thức của mình. Phần Tiếng Việt lớp 6 tập trung chủ yếu vào kiến thức về từ ngữ.

 

doc 21 trang thuychi01 35254
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: "tổng kết phần tiếng Việt" (sgk Ngữ văn lớp 6, tập 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ TỔ CHỨC
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 6 KHI HỌC TIẾT 135: "TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT" 
(SGK NGỮ VĂN LỚP 6, TẬP 2) 
Người thực hiện: Hoàng Thị Thoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:Trường PTDTBT THCS Giao Thiện
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ TỔ CHỨC
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 6 KHI HỌC TIẾT 135: "TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT" 
(SGK NGỮ VĂN LỚP 6, TẬP 2) 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Chúng ta biết rằng, hiện nay các trường đang tổ chức thực hiện học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua loa, học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đồng thời, đây cũng được coi là phương pháp thực sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi học tập dưới dạng này đều tỏ ra thích thú, hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học, nhất là môn Ngữ văn, một môn học mà vốn dĩ đã mang nhiều màu sắc lý thuyết.
 	Cùng với phân môn Văn và Tập làm văn thì Tiếng Việt - phân môn từ ngữ có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêng. Phân môn Tiếng Việt trang bị vốn từ thông thường cần thiết, rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy và năng lực thực hành những kĩ năng về Tiếng Việt. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh khả năng giao tiếp, ứng xử.
 	Khi biên soạn sách giáo khoa, Bộ giáo dục đã xây dựng dựa trên nguyên tắc đồng tâm. Điều đó đảm bảo cho học sinh Trung học cơ sở trong từng khối lớp đều có cơ hội tiếp xúc và mở rộng kiến thức của mình. Phần Tiếng Việt lớp 6 tập trung chủ yếu vào kiến thức về từ ngữ.
 	Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều học sinh lớp 6, đặc biệt là học sinh miền núi vùng sâu, vùng xa như trường PTDTBT THCS Giao Thiện, với điều kiện học tập còn nhiều hạn chế, có nhiều em còn nói chưa thông, viết chưa thạo thì việc lĩnh hội được khối lượng kiến thức về Tiếng Việt trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 6 là rất khó khăn. Vậy làm cách nào để các em học sinh lớp 6 có thể nắm bắt được kiến thức một cách nhanh nhất và nhớ lâu nhất mà không phải tốn nhiều thời gian học? Làm thế nào để tạo hứng khởi cho các em khi học Tiếng Việt? Tôi thiết nghĩ chúng ta nên tổ chức cho các em hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy cho tất cả các tiết học về Tiếng Việt, đặc biệt là các tiết ôn tập, tổng kết về Tiếng Việt.
 	Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: "Xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: "Tổng kết phần Tiếng Việt" (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2)" để nghiên cứu. Mặc dù đây là mảnh đất không mới, đã có nhiều người đặt chân và reo hạt nhưng tôi vẫn mạnh dạn tìm cho mình một mảnh đất trống để trồng thử cái mầm mà mình đã ấp ủ bấy lâu nay. Hy vọng rằng, sáng kiến nhỏ của tôi sẽ giống như một tài liệu cầm tay cho tất cả các em học sinh lớp 6 khi học Tiếng Việt, giúp các em phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả. 
 	 Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, lựa chọn ý tưởng của mình. Do vậy, các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng được hệ thống sơ đồ tư duy để làm mẫu cho học sinh tham khảo khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các em ở tiết 135:"Tổng kết phần Tiếng Việt" (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2).
- Tạo hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo, gắn với thực hành ở các em khi học.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: "Tổng kết phần Tiếng Việt" (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2) ở trường PTDTBT THCS Giao Thiện.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 của trường PTDTBT THCS Giao Thiện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 
2.1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 	 - Vị trí của hoạt động:
 	Là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
 	- Mục tiêu của hoạt động:
 	Tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. 
 	- Quan điểm xây dựng: 
 	Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và đảm bảo hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, tính khoa học và tính sư phạm, tính hiện đại và truyền thống. Đồng thời, hoạt động này đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động cá nhân và tập thể, giữa hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài nhà trường. Nội dung chương trình được thiết kế thành các nhiệm vụ khác nhau: nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm, nhiệm vụ tập thể. 
 	- Phương pháp hoạt động: 
 	Phương pháp giáo dục trong hoạt động trải nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau: Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực, giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm, giúp người học phát triển kĩ năng phân tích, khái quát hóa các kinh nghiệm có được, tạo cơ hội cho người học có kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm bao gồm: Hình thức có tính khám phá (thực địa - thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi...); hình thức có tính thể nghiệm tương tác (diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hóa...); hình thức có tính cống hiến (thực hành lao động, hoạt động tình nguyện, nhân đạo...); hình thức có tính nghiên cứu (dự án và nghiên cứu khoa học, hoạt động theo nhóm sở thích).
 2.1.2. Sơ đồ tư duy
 	 - Khái niệm sơ đồ tư duy:
 	Để học sinh có thể tiếp cận với hình thức học theo sơ đồ tư duy, giáo viên trước hết phải giúp các em hiểu được sơ đồ tư duy là gì? Vì sao ta nên học theo sơ đồ tư duy? Đặc biệt, hình thành ngay từ lớp đầu cấp (lớp 6) làm nền móng để tiếp tục duy trì ở các lớp tiếp theo. 
 	Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là một phương pháp học tập hiệu quả, tích cực, hiện đại và nhiều lí thú nếu bạn biết làm chủ nó. Tony Buzan sinh năm 1942, Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map.
 	Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới.
 	Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông. Ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình.
 	- Nguyên lý hoạt động của sơ đồ tư duy
 	Nguyên lý hoạt động của sơ đồ tư duy theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Các bạn có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến toàn cầu.
 	- Vai trò của sơ đồ tư duy
 	Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi. Sơ đồ tư duy cũng giúp các bạn và các thầy cô tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp. 
 	Đối với học sinh, nếu thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ, ý tưởng khoa học, súc tích Và đó chính là để các em "Học cách học". Các em được học để tích lũy kiến thức nhưng chúng ta chưa bao giờ dạy các em học cách để chiếm lĩnh kiến thức.
 	Trong bài viết này, tôi mạnh dạn đưa ra một số sơ đồ tư duy dùng cho học sinh khi học cũng như ôn tập phân môn Tiếng Việt lớp 6. Sau khi học xong chương trình Ngữ văn lớp 6, với kiến thức Tiếng Việt, các em cần nhớ những gì? Không cần tốn nhiều thời gian ngồi ghi ghi, chép chép mà có thể lại rất dễ quên, ta chỉ cần sử dụng đến sơ đồ tư duy.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng dạy, học văn ở trường THCS
 	Một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học Văn. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm Văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy Văn và học Văn hiện nay. 
 	Khi học sinh tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic. Đặc biệt, có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa,...Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta. 
 	 Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy Văn là nhiều học sinh có năng khiếu Văn cũng không muốn tham gia đội tuyển Văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác. 
 	Mục tiêu của bậc học Phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn Khoa học Xã hội thường bị học sinh xem nhẹ. Mặc dù, kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn Khoa học Xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học Văn, khơi gợi lại hứng thú học Văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học Văn hiệu quả nhất. Đặc biệt là tạo cho các em sự hứng khởi, vừa học vừa chơi, học lý thuyết kết hợp thực hành, giúp các em đỡ nhàm chán, phát huy năng lực sáng tạo, tự chủ, tích cực, đoàn kết trong học tập bộ môn.
2.2.2. Thực trạng dạy, học Văn ở khối lớp 6 của trường PTDTBT THCS Giao Thiện
 	Đối với học sinh lớp 6, các em vừa bước vào một môi trường học tập mới với trường mới, thầy mới, bạn mới và cả kiến thức mới, phương pháp mới. Chính vì vậy, tạo được cho các em một tâm thế học tập ổn định, một cách học phù hợp là điều không dễ dàng. Điều đó đòi hỏi rất cao ở người giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy Văn. Với đối tượng học sinh lớp 6 ở trường THCS Thị Trấn hay trường Dân tộc Nội Trú thì việc tiếp cận và hòa nhập môi trường mới có thể dễ dàng hơn nhưng với các em học sinh lớp 6 ở trường PTDTBT THCS Giao Thiện tôi đang dạy hiện tại thì có lẽ là phải cả một thời gian dài.
 	Qua 5 năm công tác tại trường PTDTBT THCS Giao Thiện, tôi nhận thấy có khá nhiều học sinh có tố chất. Các em có thể đạt được những kết quả học tập cao hơn. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, những tố chất đó đã không được phát huy, để rồi các em cũng chỉ học hết lớp 9, hoặc hết cấp 3 mà không thể tiến xa hơn trên con đường học vấn. Tôi thấy tiếc cho các em, cho gia đình, cho xã hội và cho cả công sức của những người thầy đã dạy dỗ các em.
 	Năm học 2013-2014, khi mới vào nhận công tác tại trường, tôi được phân công dạy lớp 6. Tôi nhận thấy có một thực tế đáng buồn, học sinh trong trường rất lười học. Các em không coi trọng việc học, tuy các em có đi học đều đặn, đầy đủ nhưng thái độ học tập trên lớp lại rất thờ ơ và không muốn tương tác cùng giáo viên. Không học bài cũ, không chép bài, không giơ tay phát biểu ý kiến, thái độ lơ đãng, nói chuyện riêng trong giờ học....là tình trạng phổ biến, làm đau đầu các thầy cô giáo. 
 	 Để điều tra sự hứng thú đối với việc học môn Ngữ văn, năm học 2013-2014, tôi đã đưa ra câu hỏi cho học sinh của khối lớp 6, kết quả như sau:
Lớp
Số học sinh
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
6
50
5/50
10/50
20/50
15/25
 Tinh thần học tập trên lớp, trong thời gian đầu năm học cũng không khả quan hơn:
Lớp
Số học sinh
Phát biểu nhiều
Có phát biểu nhưng không nhiều
Không phát biểu
6
50
8/50
16/50
26/50
 	Là một giáo viên dạy lớp 6, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy có một số nguyên nhân khiến các em không thích học môn Ngữ văn. Có nguyên nhân từ trò và bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân từ thầy.
 	Vậy phải làm cách nào để có thể cải thiện thực trạng chung, nâng cao chất lượng dạy và học Văn ở khối lớp 6. Chúng ta nên nghĩ đến việc tạo ra một cách học mới tạo hứng thú cho học sinh, nhất là với phân môn Tiếng Việt, môn Ngữ văn lớp 6.
 Để thay đổi thái độ học tập của học sinh, bản thân tôi đã phải nhìn nhận lại cách giảng dạy của mình và nhận thấy cần thay đổi. Kết quả của sự thay đổi đó rất tốt. Mỗi giờ học Ngữ văn giờ đây được phần lớn học sinh đón nhận một cách tích cực, chủ động. Giờ học thực sự mang lại hứng khởi cho cả cô và trò. Đó có thể xem như thành quả của một quá trình tìm tòi, đổi mới.
 Ở học kì I của môn Ngữ văn lớp 6, tôi đã cho các em thực hiện học tập dưới hình thức hoạt động trải nghiệm ở hai chủ đề đó là: "Sân khấu hóa truyện dân gian" và "Tôi là nhà văn". Ở hai chủ đề này tôi cũng đã vận dụng đưa sơ đồ tư duy để xử lý thông tin nhanh nhất. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm các em rất tích cực tham gia. Nhiều em tỏ ra có năng lực thật sự khi thể hiện các hoạt động. Chính vì thế, khi học tiết 135: "Tổng kết phần Tiếng Việt" (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2), tôi thiết nghĩ nên tổ chức cho các em hoạt động theo hình thức trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: "Sơ đồ tư duy khi ôn tập Tiếng Việt". Với hệ thống sơ đồ tư duy này, các em có thể vận dụng đến lớp 9 khi học tiết 43,44,49,53,59 "Tổng kết về từ vựng" (SGK Ngữ văn lớp 9, tập 1) và tiết 147,148, 155: "Tổng kết về ngữ pháp" (SGK Ngữ văn lớp 9, tập 2).
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: "Tổng kết phần Tiếng Việt" (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2)
 	Trong phần này, tôi đưa ra hệ thống sơ đồ tư duy từ rộng đến hẹp, các em có thể nắm kiến thức Tiếng Việt của lớp 6 lần lượt theo từng sơ đồ. Trong quá trình ôn tập, các em có thể vận dụng một cách linh hoạt, tùy theo khả năng nắm bắt của từng em. 
 Sơ đồ I:
 Từ
 Cụm từ
 TIẾNG VIỆT LỚP 6
Dấu câu
 Câu
Sơ đồ 1: 
Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
Lỗi dùng từ
Từ phân loại theo ý nghĩa (Từ loại)
 TỪ
 Biện pháp tu từ 
Từ phân loại theo nguồn gốc
Từ phân loại theo cấu tạo (Loại từ)
Sơ đồ 1.1: 
Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Trình bày khái niệm
Là nội dung mà từ biểu thị
Nghĩa của từ
Định nghĩa 
Cách giải thích nghĩa
NGHĨA CỦA TỪ, TỪ NHIỀU NGHĨA, HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
Sơ đồ 1.2: 
Danh từ
Động từ
Phó từ
 TỪ LOẠI
Tính từ
Chỉ từ
Lượng từ
Số từ
Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
Sơ đồ 1.2.1: 
Khả năng kết hợp: Từ chỉ số lượng ở phía trước,các từ này, ấy...ở sau
Định nghĩa
DANH TỪ
Đặc điểm
Chức vụ điển hình: làm chủ ngữ
Phân loại
Danh từ sự vật
Danh từ đơn vị
Danh từ riêng
Danh từ chung
Đơn vị quy ước
Đơn vị tự nhiên
Ước chừng
Chính xác
Sơ đồ1.2.2:
Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái..
Khả năng kết hợp: thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ
Định nghĩa
Đặc điểm
ĐỘNG TỪ
Chức vụ điển hình: làm vị ngữ
Phân loại
Động từ tình thái
Động từ chỉ hoạt động, trạng thái
Động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ hoạt động
Sơ đồ 1.2.3:
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất...
Khả năng kết hợp: có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, (hãy, đừng, chớ rất hạn chế)
Định nghĩa
TÍNH TỪ
Đặc điểm
Chức vụ điển hình: làm vị ngữ (hạn chế hơn động từ)
Phân loại
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối
Sơ đồ 1.2.4
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự
Định nghĩa
SỐ TỪ
Phân loại
Số từ chỉ thứ tự
Số từ chỉ số lượng
Sơ đồ 1.2.5:
Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
Định nghĩa
LƯỢNG TỪ
Phân loại
Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể
Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
Sơ đồ 1.2.6:
Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí
Định nghĩa
CHỈ TỪ
Chức vụ
Có thể làm trạng ngữ hoặc chủ ngữ
Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ
Sơ đồ 1.2.7
Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa
Định nghĩa
PHÓ TỪ
Phân loại
Đứng trước động từ, tính từ
Đứng sau động từ,tính từ
Khả năng
Kết quả và hướng
Mức độ
Cầu khiến
Phủ định
Mức độ
Sự tiếp diễn tương tự
Thời gian
Sơ đồ 1.3: 
 LOẠI TỪ
Từ đơn
Từ phức
Từ láy
Từ ghép
Láy toàn bộ
Láy bộ phận
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Sơ đồ 1.4:
 TỪ PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC
 Từ mượn
Từ Thuần Việt
Từ mượn của tiếng Hán
Từ mượn của các nước khác (Anh, Pháp..)
Từ Hán cổ
Từ Hán Việt 
Sơ đồ 1.5
Là đối chiếu hai hay nhiều sự vật có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ vón để gọi hoạc tả con người
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng
Nhân hóa
Định nghĩa
Định nghĩa
Định nghĩa
Phân loại
Vế A
Từ ss
Cấu tạo
So sánh
 Ẩn dụ
BIỆN PHÁP TU TỪ
Hình thức
Phương diện ss
Cách thức
Vế B
Hoán dụ
Phân loại
Phân loại
Định nghĩa
Phân loại
Phẩm chất
Chuyển đổi cảm giác
Ngang bằng
Không ngang bằng
Lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng
Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng
Lấy bộ phận gọi toàn thể
 Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi
Sơ đồ 1.6LỖI DÙNG TỪ
Lặp từ
Lẫn lộn các từ gần âm
Dùng từ không đúng nghĩa
Sơ đồ 2:
Là tổ hợp của danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc
Phần sau 
( đặc điểm, vị trí)
Phần trung tâm
( danh từ)
Phần trước
( số và lượng)
Cấu tạo
Định nghĩa
Định nghĩa
Cụm danh từ
Cụm tính từ
Là tổ hợp của tính từ và một số từ ngữ phụ thuộc
CỤM TỪ
 Phần trước
( thời gian, tiếp diễn,mức độ, khẳng đinh, phủ định,..)
Cụm động từ
Cấu tạo
 Phần trung tâm
 ( tính từ)
Định nghĩa
Cấu tạo
 Phần sau
 (vị trí, so sánh, mức độ, phạm vi, nguyên nhân,..)
Là tổ hợp của động từ và một số từ ngữ phụ thuộc
Phần sau
 ( đối tượng, hướng, thời gian, nguyên nhân,..)
Phần trung tâm
 (động từ)
Phần trước(thời gian, sự tiếp diễn, sự khuyến khích, khẳng định,..)
Sơ đồ 3:
Câu tồn tại
Câu miêu tả
Câu trần thuật đơn có từ là
Câu trần thuật đơn không có từ là
Câu trần thuật đơn
Câu ghép
Câu đơn
Câu phân loại theo cấu tạo
 CÂU 
Chữa lỗi dùng câu
Thành phần chính của câu
 Chủ ngữ 
Vị ngữ 
Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần
Câu thiếu chủ ngữ
Câu thiếu vị ngữ
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Sơ đồ 4: DẤU CÂU
Dấu phân cách các bộ phận câu
Dấu kết thúc câu
Dấu phẩy
 Dấu chấm 
Dấu chấm hỏi 
Dấu chấm than
2.3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: "Sơ đồ tư duy khi ôn tập Tiếng Việt" (Tiết 135"Tổng kết phần Tiếng Việt", SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2)
 	A. Mục tiêu:
 	 - Xây dựng được hệ thống sơ đồ tư duy cơ bản nhất, dễ nhớ nhất khi ôn tập Tiếng Việt lớp 6.
 	- Thuyết trình được ý tưởng xây dựng sơ đồ tư duy.
 	 - Có kĩ năng trong việc xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy.
 	 - Tạo thói quen, sự đoàn kết trong làm việc nhóm cũng

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_he_thong_so_do_tu_duy_de_to_chuc_hoat_dong_trai_ngh.doc
  • docMỤC LỤC CỦA HOÀNG THỊ THOA.doc