Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự đối với học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh

Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự đối với học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh

 Từ xưa đến nay, việc dạy và học văn trong nhà trường bao giờ cũng hết sức quan trọng, nó góp phần hoàn thiện tâm hồn và nâng cao nhân cách cho các thế hệ học sinh. Làm sao để học sinh (HS) có thể đọc hiểu và rung động trước những áng văn hay? Đó là vấn đề đã được đặt ra từ lâu trong thực tiễn dạy học văn nói chung và dạy học văn ở trường THPT Lang Chánh nói riêng.

Chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, thời đại mà thế giới đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Do đó, không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai. Có thể đây mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS ngày nay không quan tâm nhiều đến văn học, kỹ năng đọc hiểu, cảm thụ văn học rất yếu.

Gần đây, trong xu hướng phát triển của quan điểm dạy học hiện đại, vai trò chủ thể của HS được đề cao, HS chính là chủ thể cảm thụ nghệ thuật. Do đó, xây dựng hệ thống bài tập là một trong những biện pháp có có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS; đồng thời, cũng là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo nguyên tắc tích hợp trong dạy học văn ở trường THPT hiện nay. Vì những lí do trên mà trong năm học 2018 – 2019 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề về “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự đối với học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh”.

 

doc 20 trang thuychi01 8511
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự đối với học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN 
KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 12
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
Người thực hiện: 	Phạm Thị Dung
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực: 	Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
THANH HOÁ NĂM 
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)
MỤC LỤC
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Từ xưa đến nay, việc dạy và học văn trong nhà trường bao giờ cũng hết sức quan trọng, nó góp phần hoàn thiện tâm hồn và nâng cao nhân cách cho các thế hệ học sinh. Làm sao để học sinh (HS) có thể đọc hiểu và rung động trước những áng văn hay? Đó là vấn đề đã được đặt ra từ lâu trong thực tiễn dạy học văn nói chung và dạy học văn ở trường THPT Lang Chánh nói riêng.
Chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, thời đại mà thế giới đã và sẽ chứng kiến tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Do đó, không quá khó hiểu khi giới trẻ hiện nay có xu hướng tìm đến Ngoại ngữ, Tin học và các môn khoa học tự nhiên như là một sự bảo đảm cho tương lai. Có thể đây mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS ngày nay không quan tâm nhiều đến văn học, kỹ năng đọc hiểu, cảm thụ văn học rất yếu.
Gần đây, trong xu hướng phát triển của quan điểm dạy học hiện đại, vai trò chủ thể của HS được đề cao, HS chính là chủ thể cảm thụ nghệ thuật. Do đó, xây dựng hệ thống bài tập là một trong những biện pháp có có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS; đồng thời, cũng là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo nguyên tắc tích hợp trong dạy học văn ở trường THPT hiện nay. Vì những lí do trên mà trong năm học 2018 – 2019 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề về “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự đối với học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Thông qua hệ thống bài tập để HS tìm tòi, suy nghĩ và chiếm lĩnh tri thức, đồng thời tăng cường tính thực hành trong quá trình dạy và học.
- Xây dựng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học là một trong những biện pháp góp phần hình thành và rèn luyện kỹ đọc hiểu văn bản văn học cho HS, giúp học sinh có được những kỹ năng cơ bản khi đọc hiểu và tiếp nhận văn học. Từ đó, HS sẽ không còn cảm thấy lúng túng, khó khăn khi đứng trước một tác phẩm văn học, tự bản thân các em sẽ biết cách khám phá và cảm nhận thế giới muôn màu muôn vẻ của văn chương. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Văn bản tự sự lớp 12 (Ngữ văn 12, Chương trình cơ bản): Vợ nhặt ( Kim Lân), Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), Chiếc thuyền ngoài xa( Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành).
- Học sinh khối 12 trường THPT Lang Chánh. 	
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra khảo sát ban đầu, điều tra khảo sát sau thực nghiệm. Kết quả điều tra khảo sát có phân tích, đánh giá và so sánh.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực thực nghiệm và đối chứng tại hai lớp 12A6 và lớp 12A8.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 
Qua thực tiễn dạy và học văn bản đọc hiểu những năm gần đây tôi nhận thấy rằng việc dạy đọc hiểu không chỉ rèn luyện cho học sinh năng lực đọc hiểu văn bản mà còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản, đặc biệt là năng lực viết sáng tạo. Trong chương trình Ngữ Văn 12 học kì 2 có 4 tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn: Vợ nhặt ( Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Chiếc thuyền ngoài xa( Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu( Nguyễn Trung Thành). Đây là những tác phẩm trọng tâm đối với học sinh lớp 12 trong kì thi THPT QG. Vì vậy giới hạn trong đề tài này tôi có đưa ra các cách tiếp cận tìm hiểu văn bản đọc hiểu. Đó là:
- Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác pẩm.
- Tìm hiểu hình tượng nhân vật trên các phương diện sau: tên nhân vật, ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ và nội tâm nhân vật.
- Mở đầu và kết thúc của truyện
Đặc biệt tôi có đưa ra cách đi sâu tìm hiểu về hai hay nhiều chi tiết trong tác phẩm có ý nghĩa đến mạch phát triển của câu chuyện, đến sự phát triển và thay đổi nội tâm của nhân vật. Qua đó làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà tác giả gửi gắm qua các chi tiết nghệ thuật.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận: Lý thuyết về hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự:
2.1.1. Khái niệm đọc hiểu:
Khái niệm đọc hiểu đã thoát khỏi nghĩa thông thường với hai thao tác đọc và hiểu mà đã trở thành một thuật ngữ của phương pháp dạy học bộ môn và có nội hàm khoa học phong phú, gắn với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tác phẩm, lí thuyết giao tiếp, thi pháp học... Nó được hiểu như là phương thức đọc văn nhằm mục đích cảm thụ và hiểu biết chính xác, cặn kẽ tác phẩm văn chương, khám phá và chiếm lĩnh những giá trị văn chương. Theo Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến” [2, tr.56]
Có thể nói, đọc hiểu là một hình thức hoạt động có tính chất đặc thù của nhận thức về văn học. Giữa đọc và hiểu tác phẩm có mối quan hệ biện chứng: do hiểu đúng mà đọc đúng, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hơn. Đầu tiên là đọc để nắm bắt được văn bản, làm cơ sở cho việc tìm hiểu văn bản. Hiểu nội dung tức là người đọc đã phát hiện ra các thông tin mà tác giả gửi gắm trong văn bản tác phẩm, kể cả việc nhận diện các yếu tố nghệ thuật đã được sử dụng nhằm chuyển tải thông tin tới người đọc một cách ấn tượng. Như vậy, hiểu là việc chạm tới nội dung bề mặt của ngôn từ nghệ thuật (còn gọi là hiển ngôn), để từ đó có thể hiểu rung cảm trước những gì mà ngôn từ gợi ra để nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản (còn gọi là hàm ngôn). 
Trong chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện nay, đọc - hiểu được xem như một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn.
2.1.2. Khái niệm về tác phẩm tự sự: 
Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết... có đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó (truyện có thể được kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3).
2.1.3. Đặc trưng của tác phẩm tự sự:
Tình tiết là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của truyện. Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát triển. Tình tiết làm cho những sự việc ngẫu nhiên hằng ngày kết tinh ngưng đọng lại thành truyện. Dù biến hoá trăm màu nghìn vẻ, tình tiết luôn luôn tồn tại trong truyện. Tình tiết truyện có khi đơn tuyến, có khi đa tuyến, có khi một chiều, có khi nhiều chiều. 
Nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người, trung tâm của tình tiết là nhân vật. Đối tượng chủ yếu của văn học là những con người với cuộc sống bên trong và cuộc đời bên ngoài của họ. Truyện không phải chỉ kể về các sự việc, các biến cố mà còn kể về con người, về vận mệnh của những con người.
Đã là truyện thì phải có lời kể chuyện. Lời kể là một yếu tố rất quan trọng của truyện. Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qua lời kể đó. Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng lại là phương tiện để biểu hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống.
Một tác phẩm tự sự tất nhiên cũng giống như bất kì một tác phẩm nào khác, đòi hỏi phải được phân tích toàn diện cặn kẽ và đúng phương hướng. Điều đặc biệt ở tác phẩm thuộc thể truyện là cấu tạo hình tượng tác phẩm dựa vào ba yếu tố: Tình tiết, nhân vật và lời kể như đã nêu. Cho nên khi phân tích cấu tạo hình tượng của truyện, không thể không lưu tâm đến ba yếu tố đó. Đó cũng là nét phân biệt cấu tạo một tác phẩm truyện với một bài thơ trữ tình hay một bài văn chính luận.
2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT Lang Chánh:
Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy hoạt động đọc hiểu văn bản tự sự của học sinh Trường THPT Lang Chánh chưa thực sự hiệu quả. 
2.2.1. Về phía GV phổ biến và cũng là một trong những nhược điểm lớn cần khắc phục trong dạy học văn bản tự sự hiện nay là GV “áp đặt” những kiến thức cách hiểu văn chương của mình cho HS. Trong khi lẽ ra, GV phải là người bạn đọc lớn tuổi có kinh nghiệm, người bắc cầu cho quá trình đối thoại giữa nhà văn và học sinh, tổ chức, định hướng để tự HS từng bước chiếm lĩnh tác phẩm và tự phát triển dần.
Hiện nay, không ít GV chỉ “chạy” theo khối lượng kiến thức có trong sách giáo khoa, dạy sao cho đủ, cho đúng phân phối chương trình, cho kịp thời gian, mà không quan tâm đến việc tìm ra những biện pháp tác động đến quá trình nhận thức của HS, rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản để đọc - hiểu, cảm thụ văn bản. 
2.2.2. Về phía học sinh: Thực trạng dạy học văn bản tự sự ở trường THPT Lang Chánh đã cho chúng ta thấy được hầu hết HS chỉ đến với tác phẩm văn chương thông qua bài giảng của thầy cô. HS lâu nay chỉ được coi như một khách thể, một đối tượng tiếp thụ của GV, GV truyền đạt như thế nào thì HS hiểu như thế ấy theo kiểu áp đặt. HS không cần thiết phải nói lên cách hiểu, cách nghĩ của mình trước một tác phẩm. Hơn nữa, các em chạy theo mốt học các môn phục vụ cho khối thi, chọn ngành nghề tương lai nên có thái độ thờ ơ, không yêu thích học môn Văn.
Phần lớn HS hiện nay kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự rất yếu nên các em cảm thấy lúng túng, khó khăn khi tự mình đọc - hiểu, tiếp nhận văn bản. Một bộ phận HS dù rất thích, nhưng lại không có những phương pháp, những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu văn bản tự sự nên các em cũng không thể khám phá và hiểu sâu sắc được cái hay, cái đẹp của văn bản, cũng như những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc. Giờ học văn bản tự sự vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người học.
Trong năm học 2018-2019, tôi đã tiến hành cho học sinh 3 lớp khối 12 làm bài khảo sát về khả năng làm bài tập đọc hiểu văn bản tự sự và đã thi được kết quả ban đầu như sau:
2.2.3 Kết quả khảo sát ban đầu: 
Đối tượng đối chứng
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A8
41
0
0
12
29,3
28
68,3
1
2,4
12A9
41
0
0
8
19,7
30
73,0
3
7,3
12A7
41
0
0
7
17,1
29
70,7
5
12,2
Từ kết qủa khảo sát ban đầu cho thấy rằng:
- Số lượng và tỉ lệ % học sinh đạt loại giỏi ở 3 lớp 12A8, 12A9, 12A7 là không có. 
- Số lượng học sinh đạt loại khá ở 3 lớp trên đang còn rất thấp : Lớp 12A8 là 12/41 học sinh chiếm 29,3%; Lớp 12A9 và 12A7 thì chỉ có 7-8/41 học sinh chiếm tỉ lệ thấp từ 17,1-19,7%.
- Số lượng và tỉ lệ học sinh trung bình ở 3 lớp trên đang còn rất cao chiếm hơn 68%. Đặc biệt là tỉ lệ học sinh yếu đang còn, nhiều nhất là lớp 12A7 chiếm 12,2%.
Từ thực trạng dạy và học, kết quả khảo sát việc đọc hiểu văn bản tự sự của học sinh Trường THPT Lang Chánh như trên tôi nhận thấy cần đặt ra vấn đề rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự cho HS. Đó là một trong những vấn đề cần được quan tâm hơn cả trong qúa trình dạy học văn hiện nay để giúp các em có thể hiểu, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương và đi sâu vào lí giải được các tầng ý nghĩa tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT Lang Chánh:
Hệ thống bài tập trước hết giúp HS hiểu đúng, cảm thụ đúng các văn bản tự sự trong nhà trường, bổ sung những hạn chế mà thời lượng của một giờ đọc - hiểu không cho phép giáo viên mở rộng. 
Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự sẽ hỗ trợ GV với tư cách là người bạn đường tin cậy giúp HS hiểu đúng, cảm thụ đúng cái hay, cái đẹp của văn bản. Bên cạnh đó, bài tập còn giúp GV mở rộng, bổ sung những hạn chế trong giờ dạy chính khóa để HS chẳng những có thể hiểu đúng, cảm thụ đúng, còn có thể đánh giá những vấn đề thuộc về tác phẩm một cách tinh tế, sâu sắc.
Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản tự sự góp phần định hướng, giúp HS phát hiện ra điểm sáng thẩm mỹ ấy. Nó là cơ sở giúp giải mã văn bản, khám phá cái đẹp tiềm tàng, cũng như dụng ý nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm thông qua lớp vỏ ngôn từ của văn bản ấy.
Thông qua hệ thống bài tập, tăng cường tính thực hành cho học sinh trong quá trình dạy học vănvăn bản tự sự, giúp học sinh nhận thức vai trò của việc đọc hiểu văn bản trong quá trình làm văn.
Một trong những tín hiệu có thể đem đến cho người đọc những thông tin phong phú về tác phẩm là những chi tiết nghệ thuật. Chi tiết “là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” .Chi tiết ấy có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung Chi tiết càng có sức biểu hiện càng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Do đó, tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết nghệ thuật, nhất là các chi tiết quan trọng. Muốn khám phá những chi tiết ấy cần bám sát văn bản ngôn từ và thế giới hình tượng của tác phẩm, chú ý giọng điệu, kết cấu tác phẩm. 
2.3.1. Bài tập đọc hiểu chi tiết nghệ thuật về nhan đề của văn bản tự sự:
Nhan đề là yếu tố đầu tiên của văn bản mà người đọc được tiếp xúc, là yếu tố thể hiện tập trung nhất, cô đọng nhất dụng ý nghệ thuật của nhà văn muốn gửi gắm.
Nhan đề là một trong những tín hiệu nghệ thuật quan trọng, nhưng một số giáo viên vẫn còn coi nhẹ, bỏ qua hai yếu tố này. Từ thực trạng trên, chúng tôi xây dựng bài tập đọc hiểu chi tiết nghệ thuật về nhan đề, lời đề từ của văn bản tự sự qua một số ví dụ sau:
1. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã xây dựng một tình huống oái ăm: Tràng - một người dân của xóm ngụ cư, nhà nghèo, xấu xí, ngờ nghệch, bấy lâu có nguy cơ “ế vợ”, nay bỗng dưng nhặt được vợ chỉ nhờ mấy câu hò đùa và bốn bát bánh đúc.
Theo như tình huống truyện, lẽ ra nhan đề truyện ngắn phải là “nhặt vợ”, tại sao nhà văn lại đặt nhan đề cho truyện của mình là “Vợ nhặt”? 
2. Tái hiện lại hình ảnh dân làng Xô – Man trong công cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Nguyễn Trung Thành có thể đặt tên cho tác phẩm là “Làng Xô-man” hay “Tnú” – theo tên nhân vật chính, nhưng nhà văn lại chọn nhan đề cho truyện ngắn của mình là “Rừng xà nu”.
Theo anh (chị), tại sao Nguyễn Trung thành lại chọn nhan đề cho truyện ngắn của mình như vậy?
è Bài tập cảm thụ chi tiết nghệ thuật về nhan đề của văn bản tự sự mà chúng tôi xây dựng góp phần khơi gợi trí tò mò và mong muốn khám phá của người đọc. Đây là một cách hay để tạo sự chú ý, kích thích hứng thú của các em. 
2.3.2. Bài tập đọc hiểu chi tiết nghệ thuật về hình tượng nhân vật trong văn bản tự sự:
Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong văn bản. Nhân vật văn học có thể có tên riêng( Tấm, Cám), cũng có thể không có tên riêng( thằng bán tơ trong Truyện Kiều)Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người.Vì tính cách là kết tinh của môi trường nên nhân vật văn học dẫn dắt người đọc vào các môi trường khác nhau của đời sống. “Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế, nhân vật luôn gắn liền với chủ đề tác phẩm”. [1, Tr.236]
Bài tập đọc hiểu về hình tượng nhân vật mà chúng tôi xây dựng cũng dựa trên cơ sở khai thác các chi tiết nghệ thuật về những biểu hiện đã nêu
♦ Kiểu 1: Chi tiết nghệ thuật về tên nhân vật
Tên nhân vật là một tín hiệu nghệ thuật mà nhà văn hết sức chú ý vì nó góp phẩn phản ánh tính cách của nhân vật, không khí tác phẩm cũng như phong cách của tác giả. Tuy nhiên, có một số trường hợp, nhà văn không đặt tên, mà gọi nhân vật của mình bằng những danh từ, đại từ phiếm định. Cách gọi như vậy cũng nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả.
Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật về tên nhân vât, chúng tôi định hướng học sinh dựa trên các bài tập như sau:
1. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:
- Theo anh (chị) tại sao tác giả không đặt tên cho nhân vật nữ chính, mà gọi bằng một cụm từ phiếm định “người đàn bà hàng chài”?
- Có phải ngẫu nhiên không khi Nguyễn Minh Châu đặt cho nhân vật của mình những cái tên như Phùng, Đẩu, Phác?
2. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân có ba nhân vật chính, nhưng tác giả chỉ đặt tên cho hai nhân vật là Tràng và bà cụ Tứ, còn người phụ nữ vợ Tràng - cô ta thậm chí không có tên, lúc được gọi là “thị”, là “cô ả”, lúc là “người đàn bà”.
Theo anh (chị) tại sao nhà văn không đặt cho nhân vật, cách gọi tên nhân vật của Kim Lân gợi anh (chị) suy nghĩ gì về số phận con người?
è Các bài tập trên đây góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng tìm hiểu về ý nghĩa của tên nhân vật khi gắn nó với cuộc đời số phận của nhân vật trong quá trình tìm hiểu văn bản tự sự, từ đó, hiểu được dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua việc đặt tên cho nhân vật.
♦ Kiểu 2: Chi tiết nghệ thuật về ngoại hình nhân vật
Trong văn bản tự sự, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Nhà văn thường khắc họa nhân vật bằng cách miêu tả vẻ bề ngoài như: cử chỉ, tác phong, diện mạo, đồ dùng, cách ăn mặc, nói năng của nhân vật. 
Các bài tập cảm thụ về ngoại hình nhân vật mà chúng xây dựng dựa trên những chi tiết trên.
1. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã miêu tả nhân vật người đàn bà hàng chài như sau: 
“Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ” [3, Tr.71].
Vẻ bề ngoài ấy gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đời, số phận nhân vật.
2. Trong tác phẩm " Rừng xà nu" Nguyễn Minh Châu đã miêu tả chân dung ngoại hình cụ Mết rất cụ thể, chi tiết như sau: 
" Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt. Anh quay lại: Cụ Mết! Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn" [3, Tr39]
Qua cách miêu tả về chân dung nhân vật cụ Mết như trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ về một già làng của dân làng Xô man?
♦ Kiểu 3: Chi tiết nghệ thuật về ngôn ngữ nhân vật 
Trong các văn bản tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khơi gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Qua lời ăn tiếng nói của một người, chúng ta có thể nhận ra trình độ văn hoá, vốn sống, nhận ra tính cách của người ấy. 
1. Đọc đoạn trích sau trong tác phẩm " Chiếc thuyền ngoài xa" – Nguyễn Minh Châu và trả lời câu hỏi: Tại sao người đàn bà hàng chài trong cuộc nói chuyện ở tòa án huyện lại có sự thay đổi về thái độ và giọng điệu ngôn ngữ ? Qua đó cho thấy chị ta là một người như thế nào?
Lúc đầu khi mới đến tòa án, người đàn bà hàng chài rụt rè, khúm núm, sợ sệt. Khi được Đẩu khuyên:" Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào?
 Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay vái lia lịa: 
- Con lạy quý tòa...
- Sao, sao?
- Qúy tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đùng bắt con bỏ nó..."
Sau đó, chỉ mấy lời mào đầu, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt. Điệu bộ khác, ngôn ngữ khác. Chị ta nói" - Chị cám ơn các chú!- Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết- Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các cú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc..." [3 , Tr74]
è Kiểu bài tập trên đây rèn luyện cho HS kỹ năng khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ nhân vật. Khi tiếp xúc với văn bản tự sự, các em không lướt qua ngôn ngữ nhân vật như trước đây nữa, mà dừng lại suy ngẫm, từ đó hiểu và cảm nhận một cách toàn diện về con người nhân vật. 
♦ Kiểu 4: Chi tiết nghệ thuật 

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_he_thong_bai_tap_ren_luyen_ky_nang_doc_hieu_van_ban.doc