Vận dụng “ô chữ trí tuệ” vào dạy học văn bản “đại cáo bình ngô” (Nguyễn Trãi), tiết 59, 60 - Sgk Ngữ văn 10, tập 2, ban cơ bản

Vận dụng “ô chữ trí tuệ” vào dạy học văn bản “đại cáo bình ngô” (Nguyễn Trãi), tiết 59, 60 - Sgk Ngữ văn 10, tập 2, ban cơ bản

Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT không ngừng quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học các môn văn hóa nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Việc kết hợp vận dụng kiến thức liên môn và đa dạng hóa các phương pháp dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Một trong những phương pháp mới và hiện đại nhất được đưa vào là “ Vận dụng ô chữ trí tuệ” trong dạy học văn. Tôi nhận thấy việc kết hợp nhiều phương pháp trong đó có phương pháp “ Ô chữ trí tuệ” rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy của giáo viên và khả năng tiếp nhận của học sinh. Bước đầu đã thu hút được sự chú ý, khả năng tập trung cao, tư duy nhạy bén và một bầu không khí học sôi nổi như chính các em đang được tham gia một cuộc thi kiến thức. Do đó phần nào đã giảm bớt được tâm lí ngại học văn, nhất là những tác phẩm văn chính luận ( vốn được coi là khô và khó). Từ đấy khơi gợi cho học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em một cách tiếp cận mới, khắc ghi kiến thức của môn học Ngữ văn.

doc 20 trang thuychi01 21523
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng “ô chữ trí tuệ” vào dạy học văn bản “đại cáo bình ngô” (Nguyễn Trãi), tiết 59, 60 - Sgk Ngữ văn 10, tập 2, ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 VẬN DỤNG “ Ô CHỮ TRÍ TUỆ” VÀO DẠY HỌC VĂN BẢN “ ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ” ( NGUYỄN TRÃI), TIẾT 59,60- SGK NGỮ VĂN 10, TẬP 2, BAN CƠ BẢN.
1. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	 Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT không ngừng quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học các môn văn hóa nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Việc kết hợp vận dụng kiến thức liên môn và đa dạng hóa các phương pháp dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Một trong những phương pháp mới và hiện đại nhất được đưa vào là “ Vận dụng ô chữ trí tuệ” trong dạy học văn. Tôi nhận thấy việc kết hợp nhiều phương pháp trong đó có phương pháp “ Ô chữ trí tuệ” rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy của giáo viên và khả năng tiếp nhận của học sinh. Bước đầu đã thu hút được sự chú ý, khả năng tập trung cao, tư duy nhạy bén và một bầu không khí học sôi nổi như chính các em đang được tham gia một cuộc thi kiến thức. Do đó phần nào đã giảm bớt được tâm lí ngại học văn, nhất là những tác phẩm văn chính luận ( vốn được coi là khô và khó). Từ đấy khơi gợi cho học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em một cách tiếp cận mới, khắc ghi kiến thức của môn học Ngữ văn.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	“Nói không với đọc, chép trong dạy học văn”, giáo viên vận dụng “ Ô chữ trí tuệ” trong dạy học “Đại cáo bình Ngô” sẽ khiến tiết học sinh động, phong phú và lôi cuốn được sự tham gia học tập của học sinh, hiệu quả giờ học Ngữ văn tăng lên rõ rệt.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tiết 59-60 tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô” (chương trình Ngữ văn 10 tập 2 ban cơ bản)
- Khách thể nghiên cứu : Học sinh lớp 10 THPT 
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a/ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc kĩ tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô” sau đó tìm tài liệu có liên quan đến văn bản. Đồng thời nghiên cứu đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10B1, 10B8,10B10 trường THPT Yên Định 2 để lựa chọn hướng khai thác phù hợp. Cuối cùng tôi lựa chọn cách khai thác tác phẩm từ đặc trưng thể loại kết hợp với phương pháp “ lạ hóa” để tăng niềm cảm hứng cho học sinh.
b/ Phương pháp nghiên cứu cách thức tạo lập những “ ô chữ trí tuệ” trên máy tính.
c/ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và thu thập thông tin.
	Trước khi thực hiện giờ dạy, tôi sẽ làm phiếu thăm dò thái độ của các em về tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” đồng thời hướng dẫn các em soạn bài trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp tôi tiến hành kiểm tra 45 phút ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.
d/ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
	Khi đã có kết quả điều tra, tôi thống kê, phân loại để nhận biết được thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng như hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, từ đó rút kinh nghiệm để triển khai đề tài này.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
	Đặc trưng của môn Ngữ văn là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Do đó, không có một phương pháp nào được coi là tối ưu. Không nên quá cực đoan cho rằng “ ô chữ trí tuệ” có thể giúp người học tất cả. Nó chỉ là một phương tiện hỗ trợ trong quá trình dạy học văn. Trên cở sở những kiến thức đã được hệ thống hóa, cụ thể hóa, người học còn phải biết thực hành ngôn ngữ bằng việc đọc, nói và viết.
	Đối với văn bản chính luận, việc vận dụng “ Ô chữ trí tuệ” trong quá trình đọc hiểu sẽ thuận lợi nhưng đối với văn bản nghệ thuật, muốn dùng “ Ô chữ trí tuệ” để biểu hiện một văn bản người học phải tìm ra mạch của văn bản đó ( xét đơn thuần về mặt ý).
	“ Ô chữ trí tuệ” không tái hiện được cảm xúc, không chuyển tải hết được sự tinh túy trong cách dùng từ, đặt câu hỏi, trong nghệ thuật cấu trúc tác phẩm. Vì vậy, vận dụng “ ô chữ trí tuệ” trong dạy học là cần thiết nhưng phải tránh được sự suy diễn khô khan dẫn đến xã hội hóa dung tục tác phẩm. 
	Vậy, thế nào là phương pháp dạy học vận dụng “ Ô chữ trí tuệ”? Cần sử dụng “ Ô chữ trí tuệ” như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học văn? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này.
	“ Ô chữ trí tuệ” là một mạng ô vuông được chia làm nhiều miền, gồm nhiều phương diện kiến thức khác nhau, có sự liên kết và thống nhất về chủ đề. Đó là một trong những trò chơi trí tuệ rất được ưa thích trên thế giới, nó giúp người tham gia vừa giải trí đồng thời vừa rèn luyện được khả năng suy luận của họ. 
	“ Ô chữ trí tuệ” không quá cầu kì về mặt đồ họa, cũng không có những hình ảnh hoàng tráng và sống động, mọi người sẽ thấy trên máy chiếu là những ô chữ cái được tô vẽ bằng những màu sắc tươi sáng và nịnh mắt. Đó là một mê trận chữ cái gồm ba cấp độ: dễ, trung bình, khó. Và để tìm ra đáp án đúng, chính xác đòi hỏi ta phải tập trung cao độ. Cấp độ càng cao ô chữ càng nhiều và để tìm ra sự liên hệ logic đòi hỏi người học và người tham gia phải thực sự tinh mắt, nhanh tay và nhanh trí. Đó là một điều kiện tốt để rèn luyện kĩ năng quan sát, phán đoán, suy luận.
2.2 THỰC TRẠNG :
	Môn văn có vai trò vô cùng quan trọng, vậy mà một thực tế đáng lo ngại hiện nay là học sinh không thích học văn. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trục tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã từng trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có sự thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấp trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều biểu hiện tâm lí chán học văn của học sinh.
Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ , mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hôi không chỉ thể hiện bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp học văn hiệu quả nhất.
2.3 GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Cách thức tổ chức giờ dạy:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
* Vào bài: Chúng ta từng được nghe những giờ phút rạng rỡ tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc: Hai lần chiến đấu và chiến thắng quân Tống, ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên, hào hùng trong khí thế chiến thắng giặc Minh...Để thấy được một trong những sự kiện đó được tái hiện trong tác phẩm văn chương như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi – một tác phẩm được xem là áng “ Thiên cổ hùng văn”.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Học sinh đọc phần tiểu dẫn
Gv: Hoàn cảnh lịch sử nước ta khi “ Đại cáo bình Ngô” ra đời?
Học sinh: Dựa và sách giáo khoa trả lời.
 ( Tích hợp môn lịch sử).
Gv: Chốt lại 1 số ý chính.
Gv: Em hiểu biết gì về thể loại cáo? Thế nào là “Đại cáo” và “bình Ngô”?
Hs: Dựa vào sách giáo khoa trả lời cá nhân.
(1) Đoạn : Từ “Đại cáo là .đến đánh dẹp giặc Ngô” Trích từ trang 15 Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 2 
Gv: Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm.
Hs: Đọc tác phẩm.
Gv: Bài “ Đại cáo bình Ngô” được chia làm mấy phần?
Hs: Trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời.
Gv: Xác định chủ đề của bài cáo
Hs: Trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Gv: Tìm hiểu đoạn mở đầu, có những chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài Cáo?
Vì sao đoạn mở đầu có giá trị như một bản Tuyên ngôn Độc lập?
Gv: Trình chiếu ảnh Bản đồ Đại Việt vào thế kỉ XV.( Ảnh 1)
( Tích hợp môn Địa lí)
(2) Trích dẫn từ trang 16 sách giáo viên Ngữ văn 10
Gv: Trong các yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dẫn ra yếu tố cơ bản nhất là gì?
( Tích hợp môn Lịch sử )
Hs: Thảo luận, trao đổi, trả lời
Gv: Trình chiếu và hướng dẫn Hs giải ô chữ thứ nhất.
Hs:Thảo luận,trình bày đáp án ô chữ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh sáng tác. 
 Năm 1427, sau khi đập tan 15 vạn viện binh của quân Minh, nước ta hoàn toàn giải phóng. 1428 Lê Lợi lên ngôi lấy hiệu là Thuận Thiên, cử Nguyễn Trãi soạn thảo “ Đại cáo bình Ngô” để tuyên bố cho toàn dân biết cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi rực rỡ.
2. Thể cáo
 Cáo là một thể văn thời cổ, có nguồn gốc Trung Quốc. Cáo cùng thời với Chiếu là văn bản của vua công bố việc nước. Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu.
+ Ngữ nghĩa đối ngẫu ( các vế đối nhau theo bằng, trắc, từ loại).
+ Kiểu câu chỉnh tề.
+ Có vần điệu bằng- trắc hài hòa. 
+ Sử dụng điển cố.
+Sử dụng từ ngữ bóng bẩy, có tính khoa trương.
+Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
- Đại cáo là tuyên bố, tuyên cáo rộng rãi khắp đất nước những điều quan trọng. Ở bài này là tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Ngô (1)
-Ngô có hai cách hiểu:
Một là: Các vua quan nhà Minh quê ở đất Ngô. Hai là chỉ chung bọn giặc sang cai trị nước ta rất tàn ác. Từ đó, dân ta gọi giặc phương Bắc là giặc Ngô để tỏ ý khinh ghét.
3. Bố cục
Bố cục bài cáo gồm 4 phần:
- Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa.
-Phần 2: Tố cáo tội ác của giặc Minh
-Phần 3: Thuật lại quá trình kháng chiến. 
-Phần 4: Tuyên bố kháng chiến thắng lợi và rút ra bài học lịch sử.
4. Chủ đề:
 Bài “ Đại cáo bình Ngô” nêu luận đề chính nghĩa, nguyên nhân và quá trình chinh phạt thắng lợi. Đồng thời ra lời tuyên cáo chung để toàn dân được biết.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Nêu luận đề chính nghĩa(2).
- Nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ:
+ Tư tưởng nhân nghĩa: là tư tưởng có tính chất phổ biến được thời bấy giờ mặc nhiên thừa nhận. “ Nhân nghĩa” là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. “ Nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo” tức là tiên trừ tham tàn, bạo ngược bảo vệ cuộc sống yên bình của người dân. Nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược.
+ Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của dân tộc:
Biểu hiện: Tên nước ( Đại Việt) 
Nền văn hóa riêng, bờ cõi, phong tục, nền chính trị, nhân tài.
=> Khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia ( so với các tác phẩm trước “ Nam quốc sơn hà”, “ Hịch tướng sĩ” 
=> Vì vậy đoạn mở đầu có giá trị như một bản “ Tuyên ngôn Độc lập”. 
-Yếu tố lịch sử : Căn cứ xác đáng, chân thực nhất:
 +So sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hành về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia ( Triệu, Đinh, Lí, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên). Như vậy các triều đại nước ta tồn tại ngang hàng với các triều đại phương Bắc. Đó là tiền đề lịch sử để so sánh, chứng minh.
+Thêm nữa, tác giả còn đưa ra những “ Chứng cớ còn ghi” để chứng minh sức mạnh của chính nghĩa: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã Nhi kẻ bị bắt, người bị giết.
 Như vậy, trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định độc lập dân tộc.
Ô chữ thứ nhất ( Phần 1)
L
A
M
S
Ơ
N
Đ
Ạ
I
N
G
U
N
H
Â
N
N
G
H
Ĩ
A
Y
Ê
N
D
Â
N
Đ
Ạ
I
V
I
Ệ
T
V
Ă
N
H
I
Ê
N
B
Ờ
C
O
I
P
H
O
N
G
T
Ụ
C
Đ
Ố
I
L
Ậ
P
T
R
Ầ
N
H
À
O
K
I
Ệ
T
L
Ư
U
C
U
N
G
P
H
I
G
H
Ĩ
A
B
Ạ
C
H
Đ
Ằ
N
G
T
R
I
Ệ
U
T
I
Ế
T
Ô
M
Ã
Từ hàng dọc: LUẬN ĐỀ CHÍNH NGHĨA
Các ô hàng ngang:
1. (6 chữ cái): Tên cuộc khởi nghĩa do người anh hùng lê Lợi khởi xướng?
Đáp án : Lam Sơn
2.(6 chữ cái): Tên quốc hiệu nước ta dưới triều đại nhà Hồ?
Đáp án: ĐẠI NGU
3.(9 chữ cái): Tư tưởng lớn xuyên suốt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Đáp án : NHÂN NGHĨA
4.(6 chữ cái): Điều cốt yếu của tư tưởng nhân nghĩa là thế nào?
Đáp án: YÊN DÂN
5.(7 chữ cái ): Tên quốc hiệu nước ta được xưng trong “ Đại cáo bình Ngô”
Đáp án : ĐẠI VIỆT
6.(7 chữ cái): Khi nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập của nước ta, Nguyễn Trãi đã nhắc tới yếu tố đầu tiên là gì ?
Đáp án: VĂN HIẾN
7.(5 chữ cái): Yếu tố phân định rạch ròi giữa nước Nam và nước Bắc ( Trung Quốc) là gì?
Đáp án: BỜ CÕI
8.(8 chữ cái): Khi nhắc tới sự khác nhau giữa phương Nam và phương Bắc , Nguyễn Trãi đã nhắc đến điều gì ?
Đáp án: PHONG TỤC
9.(6 chữ cái): Khi khẳng định truyền thống Lịch sử của nước ta có những triều đại tồn tại song song với các triều đại phong kiến Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Đáp án : ĐỐI LẬP
10.(4 chữ cái): Tên triều đại của nước ta được Nguyễn Trãi nhắc đến cuối cùng khi đối sánh với các triều đại Trung Quốc?
Đáp án:TRẦN
11.(7 chữ cái): Yếu tố quan trọng, thiết yếu trong lập luận của Nguyễn Trãi tạo nên một đất nước hoàn chỉnh là gì?
Đáp án : HÀO KIỆT
12.(7 chữ cái): Tên vị vua Nam Hán thất bại nhục nhã ở nước ta được Nguyễn Trãi nhắc đến trong phần 1 của bài cáo?
Đáp án: LƯU CUNG
12.(8 chữ cái): Đối lập với tính chất chính nghĩa của qquaan ta là sự xâm lược bạo tàn của kẻ ngoại bang, cuộc xâm lược ấy mang tính chất gì?
Đáp án: PHI NGHĨA
13.(8 chữ cái): Tên dòng sông lưu giữ chiến công hùng tráng của dân tộc?
Đáp án: BẠCH ĐẰNG
14.(9 chữ cái): Nguyễn Trãi nhắc tới tên tướng nhà Tống đen quân xâm lược nước ta bị Lí Thường Kiệt đánh đuổi?
Đáp án: TRIỆU TIẾT.
15.(3 chữ cái): Tên tướng giặc nhà Nguyên từng bại trận trên sông Bạch Đằng ?
Đáp án: Ô MÃ.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
Gv: Tác giả đã vạch trần bản chất xảo trá của kẻ thù lợi dụng hoàn cảnh lịch sử chính trị đất nước ta như thế nào?
Hs: Phát hiện và trả lời. 
( Tích hợp kiến thức môn Lịch sử)
Gv: Tác giả tố cáo những tội ác nào của giặc Minh?
Hs: Trả lời.
Gv: Em có nhận xét gì về sự hủy diệt môi trường của giặc Minh? Khi môi trường bị hủy diệt thì đời sống con người sẽ như thế nào?
Hs: Thảo luận, trao đổi, trả lời
(Tích hợp môn Giáo dục công dân)
Gv: Trước vô số tội ác của giặc Minh, tác giả nhấn mạnh âm mưu nào là thâm độc nhất, tội ác nào là man rợ nhất?
Hs: Trả lời.
(3) Trang 17, 18 Sách giáo khoa Ngữ văn 10 
Gv: Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc?
Hs: Trả lời.
Gv: Trình chiếu và hướng dẫn HS giải ô chữ thứ 2.
Hs: Thảo luận, trình bày đáp án ô chữ.
2. Tố cáo tội ác giặc Minh(3) 
* Giặc Minh tràn sang nước ta với luận điệu: “ Phù Trần, diệt Hồ” ; Hồ Quý Li lập nên nhà Hồ ( năm 1400) chính sự rối ren, lòng dân chưa ổn định 
=> Giặc Minh thừa cơ gây họa, là một cách “ mượn gió, bẻ măng” để thôn tính nước 
* Âm mưu: Xâm chiếm Đại Việt
*Tội ác: (biện pháp liệt kê) : Khủng bố( thui sống, chôn sống), bóc lột ( thuế má, phu phen), dâng nạp ( ngọc, vàng, chim trả, hươu đen...) diệt sản xuất, diệt sự sống....
+ Tác giả đi sâu tố cáo chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh: Hủy hoại môi trường tự nhiên: Đất, nước, không khí, khoáng sản, sinh vật: “ Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”, “Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”...; Môi trường xã hội: Con người, nghề nghiệp: “phu phen”, “tan tác cả nghề canh cửi”.
=> Môi trường ngột ngạt, bức bối, người dân bị dồn vào cảnh bi đát đến cùng cực, không còn đường sống. Cái chết đợi họ ở khắp nơi: “ chốn chốn lưới chăng”, “ nơi nơi cạm đặt”.
- Hành động diệt chủng, tàn sát được tác giả khái quát qua 2 hình tượng “ nướng dân đen”, “vùi con đỏ “ => Tội ác man rợ kiểu trung cổ, vừa mang tính khái quát có ý nghĩa khắc vào bia căm thù để muôn đời nguyền rủa quân xâm lược.
- Đối lập với người dân vô tội là hình ảnh kẻ thù với bộ mặt quỷ sứ khát máu.
-Lời cáo trạng, buộc tội: Lấy cái vô hạn (Trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn( Tội ác của giặc), dùng cái vô cùng ( Nước Đông Hải) để nói cái vô cùng ( Sự nhơ bẩn của kẻ thù).
* Nghệ thuật : 
-Liệt kê.
-Đối lập.
-Hình tượng giàu sức gợi tả.
-Lời văn: Đanh thép, thống thiết: Khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc gào thét, nghẹn ngào, tấm tức....
=> “ Đại cáo bình Ngô” chứa đựng những yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền.
 Ô chữ thứ 2: ( Phần 2) 
P
H
Ù
T
R
Ầ
N
D
I
Ệ
T 
H
Ồ
P
H
Ả
N
Đ
Ô
N
G
L
Ũ
B
Á
N
N
Ư
Ớ
C
H
A
I
M
Ư
Ơ
I
N
Ă
M
N
Ặ
N
G
T
H
U
Ế
K
H
Ó
A
T
À
I
N
G
U
Y
Ê
N
M
Ô
I
T
R
Ư
Ờ
N
G
S
Ố
N
G
L
I
Ệ
T
K
Ê
T
R
Ú
C
N
A
M
S
Ơ
N
C
A
N
H
C
Ử
I
Ô chữ hàng dọc: TỐ CÁO TỘI ÁC
1.( 13 chữ cái): Luận điệu của giặc Minh khi tràn sang xâm lược nước ta?
Đáp án: PHÙ TRẦN DIỆT HỒ
2.(8 chữ cái): Chủ trương cai trị của giặc Minh vô cùng độc ác?
Đáp án: PHẢN ĐỘNG
3.( 9 chữ cái): Quân Minh đã lợi dụng đối tượng nào của nước ta để dễ bề thực hiện âm mưu của mình?
Đáp án: LŨ BÁN NƯỚC
4.( 10 chữ cái): Khoảng thời gian giặc Minh đô hộ nước ta?
Đáp án: HAI MƯƠI NĂM
5.( 12 chữ cái): Chính sách vơ vét của giặc Minh?
Đáp án: NẶNG THUẾ KHÓA
6.( 8 chữ cái): Chính sách vơ vét của giặc Minh bắt nhân dân ta cống nạp những gì?
Đáp án: TÀI NGUYÊN
7.( 13 chữ cái): Quân Minh dồn nhân dân ta vào cảnh khốn cùng khi chúng tìm mọi cách hủy hoại điều gì?
Đáp án: MÔI TRƯỜNG SỐNG
8.( 6 chữ cái): Khi tố cáo tội ác của giặc Minh, Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Đáp án: LIỆT KÊ
9.( 10 chữ cái): Theo Nguyễn Trãi, hình ảnh nào không ghi hết tội ác tày đình của giặc Minh?
Đáp án: TRÚC NAM SƠN
10.( 7 chữ cái): Kẻ thù hủy hoại cả ngành nghề truyền thống nào của dân tộc?
Đáp án: CANH CỬI
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
Gv: Cuộc khởi nghĩa Lam sơn gồm mấy giai đoạn lớn?
Hs: Trả lời.
( Tích hợp môn Lịch sử)
Gv mở rộng: Khởi nghĩa Lam Sơn gồm 3 giai đoạn lớn: 
-Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa ( 1418-1423)
-Tiến vào phía Nam (1424-1425)
-Tiến quân ra Bắc giải phóng Đông Quan (1426-1427)
Gv: Trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hình tượng Lê Lợi được tác giả tái hiện như thế nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Trong phần kể lại quá trình kháng chiến gian khổ của nhân dân ta, Lê Lợi đã dấy binh từ đất Lam Sơn. Em có hiểu biết gì về núi Lam Sơn và những khó khăn của buổi đầu dựng nghiệp?
Hs: Thảo luận, trao đổi, trả lời.
( Tích hợp môn Địa lí)
Gv: Cung cấp bản đồ: Khu vực núi Lam Sơn xưa và khu di tích Lam Kinh ngày nay.( Ảnh 2,3)
Hs: Quan sát.
Gv: Từ hình ảnh minh chủ Lê Lợi, tác giả ngợi ca những phẩm chất và tinh thần tốt đẹp của người anh hùng và của nghĩa quân Lam Sơn như thế nào? Hình ảnh ấy có ý nghĩa giáo dục lí tưởng sống như thế nào?
Hs : Thảo luận, trả lời.
( Tích hợp môn Giáo dục công dân)
Gv: Chiến lược, chiến thuật quân sự của Lê Lợi là gì?
Hs: Trả lời
( Tích hợp môn Giáo dục quốc phòng-An ninh)
Gv: Ở giai đoạn thực hiện chiến dịch Thanh- Nghệ, tác giả đã nhắc tới những trận đánh nào ?
Hs: Đọc, thảo luận, trả lời.
( Tích hợp môn Lịch sử và GDQP-An ninh)
 Gv: Cung cấp ảnh: Bản đồ chiến dịch Thanh-Nghệ.( Ảnh 4)
(4),(5) Trang 86, Kiến thức cơ bản Ngữ văn 10 
Gv: Ở giai đoạn tiến quân ra Bắc, giải phóng Đông Quan, tác giả đã nhắc đến những chiến thắng chủ lực nào?
Hs: Trả lời.
( Tích hợp môn GDQP-An ninh)
 Gv cung cấp ảnh: Chiến dịch Tốt Đông-Chúc Động ( Ninh Kiều)( Ảnh 5).
Gv: Em có hiểu biết gì về chiến dịch Chi Lăng- Xương Giang?
Hs: Trả lời.
Gv cung cấp ảnh: Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang.( Ảnh 6).
Gv: Rút ra đánh giá chung về hình tượng, về ngôn ngữ, về nhạc điệu, về âm thanh của đoạn 3?
Hs: Trả lời.
(6) Trang 19 Sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 2
Gv: Qua cuộc chiến đấu, tác giả muốn ngợi ca tầm vóc của tư tưởng nhân nghĩa như thế nào?
Hs: Trả lời.
( Tích hợp kiến thức môn GDQP-An ninh)
Gv: Trình chiếu và hướng dẫn Hs giải ô chữ thứ 3.
Hs: Thảo luận,trả lời đáp án ô chữ.
3. Thuật lại quá trình kháng chiến.
a. Buổi ban đầu dựng cờ khởi nghĩa
* Hình tượng Lê Lợi ( khắc họa bằng bút pháp trữ tình và tự sự) 
-Xưng hô khiêm nhường: “Ta”.
-Hoàn cảnh dấy binh: “Núi Lam Sơn”
“Chốn hoang dã”=>Rừng núi hiểm trở
-Lòng căm thù giặc sâu sắc:
“ Không đội trời chung”, “ Thề không cùng sống”.
-Lí tưởng, hoài bão lớn: “ Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông”.
-Quyết tâm thực hiện lí tưởng: “Đau lòng nhức óc”, “ quên ăn vì giận”, “ những trằn trọc trong cơn mộng mị- chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”.
=> Hình tượng Lê Lợi tượng trưng cho những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc.
* Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến.
-Những khó khăn: Quân thù mạnh, quan ta thiếu nhân tài, thiếu quân thiếu lương.
-Vượt qua gian khổ, khó khăn và sức mạnh chiến thắn

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_o_chu_tri_tue_vao_day_hoc_van_ban_dai_cao_binh_ngo.doc
  • docPhụ lục.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO Mai.doc