Tích hợp liên môn địa lí – lịch sử trong dạy học chủ đề “Liên minh châu âu” lớp 11 tại trường THPT Triệu Sơn 5

Tích hợp liên môn địa lí – lịch sử trong dạy học chủ đề “Liên minh châu âu” lớp 11 tại trường THPT Triệu Sơn 5

 Nghị quyết Hội nghị TW 8 Khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào tạo ( số 29 - NQ/TW) khẳng định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học".

 Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

 Để bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới, chúng ta cần phải có những con người mới năng động, tự lực và sáng tạo.Chính điều này này đã đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ đổi mới trong phương pháp dạy học. Nhưng đổi mới theo phương pháp dạy học nào thì còn phải lựa chọn cho phù hợp với từng đối tượng con người và nội dung dạy học.

 Là một giáo viên giảng dạy ở trường THPT, trực tiếp đứng lớp dẫn dắt học sinh, trước sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội nước nhà và không khí sôi nổi của công cuộc Đổi mới toàn diện nền giáo dục, tôi nhận thức sâu sắc nhiệm vụ và vai trò cũng như trách nhiệm của một nhà giáo, đó là giáo viên là một trong các "chủ thể của công cuộc Đổi mới" (từ dùng của ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục). Vì vậy tôi đã không ngừng học tập, học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận các phương pháp dạy học mới, và cố gắng trong điều kiện có thể thử nghiệm các phương pháp đó.

 

doc 31 trang thuychi01 8702
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích hợp liên môn địa lí – lịch sử trong dạy học chủ đề “Liên minh châu âu” lớp 11 tại trường THPT Triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỊA LÍ – LỊCH SỬ TRONG 
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “LIÊN MINH CHÂU ÂU” LỚP 11 
TẠI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
Người thực hiện	: THIỀU THỊ HƯỜNG
Chức vụ	: Giáo viên
Đơn vị công tác	: Trường THPT Triệu Sơn 5
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
 THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
PHẦN I - MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
 Nghị quyết Hội nghị TW 8 Khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào tạo ( số 29 - NQ/TW) khẳng định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học".
 	 Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
 	 Để bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới, chúng ta cần phải có những con người mới năng động, tự lực và sáng tạo.Chính điều này này đã đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ đổi mới trong phương pháp dạy học. Nhưng đổi mới theo phương pháp dạy học nào thì còn phải lựa chọn cho phù hợp với từng đối tượng con người và nội dung dạy học.
 	Là một giáo viên giảng dạy ở trường THPT, trực tiếp đứng lớp dẫn dắt học sinh, trước sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội nước nhà và không khí sôi nổi của công cuộc Đổi mới toàn diện nền giáo dục, tôi nhận thức sâu sắc nhiệm vụ và vai trò cũng như trách nhiệm của một nhà giáo, đó là giáo viên là một trong các "chủ thể của công cuộc Đổi mới" (từ dùng của ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục). Vì vậy tôi đã không ngừng học tập, học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận các phương pháp dạy học mới, và cố gắng trong điều kiện có thể thử nghiệm các phương pháp đó...
Thực tế hiện nay, ở nhiều trường THPT, trong đó có đơn vị tôi công tác, quá trình giảng dạy đã có một số chuyển biến tích cực, tuy thế phương pháp dạy học dạy đôi khi còn nặng về truyền thụ một chiều, chưa phát huy được năng lực của học sinh, chưa tạo niềm say mê, hứng thú học tập cho học sinh, vì thế quan niệm học tập của học sinh chỉ đơn giản là "học để thi".
	Qua đợt học tập chuyên đề "Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh", tôi nhận thấy đây là vấn đề khó, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng, học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng với yêu cầu mới. Vì vậy trong qúa trình nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn dạy học, tôi mạnh dạn viết đề tài: "Tích hợp liên môn Địa Lí- Lịch Sử trong dạy học chủ đề: Liên Minh Châu Âu". 
Đề tài thể hiện cách nhận thức của tôi về vấn đề đổi mới giáo dục, hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc đào tạo những con người mới năng động, tự lực, sáng tạo, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, làm việc hiệu quả như mục tiêu của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục đề ra.
2. Mục đích nghiên cứu
"Tích hợp liên môn Địa Lí- Lịch Sử trong dạy học chủ đề: Liên Minh Châu Âu" nhằm tăng cường sự tham gia của người học, phát huy tính tích cực, chủ động, phát triển phẩm chất và năng lực của người học đồng thời hạn chế sự áp đặt, truyền thụ kiến thức một chiều của người dạy, nghiên cứu phương pháp tổ chức, hỗ trợ nguời học tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, phát triển những năng lực chuyên biệt của bộ môn.
Đối với chủ đề " Tích hợp liên môn Địa Lí- Lịch Sử trong dạy học chủ đề: Liên Minh Châu Âu", dạy học theo phương pháp dự án, nhóm sẽ tạo cơ hội cho học sinh thực hiện nghiên cứu. Học sinh được khám phá các ý tưởng theo sở thích và khả năng, phát triển tư duy sáng tạo và niềm đam mê trong học tập, nghiên cứu, đồng thời sự hợp tác với các bạn trong nhóm, tạo cơ hội để phát triển khả năng trình bày, giao tiếp. Như vậy phương pháp dự án sẽ có hiệu quả cao hơn về chất lượng dạy học so với áp dụng các phương pháp truyền thống, truyền thụ áp đặt một chiều.
3. Đối tượng nghiên cứu
	- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi chọn 4 lớp của Trường THPT Triệu Sơn 5.
 + Tìm hiểu về Liên Minh Châu Âu: Vị trí, quy mô, lí do hình thành, mục tiêu, thể chế, vị thế và sự hợp tác liên kết để cùng phát triển. Trong tích hợp liên môn lịch sử, địa lí.
 + Phương pháp dạy học: Theo nhóm, theo dự án nhằm định hướng phát triển năng lực của học sinh.
 + Cách thức vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm, vào chủ đề ''Tích hợp liên môn Địa Lí - Lịch Sử trong dạy học chủ đề: Liên Minh Châu Âu" nhằm phát triển năng lực của học sinh.
	- Phạm vi nghiên cứu
	+ Nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực: Tích hợp cấu trúc lại nội dung bài 7: Tây Âu (Môn lịch sử lớp 12); bài 7: Liên minh Châu Âu (Môn địa lí 11 thành một chủ đề với tên là: Liên minh Châu Âu (EU)
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm thông qua thực tế giảng dạy.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động (thông qua các bài tập, bài kiểm tra của học sinh).
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
4.1. Đối với giáo viên
	- Đọc mục tiêu của bài dạy trong cuốn chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn, sách giáo viên để khái quát tổng hợp những nội dung cơ bản.
	- Xác định nội dung kiến thức sách giáo khoa cần tích hợp để tránh trùng lặp.
4.2. Đối với học sinh
	Cần phải chuẩn bị trước các bài tập, đọc và nghiên cứu trước nội dung bài học theo yêu cầu của giáo viên, làm các bài tập theo hệ thống câu hỏi mà giáo viên giao trước.
PHẦN II - NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học. Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.
	Dạy học tích hợp liên môn là hoạt động dạy học khó và đòi hỏi sự công phu tìm tòi của giáo viên. tuy nhiên 	để khắc phục những khó khăn đó, trong khi chưa có chương trình mới, chúng tôi trong tổ chuyên môn Sử - Địa đã thống nhất rà soát lại chương trình có liên quan với nhau để tìm ra những kiến thức chung và xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. 
	Qua việc vận dụng phương pháp dạy học này tôi nhận thấy rằng: Học sinh ghi nhớ kiến thức nhanh, thể hiện nhiều kỹ năng linh hoạt. 
 Tôi nhận thấy rằng để xây dựng kế hoạch dạy học của các bộ môn có liên quan sau khi đã tách một số kiến thức ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Kế hoạch dạy học của mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học. Trong trường hợp cần thiết, có thể phải hy sinh một phần lôgic hình thành kiến thức để tăng cơ hội vận dụng kiến thức cho học sinh. Trong một số trường hợp, có thể phần kiến thức chung được tách ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn không nằm trọn vẹn trong một bài học của chương trình môn học hiện hành. Khi đó, phần kiến thức còn lại của bài học cần được bố trí để dạy học sao cho hợp lý theo hướng lồng ghép vào các bài học khác, có thể là các bài học liền kề trước hoặc sau.
 Xuất phát từ cơ sở lí luận trên và nhu cầu cần thiết để phục vụ cho kỳ thi THPT QG tôi đa lựa chọn phương pháp giảng dạy tích hợp để các em HS hứng thú với môn học và có được nền tảng kiến thức tốt để vận dụng vào làm bài.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Với bộ môn Địa lí- Lịch Sử tại trường THPT Triệu Sơn 5 đa phần các em đều lựa chọn là môn thi tốt nghiệp THPT QG. Vì vậy ngay từ đầu năm học tổ nhóm bộ môn Lịch Sử- Địa Lí chúng tôi đã phải xây dựng kế hoạch dạy học dạy học làm sao mang lại hiệu quả tốt nhất, khoa học nhất để giảm bớt sự trùng lặp trong chương trình và gây sự hứng thú, tìm tòi và sự sáng tạo trong học tập của học sinh.
	Dạy học tích hợp kiến thức là phương pháp dạy học khó đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải công phu tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị kỹ càng trước khi đến lớp. Tuy nhiên trước ngưỡng cửa của kỳ thi THPT QG mà kiến thức tổ hợp các môn Địa Lí- Lịch Sử lại rất cần thiết, chương trình trong kỳ thi lại xuyên suốt hệ thống kiến thức từ lớp 10 trở lên, kiến thức các môn học đã dài mà nhiều câu hỏi trả lời trắc nghiệm còn cần sự tư duy lôgic giữa các môn học. Vì vậy dạy học tích hợp là rất cần cần thiết. 
	Liên Minh Châu Âu là một sản phẩm của khu vực hóa, là một tổ chức khu vực có nhiều thành công nhất, có tính liên kết chặt chẽ nhất thế giới. Khu vực này được đề cập đến trong chương trình phổ thông. Môn lịch sử lớp 12:Tây Âu (Bài 7). Mục V- Liên minh Châu Âu (EU). Nội dung này chủ yếu đề cập tới sự ra đời, phát triển, vai trò, cơ cấu tổ chức bộ máy của EU. Môn Địa Lí lớp 11: Liên minh Châu Âu (Bài 7- 3 tiết). Nội dung đề cập đến quá trình hình thành, phát triển và vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới. Qúa trình hợp tác liên kết để cùng phát triển.
	Thực tế dạy học hiện nay, giáo viên vẫn trung thành với sự sắp xếp kiến thức như trong sách giáo khoa, cố gắng diễn đạt, truyền thụ để học sinh có thể nắm được những kiến thức cơ bản nhất. Tuy nhiên phương pháp dạy học truyền thống đó chưa giúp được các em phát triển tư duy, chưa tạo niềm hứng thú cho các em, giáo viên vẫn là ''trung tâm'' của hoạt động dạy học, học sinh chưa được làm chủ kiến thức, chưa phát triển ở các em năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
	Qua việc việc thực nghiệm và quan sát các đồng nghiệp của mình tại Trường THPT Triệu Sơn 5, tôi nhận thấy rằng: 
* Đối với giáo viên là:
	- Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Vì vậy nếu nản chí thì không thể dạy được.
	- Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
	 - Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin, truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở vùng còn nhiều khó khăn như chúng tôi nên đôi khi còn phải cân nhắc.
* Đối với học sinh:
	- Các em chưa được làm quen nhiều với việc học tập các chủ đề liên môn nên còn rất lúng túng với dạng bài tập “ mở” khi đọc hiểu để trả lời câu hỏi hoặc vận dụng kiến thức của nhiều môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
	- Không chỉ những học sinh khối 11 gặp rất nhiều khó khăn mà ngay cả các học sinh giỏi các em cũng rất lúng túng khi tiếp thu kiến thức. Học sinh chưa biết cách sử dụng các kiến thức gắn liền với thực tiễn và kiến thức liên môn trong làm bài.    
 	Trước tình hình thực tiễn đó, thì dạy học theo dự án tích hợp liên môn cùng với các phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo điều kiện học sinh hoàn toàn tự lực trong suốt quá trình học tập. Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn, tạo môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo. 
 Từ thực trạng trên để nâng cao kỹ năng và hiệu quả dạy học tôi mạnh dạn đưa đề tài: Tích hợp liên môn Địa lí- Lịch sử trong dạy học chủ đề “Liên minh Châu Âu” lớp 11 tại Trường THPT Triệu Sơn 5. Rất mong được đón nhận và góp ý của bạn bè và đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn, thiết thực hơn trong lúc đang chờ sự thay đổi của sách giáo khoa.
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1 Các giải pháp thực hiện
 - Để giúp học sinh khai thác và biết tổng hợp các kiến thức địa lí, lịch sử được tốt hơn, nhớ nhanh hơn và hứng thú hơn với môn học này.
 - Giúp các em có thêm kỹ năng làm việc nhóm, và chủ động trong quá trình học tập.
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
	- Trong đề tài này tôi đã xây dựng nội dung tích hợp cả kiến thức môn Lịch sử ở bài 7 (Lớp 12) vào bài 7 môn Địa lí (Lớp 11) để thành chủ đề dạy học: Liên minh Châu Âu (EU)
- Nội dung chương trình môn học được tích hợp trong chủ đề: Để tìm hiểu rõ về tổ chức khu vực hóa có nhiều thành công lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị, chủ đề: Liên minh châu Âu được xây dựng từ các môn học lịch sử, địa lí.
 + Môn Lịch Sử lớp 12, nội dung Liên minh châu âu EU – mục V (Bài 7) Tây Âu. Nội dung mục này chủ yếu đề cập tới sự ra đời, phát triển, vai trò, cơ cấu, tổ chức bộ máy của EU.
 + Môn Địa Lý 11, nội dung Liên minh EU (Bài 7- 3 tiết). Nội dung đề cập đến quá trình hình thành, phát triển và vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới.Quá trình hợp tác, liên kết để cùng phát triển.
- Tích hợp cấu trúc lại nội dung của hai bài thành một chủ đề là: Liên minh Châu Âu (EU)
- Phương án/ kế hoạch dạy học chủ đề Liên minh Châu Âu
 + Thời lượng dạy học chủ đề: 3 tiết.
 + Thời điểm thực hiện chủ đề dạy học theo kế hoạch dạy học.
3.2.1 Nội dung của chủ đề: Liên minh Châu Âu (EU)
Nội dung 1: Quá trình hình thành và phát triển
	- Vị trí, quy mô, lí do hình thành và mục tiêu
	- Thể chế hoạt động
Nội dung 2: Biểu hiện của mối liên kết toàn diện của EU
	- Thị trường chung châu âu
	- Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
	- Liên kết vùng Châu Âu
 (Liên hệ: Quan hệ Việt Nam- EU, trong đó có địa phương)
Nội dung 3: Thành tựu của EU
	- Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
	- Trung tâm thương mại hàng đầu thế giới
	- Một số khó khăn hiện nay của EU và giải pháp
3.2.2 Ý nghĩa xây dựng chủ đề
	- HS sẽ có cái nhìn tổng thể xuyên suốt về Liên minh châu âu EU, tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công trên thế giới
	- Việc tích hợp sẽ loại bớt được những nội dung trùng lặp
	- Tạo điều kiện để đổi mới phương pháp, HS có điều kiện trải nghiệm sáng tạo với chủ đề này.
3.2.3 Mục tiêu của chủ đề
Sau khi học xong chủ đề học sinh đạt được:
3.2.3.1 Kiến thức 
	- Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU và biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU.
	- Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới : trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. Ghi nhớ một số địa danh.
3.2.3.2. Kĩ năng 	
	- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU, phân tích liên kết vùng ở Châu Âu.
	- Phân tích số liệu, tư liệu để thấy được ý nghĩa của EU thống nhất, vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới ; vai trò của CHLB Đức trong EU và trong nền kinh tế thế giới.
	- Rèn luyện kĩ năng thu thập, sử lý tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin ( Power Point – Word), xây dựng các video vào việc xây dựng bài thuyết trình.
	- Rèn khả năng làm việc hiệu quả theo nhóm
	- Kĩ năng quan sát và thể nghiệm đời sống; kĩ năng trình bày một vấn đề; kĩ năng tranh luận, thảo luận; kĩ năng xây dựng một bài thuyết trình của bộ môn địa lý
	- Rèn kĩ năng sống
	+ Tính hợp tác giữa các thành viên trong công việc; Sự chia sẻ; Sự phân công công việc theo năng lực; Sự khéo léo trong giao tiếp; Sự khoa học trong kế hoạch học tập và làm việc; Cách thức và những nguyên tắc khi liên hệ công việc và đề nghị hợp tác với các tổ chức; Thói quen làm việc đúng thơi gian, khả năng vượt thử thách, tháo gỡ khó khăn... Phát huy được năng lực riêng, sở trường của người học; khả năng giao tiếp, thuyết trình, hùng biện, tổ chức sự kiện, kĩ năng vi tính, tin học...
	+ Xây dựng những kĩ năng sống cơ bản trong HS sau khi thực hiện dự án, kĩ năng giao tiếp được nâng lên; cách thức làm việc khoa học hơn; tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong tập thể thể lớp sẽ được nâng lên. Từ đó các em sẽ biết cách tổ chức các sự kiện riêng của lớp một cách hiệu quả.
3.2.3.3. Thái độ
	- HS thấy được EU là một mô hình liên kết đặc biệt trong quan hệ quốc tế. EU không đơn thuần là một tổ chức liên chính phủ như LHQ và cũng không phải là một liên bang như Hoa Kì.
	- HS thấy tự do lưu thông giúp cho các nước EU phát huy tối đa lợi thế nhân lực, nguồn vốn, thiết bị máy móc cho sự phát triển chung cho cộng đồng châu Âu.
	- Bước đầu hình thành ý thức say mê nghiên cứu khoa học
3.2.3.4. Các năng lực hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh
3.2.4. Đối tượng dạy học của bài học
- Học sinh	: Khối 11
- Số lượng : 4 lớp
- Tổng số : 168 học sinh.
3.2.5 Sản phẩm
 Sản phẩm của các nhóm: Bản word, PowerPoint, hình ảnh, đóng kịch.... của các nhóm sau khi tổ chức hoạt động
 Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Liên minh châu Âu (EU)
- Trình bày được quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU và biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU.
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU.
- Ghi nhớ một số địa danh : Luân Đôn, Bec-lin, vùng Maxơ - Rainơ.
- Trình bày được lí do hình thành EU.
- Phân tích và chứng minh được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Sử dụng bản đồ để phân tích liên kết vùng ở châu Âu.
- Phân tích số liệu, tư liệu để thấy được ý nghĩa của EU thống nhất, vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới
- Hiểu được ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu và của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô.
- Liên hệ tình hình thực tế của Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) thông qua thị trường chung Châu Âu ( EU)
- Liên hệ sự hợp tác giữa EU và Việt Nam trong phát triển kinh tế
Định hướng năng lực được hình thành :
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng số liệu thống kê
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh
3.2.6.2 Câu hỏi và bài tập
Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Dựa vào hình 7.2 Liên minh Châu Âu – năm 2007. Kể tên các thành viên của EU theo bảng sau. 
Hình 7.2.Liên minh châu Âu- năm 2007
Câu 2 : Nêu những đặc điểm chủ yếu của EU trong quá trình hình thành và phát triển.
Câu 3 : Nêu ý nghĩa của các kí tự : EU – 6 – 15 – 25 – 27.
Câu 4: Hãy trình bày tóm tắt mục tiêu hình thành EU.
Câu 5: Dựa vào hình 7.4 Trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan đầu não của Liên minh châu Âu.
Câu 6: Dựa vào các hình ảnh dưới đây, hãy hoàn thành bảng sau.
Máy bay E- bớt
Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ
Máy bay E-bớt - Sản phẩm hợp tác của các nước thành viên EU
Các dự án hợp tác
Nội dung 
(sản phẩm)
Các bên tham gia
Lợi ích
........
..
Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Trình bày lí do hình thành

Tài liệu đính kèm:

  • doctich_hop_lien_mon_dia_li_lich_su_trong_day_hoc_chu_de_lien_m.doc