SKKN Vận dụng kiến thức thực tế vào một số bài dạy Địa lí 11 (phần Địa lí khu vực và quốc gia) nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

SKKN Vận dụng kiến thức thực tế vào một số bài dạy Địa lí 11 (phần Địa lí khu vực và quốc gia) nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Địa lí là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Bài giảng môn Địa lí không chỉ là một bài học về kiến thức cơ bản về rèn luyện kỹ năng, về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài học về đời sống nữa. Một bài giảng Địa lí chứa đựng một thực tế nhất định của đời sống. Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy tính chủ động tích cực tư duy của từng em, phải lồng vào mỗi bài học “chất nóng” của thực tế sinh động và từ đó giúp học sinh hiểu ra chân lý cuộc sống.

Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên quan đến nội dụng bài giảng và liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu cần thiết đối với môn Địa lý ở trường phổ thông trung học. Trong đời sống xã hội hiện nay, mỗi ngày có nhiều thay đổi, nếu cứ tổ chức học tập cho các em theo các nội dung, các số liệu sách giáo khoa thì chưa thể cập nhật hết các thông tin, tính thời sự của vấn đề cần tiếp thu.

Qua thực tế nhiều năm đi dạy tôi nhận thấy: việc tự tìm hiểu kiến thức của các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là đối với một trường đóng ở địa bàn kinh tế khó khăn như trường THPT Thọ Xuân 4 chúng tôi. Phần lớn các em đang còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới ngoài sách giáo khoa. Cho nên từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt.

 Qua việc gắn kết thực tế học sinh hiểu được quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một nước từ trong quá khứ, hiện tại, tương lai, những thuận lợi cần phát huy, những khó khăn cần khắc phục. Việc liên hệ thực tế sẽ giúp học sinh có cái nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về những diễn biến của hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học địa lí 11, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Địa lí khu vực và quốc gia tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng kiến thức thực tế vào một số bài dạy Địa lí 11 (phần Địa lí khu vực và quốc gia) nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”

 

doc 20 trang thuychi01 13424
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức thực tế vào một số bài dạy Địa lí 11 (phần Địa lí khu vực và quốc gia) nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Địa lí là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Bài giảng môn Địa lí không chỉ là một bài học về kiến thức cơ bản về rèn luyện kỹ năng, về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài học về đời sống nữa. Một bài giảng Địa lí chứa đựng một thực tế nhất định của đời sống. Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy tính chủ động tích cực tư duy của từng em, phải lồng vào mỗi bài học “chất nóng” của thực tế sinh động và từ đó giúp học sinh hiểu ra chân lý cuộc sống.
Khác với nhiều môn học, việc cập nhật thông tin hay bổ sung tư liệu liên quan đến nội dụng bài giảng và liên hệ thực tế là một trong những yêu cầu cần thiết đối với môn Địa lý ở trường phổ thông trung học. Trong đời sống xã hội hiện nay, mỗi ngày có nhiều thay đổi, nếu cứ tổ chức học tập cho các em theo các nội dung, các số liệu sách giáo khoa thì chưa thể cập nhật hết các thông tin, tính thời sự của vấn đề cần tiếp thu. 
Qua thực tế nhiều năm đi dạy tôi nhận thấy: việc tự tìm hiểu kiến thức của các em học sinh còn hạn chế, đặc biệt là đối với một trường đóng ở địa bàn kinh tế khó khăn như trường THPT Thọ Xuân 4 chúng tôi. Phần lớn các em đang còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới ngoài sách giáo khoa. Cho nên từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt.
	Qua việc gắn kết thực tế học sinh hiểu được quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một nước từ trong quá khứ, hiện tại, tương lai, những thuận lợi cần phát huy, những khó khăn cần khắc phục. Việc liên hệ thực tế sẽ giúp học sinh có cái nhìn khách quan và nhận thức đúng đắn về những diễn biến của hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học địa lí 11, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Địa lí khu vực và quốc gia tôi đã lựa chọn đề tài “Vận dụng kiến thức thực tế vào một số bài dạy Địa lí 11 (phần Địa lí khu vực và quốc gia) nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”	
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu đề tài tôi đã sưu tầm, tập hợp tư liệu liên quan đến phần kiến thức địa lí Khu vực và quốc gia lớp 11 (chương trình chuẩn), qua đó thấy được sự cần thiết phải vận dụng liên hệ thực tế đến những nội dung của môn học để nhằm tăng thêm hiệu quả giảng dạy, thấy được sự gắn kết giữa bài học với cuộc sống thực tế hàng ngày của các em, mở mang vốn kiến thức cho hs, tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh. 
	Việc vận dụng, liên hệ thực tế giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề, làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú với việc học tập hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhằm vận dụng liên hệ các vấn đề mới về kinh tế - xã hội, tự nhiên của các quốc gia và khu vực trong chương trình Địa lí 11 mà sách giáo khoa chưa kịp cập nhật nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 11, để học sinh hiểu được sâu sắc hơn nội dung bài học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
	Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết. 
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	Phương pháp quan sát.
	Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của của sáng kiến:
 Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay là “vận dụng kiến thức vào thực tiễn” nhằm “phát triển khả năng sáng tạo, tự học , khuyến khích học tập của học sinh”. Địa lí là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục quốc dân, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học Địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, của xu thế thời đại. 
Việc liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập. 
Liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học góp phần xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đồng thời giúp cho học sinh có được những hiểu biết về các vấn đề kinh tế - xã hội của thế giới, của một số quốc gia và khu vực. Học sinh nắm được những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường. Bên cạnh đó còn góp phần xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin. Ngoài ra còn góp phần phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống.
 	Việc dạy học địa lí 11 có liên quan thực tế hiện nay trong cuộc sống, nội dung chương trình phản ánh về tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội, đổi mới kinh tế của đất nước, khu vực. Nội dung chương trình sgk chỉ cung cấp cho hs các kiến thức cơ bản của các vấn đề, các số liệu trong sách giáo khoa có những nguồn cách đây đã lâu không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Vì thế, để nâng cao hiệu quả trong dạy học Địa lí 11 cho hs tôi đã vận dụng liên hệ thực tế hiện nay qua các nguồn tư liệu (Internet, tivi, sách báo...) để cung cấp, cập nhật những thông tin mới nhất cho học sinh, qua đó giúp các em hứng thú hơn trong học tập và cũng nâng cao hiệu quả trong việc dạy học của bộ môn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Về phía giáo viên:
Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy: hiện nay giáo viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn bài và lên lớp. Tuy vậy muốn áp dụng triệt để thì cần có những biện pháp cụ thể, trong đó xây dựng câu hỏi là hết sức quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng câu hỏi, nhiều giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, đôi khi chưa sát với đối tượng học sinh. Không kích thích được năng lực tự lực, tự sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó, mới, làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Kiến thức về Địa lí kinh tế - xã hội luôn thay đổi, nếu gv chỉ dập khuôn máy móc theo SGK thì chưa phản ánh đúng, đủ tình hình phát triển của các quốc gia và khu vực. Từ đó việc yêu cầu hs liên hệ với nền kinh tế - xã hội nước nhà sẽ gặp nhiều khó khăn. Đồng thời việc cập nhật các số liệu mới của nhiều gv còn chưa kịp thời, đang còn sử dụng những số liệu cũ từ năm 2005 mà nhiều số liệu này không còn hợp với tình hình hiện tại.
Tôi ví dụ như: trước năm 2013 Nhật Bản là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế giới thì đến sau năm 2013 lại tụt xuống vị trí thứ 3 (sau Hoa Kì và Trung Quốc)
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức Địa lí.
Đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế là do một trong các lý do sau: thời gian không còn đủ, phần liên hệ được coi là phần phụ, giáo viên ít có kỹ năng thực tế, việc truy cập các số liệu mới còn hạn chế...
* Về phía học sinh 
Khi được hỏi “Các em có thường hay xem tin tức thời sự không?” thì trên 95% các em HS được hỏi đều trả lời “không”, ngay cả việc nắm bắt thông tin của địa phương các em cũng đang còn nhiều hạn chế.
Một số học sinh còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt kiến thức bộ môn Địa lí của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm, quy luật, hiện tượng một cách máy móc. Học sinh chưa biết và vận dụng chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên các em hay nhàm chán. Các em mới chỉ hiểu và nắm được kiến thức SGK, còn phần mở rộng thì hạn chế nhiều, đặc biệt là đối với những kiến thức kinh tế - xã hội lại liên tục thay đổi.
Qua quá trình điều tra khảo sát HS lớp 11 trường THPT Thọ Xuân 4 trong học kỳ I năm học 2015 - 2016 tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
SL
học sinh
Rất thích học
Bình thường
Không thích học
SL
%
SL
%
SL
%
11A1
46
12
13,2 
22
47,8
12
26,1
11A2
36
6
16,7
20
55,6
10
27,7
11A3
45
10
22,2
20
65,8
15
21,0
11A4
48
5
26,1
25
44,5
18
33,3
11A5
42
8
19,1
18
42,8
16
38,1
11A6
40
6
15,0
19
47,5
15
37,5
Tổng
257
47
18,3
124
48,2
86
33,5
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp 
Để thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng môn Địa lí đòi hỏi người giáo viên không chỉ bám sát kiến thức chuẩn và kỹ năng để thiết kế bài giảng sao cho đạt được các yêu cầu cơ bản cung cấp tối thiểu lượng thông tin cần thiết mà còn phải hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Từ việc liên hệ thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội, những biến đổi của tự nhiên liên quan đến nội dung bài giảng, giáo viên vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh vừa tạo cơ hội và điều kiện cho các em được tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức, tự trình bày vốn hiểu biết đã có của mình để xây dựng bài học với tinh thần và thái độ học tập tốt.
	Khi đánh giá kết quả và thành tích học tập của học sinh, khâu liên hệ thực tiễn những vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội tuy chưa phải là khâu tối ưu trong phương pháp giảng dạy, những lại là khâu rất cần thiết giúp giáo viên đánh giá chính xác hơn ưu điểm của từng học sinh, khắc phục lối học tủ, học vẹt làm giảm vai trò tích cực, chủ động và tự luận của học sinh trong quá trình học tập. Từ đó giúp giáo viên nắm được mức độ phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong lớp giúp giáo viên tự điều chỉnh và hoàn thiện phương pháp truyền giảng sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh nhằm nâng cao khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức của các em học sinh sau mỗi bài học.
Trong quá trình dạy học, để vận dụng liên hệ thực tế kiến thức tự nhiên, kinh tế - xã hội thế giới tôi đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Thu thập thông tin: Giáo viên và học sinh sưu tầm tư liệu thực tế qua sách báo, tranh ảnh, chọn lọc thông tin qua mạng ôn lại những kiến thức đã học, giúp học sinh tiếp thu được những thông tin cần thiết về các vấn đề địa lí cần học.
Bước 2. Xử lí thông tin: Thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết.
Bước 3. Vận dụng: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài hơn.
Trong giới hạn đề tài nghiên cứu này tôi xin đưa ra một số giải pháp để vận dụng liên hệ kiến thức thực tế trong quá trình giảng dạy phần Địa lí Khu vực và quốc gia, chương trình sgk 11 cơ bản
* Phương pháp trần thuật: 
 	Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Ví dụ: Gv kể chuyện cho học sinh về 1 số chính sách dân số kì quặc trên thế giới: 
- Năm 2012, Đài Loan công bố kế hoạch mà theo đó, chính quyền sẽ trợ cấp cho các công ty lớn để họ tổ chức “ngày hẹn hò” cho nhân viên.
- Đầu năm 2014, chính phủ Nhật Bản quyết định chi 30 triệu USD vào chương trình hẹn hò và ghép đôi cho thanh niên. Kết quả, họ bơm hàng tỷ yên vào các sáng kiến như konkatsu, chương trình do chính phủ tổ chức để giới trẻ gặp gỡ vì mục đích kết hôn và sinh con. Một số chính quyền địa phương thành lập cơ quan hẹn hò. Tỉnh Ibaraki thậm chí còn khuyến khích những người độc thân tự nguyện đăng ký thông tin cá nhân vào kho dữ liệu chung để nhân viên chính phủ giúp họ tìm bạn đời thích hợp.
- Gần đây, chính phủ Singapore chi 1,5 tỷ USD vào các biện pháp nhằm cải thiện tỷ lệ sinh thông qua mọi phương tiện cần thiết. Họ đầu tư một phần ngân sách vào các phim hoạt hình giáo dục cung cấp lời khuyên về cách tán tỉnh và tránh tình huống khó xử khi hẹn hò. Chính quyền địa phương cũng phát “sổ tay hẹn hò” cho phụ nữ độc thân. Ngoài việc tuyên truyền công khai, người ta đồn rằng Singapore còn sử dụng các biện pháp tinh vi hơn để tăng tỷ lệ mang thai. Theo BBC, thời gian gần đây, Ủy ban Tái phát triển Đô thị đã ra lệnh cấm các công ty xây dựng thiết kế kiểu căn hộ dành cho người độc thân. Thay vào đó, họ sẽ xây dựng những căn hộ dành cho gia đình hoặc hai người. Các nhà chức trách hy vọng không gian sống rộng sẽ thúc đẩy chủ nhà nhanh chóng tìm người ở chung.
- Trong khi đó luật pháp Quatar lại quy định những người mang thai ngoài giá thú phải ngồi tù đến một năm.
* Phương pháp giảng giải: 
 	Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. Giáo viên nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về tự nhiên, về những biến động kinh tế, xã hội.
Ví dụ: Vì sao Nhật Bản thường hay xảy ra động đất, sóng thần
* Phương pháp vấn đáp: 
 GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi, GV trả lời.
Ví dụ: Vì sao các nước Đông Nam Á phải thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
* Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
 	Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy. Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Ví dụ 1: khi dạy về hậu quả chính sách dân số của Trung Quốc, gv cho hs xem ảnh:
Hình ảnh mô phỏng nguy cơ khủng hoảng dân số già ở Trung Quốc
Ví dụ 2: Khi giới thiệu về Liên minh châu Âu (EU) gv cho hs giới thiệu một số hình ảnh sau:
GV đặt câu hỏi: Những hình ảnh trên phản ánh vấn đề gì?
Trả lời: Đây là hình ảnh phản ánh về làn sóng nhập cư vào châu Âu. Theo báo cáo chính thức từ Eu, khoảng 1 triệu người đã vượt biển để tới châu Âu trong năm 2015. Số người không thể hoàn tất cuộc hành trình và bỏ mạng trên biển chưa được thống kê.
* Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề:
	Giáo viên đưa ra một vấn đề và yêu cầu cả lớp giải quyết hoặc học sinh tự nêu ra vấn đề và cả lớp cùng giải quyết. 
Ví dụ: Tại sao người nhập cư lại đổ xô tới châu Âu? Hoặc Tại sao người ta gọi Châu Âu là “miền đất hứa”?
* Phương pháp động não: 
 	Khái niệm: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó.
Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm.
Ví dụ: Tại sao lại là Nhật Bản mà không phải Mỹ, hay một đất nước khác? Yếu tố nào, kinh tế, chính trị hay điều gì đã đưa Nhật Bản trở thành cái tên gắn liền với công nghệ điện tử?
* Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành 
Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đó học vào thực tế 
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
TÌNH HÌNH DÂN SỐ NHẬT BẢN, THỜI KÌ 1960 – 2014 
Đơn vị: Triệu người
Năm
1960
1970
1980
1990
2000
2005
2014
Dân số
94, 05
104,34
116,78
123,53
126,87
127,77
126,16
(Nguồn: Bộ Nội vụ Nhật Bản)
Qua bảng số liệu hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi dân cư Nhật Bản trong giai đoạn 1960 - 2014
2.3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
a. Vận dụng kiến thức thực tiễn thay cho lời giới thiệu bài giảng mới.
Tiết học có gây sự chú của học sinh hay không nhờ vào người giáo viên rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta đặt ra một tình huống thực tiễn và yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ‎ của học sinh trong tiết dạy.
Ví dụ 1: khi dạy bài 7. Liên minh châu Âu (EU), gv mở bài bằng cách đặt câu hỏi: “năm 2015 Eu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng “kép”, theo em đó là những cuộc khủng hoảng nào?”
Trả lời: năm 2015 EU phải đối mặt với cuộc khủng hoảng “kép”, đó là vấn đề nợ công xảy ra ở Hi Lạp và cuộc di cư lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới II.
Ví dụ 2: khi giới thiệu về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bài 11. Khu vực Đông Nam Á, gv mở bài bằng câu hỏi: Em hãy kể tên các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia?
Trả lời: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996, năm 1996 tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
Ví dụ 3: Khi giới thiệu về Kinh tế của khu vực Đông Nam Á (bài 11. Tiết 2)  gv đặt câu hỏi: Năm 2015, khu vực Đông Nam Á có những sự kiện lớn nào về kinh tế, tài chính?
Trả lời: Năm 2015, trong khu vực có 3 sự kiện lớn về kinh tế, tài chính: đó là việc kí kết thành công Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Nhưng AEC được coi là sự kiện nổi bật nhất, vì đây là thị trường có quy mô dân số lớn thứ 3 trên thế giới (630 triệu), và đứng thứ 7 thế giới về GDP (3 nghìn tỷ USD).
Hoặc gv có thể cho hs xem tranh ảnh, video thay cho lời giới thiệu mở bài:
Những hình ảnh trên cho ta biết đến quốc gia nào?
b. Vận dụng liên hệ các vấn đề thực tiễn trong quá trình dạy học bài mới
Bằng việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, GV vận dụng liên hệ các vấn đề kinh tế - xã hội vào trong nội dung bài học mà chương trình sgk chưa kịp cập nhật. Thông qua việc liên hệ giúp HS hiểu được những biến động về tình hình kinh tế, văn hóa, dân cư cuả thế giới, từ đó các em có thể vận dụng vào tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như của địa phương, tạo tiền đề cho việc học tập kiến thức của chương trình Địa lí 12 năm sau.
Hoặc GV có thể vận dụng liên hệ thực tế thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. 
Ví dụ 1: Trong bài 8. Liên bang Nga, tiết 2. Kinh tế, gv giải thích cho Hs thấy được sự suy giảm của nền kinh tế Nga trong năm 2015:
Đó là do tác động tiêu cực của giá dầu giảm sâu kéo dài và do lệnh cấm vận của phương Tây
Ví dụ 2: Khi tìm hiểu những khó khăn về tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản GV kể tên một số trận động đất, sóng thần lớn ở Nhật Bản xảy ra gần đây, như: 
- Thảm họa động đất – sóng thần với cường độ 9,0 richter xảy ra ở Tohoku ngày 11/3/2011.
- 30/5/2015 trận động đất mạnh 8,5 độ Richter đã xảy ra ở khu vực ngoài khơi quần đảo Ogasawara, phía nam Tokyo Nhật Bản và có độ sâu 590 km, làm rung lắc nhiều tòa nhà ở Tokyo nhưng không gây ra cảnh báo sóng thần.
- 14/4/2016 ở tỉnh Kumamoto, trung tâm đảo Kyushu, phía tây nam Nhật Bản đã xảy ra trận động đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_thuc_te_vao_mot_so_bai_day_dia_li_11.doc