SKKN Sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” trong dạy học qua bài 3 – Địa lí 11 (cơ bản)

SKKN Sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” trong dạy học qua bài 3 – Địa lí 11 (cơ bản)

 Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy và học ở trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp sẽ giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp làm cho việc học trở nên có ý nghĩa hơn so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.

 Dạy học tích hợp trong Địa lí là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng của các phân môn của Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội vào việc nghiên cứu tổng hợp môn Địa lí. Mặt khác tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức kỹ năng của các môn học có liên quan như Toán học, Vật lí, Hóa học, Văn học, Âm nhạc, vào việc dạy Địa lí giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Việc dạy học Địa lí có sự tích hợp- trong Địa lí có Văn học, có kỹ năng tính toán, có kiến thức Vật lí, Hóa học, có văn hóa âm nhạc, hội họa, có giá trị thẩm mỹ. Vì vậy dạy tích hợp các môn học vào môn Địa lí sẽ làm cho bài học Địa lí mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh. Các em không chỉ hiểu mà còn biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đó là vấn đề đặt ra đôi với mỗi giáo viên Địa lí.

 Do đó tích hợp liên môn trong giảng dạy Địa lí không còn là vấn đề đơn thuần, mà nó trở thành nhiệm vụ của mỗi ai đã, đang và sẽ là giáo viên môn Địa lí trong nhà trường.

 Đối với học sinh, đặc biệt là những học sinh có năng lực tư duy tốt thì tích hợp các kiến thức tự nhiên, xã hội, vào môn Địa lí sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú với bài học hơn, hiểu bài hơn và mỗi giờ học sẽ không còn cảm giác tẻ nhạt đối với cả cô và trò.

Vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Tích hợp liên môn trong dạy học phần Địa lí tự nhiên - Địa lí 10-Trung học phổ thông”.

 

doc 17 trang thuychi01 15894
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” trong dạy học qua bài 3 – Địa lí 11 (cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế Thế giới. Sự thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt là nguồn lực con người. Do vậy, để phát huy tối đa nguồn lực này, đồng thời có thể đáp ứng được những yêu cầu của đất nước trong thời kì đổi mới và hội nhập, đòi hỏi hệ thống giáo dục nước nhà phải không ngừng đổi mới. Trong định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục thời kì đổi mới đất nước cũng nêu rõ “tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo...”
Để đáp ứng yêu cầu của đất nước nói chung và nền giáo dục nước nhà nói riêng, luật giáo dục năm 2005 đã qui định tại điều 2: Mục tiêu đầu tiên của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khỏe, năng lực, trí tuệ, biết vận dụng xử lí linh hoạt và thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội... Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Luật giáo dục nhấn mạnh “sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực” và đề ra: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên [2]. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, kĩ thuật dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Việc người dạy sử dụng những phương pháp, những kĩ thuật dạy học phù hợp với mục tiêu giáo dục đang là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi người dạy phải đảm bảo học sinh trở thành trung tâm của quá trình nhận thức, giáo viên trở thành người hướng dẫn cho học sinh tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, đa phần giáo viên đã cố gắng đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng nhiều phương pháp dạy học mới vào giảng dạy, nhiều kĩ thuật dạy và học theo hướng tích cực được nghiên cứu triển khai và áp dụng, tạo điều kiện để học sinh tích cực học tập, được nói nhiều hơn, được làm việc nhiều hơn, học sinh đã tích cực thực hiện nhiệm vụ theo sự điều khiển của giáo viên... Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều đồng nghiệp và đánh giá một cách nghiêm túc hiệu quả dạy và học theo hướng tích cực ở nhiều trường, nhiều môn học chưa thật sự cao, đôi khi còn mang tính hình thức, dập khuôn máy móc, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh. Thậm chí nhiều giáo viên còn dè dặt trong việc nghiên cứu và sử dụng các kĩ thuật dạy học mới, chưa thực sự thông hiểu và nghiệp vụ triển khai kĩ thuật còn lúng túng. Để áp dụng các kĩ thuật trong dạy học đạt hiệu quả cao, tích cực hóa học sinh, ngoài việc tuân thủ các qui trình mang tính đặc trưng của kĩ thuật dạy học còn đòi hỏi sự thuần thục, linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Điều này không phải giáo viên nào, trường nào cũng đã làm tốt.
Mục 1.1: Đoạn “ngày nayphương pháp giáo dục đòa tạo” do tác giả tự viết ra; đoạn “mục tiêu vươn lên” tác giả tham khảo từ TLTK số 2; đoạn tiếp theo do tác giả viết ra.
Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế trên, giải pháp của tôi là sử dụng một số kĩ thuật dạy và học tích cực đã được triển khai trong các nhà trường thông qua chương trình dự án “Việt – Bỉ” vào các tình huống, các hoạt động cụ thể. Thực tế bản thân đã áp dụng nhiều kĩ thuật dạy và học tích cực vào các giờ học, trong đó có kĩ thuật khăn phủ bàn, tôi nhận thấy việc sử dụng tốt các kĩ thuật dạy học đã đem lại hiệu quả cao trong dạy và học, góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Dựa trên kinh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình giảng dạy, trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học qua bài 3 – Địa lí 11” (Cơ bản). Mặc dù đề tài chỉ nghiên cứu một kĩ thuật dạy học nhỏ nhưng theo tôi là quan trọng và cấp thiết vì sự thành công của một phương pháp dạy học mang bình diện vĩ mô cần có sự đóng góp của các kĩ thuật dạy học mang bình diện vi mô.
1.2. Mục đích của đề tài:
- Rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường tính độc lập, chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cá nhân học sinh.
- Tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, kích thích thúc đấy sự tham gia tích cực của học sinh trong các giờ học.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
- Nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy và học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập và trách nhiệm của học sinh trong học tập môn địa lí qua bài 3 – Địa lí 11 và ứng dụng tại các lớp 11A5, 11A6 năm học: 2016 – 2017 của trường THPT Yên Định 2, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin, phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản về dạy và học tích cực:
2.1.1.1. Thực trạng dạy học:
Ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhiều thành tựu đã ra đời trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, hệ thống giáo dục của nhân loại nói chung và nước ta nói riêng cũng đặt ra nhiều yêu cầu cần đổi mới.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta lại đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy và học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng. Để thực hiện các yêu cầu đó, giáo dục Việt Nam đã trải qua các cuộc cải cách với nhiều thành tựu. Tuy nhiên, vẫn còn không ít tồn tại cần từng bước khắc phục, việc dạy và học ở nhiều trường vẫn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, chạy theo thành tích do vậy việc dạy học phần nhiều vẫn còn thiên về lí thuyết, xa rời thực tiễn, truyền thụ một chiều, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học [1]. 
2.1.1.2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực
* Những đòi hỏi từ sự phát thiển của xã hội
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngày nay kiến thức không còn là tài sản riêng của trường học bởi học sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin, mà còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học, là phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả. Vì vậy, đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là phải đổi mới cách dạy và học để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
* Những đòi hỏi từ sự phát triển kinh tế
Nghị Quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra: Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước Công nghiệp hiện đại. Để thực hiện nhiệm vụ trên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi nước ta cần có nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có kiến thức và năng lực giải quyết các vấn đề. Muốn vậy phải đầu tư cho giáo dục, giáo dục phải không ngừng đổi mới, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy và học để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
- Ở mục 2.1.1.1: Đoạn “Ngày nay cần đổi mới” do tác giả rự viết ra; đoạn tiếp theo “trước đòi hỏicho người học” tác giả tham khảo từ TLTK số 1
- Tương tự ở mục 2.1.1.2: Tác giả tham khảo nguyên văn từ tài liệu tham khảo số 1
* Những đòi hỏi khi tính đến đặc điểm tâm – sinh lí của người học:
Ngày nay, công nghệ số có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống xã hội của học sinh. Mạng Internet toàn cầu, điện thoại di động, truyền thông đa phương tiện đang ngày càng có ảnh hưởng đến sự truyền đạt thông tin. Học sinh ngày nay thu lượm thông tin rất nhanh và chia sẻ thông tin trong xã hội với tốc độ chóng mặt. Việc sử dụng công nghệ mới khiến trẻ có khả năng giải quyết vấn đề và xử lí nhiều thông tin cùng một lúc. Tuy nhiên, mỗi học sinh có phong cách học khác nhau. Nếu dạy học không quan tâm đến đặc điểm của người học mà chỉ truyền thụ một chiều thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu của người học, người học sẽ thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Do đó cần phải thay đổi từ dạy học thụ động sang dạy học chủ động. Muốn vậy, một trong những yếu tố quan trọng là quan tâm đến phong cách người học – tức dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh [1].
2.1.2. Một số kĩ thuật dạy và học tích cực: 
2.1.2.1. Một số kĩ thuật dạy học tích cực chủ yếu:
- Theo “Dạy và Học Tích Cực” của Dự án Việt – Bỉ, phương pháp dạy học có thể chia 3 cấp độ:
+ Cấp độ vĩ mô – Quan điểm dạy học: Là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của phương pháp dạy học
+ Cấp độ trung gian – Phương pháp dạy học cụ thể: Là những cách thức, con đường dẫn tới mục tiêu của bài học.
+ Cấp độ vi mô – Kĩ thuật dạy học: Là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống/hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một số nhiệm vụ/nội dung cụ thể.
- Một số kĩ thuật dạy học tích cực chủ yếu:
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi.
+ Kĩ thuật khăn phủ bàn.
+ Kĩ thuật học tập hợp tác.
+ Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực.
+ Kĩ thuật mảnh ghép.
+ Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
+ Kĩ thuật “KWL” [1].
2.1.2.2. Kĩ thuật khăn phủ bàn:
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.
* Mục tiêu: 
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
* Tác dụng đối với học sinh:
- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau.
- Rèn luyện kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.
- Ở mục 2.1.2.1: Tác giả tham khảo nguyên văn từ tài liệu tham khảo số 1
- Tương tự ở mục 2.1.2.2: Tác giả tham khảo nguyên văn từ tài liệu tham khảo số 1
- Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác.
- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
- Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
- Nâng cao hiệu quả học tập.
* Cách tiến hành:
- Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0.
- Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ: 4 người hoặc 8 người/nhóm). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi/nhiệm vụ theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.
- Giáo viên theo dõi, điều khiển, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm.
- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn phủ bàn”. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác tham gia phản hồi góp ý kiến, giáo viên nhận xét kết luận [1].
Sơ đồ kĩ thuật “khăn phủ bàn”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
- Ở mục 2.2: Do tác giả tự viết ra
Khảo sát thực tế qua nhiều năm giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp của bản thân cũng như ý kiến đóng góp của đồng nghiệp cho thấy: Việc dạy học các môn ở trường phổ thông nói chung và môn địa lí nói riêng, giáo viên đã có nhiều cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy và học, tạo điều kiện để học sinh chủ động tích cực học tập, được nói nhiều hơn, được làm việc nhiều hơn, thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân rõ ràng hơn. Đặc biệt, học sinh đã được làm quen nhiều với phương pháp dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm hay thảo luận nhóm) bởi phương pháp này được triển khai khá phổ biến ở nhiều môn học. Mặc dù vậy, phương pháp này chưa thật sự đem lại hiệu quả do một số hạn chế sau đây:
- Thứ nhất: Do không gian lớp học, lớp đông học sinh, phòng học hẹp, khó tổ chức.
- Thứ hai: Do quỹ thời gian, cần nhiều thời gian cho thảo luận nhưng giờ học chỉ có 45 phút.
- Thứ ba: Nếu không tổ chức tốt, một số thành viên trong nhóm có tính tự giác chưa cao, thường thụ động, hay ỷ lại, trông chờ, “nghỉ ngơi” như người ngoài cuộc hoặc như một quan sát viên (nhất là học sinh yếu) vì đã có một số thành viên tích cực làm việc, một số học sinh giỏi đại diện nhóm thảo luận, trình bày báo cáo kết quả.
Những hạn chế trên ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả dạy và học, đặc biệt là hạn chế thứ ba. Bản thân tôi đã nhiều năm sử dụng phương pháp dạy học hợp tác cho các đối tượng học sinh ở cả lớp mũi nhọn và lớp thường, tôi nhận thấy đây là phương pháp dạy học tích cực dễ áp dụng với nhiều ưu điểm như:
+ Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh: học sinh được chủ động tham gia, được bày tỏ ý kiến, quan điểm, được tôn trọng
+ Nâng cao hiệu quả học tập.
Tuy nhiên, trong dạy học hợp tác (theo nhóm), nếu tổ chức không tốt, không khắc phục được những hạn chế của nó sẽ mất nhiều thời gian và hiệu quả học tập không cao, không giữ được trật tự lớp học.
2.3. Giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 
Để góp phần khắc phục những tồn tại trên, trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học tôi mạnh dạn chọn giải pháp “Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học qua bài 3 – Địa lí 11’’ ở trường THPT Yên Định 2 năm học 2016 – 2017.
* Kĩ thuật này có vai trò:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia chủ động, tích cực của học sinh.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
* Kĩ thuật này có tác dụng và hiệu quả đối với học sinh:
- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau.
- Rèn luyện kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.
- Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác.
- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
- Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
- Nâng cao hiệu quả học tập [1].
* Sáng kiến kinh nghiệm cụ thể: 
 “Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn trong dạy học qua bài 3 – Địa lí 11” tại các lớp 11A5, 11A6 Trường THPT Yên Định 2 năm học 2016 – 2017.
- Ở mục 2.3: Đoạn để góp phần 2016 – 2017” do tác giả tự viết ra; đoạn “kĩ thuật này có vai tròhiệu quả học tập” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1
Thiết kế giáo án 
ĐỊA LÍ 11 - BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Giải thích được bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của Thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
2. Kĩ năng:
- Thu thập và xử lí thông tin, viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu.
- Phân tích biểu đồ, các bảng số liệu và liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
Nhận thức được việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cần có sự đoàn kết và hợp tác tham gia của toàn nhân loại (tất cả các cá nhân).
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản đồ: năng lực sử dụng số liệu thống kê; Năng lực khảo sát thực tế.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Một số hình ảnh về dân số, biểu đồ dân số từ đầu Công nguyên và dự báo đến năm 2050, Bảng tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm.
- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên Thế giới và ở Việt Nam 
- Một số hình ảnh về sự suy giảm đa dạng sinh vật (tê giác 2 sừng, vượn tay trắng gần như đã tuyệt chủng ở Việt Nam).
- Một số tin, ảnh về xung đột, chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên Thế giới.
- Phiếu học tập, máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có nội dung các kịch bản về biến đổi khí hậu ở Thế giới và Việt Nam.
- Đọc trước nội dung bài học ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế?
- Ở mục 2.3: Mục thiết kế giáo án do tác giả tự viết ra trên cơ sở tham khảo các TLTK số 3, 4, 5, 6 
3. Các hoạt động học tập:
Khởi động: 
- Giáo viên cho học sinh viết ra giấy nháp những vấn đề cần quan tâm hiện nay của nhân loại. Có thể chuẩn bị thêm câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao em lại chọn những vấn đề cần quan tâm đó. Học sinh thực hiện. Giáo viên lấy một vài bài trả lời của học sinh để chốt hoạt động.
- Ngày nay bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kĩ thuật, về kinh tế- xã hội, bên cạnh xu hướng Toàn cầu hóa và Khu vực hóa, nhân loại đang phải đối mặt với một số vấn đề chung – là những thách thức mang tính toàn cầu, chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cần sự hợp tác chung sức của toàn nhân loại để giải quyết như vấn đề dân số, môi trường, chiến tranh Đó chính là những vấn đề mang tính toàn cầu, cũng là nội dung chính của bài học hôm nay.
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề dân số
Hình thức: Nhóm
- Bước 1: Giáo viên chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 8 người), phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0. Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.
- Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm (3 nhiệm vụ), trước tiên là các cá nhân làm việc trong 4 phút. Mỗi cá nhân làm việc độc lập, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi/nhiệm vụ theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.
+ Nhiệm vụ 1: Đọc sách giáo khoa mục I.1, kết hợp phân tích bảng 3.1 và yêu cầu học sinh so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nước đang phát triển với các nước phát triển và toàn Thế giới qua các thời kì. Nêu đặc điểm phân bố, nguyên nhân, biểu hiện của bùng nổ dân số? 
+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các hệ quả của thảm họa bùng nổ dân số đối với tự nhiên và kinh tế- xã hội.
+ Nhiệm vụ 3: Đọc sách giáo khoa mục 2, kết hợp phân tích bảng 3.2 và yêu cầu HS so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước đang phát triển với các nước phát triển. Nêu đặc điểm phân bố, nguyên nhân, biểu hiện của già hóa dân số? Gìa hóa dân số gây ra hậu quả gì về mặt kinh tế- xã hội?
Bước 3: Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn phủ bàn”.
Bước 4: Giáo viên cho đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác tham gia phản hồi góp ý kiến, giáo viên nhận xét phần trình bày của học sinh và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm, bổ sung liên hệ với chính sách dân số ở Việt Nam và chốt kiến thức, học sinh ghi bài vào vở.
- Giáo viên nhấn mạnh việc chi trả phúc lợi cho n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ki_thuat_khan_phu_ban_trong_day_hoc_qua_bai_3_d.doc
  • docbìa phụ lục.doc
  • docBìa SKKN- Địa lí- Lê Thị Thanh Vân.doc
  • docdanh mục sáng kiến kinh nghiệm.doc
  • docMục lục.doc
  • docPhụ Lục.doc
  • docTài liệu tham khảo.doc