Tích hợp lịch sử, ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân trong dạy học ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương lớp 11 - THPT tại đền Trần (Hà dương - Hà trung - Thanh Hóa)

Tích hợp lịch sử, ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân trong dạy học ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương lớp 11 - THPT tại đền Trần (Hà dương - Hà trung - Thanh Hóa)

Dạy học tích hợp là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Các chủ đề, bài học tích hợp có tính thực tiễn sinh động hấp dẫn với học sinh. Trong quá trình dạy học hiện nay, đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh rất được chú trọng trong các trường phổ thông. Môn Lịch sử ở trường phổ thông là nặng về ghi nhớ các sự kiện, học sinh không nhớ hết được các sự kiện xảy ra như thế nào? Dạy học tích hợp học sinh không phải ghi nhớ máy móc các mốc thời gian, sự kiện, nhân vật. Trong các năm học gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các trường học phổ thông tiếp tục dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, làm phong phú thêm nội dung bài học. Từ đó giúp các em hứng thú, yêu thích học tập bộ môn, hiểu sâu sắc nội dung bài học.

Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân trong dạy học Lịch sử địa phương lớp 11 ở đền Trần - Hà Trung nhằm phát triển năng lực học tập, học sinh không phải học nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, không gây quá tải, nhàm chán, học sinh có sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn. Trong quá trình dạy học tích hợp liên môn ở trường Trung học phổ thông giáo viên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm của mình góp phần vào sự nghiệp đổi mới của giáo dục hiện nay.

 

doc 22 trang thuychi01 6303
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích hợp lịch sử, ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân trong dạy học ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương lớp 11 - THPT tại đền Trần (Hà dương - Hà trung - Thanh Hóa)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP LỊCH SỬ, NGỮ VĂN, ĐỊA LÝ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG DẠY HỌC NGOẠI KHÓA THỰC ĐỊA LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 11 - THPT TẠI ĐỀN TRẦN 
(HÀ DƯƠNG - HÀ TRUNG - THANH HÓA)
Người thực hiện: Lê Thị Liễu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học tích hợp là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Các chủ đề, bài học tích hợp có tính thực tiễn sinh động hấp dẫn với học sinh. Trong quá trình dạy học hiện nay, đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh rất được chú trọng trong các trường phổ thông. Môn Lịch sử ở trường phổ thông là nặng về ghi nhớ các sự kiện, học sinh không nhớ hết được các sự kiện xảy ra như thế nào? Dạy học tích hợp học sinh không phải ghi nhớ máy móc các mốc thời gian, sự kiện, nhân vật. Trong các năm học gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các trường học phổ thông tiếp tục dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, làm phong phú thêm nội dung bài học. Từ đó giúp các em hứng thú, yêu thích học tập bộ môn, hiểu sâu sắc nội dung bài học.
Dạy học tích hợp liên môn Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân trong dạy học Lịch sử địa phương lớp 11 ở đền Trần - Hà Trung nhằm phát triển năng lực học tập, học sinh không phải học nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, không gây quá tải, nhàm chán, học sinh có sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn. Trong quá trình dạy học tích hợp liên môn ở trường Trung học phổ thông giáo viên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm của mình góp phần vào sự nghiệp đổi mới của giáo dục hiện nay.
Môn Lịch sử ở trường THPT là môn học rất khó, tâm lí các em ngại học. Điểm thi môn Lịch sử là rất thấp (thấp hơn so với môn Địa lý và Giáo dục công dân). Trong quá trình dạy học giáo viên phải có sự kết hợp linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức học tập sao cho có hiệu quả, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, gây tâm lý căng thẳng, áp lực đối với học sinh, tạo tâm lý thoải mái, vui tươi trong quá trình học tập bộ môn theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, phối kết hợp với các môn học khác, giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp với môi trường bên ngoài phát triển toàn diện hơn, giờ học Lịch sử không còn khô khan, không phải là học thuộc lòng, học vẹt nữa. Học sinh không phải là học lý thuyết một chuỗi thiên về sự kiện, hiện tượng, nhân vật nữa. Các em sẽ mạnh dạn trình bày trước đám đông khi trình bày ý kiến, hay nội dung học tập của mình, giúp cho học sinh hứng thú hơn trong giờ học Lịch sử.
Thế hệ trẻ ngày nay không hiểu rõ về lịch sử dân tộc, lịch sử quê hương mình. Đa số học sinh quan niệm học Lịch sử không phát triển tư duy sáng tạo, nên không cần học tập nhiều. Ngay trên địa bàn huyện Hà Trung có di tích lịch sử quốc gia đền thờ Trần Hưng Đạo, nhiều em rất mơ hồ không hiểu được vì sao lại có di tích đó, di tích đó gắn với vai trò của nhân vật lịch sử nào trong kháng chiến chống xâm lược? Xuất phát từ lí do trên, trong học kì 2 năm học 2018 - 2019 tôi áp dụng dạy học ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương “Tích hợp Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân trong dạy học ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương lớp 11 - THPT tại đền Trần - Hà Dương - Hà Trung - Thanh Hóa” nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, yêu đất nước, giáo dục tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm, học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử quê hương mình, góp phần nâng cao ý thức dân tộc, lòng tự hào dân tộc, giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị truyền thống lịch sử của cha ông ta để lại.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh hiểu rõ lịch sử dân tộc, lịch sử quê hương mình, học sinh được học tập tại thực địa ở đền Trần - Hà Dương - Hà Trung có sự nhìn nhận khái quát, tổng thể về di tích đền Trần. 
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về thời đại nhà Trần ở thế kỉ XIII. Trần Hưng Đạo cùng với quân dân nhà Trần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Để tưởng nhớ công ơn người anh hùng dân tộc, triều đình và nhân dân lập đền thờ ông ở khắp nơi, ở Thanh Hóa có một số nơi thờ ông, nơi thờ chính là đền Trần ở làng Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu “Tích hợp Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân trong dạy học ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương lớp 11 - THPT tại đền Trần - Hà Dương - Hà Trung - Thanh Hóa”.
- Đối tượng áp dụng đề tài nghiên cứu: Có thể áp dụng cả 3 khối (10, 11, 12). Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi áp dụng dạy học sinh khối 11 (lớp 11A, 11H) - Trường THPT Hà Trung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu tài liệu.
- Tiến hành khảo sát thực địa có liên quan đến nội dung dạy học ngoại khóa thực địa ở đền Trần - Hà Dương - Hà Trung - Thanh Hóa.
1.5. Những điểm mới của đề tài
Là năm đầu tiên tôi áp dụng dạy học ngoại khóa thực địa ở di tích lịch sử đền Trần - Hà Dương - Hà Trung. Học sinh được học tại thực địa, được quan sát, được khám phá, tìm hiểu những điều mình chưa biết. Các em được trải nghiệm sáng tạo, được trình bày, thuyết minh về nội dung có liên quan đến bài học trước đám đông, giúp học sinh hứng thú, yêu thích, say mê học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
“Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử” luôn được đặt ra cấp thiết đối với giáo viên nhằm nâng cao chất lượng bài học, chất lượng bộ môn, phát triển năng lực học tập của học sinh là vấn đề cần thiết. Hiện nay đa số học sinh trong các trường phổ thông không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là cái đã qua không thể vận dụng vào thực tế. Dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Lịch sử, có tính sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề (bài học) tích hợp, học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ một cách máy móc, các chủ đề tích hợp làm cho các em không phải học lại nhiều lần cùng nội dung kiến thức các môn học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình môn Lịch sử ở trường THPT có tiết học về Lịch sử địa phương. Thực tế giáo viên dạy lý thuyết ở trên lớp là chủ yếu, học sinh nắm nội dung bài học sơ sài, hiểu bài một cách mơ hồ, không có hệ thống. Các em không hiểu được học Lịch sử địa phương là tìm hiểu về cái gì?(về cuộc khởi nghĩa, về cuộc kháng chiến, về di tích lịch sử, về các trận đánh tiêu biểu của nhân dân Thanh Hóa...). Vì thế việc nắm kiến thức học Lịch sử địa phương rất hời hợt, dẫn đến tâm lí học sinh ngại học, hoặc các em có tìm hiểu Lịch sử địa phương qua trang mạng, qua báo, đài... nhưng cũng không hiểu sâu sắc được nội dung bài học. Bởi vì Lịch sử là gắn liền với các sự kiện, nhân vật, thời gian, không gian cụ thể... Môn Lịch sử là môn học rất khó nhớ, tâm lí các em rất ngại học, các em học mang tính chất là “học vẹt”, học thuộc lòng là được, nhưng vẫn không hiểu rõ bản chất của sự kiện, hiện tượng đó là gì? Nhiều phụ huynh, học sinh “quay lưng” với môn Lịch sử, cho rằng đó là môn phụ, chỉ cần học thuộc lòng những gì ở trong bài học, hoặc ở trên lớp thầy cô dạy là được, không cần phát triển tư duy, lô gic. Từ đó tâm lí học sinh ngại học, không hứng thú việc học tập bộ môn. 
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, học sinh yêu thích môn học, hứng thú học tập, tạo niềm đam mê, đòi hỏi người dạy (giáo viên) phải đổi mới, sáng tạo nội dung, phương pháp học tập sao cho có hiệu quả, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em say mê, yêu thích môn học.
Ngay trên địa bàn huyện Hà Trung, nhiều em học sinh rất mơ hồ, không hiểu được di tích lịch sử đền Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo là ai? Ông có vai trò gì trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta? Học sinh không hiểu được vì sao ở Hà Trung lại có đền Trần, ở các tỉnh khác trên đất nước ta cũng có đền Trần?
Để đổi mới phương pháp học tập bộ môn, tránh sự trùng lặp những kiến thức đã học, trong học kì 2 năm học 2018 - 2019, tôi tiến hành dạy “Tích hợp Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân trong dạy học ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương lớp 11 - THPT tại đền Trần- Hà Dương - Hà Trung - Thanh Hóa”.
Đây là lần đầu tiên tôi tiến hành dạy học ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương ở đền Trần - Hà Dương - Hà Trung. Qua buổi học thực địa Lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu được nội dung bài học, thay đổi phương pháp dạy học, tạo niềm đam mê, hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn, các em được trải nghiệm sáng tạo, được tìm hiểu thực tế, được giao lưu học hỏi với các bạn trong lớp, hiểu được lịch sử dân tộc mà ông cha ta để lại. 
Khi bắt tay vào tìm hiểu, nghiên cứu Lịch sử địa phương đền Trần - Hà Dương - Hà Trung, bản thân tôi gặp rất nhiều khó khăn:
- Tài liệu, sách tham khảo về di tích lịch sử đền Trần rất ít, có thì cũng rất sơ sài, không cụ thể, không rõ ràng.
- Trong chương trình môn học Lịch sử - Lớp 10 có đề cập đến cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông (thế kỉ XIII) nhưng rất ít (chỉ có một gang tay).
- Bản thân tôi chưa hiểu hết được di tích lịch sử đền Trần - Hà Trung, chỉ hiểu qua các câu chuyện, qua sự kể lại của người dân địa phương.
- Là năm đầu áp dụng dạy ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương còn lúng túng, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Bên cạnh những khó khăn đó, tôi cũng có thuận lợi: 
- Ban quản lí đền Trần - Hà Dương - Hà Trung tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tìm hiểu, khảo sát, tiến hành dạy học thực địa ở đền Trần.
- Bản thân tôi cũng có sự cố gắng, nỗ lực, học hỏi đồng nghiệp ở trường xung quanh, học hỏi đồng nghiệp đã tiến hành dạy ngoại khóa thực địa.
- Giáo viên đã được tập huấn chuyên đề về dạy học tích hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức. 
- Trong những năm gần đây, giáo viên được tập huấn về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: phương pháp bàn tay nặn bột, kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án...
2.3. Giải quyết vấn đề
Như Bác Hồ nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Biết và hiểu lịch sử dân tộc là một điều không thể thiếu được đối với mỗi con người Việt Nam. Để làm được điều đó trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy sao cho có hiệu quả, “lấy học sinh làm trung tâm” của quá trình dạy học.
Để tiến hành dạy ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương có hiệu quả, giáo viên phải có kế hoạch, nội dung cụ thể như sau:
2.3.1. Lập kế hoạch cụ thể từ đầu năm học
- Lập kế hoạc dựa trên công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa gửi về các trường Trung học phổ thông.
Từ đó các trường triển khai cụ thể nội dung liên quan đến Lịch sử địa phương và có kế hoạch dạy cụ thể trong năm học.
- Nhóm bộ môn Lịch sử - Trường THPT Hà Trung trên cơ sở đó có sự đấu mối với nhau để thống nhất nội dung dạy Lịch sử địa phương
- Theo kế hoạch đã lập ra từ đầu năm học, tôi đã mạnh dạn tiến hành dạy ngoại khóa thực địa Lịch sử địa phương ở đền Trần - Hà Dương - Hà Trung.
2.3.2. Xác định khối dạy, lớp dạy, nội dung dạy, thời gian, địa điểm dạy Lịch sử địa phương
- Khối dạy: khối 11.
- Lớp dạy: 
+ Lớp 11A - Ban A - GVCN: Cô Trương Thị Nga.
+ Lớp 11H - Ban D - GVCN: Cô Lê Thị Liễu.
- Nội dung dạy: Tìm hiểu di tích lịch sử đền Trần Hưng Đạo (Kháng chiến chống Nguyên - Mông ở thế kỉ XIII - Chương trình môn Sử ở lớp 10).
- Thời gian: Sáng chủ nhật - Ngày 21 tháng 4 năm 2019.
(Từ 7h30 phút đến 10h).
- Địa điểm: Đền Trần - Hà Dương - Hà Trung - Thanh Hóa.
- Thành phần: 
+ Tổ Sử - Địa - GDCD.
+ Đại diện hội phụ huynh lớp 11A, 11H.
+ Các giáo viên trong trường.
+ GV dạy phụ trách chính trong buổi ngoại khóa: Cô Lê Thị Liễu (trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở hai lớp 11A, 11H).
Với kế hoạch này, tôi có thể áp dụng dạy học Lịch sử địa phương ở cả 3 khổi 10, 11, 12.
- Khối 10: Tôi định hướng cho học sinh hiểu được vùng đánh ở trận Thổ Khối - Hà Dương - Hà Trung. Vì sao Trần Hưng Đạo chọn Thổ Khối - Hà Dương là nơi dừng chân trong kháng chiến chống Nguyên - Mông ở thế kỉ XIII?
- Khối 11: 
+ Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của di tích lịch sử đền Trần.
+ Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về tôn giáo, tìm hiểu tín ngưỡng và lễ hội ở đền Trần.
- Khối 12: Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh về phát triển văn hóa du lịch ở quê hương mình.
Trong điều kiện thời gian có hạn, học kì 2 năm học 2018 - 2019 tôi mạnh dạn áp dụng ở khối 11 (thực nghiệm ở hai lớp 11A, 11H). Buổi học ngoại khóa thành công, tôi sẽ áp dụng nhân rộng dạy ngoại khóa thực địa môn Lịch sử cho học sinh ở khối 10, 11, 12 ở các năm học sau.
2.3.3. Giáo viên xác định thiết bị dạy học, tài liệu, tư liệu có liên quan đến học ngoại khóa thực địa ở đền Trần
- Thiết bị dạy học: máy trợ giảng, loa, micrô, máy quay phim, máy chụp ảnh.
- Tài liệu, tư liệu có liên quan đến ngoại khóa thực địa ở đền Trần (website lữ khách 24h, lễ hội, hatrung.gov.vn), ban quản lí đền, tư liệu truyền miệng, văn học địa phương Thanh Hóa, văn thuyết minh lớp 8 - THCS, địa lý địa phương Thanh Hóa, Sách giáo khoa lớp 12 môn Giáo dục công dân - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Giáo viên và học sinh khai thác kiến thức trên các cổng thông tin điện tử để viết bài thuyết minh có liên quan đến nội dung học ngoại khóa thực địa ở đền Trần. Sau đó giáo viên gửi cho học sinh tìm hiểu nội dung cụ thể có liên quan đến học ngoại khóa, học sinh gửi bài vào hộp thư cuả giáo viên (lethilieuht1@gmail.com) đế giáo viên góp ý, nhận xét nội dung bài của học sinh. Toàn bộ nội dung, mục tiêu cần đạt của bài học, thiết kế tiến trình bài học được giáo viên và học sinh thống nhất cao.
2.3.4. Xác định kiến thức, kĩ năng, giáo dục tư tưởng - tình cảm, định hướng phát triển năng lực cho học sinh
a. Kiến thức:
Giáo viên xác định kiến thức học sinh nắm được qua buổi ngoại khóa thực địa ở đền Trần như sau:
- Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? Bối cảnh lịch sử Đại Việt nửa sau thế kỉ XIII. Vì sao Trần Hưng Đạo chọn vùng đất Thổ Khối - Hà Dương là nơi lui quân ở thế kỉ XIII? Vì sao đền có giếng cổ?
- Nêu những hiểu biết của em về đền Trần - Hà Dương, và các ngôi đền Trần khác ở nước ta.
- Quá trình hình thành và phát triển đền Trần, quang cảnh xung quanh đền, đền thờ ai?
- Nêu nét khái quát về Trần Hưng Đạo. Vai trò của ông trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông ở thế kỉ XIII.
- Hiểu được tín ngưỡng, lễ hội ở đền Trần - Hà Dương - Hà Trung.
- Trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử đó.
b. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng tìm hiểu, sưu tầm, thu thập tài liệu, khai thác các hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học ở đền Trần - Hà Dương - Hà Trung.
- Phát triển kĩ năng tư duy, phân tích, giải thích, thảo luận nhóm, thuyết minh, liên hệ thực tế nội dung có liên quan đến bài học.
- Biết vận dụng kiến thức của các môn Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân để giải quyết vấn đề, hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
c. Tư tưởng - tình cảm:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân Thổ Khối - Hà Dương - Hà Trung.
- Từ đó học sinh có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị của di tích lịch sử đó.
d. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực khai thác bản đồ, kênh hình, đánh giá nhân vật lịch sử và giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, tạo lập văn bản, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp,thuyết minh, thuyết trình, tư duy (liên môn Lịch sử, Ngữ Văn, Địa lý, Giáo dục công dân).
2.3.5. Tiến hành dạy ngoại khóa thực địa ở đền Trần
- Giáo viên phụ trách lớp dạy tập trung học sinh ở đền Trần: 7h30 phút (sáng chủ nhật ngày 21/4/2019).
- Phối hợp với phụ huynh để quản lí học sinh.
- Ổn định lớp học. Điềm danh học sinh, giới thiệu thành phần dự buổi học ngoại khóa, giới thiệu lí do học ngoại khóa thực địa ở đền Trần.
- Phổ biến nội quy học tập ở đền Trần, nội quy học tập bộ môn dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy thực địa 
- Tổ trưởng tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân và ban quản lí đền Trần phát biểu ý kiến về học ngoại khóa thực địa ở đền Trần.
- Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng thuyết minh nội dung liên quan đến bài học, phát phiếu học tập ngoại khóa cho học sinh.
Phiếu học tập ngoại khóa thực địa ở đền Trần - Hà Dương - Hà Trung
Môn: Lịch sử - Lớp 11 - Tổ 1
Mục đích yêu cầu
Nội dung cần đạt
- Hoàn cảnh thành lập vương triều Trần.
- Bối cảnh lịch sử nước Đại Việt ở nửa sau thế kỉ XIII.
- Vì sao vua Trần chọn vùng đất Thổ Khối - Hà Dương - Hà Trung là nơi dừng chân trong kháng chiến chống Nguyên - Mông ở thế kỉ XIII?
- Vì sao đền có giếng cổ?
Nhóm 1: Em Nguyễn Đức Lượng - HS lớp 11A thuyết minh trình bày nội dung phiếu học tập của nhóm 1: 
a. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh: (Học sinh vận dụng kiến thức môn Lịch sử để trình bày và thuyết minh).
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. vua quan ăn chơi sa đọa không chăm lo đến đời sống nhân dân, đời sống nhân dân khổ cực, mất mùa đói kém xảy ra, nhân dân nổi dậy đấu tranh chống lại triều đình.
- Các thế lực phong kiến nổi lên ở nhiều nơi, nhà Lý phải dựa vào thế lực nhà Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn. Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh tháng 12 năm 1226, nhà Trần thành lập.
- Trần Thủ Độ là người có công khởi nghiệp nhà Trần (1226 - 1400), ông là người có tài xuất chúng, ít được học hành, nhưng có bản lĩnh thẳng thắn và quyết đoán. Trần Thủ Độ thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý) truyền ngôi cho Trần Cảnh.
- Trần Cảnh lên ngôi vua, mượn cớ phù Lý chống Trần nổi lên ngày càng nhiều, Trần Thủ Độ mời Trần Thừa làm thượng hoàng, lo giúp Thái Tông Trần Cảnh điều khiển triều đình để Trần Thủ Độ thẳng tay dẹp loạn. Trần Thủ Độ lên làm vua nắm giữ mọi binh quyền trong triều đình.
b. Bối cảnh lịch sử nước Đại Việt ở nửa sau thế kỉ XIII: (Học sinh vận dụng kiến thức môn Lịch sử để trình bày và thuyết minh).
- Dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt phải đương đầu với một thử thách hiểm nghèo: trong vòng 30 năm phải tiến hành ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông (1258, 1285, 1287 - 1288).
- Dưới sự lãnh đạo của các vị vua Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Thái sư Trần Thủ Độ, đặc biệt là nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn - Trần Hưng Đạo, quân và dân Đại Việt đã đoàn kết, cầm vũ khí đứng lên chống giặc giữ nước, chống lại kẻ thù hung mạnh quân Nguyên - Mông ở thế kỉ XIII.
c. Tại sao Trần Hưng Đạo chọn vùng đất Thổ Khối - Hà Dương là nơi dừng chân trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông? (Học sinh vận dụng kiến thức môn Lịch sử, Địa lý để trình bày và thuyết minh).
- Đây là vùng đất chiêm trũng, lau sậy um tùm xung quanh, là nơi giao hợp giữa ba dòng sông (sông Tống Giang, sông Chiếu Bạch, sông Hoạt) thuận lợi về đường thủy cho quân đội ẩn nắp và dừng chân, lấy vùng đất Thiên Trường làm nơi thứ 2 của nhà Trần. 
- Khi đoàn thuyền của triều đình đi đến làng Thổ Khối - Hà Dương, Trần Hưng Đạo đã cõng vua từ dưới thuyền lên bờ. Ở đây vua tôi nhà Trần được nhân dân làng Thổ Khối chở thuyền, gánh gạo, nấu cơm, nướng cá mời ăn và cùng giúp đỡ quân đội nhà Trần trong kháng chiến chống Nguyên - Mông ở thế kỉ XIII.
- Những ngày tháng vua tôi nhà Trần lui binh về đây, được người dân đùm bọc, che chở thời gian 5 tháng tôi luyện binh sĩ, sau đó tiến quân ra Bắc, tạo dựng nên những thắng lợi lớn ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, quét sạch 50 vạn quân xâm lược Nguyên - Mông ra khỏi bờ cõi nước ta. Đó là những chiến công chói lọi đi vào lịch sử dân tộc ta, thể hiện vai trò của: Quốc công tiết chế Hưn

Tài liệu đính kèm:

  • doctich_hop_lich_su_ngu_van_dia_ly_giao_duc_cong_dan_trong_day.doc