Thiết kế trò chơi ô chữ trên powerpoint và vận dụng vào một số bài học trong Tin học 10

Thiết kế trò chơi ô chữ trên powerpoint và vận dụng vào một số bài học trong Tin học 10

Một trong những điều mà giáo viên lo ngại nhất trong giờ dạy của mình đó là học sinh không có hứng thú học tập. Giờ học lúc này chắc chắn chẳng khác gì “tra tấn, cực hình” đối với cả thầy và trò. Các em sẽ tiếp thu bài học một cách thụ động không hiệu quả, kết quả không cao và về lâu dài các em không còn yêu thích môn họ nữa.

Học sinh lớp 10 mới bước chân vào trường THPT cho nên tạo hứng thú học tập cho các em là một việc làm rất quan trọng, là tiền đề để các em cảm thấy yêu thích môn học. Vậy làm thế nào để giúp các em có hứng thú trong học tập? Đó cũng là trăn trở của nhiều giáo viên trong đó có các giáo viên dạy môn Tin học hiện nay. Trước thực trạng đó, đã có nhiều giải pháp đưa ra trong đó giải pháp mà tôi đã áp dụng và tâm đắc đó là lồng ghép trò chơi ô chữ vào dạy một số tiết trong môn Tin học 10.

Với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học không tốn nhiều thời gian nhưng nó đã có những tác động tích cực rõ rệt đến người học. Những tiết học có sử dụng trò chơi ô chữ đã trở nên thú vị hơn, mới mẻ hơn, tạo hứng thú hơn cho người học. Bên cạnh nó đó còn giúp học sinh không những nhớ lâu, khắc sâu kiến thức mà còn kích thích khả năng tư duy lôgic, phát triển được năng lực nhận thức của học sinh.

 

doc 20 trang thuychi01 27375
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế trò chơi ô chữ trên powerpoint và vận dụng vào một số bài học trong Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRÊN POWERPOINT VÀ VẬN DỤNG VÀO MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG TIN HỌC 10
Người thực hiện: Cao Thị Lương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học
THANH HOÁ NĂM 2017
THANH HOÁ NĂM 
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)
MỤC LỤC
Trang
1
1. MỞ ĐẦU
Một trong những điều mà giáo viên lo ngại nhất trong giờ dạy của mình đó là học sinh không có hứng thú học tập. Giờ học lúc này chắc chắn chẳng khác gì “tra tấn, cực hình” đối với cả thầy và trò. Các em sẽ tiếp thu bài học một cách thụ động không hiệu quả, kết quả không cao và về lâu dài các em không còn yêu thích môn họ nữa.
Học sinh lớp 10 mới bước chân vào trường THPT cho nên tạo hứng thú học tập cho các em là một việc làm rất quan trọng, là tiền đề để các em cảm thấy yêu thích môn học. Vậy làm thế nào để giúp các em có hứng thú trong học tập? Đó cũng là trăn trở của nhiều giáo viên trong đó có các giáo viên dạy môn Tin học hiện nay. Trước thực trạng đó, đã có nhiều giải pháp đưa ra trong đó giải pháp mà tôi đã áp dụng và tâm đắc đó là lồng ghép trò chơi ô chữ vào dạy một số tiết trong môn Tin học 10.
Với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học không tốn nhiều thời gian nhưng nó đã có những tác động tích cực rõ rệt đến người học. Những tiết học có sử dụng trò chơi ô chữ đã trở nên thú vị hơn, mới mẻ hơn, tạo hứng thú hơn cho người học. Bên cạnh nó đó còn giúp học sinh không những nhớ lâu, khắc sâu kiến thức mà còn kích thích khả năng tư duy lôgic, phát triển được năng lực nhận thức của học sinh. 
Tuy nhiên, nhiều giáo viên lại cho rằng thiết kế và vận dụng các trò chơi ô chữ bằng PowerPoint vào dạy học là một vấn đề khó, tốn nhiều thời gian, công sức cho nên nhiều thầy, cô vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều. Tuy nhiên với lòng say mê và tinh thần học hỏi từ sách vở, bạn bè và internet đến nay tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân để có thể thiết kế và vận dụng các trò chơi ô chữ nhanh nhất, hiệu quả nhất, phong phú nhất, hấp dẫn nhất, tạo hứng thú mạnh mẽ cho nhiều đối tượng học sinh ở trường THPT Tĩnh Gia 5, được bạn bè và nhiều đồng nghiệp quan tâm.
Từ những lí do trên tôi xin chọn đề tài: “Thiết kế trò chơi ô chữ trên PowerPoint và vận dụng vào một số bài học trong Tin học 10”. Hy vọng những chia sẻ này có thể có ích để các thầy, cô thiết kế và vận dụng trò chơi ô chữ như mong muốn tạo hứng thú học tập cho nhiều đối tượng học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
	Hiện nay trên truyền hình đã có nhiều chương trình sử dụng các ô chữ như đường lên đỉnh Olympia, đuổi hình bắt chữ, chiếc nón kì ..., đặc biệt trong chương trình đường lên đỉnh Olympia có phần chơi vượt chướng ngại vật, một phần chơi vô cùng lý thú thể hiện được trí tuệ và kiến thức cũng như tư duy liên kết các ô chữ của các bạn học sinh. Trò chơi này thật sự đã được một số thầy cô vận dụng vào những bài dạy giáo án điện tử đặc biệt những tiết thao giảng dự giờ của giáo viên. 
Trò chơi ô chữ là gì? Đó là hình thức người tổ chức ô chữ (giáo viên) đưa ra những ô để trống, yêu cầu người chơi (học sinh) phải điền cho đúng những từ mà người tổ chức đã đưa ra cho mỗi ô chữ dựa vào những câu hỏi gợi ý và khả năng liên kết các ô chữ của người chơi. Trước đây, để tạo được ô chữ các thầy, cô phải mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên, với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy cũng như đã thành thạo các công cụ thiết kế bài giảng điện tử thì các thầy cô hoàn toàn có thể tạo ra được những ô chữ thiết kế sinh động như mong muốn trên máy tính.
Trò chơi ô chữ được giáo viên sử dụng tượng đối linh hoạt ở nhiều mức độ. Giáo viên có thể sử dụng nó trước khi vào bài mới nhằm tạo hưng phấn trước khi học, kích thích học sinh hăng say học tập. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi ô chữ trong những tiết ôn tập nhằm kiểm tra kiến thức tổng hợp của học sinh. Nhiều giáo viên thường sử dụng vào khâu cũng cố bài học giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Ngoài ra nhiều giáo viên có thể sử dụng nó trong những tiết sinh hoạt ngoại khoá bằng những câu hỏi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết cùng một tình huống thực tiễn.
	Có một số phần mềm tạo trò chơi ô chữ như Olympia Crossword, Hot Potatoes, Eclipse Crossword... Tuy nhiên chúng lại có những hạn chế không mong muốn đó là muốn tạo trò chơi ô chữ thì máy tính phải cài đặt phần mềm này trong khi đó nhiều máy tính lại chưa được cài đặt, mặt khác các phần mềm này có tính tuỳ biến không cao do đó sẽ hạn chế tính sáng tạo của giáo viên và một nhược điểm nữa là nó không tích hợp được trong các giáo án điện tử PowerPoint do đó hạn chế khả năng chia sẻ bài giảng của giáo viên.
	Chúng ta có thể khắc phục những nhược điểm này bằng cách sử dụng phần mềm PowerPont là phần mềm rất quen thuộc với mỗi giáo viên. Microsoft đã cho ra thị trường nhiều phiên bản PowerPoint như PowerPoint 2003, PowerPoint 2007, PowerPoint 2010, PowerPoint 2013. Các phiên bản này đều có thể sử dụng để thiết kế trò chơi ô chữ. Trong bài này tôi xin giới thiệu kinh nghiệm thiết kế trò chơi ô chữ trên PowerPoint 2003.	
2.2. Thực trạng
	Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay đã và đang tác động rõ rệt đến nhiều mặt trong ngành giáo dục. Trong đó, nó đã chi phối rất nhiều đến việc soạn và dạy học bằng giáo án điện tử ở hầu hết các môn học cũng như các cấp học. Các giáo án điện tử hiện nay phần lớn được soạn trên tảng PowerPoint của Microsoft với nhiều ưu điểm vượt trội mà các ứng dụng khác không có được. Một trong những ưu điểm đó là giáo viên có thể thiết kế và vận dụng các trò chơi ô chữ ngay trong bài giảng điện tử của mình để dạy học có hiệu quả hơn. Hiện nay hầu hết các trường phổ thông đã được trang bị một đến vài phòng học có máy chiếu đa năng, bên cạnh đó việc dạy học có sử dụng giáo án điện tử của giáo viên không còn xa lạ. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho giáo viên lồng ghép trò chơi này trong tiết dạy của mình.
	Lồng ghép trò chơi ô chữ vào dạy học Tin học 10 đem lại hiệu quả không thể phủ nhận được, tạo không khí thỏa mái trong tiết học, giúp các em biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, gây được hứng thú cho học sinh so với cách dạy thông thường. Tuy nhiên, việc thiết kế nó vào các bài giảng điện tử thì không phải giáo viên nào cũng từng làm. Nhiều giáo viên vẫn còn chưa sử dụng thành thạo máy tính cho rằng việc này rất khó, tốn nhiều thời gian và công sức. Một số giáo viên khác cũng tìm hiểu những hướng dẫn thiết kế trên Internet nhưng cách hướng dẫn này còn tràn lan, sơ sài chưa cụ thể cho nên khi bắt tay vào thiết kế sẽ tốn nhiều thời gian, gây nản trí cho nhiều giáo viên. Chính vì vậy, mà nhiều bài trong chương trình Tin học 10 có thể lồng ghép trò chơi ô chữ vẫn chưa được khai thác triệt để. Trước thực trạng như vậy tôi cũng trăn trở rất nhiều, tìm hiểu rất nhiều để có thể đưa ra cách thiết kế trò chơi này nhanh nhất, dễ hiểu nhất và vận dụng hiệu quả nhất vào môn Tin học 10, tạo được hứng thú trong mỗi giờ dạy giúp nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Thiết kế trò chơi ô chữ trong Powerpoint
2.3.1.1. Quy trình tạo ô chữ 
- Nghiên cứu mục tiêu của bài học: Giáo viên phải tìm hiểu kĩ mục tiêu của mỗi bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực nhận thức cần đạt được của học tin dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng Tin học 10 mà Bộ giáo dục đã ban hành. Từ mục tiêu đó, giáo viên lựa chọn nên vận dụng trò chơi ô chữ vào bài nào, vào khâu nào trong bài học. 
	- Tìm từ khóa và từ hàng ngang của trò chơi: Từ khoá của trò chơi là những từ liên quan đến nội dung kiến thức bài học, từ khoá có thể là tiêu đề bài học, cũng có thể là nội dung kiến thức chính của bài. Các từ hàng ngang là những từ liên quan đến nội dung bài học hay những kiến thức mà học sinh đã được học và nó phải chứa một hoặc một số chữ cái có trong từ khoá.
	- Phác hoạ các ô chữ ra giấy để chọn các câu hỏi gợi ý, các chữ cái phù hợp. Để thiết kế trò chơi này nhanh nhất, giáo viên nên phác hoạ các từ hàng ngang ra giấy, đánh đấu các chữ cái cần tìm để ghép làm từ khoá.
	- Thiết kế trong PowerPoint. 
2.3.1.2. Thiết kế trong PowerPoint
	Đây là công đoạn cuối cùng thể hiện ý tưởng. Mỗi chữ cái chiếm một ô riêng, từ khoá có bao nhiêu chữ cái tương ứng bấy nhiêu ô vuông. Ví dụ từ khoá CHƯƠNG TRÌNH cần 11 ô riêng. Tương tự đối với các từ hàng ngang. Dùng các hiệu ứng xuất hiện, biến mất, lựa chọn font chữ màu nền, màu chữ phù hợp cuối cùng là cân chỉnh slide cho hợp lí, cân đối.
	Để thiết kế chơi ô chữ trên PowerPoint chúng ta sử dụng kĩ thuật Trigger. Đây là một kĩ thuật giúp giáo viên click chuột trái vào đối tượng này sẽ tác động vào đối tượng khác (xuất hiện, biến mất, thể hiện...). Ví dụ khi click chuột trái vào số thứ tự câu hỏi thì xuất hiện câu hỏi, click vào biểu tượng hiện đáp án thì xuất hiện hàng ngang, ẩn câu hỏi.
	Để hoàn thành một câu hỏi và câu trả lời giáo viên cần thiết kế các Shape: số thứ tự câu hỏi, câu hỏi, hàng ngang, đồng hồ bấm thời gian, đáp án, nút hiện đáp án, nút ẩn câu hỏi. Ở đây tôi giới thiệu mẫu thiết kế trò chơi ô chữ trên PowerPoint để củng cố sau khi dạy bài giới thiệu về máy tính ở Tin học 10 từ khoá cần tìm là: CHƯƠNG TRÌNH
Bước 1. Thiết kế từ hàng ngang số 1
	- Từ khoá cần tìm là CHƯƠNG TRÌNH gồm 11 chữ cái tương ứng với 11 ô chữ. Để tạo các ô chữ chúng ta sử dụng các Shape 
	- Để tạo được 11 ô chữ cùng kích thước chúng ta copy (sao chép) sau đó paste (dán) và di chuyển trên cùng một hàng ngang (có thể nhấn giữ phím ctrl trên bàn phím đồng thời click chuột trái và kéo thả sẽ nhanh hơn rất nhiều). 
Shape câu hỏi 1
Shape Hiện từ hàng ngang và ẩn câu hỏi
Shape ẩn câu hỏi 1
Shape đồng hồ
Shape Hiện từ hàng khoá
Shape từ hàng ngang
Shape hiện câu hỏi 1
Shape hiện câu hỏi từ khoá
Shape từ khoá
	- Để tạo màu nền và màu viền, hiệu ứng hình dạng chúng ta chọn các ô chữ rồi vào Format Autoshape: tại Fill chọn màu nền cho ô chữ, Line chọn màu viền cho ô chữ.
 	- Để khi click vào shape số 1, shape câu hỏi 1 xuất hiện thì chúng ta sử dụng kĩ thuật Trigger bằng cách tạo hiệu ứng xuất hiện cho shape câu hỏi 1 sau đó Trigger với shape số 1. Ta chọn một hiệu ứng xuất hiện cho Shape câu hỏi 1 sau đó click chuột phải vào hiệu ứng vừa tạo chọn Timing → Trigger → Start effect on click of→ Oval 12 (Oval 12 là tên của Shape số 1) để liên kết shape câu hỏi 1 với shape số 1. 
- Để tính thời gian suy nghĩ câu trả lời chúng ta cần tạo một đồng hồ bấm thời gian sau khi câu hỏi hiện ra: Tạo 1 shape đồng hồ, tạo hiệu ứng xuất hiện Change → Entrance
 - Khi học Tin trả lời đúng câu hỏi cần hiện từ hàng ngang ĐIỀU KHIỂN, và cái I và H trở thành chữ cái trong từ khoá, đồng thời ẩn câu hỏi 1 để các câu hỏi không chồng chất lên nhau. Chúng ta thực hiện như sau: Bôi đen từng chữ cái trong từ hàng ngang sau đó tạo hiệu ứng xuất hiện cho mỗi chữ cái, tạo hiệu ứng biến mất cho shapes câu hỏi 1. Tiếp theo chọn đồng thời các hiệu ứng vừa tạo (nhấn giữ phím ctrl và kích chọn các hiệu ứng vừa chọn). Tại Timing ở mục start chọn With Previous (xuất hiện cùng đối tượng trước) đồng thời Trigger với Ovai 2: Đ1. Như vậy khi click vào Đ1 thì xuất hiện từ hàng ngang ĐIỀU KHIỂN đồng thời câu hỏi 1 biến mất.
	- Khi học sinh trả lời sai cần ẩn câu hỏi bằng cách tạo hiệu ứng biến mất cho shape câu hỏi 1 và Trigger nó với Ovai 13: S1. Cách làm tương tự như trên. Cuối cùng ta được sản phẩm ở bước 1. Đây là nền tảng để thiết kế cho bước sau nhanh nhất. 
Bước 2. Thiết kế các từ hàng ngang còn lại
	Chúng ta có thể làm tương tự với các câu hỏi khác theo thứ tự như trên, tuy nhiên để rút ngắn thời gian thiết kế tôi không làm như vậy mà thực hiện như sau:
- Từ hàng ngang số 2 tôi copy toàn bộ các đối tượng trong câu hỏi 1 sau đó paste, di chuyển các đối tượng về vị trí mong muốn, chỉnh sửa thành các câu hỏi sau: thêm bớt ô chữ cho từ hàng ngang, gõ lại số thứ tự câu hỏi và chỉnh sửa câu hỏi với cách làm này chúng ta không phải tạo hiệu ứng và Trigger nữa. 
- Tương tự chúng ta thiết kế với các từ hàng ngang còn lại.
Bước 3. Thiết kế hàng ngang từ khoá
	- Chúng ta bôi đen và tạo hiệu ứng xuất hiện cho từng chữ cái trong từ khoá sau đó. Sau đó Trigger từng chữ tương tứng với các shape hiện từ hàng ngang và ẩn câu hỏi. Ví dụ chữ cái I và H trong từ khoá chúng ta Trigger với Ovai 2: Đ1. Trong khi trình chiếu giáo viên click vào ô chữ Đ1, bên cạnh xuất hiện từ khoá ĐIỀU KHIỂN và ẩn câu hỏi 1 thì trên từ khoá sẽ xuất hiện 2 chữ cái I và H. 
	- Cuối cùng giáo viên cân chỉnh và chèn ảnh nền vào slide. Khi chèn ảnh nền giáo viên để ảnh nằm dưới các đối tượng vừa thiết kế.
- Giáo viên có thể thiết kế từ khoá là từ hàng dọc, nhưng từ khoá hàng dọc thì học sinh dễ đoán được, mặt khác loại từ khoá này việc lựa chọn câu hỏi trong bài sẽ khó hơn vì phải tương ứng chữ cái trong từ hàng ngang với chữ cái trong từ hàng dọc. Do đó cách phổ biến vẫn là sử dụng từ khoá hàng ngang. Giáo viên có thể xáo trộn các chữ cái tìm được trong từ khoá sau đó yêu cầu học sinh tìm ra từ khoá, với cách này yêu cầu học sinh phải tư duy cao hơn để. Ngoài ra giáo viên có thể tạo thêm nhiều hiệu ứng khác nhưng không nên chú trọng quá nhiều đến hình thức của trò chơi.
2.3.2. Vận dụng trò chơi ô chữ để dạy một số bài trong chương trình Tin học 10 tại trường THPT Tĩnh Gia 5
	Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10 tại trường THPT Tĩnh Gia 5 tôi nhận thấy có thể sử dụng hiệu quả trò chơi này vào nhiều khâu trong tiết học như củng cố bài, củng cố từng phần, trước khi vào bài mới, sử dụng trong các tiết ôn tập, các tiết ngoại khoá. 
Sử dụng trò chơi ô chữ để củng cố sau khi dạy xong bài “Giới thiệu về máy tính”	
Sau khi truyền tải được nội dung bài Giới thiệu về máy tính giáo viên có thể củng cố bài bằng trò chơi ô chữ với 7 câu hỏi hàng ngang và một câu hỏi từ khoá xoay quanh nội dung chính của bài. Bên cạnh tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nó còn giúp học sinh hệ thống kiến thức và khắc sâu kiến thức.
Các câu hỏi gợi ý trong trò chơi:
Câu 1: Bộ phận không trực tiếp thực hiện chương trình mà hướng dẫn các bộ phận khác thực hiện?
Câu 2: Phần quan trọng nhất của máy tính?
Câu 3: RAM, ROM được gọi là bộ nhớ nào của máy tính?
Câu 4: Hình gì thể hiện thao tác nhập, xuất dữ liệu?
Câu 5: Đây là bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu t?rong lúc làm việc. Khi tắt máy, dữ liệu sẽ bị mất?
Câu 6: bit, byte, KB, MB, là đơn vị để đo gì?	
Gợi ý từ khoá: Nguyên lí được đặt theo tên một nhà toán học ?
Sử dụng trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức sau khi học xong chương “Soạn thảo văn bản”
Các câu hỏi gợi ý trong trò chơi:
Câu 1: Các đoạn văn bản được phân cách với nhau bằng phím gì?
Câu 2: Ở mức cơ sở, văn bản được tạo từ gì?
Câu 3: Ctrl+C tương đương với lệnh gì?
Câu 4: Edit/Find dùng để thực hiện công việc gì?
Câu 5: Phần văn bản được định dạng để in ra trên một trang giấy được gọi là gì?
Câu 6: Tên hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay?
Câu 7: Để viết chữ hoa ta cần giữ phím gì?
Câu 8: Bộ mã được quy định để sử dụng trong các văn bản hành chính Việt Nam?
Gợi ý từ khoá: Đây là tên một hệ soạn thảo văn bản thông dụng nhất hiện nay?
Sử dụng trò chơi ô chữ để hệ thống hoá kiến thức khi học xong bài “Bài toán và thuật toán”
Các câu hỏi gợi ý trong trò chơi:
Câu 1: Trong bài toán, thông tin đã có được gọi là gì? 
Câu 2: Hình gì thể hiện thao tác so sánh trong sơ đồ khối? 
Câu 3: Ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy trực tiếp hiểu và thực hiện được?
Câu 4: Các thông tin cần tìm từ Input được gọi là gì? 
Câu 5: Hình gì thể hiện các phép tính toán trong sơ đồ khối?
Gợi ý từ khoá: Giải một bài toán đúng hay sai là do yếu tố này quyết định?
Sử dụng trò chơi ô chữ để tạo hưng phấn cho học sinh sau khi học xong chương “Mạng máy tính và Internet”
Các câu hỏi gợi ý trong trò chơi:
Câu 1: Loại kết nối sử dụng phương tiện truyền thông là sóng, bức xạ hồng ngoại?
Câu 2: Tên miền .vn là của nước nào? 
Câu 3: Bộ quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng, giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu? 
Câu 4: WWW là viết tắt của từ gì? 
Câu 5: Đây là bộ giao thức được sử dụng phổ biến hiện nay? 
Gợi ý từ khoá: Là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng chung bộ giao thức TCP/IP?
4. Kiểm nghiệm
	Sau một thời gian thiết kế và vận dụng trò chơi ô chữ vào việc giảng dạy Tin học lớp 10 ở trường THPT Tĩnh Gia 5, tôi đã lập phiếu điều tra học sinh về mức độ hứng thú học tập trong tiết dạy có lồng ghép trò chơi ô chữ. Kết quả thu được như sau:
Lớp
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
10C1
90%
8%
2%
0%
10C2
82%
11%
7%
0%
10C3
83%
13%
4%
0%
	Như vậy qua phiếu điều tra về mức độ hứng thú học tập trong những tiết dạy có lồng ghép trò chơi ô chữ chúng ta thấy rằng trò chơi này đã tạo hứng thú học tập mạnh mẽ cho học sinh. Phần lớn các em rất thích và không có học sinh nào là không thích.
	Bên cạnh đó tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra hiệu quả học tập của các em tại lớp, 2 lớp có học lực tương đương 10C3 và 10C4. Trong cùng tiết học theo phân phối chương trình tại lớp 10C3 (lớp thực nghiệm) tôi lồng ghép trò chơi ô chữ còn lớp 10C4 (lớp đối chứng) tôi dạy với phương pháp thông thường không sử dụng trò chơi ô chữ. Kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
SL
10C3
39
11
28%
21
54%
7
18%
0
0
10C4
40
2
5%
18
45%
18
45%
2
5%
	Từ kết quả bài kiểm tra hiệu quả học tập tôi nhận thấy. So với lớp đối chứng, ở lớp thực nghiệm điểm kiểm tra của các em cao hơn, tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi lớn hơn trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình chiếm tỉ lệ nhỏ và đặc biệt không có điểm yếu, kém.
	Như vậy, từ những kết quả trên chúng ta có thể khẳng định việc thiết kế và vận dụng trò chơi ô chữ trong dạy học Tin học 10 đã tạo được hứng thú mạnh mẽ cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả học tập của các em.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
	Dạy học như thế nào để học sinh hứng thú học tập và đạt kết quả cao là điều mà tất cả giáo viên đứng lớp đều trăn trở, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học.
	Sau một thời gian lồng ghép trò chơi ô chữ vào dạy học Tin học 10, tôi nhận thấy việc thiết kế và vận dụng trò chơi này là cần thiết và đã mang lại hiệu quả học tập cao hơn nhiều so với cách dạy truyền thống: Lớp học sinh động, lôi cuốn được nhiều học sinh luôn tham gia vào các hoạt động của giờ học. Giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái để các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. Học sinh tự tin xây dựng bài, không còn rụt rè, có tinh thần tự giác và ngày càng yêu thích môn học hơn. Học sinh khắc sâu được kiến thức bài học, đa số các em thuộc và hiểu bài ngay tại lớp do đó kết quả học tập từng bước được nâng cao.
	Để thiết kế trò chơi ô chữ giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo và dày công thiết kế. Công việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, tìm kiếm tài liệu trên internet, sử dụng thành thạo máy tính để có thể xây dựng, thiết kế được những trò chơi phù hợp với tính chất của từng bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Từ đó nâng cao được trình độ tin học cho giáo viên, đó cũng là điều rất cần thiết trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. 
3.2. Kiến nghị
 Để tính khả thi của đề tài của tôi được cao, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất đối với giáo viên và nhà trường như sau:
Đối với giáo viên:
- Về nhận thức, có quan điểm và sử dụng phương pháp dạy học đúng đắn. Cần có quan niệm rằng: Sử dụng phương pháp dạy học này như là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đồng thời phải có nhận thức rằng không có một phương tiện hay một công cụ nào có tính tối ưu tuyệt đối. Phải biết sử dụng phối hợp với các phương pháp và phương tiện khác.
- Khi thiết kế giáo viên sử dụng hài hoà các hiệu ứng và màu sắc, tránh hiện tượng học sinh chỉ chú ý bên ngoài mà không tập trung vào nội dung kiến thức cần đạt được. 
- Người giáo viên phải đầ

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_tro_choi_o_chu_tren_powerpoint_va_van_dung_vao_mot.doc