SKKN Một số kinh nghiệm dạy tốt “Bài 4 - Bài toán và thuật toán” Môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi

SKKN Một số kinh nghiệm dạy tốt “Bài 4 - Bài toán và thuật toán” Môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi

- Việc thiết kế bài giảng nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực ham muốn học hỏi, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển năng lực tự học sáng tạo, nghiên cứu, nghĩ và làm việc một cách tự chủ,

- Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Lê Lợi tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh.

 

doc 7 trang thuychi01 5752
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy tốt “Bài 4 - Bài toán và thuật toán” Môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm dạy tốt “Bài 4 - Bài toán và thuật toán”
Môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi
I. Ý nghĩa đề tài.
- Việc thiết kế bài giảng nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực ham muốn học hỏi, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển năng lực tự học sáng tạo, nghiên cứu, nghĩ và làm việc một cách tự chủ,  
- Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Lê Lợi tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh.
II. Thực trạng của đề tài.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát các lớp 10A7, 10A10 tôi đang trực tiếp giảng dạy thông qua giờ dạy, tiết bài tập và kiểm tra. Khi tổng hợp tôi thu được kết quả như sau:
Mức độ nhận biết thuật toán
Trước khi thực hiện chuyên đề
Số hs
Tỷ lệ (%)
Chưa biết
78/88
88.6
Biết
10/88
11.4
Hiểu
7/88
8
Vận dụng
5/88
5.7
III. Những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài ở trường THPT Lê Lợi.
1. Thuận lợi:
- Đội nghũ giáo viên đảm bảo về số lượng, được đào tạo chính qui.
	- Học sinh có tinh thần ham học hỏi, yêu thích công nghệ thông tin.
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho nhu cầu học tập của học sinh. Máy chiếu ở các phòng học thiếu, máy tính chưa đảm bảo nhu cầu thực hành của học sinh
- Đa số học sinh làn đầu được tiếp cận bộ môn tin học nên những hiểu biết về môn học còn nhiều hạn chế và việc học tập vẫn còn mang tính thụ động.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Đưa ra vấn đề thực hiện ví dụ minh họa kiểm tra tính nguyên tố của số nguyên dương N ở Bài 4 – Bài toán và Thuật toán Tin học 10 đễ học sinh quan sát qua đó nắm vững thuật toán. Từ đó hình thành ở học sinh kỷ năng phân tích, xử lý các vấn đề lặp trong quá trình thực hiện thuật toán. Qua đó nắm vững thuật toán hơn.
4. Đối tượng thực hiện đề tài
- Học sinh lớp 10A7, 10A10 trường THPT Lê Lợi, Thọ Xuân.
- Sử dụng các ví dụ để thực hiện thuật toán.
5. Phương pháp thực hiện 
- Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trường THPT Lê Lợi
- Tham khảo các tài liệu tin học 10 và tài liệu về sáng kiến kinh nghiệm.
IV. Nội dung và giải pháp thực hiện.
1. Nội dung.
Xây dựng thuật toán cho bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N?:
Bài 1. Cho một số nguyên dương, kiểm tra xem số đó có phải là số nguyên tố hay không?
Giáo viên đưa ra các câu hỏi sau:
Câu 1.Số nguyên tố là số như thế nào?
Học sinh trả lời là: là số chỉ có hai ước: 1 và chính nó.
Câu 2. Với bài toán trên, xác định input, output là gì?
Học sinh trả lời là: 
Input: N là một số nguyên dương
Output: “N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố” 
Câu 3. Em hãy nêu ý tưởng của bài toán trên?
Học sinh trả lời là: 
Nếu N = 1 thì N không là số nguyên tố;
Nếu 1 < N < 4 thì N là số nguyên tố;
Nếu N >= 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc hai của N thì N là số nguyên tố.
Câu 4. Em hãy viết thuật toán của bài toán trên?
Học sinh viết:
Bước 1: Nhập số nguyên dương N;
Bước 2: Nếu N=1 Thì thông báo N không là nguyên tố rồi kết thúc;
Bước 3: Nếu N<4 thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc;
Bước 4: i ß 2;
Bước 5: Nếu i > thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc;
Bước 6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc;
Bước 7: i ß i + 1 rồi quay lại bước 5;
Câu 5. Em hãy thực hiện thuật toán trên với N = 2:
Học sinh trả lời:
B1: N = 2
B2: N = 1 (S)
B3: N 2 là số nguyên tố.
Câu 6. Em hãy thực hiện thuật toán trên với N = 11? 
Học sinh trả lời:
B1: N = 2
B2: N = 1 (S) (11 = 1)
B3: N < 4 (S) (11 < 4)
B4: I ß 2
B5: I > (S) (2 > 3)
B6: N chia hết cho I (S) (11 chia hết cho 2)
B7: I ß I + 1 (I = 3)
B8: I > (S) (3 > 3)
N chia hết cho I (S) (11 chia hết cho 3)
I ß I + 1 (I = 4)
I > (Đ) (4 > 3)
=> 11 là số nguyên tố
Câu 7. Em hãy thực hiện thuật toán trên với N = 12? 
Học sinh trả lời:
B1: N = 2
B2: N = 1 (S) (12 = 1)
B3: N < 4 (S) (12 < 4)
B4: I ß 2
B5: I > (S) (2 > 3)
B6: N chia hết cho I (Đ) => 12 Không là số nguyên tố
2. Giải quyết vấn đề.
Trong quá trình thực hiện thuật toán, để kiểm tra tính nguyên tố của các số cụ thể, các bước:
I > 
N chia hết cho I 
I ß I + 1
Được lập đi lập lại liên tục trong quá trình thực hiện. Vì vậy khi thực hiện với các số khác nhau, giáo viên nhắc liên tục các bước lặp lại của thuật toán thì học sinh dễ dàng nắm rõ và học thuộc thuật toán hơn.
3. Kết quả thu được.
Trong quá trình trao đổi, thảo luận, trình bày học sinh được thể hiện khả năng vận dụng, hiểu biết của mình mặt khác dựa vào tính lặp của thuật toán nên việc trả lời của các em trở nên dễ dàng hơn, nên các em tỏ ra hăng hái trong việc giơ tay phát biểu tranh luận. Đồng thời tiết học trở nên sinh động hơn và giáo viên không đóng vai trò là người xây dựng lý luận mà học sinh là người chủ động để giải quyết các vấn đề.
V. Những kết quả cụ thể qua quá trình thực nghiệm.
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học ở các lớp 10A7, 10A10. So sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Mức độ nhận biết thuật toán
Trước khi thực hiện chuyên đề
Sau khi thực hiện chuyên đề
Tỷ lệ tăng, giảm
Số Hs
Tỷ lệ
Số Hs
Tỷ lệ
Chưa biết
78/88
88.6
0
0
Giảm:88.6%
Biết
10/88
11.4
88/88
100
Tăng: 89.6%
Hiểu
7/88
8
62/88
70.5
Tăng: 62.5%
Vận dụng
5/88
5.7
52/88
59.1
Tăng: 54.6%
(Tỷ lệ phần trăm đã được làm tròn)
VI. Kết luận.
Tin học đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các chương trình ứng dụng để phục vụ cho cuộc sống. Nhờ sự phát triển của tin học mà hiện nay hầu hết các lĩnh vực trong xã hội đã ứng dụng tin học để giải quyết công viêc nhanh, hiệu quả và chính xác hơn. Hiện nay, tin học phổ biến trên thế giới, được sử dụng trong lĩnh vực giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy các thầy cô có thể đưa ra các vấn đề nho nhỏ trong tin học đời sốngđể các em có thể chứng tỏ được khả năng của mình làm cho học sinh yêu thích môn học, ham học hỏi và tìm tòi sáng tạo.
Kết quả nhiều em đã vận dụng được câu lệnh lặp để giải các bài toán lặp do giáo viên đặt ra.
VII. Tài liệu tham khảo.
1. Một số trang wep:
2. Sách giáo khoa Tin học 10.
3. Sách bài tập Tin học 10.
4. Sách giáo viên Tin học 10.
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tin học 10.
Thọ Xuân, ngày 27 tháng 05 năm 2018
Người viết
Lê Đăng Duy
MỤC LỤC
	Trang
I. Ý nghĩa đề tài	1
II. Thực trạng của đề tài	1
III. Những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài ở trường THPT Lê Lợi	1
IV. Nội dung và giải pháp thực hiện	 2, 3, 4
V. Những kết quả cụ thể qua quá trình thực hiện	5
VI. Kết luận	 6
VII. Tài liệu tham khảo	7

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tot_bai_4_bai_toan_va_thuat_toan.doc