Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài 27 - Nhôm và hợp chất của nhôm – Hóa Học

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài 27 - Nhôm và hợp chất của nhôm – Hóa Học

Hóa học là môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu tính chất, sự vật, hiện tượng có tính ứng dụng thực tiễn cao. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT Trường Thi, tôi nhận thấy rằng học sinh gặp khó khăn khi phải ghi nhớ các khái niệm, định nghĩa, tính chất của các chất việc ghi nhớ của các em gần như tái hiện lại nguyên văn trong sách giáo khoa làm cho việc học tập trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, không sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tư duy vận dụng còn hạn chế.

 Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động lực học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh.

 Để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở trường phổ thông nói chung và môn Hoá học nói riêng. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào môn hoá học đã góp phần cải thiện sự nhàm chán và gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của học sinh, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi thường hướng dẫn học sinh ghi nhớ bài học dưới dạng từ khóa và chuyển cách ghi bài truyền thống sang phương pháp ghi bài bằng bản đồ tư duy. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài 27 - Nhôm và hợp chất của nhôm - Hóa học lớp 12”.

 

docx 17 trang thuychi01 27591
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài 27 - Nhôm và hợp chất của nhôm – Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG THI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC BÀI 27- NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM – HÓA HỌC LỚP 12
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC 
	 Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hóa học là môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu tính chất, sự vật, hiện tượng có tính ứng dụng thực tiễn cao. Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THPT Trường Thi, tôi nhận thấy rằng học sinh gặp khó khăn khi phải ghi nhớ các khái niệm, định nghĩa, tính chất của các chấtviệc ghi nhớ của các em gần như tái hiện lại nguyên văn trong sách giáo khoa làm cho việc học tập trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, không sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tư duy vận dụng còn hạn chế.
 Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động lực học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. 
 	Để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở trường phổ thông nói chung và môn Hoá học nói riêng. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào môn hoá học đã góp phần cải thiện sự nhàm chán và gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của học sinh, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi thường hướng dẫn học sinh ghi nhớ bài học dưới dạng từ khóa và chuyển cách ghi bài truyền thống sang phương pháp ghi bài bằng bản đồ tư duy. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài 27 - Nhôm và hợp chất của nhôm - Hóa học lớp 12”.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Sử dụng sơ dồ tư duy vào trong giảng dạy môn hóa học nhằm giúp học sinh rút ngắn thời gian học, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng thời phát triển tư duy cho các em tạohứng thú học tập cho học sinh, giúp giờ học bớt căng thẳng và học sinh sẽ yêu thích môn học hơn, giờ dạy chất lượng hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu. 
 Soạn giáo án bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy học sinh lớp 12 - ban cơ bản ở trường THPT.
3.2.Phạm vi nghiên cứu.
 Hướng dẫn học sinh học bài theo sơ đồ tư duy.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết thông qua: sách giáo khoa, sách bài tập hoá học lớp 12, sách tham khảo, tạp trí bảo vệ môi trường và internet.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng bài giảng theo hướng tiếp cận modul, phương tiện dạy học trực quan và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học. 
- Thực nghiệm sư phạm.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
 Bản đồ tư duy do Tony buzan là người đầu tiên nghiên cứu tìm ra hoạt động của não bộ và ứng dụng vào cuộc sống. Bản đồ tư duy (còn gọi là sơ đồ tư duy hay lược đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. 
	Theo các nhà nghiên cứu, thông thường ở trường phổ thông, học sinh mới chỉ sử dụng bán cầu não trái (thông qua chữ viết, kí tự, chữ số,...) để tiếp thu và ghi nhớ kiến thức mà chưa sử dụng bán cầu não phải (nơi ghi nhớ thông tin kiến thức thông qua hình ảnh, màu sắc...) tức là mới chỉ sử dụng 50% khả năng của não bộ. Kiểu ghi chép của bản đồ tư duy thể hiện bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc được trải theo các hướng không có tính tuần tự và có độ thoáng nên dễ bổ sung và phát triển ý tưởng. Vì vậy, việc sử dụng là một công cụ hữu ích cả trong giảng dạy của giáo viên và trong học tập của học sinh.
	Bản đồ tư duy có những ưu điểm sau: 
- Lôgic, mạch lạc.
- Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Nhìn thấy “bức tranh tổng thể mà lại chi tiết”.
- Dễ dạy, dễ học.
- Kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh.
- Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
- Giúp hệ thống hóa kiến thức, ôn tập kiến thức.
- Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
- Giúp phân tích, so sánh, tổng hợp năm được tính chất hoá học của từng loại hợp chất. So sánh được tính chất hoá học khác nhau của các chất trong cùng loại hợp chất.
	Điểm mạnh nhất của bản đồ tư duy là giúp phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng, từ đó phát triển óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo.
	Với những ưu điểm trên, có thể vận dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì,...cũng như giúp lập kế hoạch học tập, công tác sao cho hiệu quả nhất mà lại mất ít thời gian.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học bằng bản đồ tư duy là phương pháp dạy học mới, học sinh chưa quen với cách học bằng sơ đồ tư duy, còn nhiều lúng túng khi thiết lập một bản đồ tư duy. Học sinh vẫn chưa thật sự chủ động, tích cực trong tư duy, chưa có thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập như giấy a4, bút chì, màu...Mặt khác học sinh chưa hiểu rõ cách thể hiện kiện thức nội dung kiến thức trọng tâm như thế nào trong việc thiết kế sơ đồ tư duy. Hầu như học sinh chưa có thói quen tìm hiểu, vận dụng, sáng tạo mà chỉ quen nghe, quen ghi chép những gì mà giáo viên nói.
Khi giảng dạy một tiết có áp dụng sơ đồ tư duy, nhiều giáo viên chỉ cần lấy một tiết có sẵn trên internet và chỉnh sửa đôi chút là được và trong giáo án không thể hiện rõ từng bước thiết kế 1 sơ đồ tư duy. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự chủ động sử dụng phương pháp dạy học mới, sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học và còn tẻ nhạt với phương pháp dạy học này.
Môn Hóa học, học sinh mới tiếp cận ở chương trình lớp 8, là một môn mới đối với học sinh.Chương trình Hóa học lớp 12 với khối lượng rất lớn, khiến cho học sinh ngại học, học sinh không có hứng thú trong khi học môn hóa. Chính vì vậy chất lượng và hiệu quả dạy học sẽ không cao.
3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Hướng dẫn chung.
3.1.1. Các bước thực hiện một bản đồ tư duy.
	- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm.
	Bước đầu tiên trong việc tạo ra một bản đồ tư duy là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang).
	Quy tắc vẽ chủ đề:
	+ Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác.
	+ Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích.
	+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ.
	+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
	- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ.
	Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
	Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
	+ Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dài để làm nổi bật.
	+ Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.
	+ Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
	- Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
	Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:
	+ Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
	+ Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn. 
	Mỗi từ khóa - hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc). Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. 
	- Bước 4: Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của bạn bay bổng. Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
3.1.2. Quá trình hướng dẫn HS xây dựng bản đồ tư duy.
	- Bước 1: Trước hết giáo viên phải cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy. Bởi vì thực tế cho thấy rằng rất nhiều học sinh cũng chưa biết bản đồ tư duy là cái gì, cấu trúc ra sao và vẽ như thế nào, vì thế giáo viên trước hết cần phải cho học sinh làm quen và giới thiệu về bản đồ tư duy cho học sinh. Giáo viên nên giới thiệu cho học sinh về nguồn gốc, ý nghĩa hay tác dụng của việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Hoá học.
	Giáo viên có thể đưa ra một số bản đồ tư duy sau đó yêu cầu học sinh diễn giải, thuyết trình về nội dung của bản đồ tư duy theo cách hiểu riêng của mình. Với việc thực hiện bước này sẽ giúp học sinh bước đầu làm quen và hiểu về bản đồ tư duy.
	Ví dụ: Trong bài Mở đầu môn hoá học giáo viên sẽ đưa ra hệ thống hoá các nội dung bài học yêu cầu học sinh diễn giải sơ đồ:
- Bước 2: Sau khi đã làm quen với bản đồ tư duy giáo viên có thể giao cho HS hoặc cùng HS xây dưng lên một bản đồ tư duy ngay tại lớp với các bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức 
	Ví dụ: Trong bài 5 hoá 12 giáo viên cùng học sinh tổng hợp kiến thức glucozơ ở phần luyện tập.
 - Bước 3: Sau khi học sinh vẽ xong bản đồ tư duy, giáo viên có thể để học sinh tự trình bày ý tưởng về bản đồ tư duy mà mình vừa thực hiện được.
3.1.3. Những điều cần tránh khi ghi chép trên bản đồ tư duy.
	- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
	- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
	- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
3.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc chuẩn bị bài của học sinh và dạy bài mới của giáo viên.
3.2.1. Nhiệm vụ của học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
	Giáo viên định hướng cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách lập một bản đồ tư duy về bài học, những đề mục sẽ có trong bài học mới. Điều này sẽ bắt buộc học sinh phải đọc bài và nghiên cứu bài trước, giúp học sinh nắm được một cách khái quát những điều sẽ có trong bài học mới
	Ví dụ: Trước khi học bài 2 “ Lipit” giáo viên yêu cầu học sinh về vẽ một bản đồ tư duy về các đề mục có trong bài. 
3.2.2. Sử dụng bản đồ tư duy khi vào tiết học mới.
	Giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằng một hình vẽ bất kì trên bảng của lớp, cho học sinh ngồi theo nhóm thảo luận bản đồ tư duy của mỗi học sinh đã chuẩn bị trước ở nhà đối với bản đồ tư duy của các bạn trong nhóm.
	Giáo viên đặt câu hỏi chủ đề nội dung chính hôm nay có mấy nhánh lớn cấp số 1 (các đề mục có trong bài) và gọi học sinh lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề, chia thành các nhánh lớn trên bảng có ghi chú thích tên từng nhánh lớn.
	Sau khi học sinh vẽ xong các nhánh lớn cấp số 1, giáo viên đặt câu hỏi tiếp ở nhánh thứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2... học sinh sẽ hoàn thành nội dung bản đồ tư duy của bài học mới ngay tại lớp. Học sinh tự chỉnh sửa điều chỉnh bổ sung những phần còn thiếu vào bản đồ tư duy của từng cá nhân.
	Ví dụ 1: Khi học bài 6 “ Tinh bột và xenlulozơ “
Sơ đồ minh hoạ
Ví dụ 2: Khi học bài 15 “ Cacbon” sau khi học xong, giáo viên củng cố qua sơ đồ tư duy.
Sơ đồ minh hoạ
	Ví dụ 3: Khi học bài 22 “ Clo”
Sơ đồ minh hoạ bài “ Clo ”
	Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy. Mỗi bài học có thể được vẽ trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.
3.2.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy bài luyện tập.
	Qua thực tế giảng dạy bộ môn tôi thấy rằng loại bài luyện tập là rất quan trọng nhằm củng cố, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng vận dụng giải bài tập hóa học. 
	Sau đây là một số bản đồ tư duy chúng tôi đã cho học sinh xây dựng trong tiết luyện tập:
Bài 27: Luyện tập hiđrocacbon no
Bài 17: Tính chất vật lí của kim loại
3.2.4. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy bài ứng dụng của chất.
4. Quá trình thực hiện và hiệu quả của giải pháp.
4.1. Quá trình thực hiện.
 Qua tìm hiểu thực tế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm - Hóa học lớp 12 ở trường THPT nói chung và trường THPT Trường Thi nói riêng, tôi đã soạn giáo án dạy và tổ chức dạy học ở 2 lớp 12, sử dụng sơ đồ tư duy trong tiết dạy, giáo viên cũng cố bài học qua sơ đồ tư duy.
4.2. Hiệu quả của đề tài.
	Sau khi kết thúc tiết dạy ở lớp 12, tôi tiến hành kiểm tra môn học đối với 2 lớp.
 - Lớp 12C1 là lớp tôi thực hiện dạy học bằng phương pháp “sử dụng bản đồ tư duy” kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực theo đặc thù bộ môn.
 - Lớp 12C4 là lớp tôi dạy học bằng các phương pháp dạy học tích cực theo đặc thù bộ môn.
 - Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau :
Lớp
SL
học sinh
Điểm
dưới TB
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C1
22
0
0
1
4,5
11
50
10
45,5
12C4
26
3
11,5
11
42,3
10
38,5
2
7,7
	So sánh giữa kết quả dạy học giữa 2 lớp 12C1 và lớp 12C4, tôi thấy thực hiện dạy học bằng phương pháp “sử dụng bản đồ tư duy” kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực theo đặc thù bộ môn, đã cao hơn về số lượng học sinh đạt điểm giỏi, trung bình và khá. Như vậy, khi sử dụng bản đồ tư duy khả năng tiếp thu và nhớ bài học của học sinh lâu hơn. Chất lượng một tiết dạy được nâng lên, HS hứng thú hơn, việc vận dụng kiến thức vào để giải các bài tập trở nên dễ dàng hơn.
Bảng phân bố phần trăm ý kiến học sinh được nghiên cứu về sự hứng thú học tập sử dụng sơ đồ tư duy là cần thiết hay không cần thiết (%)
Ý kiến
%
Có
99,7
Không
0,3
Tổng số
48
Các em cũng nhận thức được việc hứng thú học tập môn hóa học sẽ giúp các em: có sự say mê trong tìm tòi kiến thức hóa học, tiếp theo là các em sẽ có kết quả học tập tốt, kiến thức xã hội ngày càng phong phú, hoàn thiện được hệ thống chương trình THPT, học hóa học một cách tự giác, tự tin thuyết trình,...
Bảng phân bố phần trăm ý kiến của học sinh được nghiên cứu về những lợi ích của sự hứng thú học tập môn hóa học mang lại (%)
Ý kiến
%
Có sự say mê trong tìm tòi kiến thức hóa học
32,8
Học hóa học một cách tự giác
4,9
Thường xuyên sưu tầm tư liệu hóa học
1,6
Kiến thức xã hội ngày càng phong phú
24,6
Có kết quả học tập tốt
24,6
Hoàn thiện hệ thống kiến thức chương trình THPT
11,5
Tổng số
48,0
Có 99,7% ý kiến của các em cho rằng sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ tạo được hứng thú học tập cho các em.
Do học sinh được chủ động thu nhận kiến thức. Do vậy hiệu quả trước tiên là sự liên kết đầy mới lạ làm khơi dậy tính tò mò, kích thích tư duy của học sinh, hiểu bài nhanh, không khí lớp học nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, nhớ bài lâu, học sinh được rèn luyện kĩ năng tự tin trước đám đông.
 Bảng phân bố phần trăm lí do học sinh được nghiên cứu yêu thích sử dụng phương pháp đóng vai trong bài học (%)
Ý kiến
%
Sự liên kết đầy mới lạ làm khơi dậy tính tò mò, kích thích tư duy học sinh
22,3
Không khí lớp học nhẹ nhàng, căng thẳng
20,7
Hiểu bài nhanh
50,3
Nhớ bài lâu
6,7
Tổng số
48
Như vậy, qua kiểm tra đánh giá nhận thấy rõ phương pháp đóng vai đã tạo hiệu quả lớn trong công tác dạy học nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh.
 Sử dụng sơ đồ tư duy vào trong giảng dạy môn hóa học là một phương pháp mới nên đã tạo bước chuyển mới trong giảng dạy môn Hóa học, phá bỏ lối mòn sáo rỗng trong phương pháp dạy học truyền thống từ trước đến nay. Thiết kế và xây dựng giáo án giảng dạy bài 27- nhôm và hợp chất của nhôm có sử dụng sơ đồ tư duy. Bên cạnh đó cung cấp nguồn giáo án sử dụng phương pháp mới này và là nguồn tài liệu rất bổ ích cho các giáo viên dạy bộ môn hóa học. Đặc biệt đây là một đề tài rất mới mẽ, chưa có tác giả nào nghiên cứu.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi thấy phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào một số bài cụ thể là một phương pháp quan trọng để hình thành, phát triển tư duy cho các em từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời nâng cao hứng thú học tập môn hoá học cho học sinh. Tôi xin cam đoan lần đầu tiên tôi nghiên cứu đề tài này và chưa có tác giả nào nghiên cứu về nó.
 Trong nội dung đề tài có điều gì thiếu sót, xin được các bạn đồng nghiệp góp ý kiến phê bình để sửa chửa. Các ý kiến góp ý xin gửi cho tác giả đề tài theo địa chỉ: Nguyễn Thị Phương, giáo viên trường THPT Trường Thi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
( Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa, sách giáo viên hoá học lớp 10 – cơ bản, nhà xuất bản GD–ĐT.
[2]. Sách giáo khoa, sách giáo viên hoá học lớp 11 – cơ bản, nhà xuất bản GD – ĐT.
[3]. Sách giáo khoa, sách giáo viên hoá học lớp 12 – cơ bản, nhà xuất bản GD – ĐT.
[4]. 
[5]. https://baotintuc.vn/giao-duc/day-hoc-bang-ban-do-tu-duy-mot-giai-phap-gop-phan-doi-moi-co-ban-giao-duc-20120117162552875.htm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsu_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_bai_27_nhom_va_hop_chat_c.docx