Sử dụng kiến thức liên môn nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy - Học Lịch sử lớp 10 THPT

Sử dụng kiến thức liên môn nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy - Học Lịch sử lớp 10 THPT

“Mục tiêu của giáo dục THPT là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(Luật Giáo dục năm 2005)

 Để thực hiện mục tiêu đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa và vai trò nhất định. Trong đó, môn Lịch sử có vai trò quan trọng giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc, góp phần không nhỏ hình thành nhân cách và lý tưởng sống cho học sinh. C.Mác đánh giá vai trò của Lịch sử “Là cô giáo của cuộc sống”, “Là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Tuy nhiên, hiện nay môn Lịch sử trở thành môn học ít được học sinh quan tâm lựa chọn dẫn đến lơ là không chú ý. Vì vậy môn Lịch sử vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn để xứng tầm với vị trí của nó.

 Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tôi có nhiều yếu tố tác động đến quá trình dạy - học bộ môn Lịch sử ở trường THPT như: yếu tố gia đình, xã hội, nhà trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chưa thực sự hứng thú trong học tập bộ môn Lịch sử vì: giáo viên còn để giờ học khô khan, nặng về thuyết trình kiến thức trong SGK, chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học theo chiều hướng tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”. Việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, dạy học theo dự án, dạy học tích hợp liên môn vẫn chưa phát huy hiệu quả.

 Để khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, nhằm gây hứng thú cho học sinh, ngoài việc sử dụng những phương pháp - kĩ thuật dạy học hiện đại, giáo viên cần khai thác, sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử để bài giảng trở nên sinh động và có sức hấp dẫn đối với học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 7063
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng kiến thức liên môn nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy - Học Lịch sử lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY - HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 THPT. 
 Người thực hiện: Nguyễn Lương Oanh
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Lịch sử
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................. ...... Trang 1 
Lí do chọn đề tài................................................................... ....... ..... Trang 1 
Mục đích nghiên cứu............................................................ ....... .... Trang 2
Đối tượng nghiên cứu........................................................... ...... ... Trang 2
Phương pháp nghiên cứu............................................................... Trang 2
PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN......................................................... Trang 3 
1.Cơ sở lí luận ..................................... ............................................. Trang 3
2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ............................................... Trang 3 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vần đề ................................ Trang 4 
 3.1. Phương pháp sử dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên trong dạy - học lịch .............................................................................................. .... Trang 4
 3.2.Phương pháp sử dụng kiến thức Văn học trong dạy -học lịch sử ... Trang 11
 3.3. Phương pháp sử dụng những hiểu biết về kiến thức Địa lí trong dạy - học Lịch sử .................................................................................................. Trang 14
 3.4. Phương pháp khai thác và sử dụng kiến thức hội họa trong dạy - học lịch sử............................................................................................................. Trang 16
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................. Trang 18 
 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................ Trang 18 
Kết luận. ........................................... .................................... Trang 18
Những đề xuất kiến nghị............................................................ Trang 19
Tài liệu tham khảo ......................................................................Trang 20
Danh mục các đề tài đã được công nhận ................................. Trang 20
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
	“Mục tiêu của giáo dục THPT là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(Luật Giáo dục năm 2005)
	Để thực hiện mục tiêu đó, các môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa và vai trò nhất định. Trong đó, môn Lịch sử có vai trò quan trọng giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc, góp phần không nhỏ hình thành nhân cách và lý tưởng sống cho học sinh. C.Mác đánh giá vai trò của Lịch sử “Là cô giáo của cuộc sống”, “Là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”. Tuy nhiên, hiện nay môn Lịch sử trở thành môn học ít được học sinh quan tâm lựa chọn dẫn đến lơ là không chú ý. Vì vậy môn Lịch sử vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn để xứng tầm với vị trí của nó.
	Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tôi có nhiều yếu tố tác động đến quá trình dạy - học bộ môn Lịch sử ở trường THPT như: yếu tố gia đình, xã hội, nhà trường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chưa thực sự hứng thú trong học tập bộ môn Lịch sử vì: giáo viên còn để giờ học khô khan, nặng về thuyết trình kiến thức trong SGK, chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học theo chiều hướng tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”. Việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, dạy học theo dự án, dạy học tích hợp liên môn vẫn chưa phát huy hiệu quả.
	Để khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, nhằm gây hứng thú cho học sinh, ngoài việc sử dụng những phương pháp - kĩ thuật dạy học hiện đại, giáo viên cần khai thác, sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử để bài giảng trở nên sinh động và có sức hấp dẫn đối với học sinh.
	Xuất phát từ lí luận và thực tiễn nêu trên, qua những năm trực tiếp giảng dạy ở trường THPT Cẩm Thủy 3, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, ứng dụng những phương pháp - kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học để nâng cao chất lượng bộ môn. Với việc khai thác và sử dụng kiến thức liên môn trong dạy - học lịch sử, tôi nhận thấy, đây là một phương pháp dạy học có thể kết hợp sử dụng kiến thức của nhiều môn học bổ sung cho bài học lịch sử, giúp học sinh hiểu biết một cách toàn diện, đa chiều, sâu sắc hơn về lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả bài học, gây hứng thú cho học sinh.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học hiện nay. Đây được coi là phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục nhất là trong tình hình hiện nay, khi nội dung và hình thức thi THPT Quốc gia đang đổi mới. Bộ môn Lịch sử ở trường THPT cung cấp cho học sinh những tri thức, hiểu biết về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội loài người trong quá trình hình thành và phát triển của nhân loại. Lịch sử cũng liên quan đến cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Bởi vậy, giáo viên cần phải sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử nhằm gây hứng thú cho học sinh.. 
Từ những ưu điểm của phương pháp dạy học liên môn trong dạy - học lịch sử, tôi thực hiện một sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng kiến thức liên môn nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy - học lịch sử lớp 10 ở trường THPT ”. Tôi hy vọng đây sẽ là một kênh tham khảo cho đồng nghiệp trong nhà trường và những ai quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
	- Đánh giá thực trạng việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
	- Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy - học lịch sử ở trường THPT qua việc sử dụng kiến thức liên môn.
	- Đáp ứng việc đổi mới thi cử hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng kiến thức liên môn nâng cao hứng thú cho học sinh trong dạy - học lịch sử lớp10 ở trường THPT”; đối tượng mà tôi nghiên cứu là vận dụng kiến thức nhiều môn học trong dạy - học Lịch sử ở trường THPT; đối tượng áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để thực hiện và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 
+ Thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh qua giờ học lịch sử có sử dụng kiến thức liên môn.
+ Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn về việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy - học lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Nghiên cứu các tài liệu lí luận đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT .
+ Tham khảo giáo án của đồng nghiệp, thiết kế bài giảng của các chuyên gia.
+ Tham khảo, tìm hiểu kiến thức các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở trường THCS, THPT, và các loại hình nghệ thuật có liên quan đến bài học lịch sử.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
	Trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Mỗi môn học đều có vai trò và tác dụng quan trọng để hình thành và phát triển tri thức, nhân cách toàn diện cho học sinh. Đặc biệt giữa các môn học trong nhóm có mối quan hệ bổ trợ kiến thức cho nhau. Để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, giáo viên cần phải sử dụng kiến thức liên môn để bài học được cụ thể và sinh động hơn.
	Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy - học lịch sử là một phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học tích cực này trong dạy - học lịch sử ở trường THPT, nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Theo quy luật khách quan trong giáo dục, giữa các môn học có mối quan hệ với nhau, tạo cho học sinh một tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung có liên quan, góp phần hình thành những quan điểm thống nhất về kiến thức khoa học, hiểu biết sâu sắc hơn về sự hình thành và phát triển biện chứng của lịch sử.
	Dạy học theo nguyên tắc liên môn đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mình trực tiếp giảng dạy mà cần có sự hiểu biết nhất định về nội dung, chương trình các môn học khác nhau ở trường THPT, mà trước hết là các môn khoa học xã hội. Các môn học này có vai trò quan trọng cùng với kiến thức lịch sử dựng lại bức tranh quá khứ sinh động đúng như nó đã tồn tại và diễn ra trong quá khứ.
	Trong dạy - học liên môn, học sinh có vai trò tích cực, chủ động trong học tập, vì ở đây các em cần phải huy động kiến thức của nhiều môn để hiểu biết sâu sắc, toàn diện về lịch sử. Học sinh được tiếp thu, củng cố, ôn tập các kiến thức ở mức độ cao hơn và vận dụng thông minh trong quá trình học tập một cách hiệu quả nhất.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1.Thuận lợi
2.1.1. Đối với giáo viên
	Trãi qua mười lăm năm làm công tác giảng dạy nên ít nhiều bản thân cũng có những kinh nghiệm nhất định trong việc sử dụng kiến thức nhiều môn học để giảng dạy bộ môn Lịch sử.
	Ngày nay do sự bùng nổ về công nghệ thông tin, giáo viên nói chung, bản thân tôi nói riêng có điều kiện thuận lợi để khai thác và sử dụng nguồn tài liệu trên mạng phục vụ cho công tác giảng dạy một cách dễ dàng.
	Việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử sẽ làm tăng tính thực tiễn của bài học, gây hứng thú cho học sinh, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, không còn sự khô khan, cứng nhắc và đơn điệu như học sinh vẫn thường quan niệm.
	Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử còn giúp giáo viên luôn có ý thức tự học để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
2.1.2. Đối với học sinh
 Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử sẽ nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo cho học sinh; đồng thời giúp các em có thể mở rộng và khắc sâu hơn kiến thức bài học.
	Hình thành cho học sinh kĩ năng sống, quan điểm nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tác dụng của các môn học trong nhà trường phổ thông để bản thân các em luôn nỗ lực cố gắng trong học tập.
2.2. Khó khăn 
2.2.1. Về phía giáo viên
	Nội dung chương trình lịch sử ở trường THPT hiện nay với khối lượng kiến thức tương đối nặng, việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử để bài học đạt hiệu quả là việc hoàn toàn không dễ dàng đối với giáo viên vì yếu tố thời gian.
	Để thực hiện tiết học có sử dụng kiến thức liên môn đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian soạn giáo án (đặc biệt là những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin). Yêu cầu giáo viên phải có những hiểu biết nhất định về các môn khoa học tự nhiên, các môn khoa học xã hội, các môn nghệ thuật kết hợp với những kĩ năng và thao tác sư phạm cần thiết như: vẽ bản đồ, đọc thơ, kể chuyện, hùng biện, thuyết trình,để làm cho bài học trở nên sinh động. 
2.2.2. Về phía học sinh
	Với đặc thù là học sinh trường THPT khu vực miền núi nên năng lực học tập của các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy - học lịch sử cũng gặp không ít khó khăn. 
Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy - học lịch sử yêu cầu học sinh phải có tinh thần tự giác trong học tập, thái độ làm việc nghiêm túc, sáng tạo, có tư duy độc lập. Nếu học sinh học một cách thụ động, không hợp tác với giáo viên sẽ làm cho bài học trở nên kém hiệu quả. 
Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu trên đối với học sinh của trường THPT Cẩm Thủy 3 là rất khó. Vì vậy, trong quá trình thực hiện giảng dạy giáo viên phải vận dụng kiến thức liên môn sao cho phù hợp để học sinh tiếp thu bài học đạt hiệu quả.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vần đề. 
 3.1. Phương pháp sử dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên trong dạy - học lịch sử.
	Quan niệm của giáo viên và học sinh lâu nay trong dạy - học môn Lịch sử ở trường THPT thường nghĩ, các môn khoa học tự nhiên không có quan hệ nhiều đến lịch sử. Nhưng trong thực tế, các môn khoa học tự nhiên cũng có những mối quan hệ với bộ môn Lịch sử. Ở nhiều bài dạy trong chương trình SGK - THPT đã cho thấy, việc khai thác và sử dụng có hiệu quả kiến thức thuộc các môn khoa học tự nhiên trong dạy - học lịch sử sẽ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, đây cũng là nguồn tư liệu quý giá để làm tăng tính thuyết phục của bài học. Học sinh sẽ thấy rằng, việc học tốt các môn khoa học tự nhiên không chỉ giúp các em có tư duy mạnh lạc trong học tập mà còn làm cho sự hiểu biết của mình về lịch sử trở nên sâu sắc và toàn diện hơn.
3.1.1. Sử dụng kiến thức Toán học trong dạy - học lịch sử
Ví dụ 1: Bài 3 - SGK 10 (Cơ bản). Các quốc gia cổ đại phương Đông. 
 Mục - 5. Văn hóa cổ đại phương Đông.
	 Khi nêu bật những thành tựu trong lĩnh vực toán học của cư dân phương Đông thời cổ đại xuất hiện khá sớm, giáo viên có thể khai thác và sử dụng những hiểu biết về kiến thức toán học để học sinh thấy được sự sáng tạo của cư dân phương Đông thời cổ đại. Với những phát minh đó đã có ý nghĩa và giá trị to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người.
 	Về hình học: Người Ai Cập đã có những phát minh quan trọng như tính số Pi (π) = 3,16 ; cách tính diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu,... đây là những phát minh khoa học đặt cơ sở cho ngành toán học sơ khai của nhân loại về môn hình học phẳng. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, để cũng cố kiến thức bài học.
	 Về số học: Người Lưỡng Hà đã có những phát minh quan trọng về số học như: tính được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cho đến một triệu. Người Ấn Độ đã phát minh ra số 0.	
Những phát minh về toán học của cư dân phương Đông thời cổ đại đã có ý nghĩa và tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Việc vận dụng những hiểu biết về toán học đã giúp con người có thể xây dựng được các công trình kiến trúc độc đáo, vĩ đại như: Kim Tự Tháp - Ai Cập; vườn treo Babilon - Lưỡng Hà, giúp cư dân phương Đông đo đạc, phân chia đất đai, phục vụ cho việc trao đổi buôn bán hàng hóa,. Qua những hiểu biết về kiến thức toán học, giúp học sinh có sự nhìn nhận đa chiều hơn về lịch sử, các em khâm phục những phát minh về khoa học tự nhiên của con người thời kì cổ đại, biết trân trọng những giá trị của lịch sử.
Ví dụ 2: Bài 4 - SGK 10 (Cơ bản). Các quốc gia cổ đại phương Tây Hilạp và Rô-ma. Mục 3.b – Sự ra đời của khoa học.
Khi giới thiệu những thành tựu toán học của người Hilạp và Rô-ma, giáo viên cho học sinh thấy được những phát minh cụ thể về toán học của người Hilạp và Rô-ma rồi khẳng định: những phát minh về toán học của cư dân cổ đại phương Tây cao hơn so với phương Đông vì: Những phát minh khoa học của cư dân phương Tây về toán học có tính khái quát cao thành những định lí, định đề gắn liền với tên tuổi của những nhà khoa học vĩ đại.
	Về hình học: Định lí Ta-lét, Pi-ta-go, tiên đề Ơ-cơ-lít về đường thẳng song song,... Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lại những định lí, định đề trên để kiểm tra những hiểu biết của học sinh về toán học.
 Ta lét: (khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), là một triết gia, một nhà toán học người Hy Lạp, người đứng đầu trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Ông cũng được xem là một nhà triết gia đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, là "cha đẻ của khoa học". Tên của ông được dùng để đặt cho một định lý toán học do ông phát hiện ra: Định lý Ta lét.{1}
- GV vận dụng kiến thức Toán hình minh họa bằng hình vẽ:
và phát biểu Định lý Ta-lét trong mặt phẳng: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ. {2}
Pi-ta-go sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN là một nhà triết học người Hy Lạp và là người sáng lập ra phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pitago. Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại. Pitago đã thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số học". Ông thường được biết đến như một nhà khoa học và toán học vĩ đại. Pitago đã thành công trong việc chứng minh tổng 3 góc của một tam giác bằng 180° và nổi tiếng nhất nhờ định lý toán học mang tên ông. Ông cũng được biết đến là "cha đẻ của số học".{3}
Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triết học và tín ngưỡng vào cuối thế kỷ VII TCN. 
- GV vận dụng kiến thức Toán hình, vẽ hình minh họa 
Và đọc Định lý Pi- ta- go: Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. {4}
BC2= AB2+ AC2 
Ơ- clit là nhà toán học lỗi lạc thời cổ Hy Lạp, sống vào thế kỉ III TCN. Ông được mệnh danh là "cha đẻ của hình học". Có thể nói hầu hết kiến thức hình học ở cấp trung học cơ sở hiện nay đều đã được đề cập một cách có hệ thống, chính xác trong bộ sách Cơ sở gồm 13 cuốn do Ơ-clit viết ra, và đó cũng là bộ sách có ảnh hưởng nhất trong Lịch sử toán học kể từ khi nó được xuất bản đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. {5}
GV tiếp tục vận dụng kiến thức Toán hình minh họa bằng hình vẽ:
và phát biểu tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song (//): Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó. {6}
Qua những hiểu biết về toán học của các em trong bài học lịch sử giúp học sinh có sự nhìn nhận và đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn về lịch sử, làm cho giờ học trở nên sôi nổi. Giáo viên đã phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh.
3.1.2. Sử sụng kiến thức Vật lý trong dạy - học lịch sử
Ví dụ 1: Bài 1 - SGK 10 (Cơ bản). Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy. 
Khi chứng minh nguồn gốc xuất hiện tổ tiên loài người trên thế giới cách ngày nay qua hàng triệu năm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích của người nguyên thủy qua các di vật, di cốt như: xương hóa thạch, công cụ đồ đá, đồ đồng, các lớp trầm tích như gạo cháy, tro bếp; các công cụ, đồ dùng thường ngày trong cuộc sống của người nguyên thủy như: dìu, dao, cày, cuốc, đồ gốm, tranh đá, đàn đá, trống bịt da,... học sinh sẽ đặt câu hỏi cho giáo viên như sau: Dựa vào đâu mà người ta lại xác định được khoảng thời gian xuất hiện của loài người qua hàng triệu năm? Xác định được thời gian xuất hiện các công cụ lao động, cũng như di cốt hóa thạch của người nguyên thủy?
 Giáo viên sẽ giải thích cho học sinh hiểu rằng: ngày nay, do sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực Vật lý, các nhà khảo cổ học đã dùng phương pháp phóng xạ các bon để giúp các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu và xác định được niên đại xuất hiện của các di vật cổ xưa một cách tương đối chính xác, khoa học. Nhờ đó mà con người có thể hiểu biết về quá khứ hình thành và phát triển của loài người. Qua đó, học sinh có niềm tin về sự phát triển của khoa học, hào hứng tiếp thu những tri thức lịch sử nhân loại. {7}
Ví dụ 2: Bài 4 - SGK 10 (Cơ bản). Các quốc gia cổ đại phương Tây Hilạp và Rô-ma. Mục 3 - Văn hóa cổ đại Hilạp và Rô-ma.
	Khi giới thiệu về sự ra đời của khoa học, ngoài những thành tựu về toán học, giáo viên cũng nên giới thiệu cho học sinh biết được những phát minh về vật lý của người Hilạp và Rô-ma như: công thức tính diện tích và thể tích hình trụ và hình cầu, nguyên lí về vật nổi và hàng loạt những phát minh về cơ học của nhà bác học Ácximét như đòn bẩy, ròng rọc, guồng nước, bánh xe có răng, Giáo viên có thể kể câu chuyện vui để thay đổi không khí của lớp học về việc phát minh ra lực đẩy Ácximét khi ông tắm trong bồn nước.
Ác-si-mét:(khoảng 287– khoảng 212TCN) là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Ông được xem 

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_kien_thuc_lien_mon_nang_cao_hung_thu_cho_hoc_sinh_tr.doc