Sử dụng file nhạc và các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tiết 1 “đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm), sgk Ngữ văn 12, tập 1, ban cơ bản
Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT không ngừng quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học các môn văn hóa nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Việc kết hợp vận dụng kiến thức liên môn và đa dạng hóa các phương pháp dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Một trong những phương pháp mới tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy là kết hợp file nhạc và các phương pháp dạy học tích cực. Tôi nhận thấy việc kết hợp file nhạc và các phương pháp dạy học tích cực rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy của giáo viên và khả năng tiếp nhận của học sinh. Bước đầu đã khơi gợi được hứng thú,thu hút được sự chú ý, khả năng tập trung cao, tư duy nhạy bén và một bầu không khí học sôi nổi như chính các em đang được tham gia một cuộc thi kiến thức. Do đó phần nào đã giảm bớt được tâm lí ngại học văn, nhất là những tác phẩm văn chương trữ tình chính luận. Đặc biệt là tác phẩm “ Đất Nước”( Nguyễn Khoa Điềm) vốn được xem là hay và khó.Từ đấy khơi gợi cho học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em một cách tiếp cận mới, khắc ghi kiến thức của môn học Ngữ văn.
SỬ DỤNG FILE NHẠC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC TIẾT 1 “ ĐẤT NƯỚC”( NGUYỄN KHOA ĐIỀM), SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 1, BAN CƠ BẢN. 1.MỞ ĐẦU. 1.1. Lí do chọn đề tài: Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT không ngừng quan tâm tới việc đổi mới phương pháp dạy học các môn văn hóa nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Việc kết hợp vận dụng kiến thức liên môn và đa dạng hóa các phương pháp dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực. Một trong những phương pháp mới tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy là kết hợp file nhạc và các phương pháp dạy học tích cực. Tôi nhận thấy việc kết hợp file nhạc và các phương pháp dạy học tích cực rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy của giáo viên và khả năng tiếp nhận của học sinh. Bước đầu đã khơi gợi được hứng thú,thu hút được sự chú ý, khả năng tập trung cao, tư duy nhạy bén và một bầu không khí học sôi nổi như chính các em đang được tham gia một cuộc thi kiến thức. Do đó phần nào đã giảm bớt được tâm lí ngại học văn, nhất là những tác phẩm văn chương trữ tình chính luận. Đặc biệt là tác phẩm “ Đất Nước”( Nguyễn Khoa Điềm) vốn được xem là hay và khó.Từ đấy khơi gợi cho học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em một cách tiếp cận mới, khắc ghi kiến thức của môn học Ngữ văn. 1.2. Mục đích nghiên cứu: “Nói không với đọc, chép trong dạy học văn”, giáo viên sử dụng file nhạc và các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học “Đất Nước” sẽ khiến tiết học sinh động, phong phú và lôi cuốn được sự tham gia học tập của học sinh, hiệu quả giờ học Ngữ văn tăng lên rõ rệt. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: tác phẩm “ Đất Nước” (chương trình Ngữ văn 12, tập 1, ban cơ bản). - Khách thể nghiên cứu : Học sinh lớp 12 THPT 1.4. Phương pháp nghiên cứu: a/ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Đọc kĩ tác phẩm “ Đất Nước” sau đó tìm tài liệu có liên quan đến văn bản. Đồng thời nghiên cứu đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12A2, 12A4,12A5 trường THPT Yên Định 2 và lớp 12A9 trường THPT Đào Duy Từ ( lớp học tôi thực nghiệm trong hội thi “ Giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018”) để lựa chọn hướng khai thác phù hợp. Cuối cùng tôi lựa chọn cách khai thác tác phẩm từ đặc trưng thể loại kết hợp với phương pháp “ lạ hóa” để tăng niềm cảm hứng cho học sinh. b/ Phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp vấn đáp; phương pháp hoạt động nhóm; phương pháp thuyết trình kiểu diễn tả, phân tích, tổng hợp; phương pháp đặt và giải quyết vấn đề; kĩ thuật “ Khăn trải bàn”; phương pháp phân tích, bình giảng. c/ Phương pháp nghiên cứu cách thức tạo lập sơ đồ tư duy và“ ô chữ trí tuệ” trên máy tính. d/ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và thu thập thông tin. Trước khi thực hiện giờ dạy, tôi sẽ làm phiếu thăm dò thái độ của các em về tác phẩm “Đất Nước” ( Nguyễn Khoa Điềm) đồng thời hướng dẫn các em soạn bài trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp tôi tiến hành kiểm tra 45 phút ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. d/ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. Khi đã có kết quả điều tra, tôi thống kê, phân loại để nhận biết được thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cũng như hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, từ đó rút kinh nghiệm để triển khai đề tài này. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài: a. Vai trò của việc sử dụng file nhạc trong tiết dạy “ Đất Nước”( Nguyễn Khoa Điềm). Đối với học sinh trung học, âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ gióa dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Nếu ở con người nhu cầu về thẩm mĩ là nhu cầu tinh tế và cao quý, ý thức về cái đẹp, cái hay là ý thức có tính nhân loại cao thì trong cấu trúc nền giáo dục phát triển hiện đại, giáo dục thẩm mĩ nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng phải là bộ phận mang tính đặc thù, có ấp độ tương xứng với nó. Ở trường phổ thông, các môn học khác đều được xây dựng và lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: từ trí tuệ đến tình cảm, thì ngược lại môn học âm nhạc lại được xây dựng và lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu từ : trực tiếp từ tình cảm đến trí tuệ, tạo ra một sự kết hợp hài hòa và do đó, nó là môn học không thể thiếu được . Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, xen lồng vào tất cả các hình thức nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục. Nhưng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của mình, giáo dục âm nhạc trước hết thể hiện mục tiêu , yêu cầu giáo dục nổi trội của mình là giáo dục thẩm mĩ. Đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh. Việc sử dụng file nhạc trong tiết dạy học Ngữ văn ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh bằng tác động của âm nhạc và lời ca. Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những cảm xúc tương ứng, những hiểu biết nhất định đem lại sảng khoái thẩm mĩ, sức diễn cảm của giọng hát cùng những cử chỉ, thái độ, nét mặt phù hợp rất thu hút học sinh. Nó khơi dậy ở học sinh nhiều cảm xúc hướng tới Chân- Thiện- Mĩ. Ca hát là hoạt động quan trọng mang đến tinh thần sảng khoái cho học sinh, bước đầu tạo không khí và tâm thế tiếp nhận tác phẩm văn chương một cách thoải mái, chủ động. Chẳng hạn, khi nghe đoạn ca “ Đất Nước”( lời thơ Tạ Hữu Yên, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, ca sĩ Trọng Tấn) trong lòng học sinh trào dâng một cảm xúc êm đềm, sâu lắng về Đất Nước thương yêu. b. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong tiết 1 bài “Đất Nước” Phương pháp dạy học tích cực là gì? Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “ Tích cực” được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy học theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng trái lại thói thường học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp ăn nhịp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có thành tựu. Như vậy, việc dùng thuật ngữ: “Dạy và học tích cực” để phân biệt với “ Dạy và học thụ động”. Từ dạy và học bị động sang dạy và học hăng hái giáo viên không còn đóng vai trò thuần túy là người truyền đạt tri thức, giáo viên trở nên người thiết kế, tổ chức, chỉ dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học trò tự chiếm lĩnh nội dung học hỏi. Chủ động đạt các mục đích tri thức, năng lực, thái độ hoài nghi theo đề nghị của thời hạn. Trên lớp, học trò hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án giáo viên phải đầu tư công sức, trí tuệ rất nhiều so với kiểu dạy và học bị động mới có khả năng thực hành bài lên lớp.Giáo viên với vai trò là người gợi mở , xúc tác, cổ vũ, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi háo hức, tranh cãi rầm rộ của học trò. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có khả năng tổ chức, chỉ dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi biến diễn ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Một số phương pháp dạy học tích cực tôi sử dụng trong tiết 1 bài “ Đất Nước” ( Nguyễn Khoa Điềm): a. Phương pháp vấn đáp. Vấn đáp( Đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể bàn cãi với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. - Vấn đáp tái hiện. - Vấn đáp, giải thích minh họa. - Vấn đáp tìm tòi. b. Phương pháp hoạt động nhóm. Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ. Trong nhóm có xác suất phân việc, mỗi người một phần việc. Mỗi thành viên đều phải làm việc hăng hái, chẳng thể ỷ lại vào một đôi người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học hỏi chung của cả lớp. Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm san sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra các điều đang nghĩ, mỗi người có xác suất nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở nên quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp thu bị động từ giáo viên. c. Phương pháp thuyết trình kiểu diễn tả, phân tích, tổng hợp. Giáo viên dùng sơ đồ, biểu mẫu, trên cơ sở đó cho học sinh tư duy logic, xâu chuỗi vấn đề, tổng hợp kiến thức để làm rõ nội dung bằng cách cho học sinh thuyết trình trước lớp. Phương pháp này còn rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn hơn, chủ động và tự tin hơn. d. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. Giáo viên đặt vấn đề ( có thể có gợi ý đối với vấn đề khó) học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo được chuẩn bị một năng lượng thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. e. Kĩ thuật “ Khăn trải bàn”. Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh. - Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẩu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Qua đó giáo viên có thể đánh giá khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu. g. Phương pháp phân tích, bình giảng. Trên cơ sở phát triển phương pháp bình giảng truyền thống, giáo viên cho học sinh tự bình giảng, phân tích những chi tiết nội dung, nghệ thuật hay, đặc sắc của tác phẩm. Qua đó rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn từ, khả năng phát hiện và đánh giá vấn đề. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN. Môn văn có vai trò vô cùng quan trọng, vậy mà một thực tế đáng lo ngại hiện nay là học sinh không thích học văn. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trục tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã từng trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có sự thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm, trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều biểu hiện tâm lí chán học văn của học sinh. Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ , mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hôi không chỉ thể hiện bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp học văn hiệu quả nhất. Tác phẩm “ Đất Nước”( Nguyễn Khoa Điềm) với dung lượng dài, đặc trưng thể loại trường ca mang màu sắc trữ tình chính luận dễ khiến nhiều giáo viên và học sinh bước đầu thấy khó khi tiếp cận tác phẩm.Vì vậy giá trị tác phẩm cần phải được hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn, tương xứng với tất cả những tinh túy nó vốn có. Là một giáo viên rất tâm huyết với nghề, tôi luôn luôn trăn trở và nỗ lực tìm kiếm và khai thác các phương pháp phù hợp, tiến bộ giúp các em lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất. Việc sử dụng file nhạc và các phương pháp dạy học tích cực trong bài dạy “ Đất Nước” là một trong những kết quả của nỗ lực đó. 2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện Tên bài dạy: Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm) ĐẤT NƯỚC (Trích: “ Mặt đường khát vọng “) Nguyễn Khoa Điềm A.Mục tiêu cần đạt I. Về kiến thức: Giúp học sinh: - Cảm nhận được phát hiện của tác giả về đất nước ở nhiều bình diện ( địa lí, lịch sử, văn hóa, phong tục) trong tư tưởng bao trùm: Đất Nước của nhân dân. - Thấy được nét nổi bật của nghệ thuật đoạn trích là sự vận dụng những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian hòa nhập trong cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. II. Về kĩ năng -Rèn luyện kĩ năng Đọc- hiểu văn bản nghệ thuật theo đặc trưng của thể loại trường ca. -Kết nối, vận dụng những kiến thức đã học từ văn bản vào việc lĩnh hội giá trị của dòng văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. III. Về thái độ -Coi việc đọc – hiểu văn bản Đất Nước để tích lũy tri thức và rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu các văn bản nghệ thuật ( Đặc biệt là các tác phẩm thơ) - Có ý thức yên mến, trân trọng Đất Nước. Đặc biệt là khơi dậy trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Đất Nước trong hiện tại. IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực -Năng lực giao tiếp ( Nghe, nói, đọc, viết) -Năng lực thẩm mĩ ( cảm thụ và sáng tạo) - Năng lực hợp tác -Năn lực tự học B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh I. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án/ thiết kế bài học -Giáo án Powerpoint -Thước kẻ -Máy chiếu, máy tính II. Chuẩn bị của học sinh Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: -Đọc kĩ về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước trong sách giáo khoa ngữ văn 12 tập 1 - Soạn kĩ những câu hỏi phần hướng dẫn học bài C. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1-Khởi động: Giáo viên kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu những chặng đường phát triển của Văn học Việt Nam từ 1945-1975? Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài: *GV bật file nhạc, trích đoạn ca khúc “ Đất Nước”( thơ Tạ Hữu Yên, nhạc Phạm Minh Tuấn, ca sĩ Trọng Tấn), tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh. Tình cảm đối với đất nước, đối với nhân dân là một trong những nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong thơ ca Việt Nam. Ta từng được biết đến: “ Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu” trong thơ của Tạ Hữu Yên, một đất nước hình “tia chớp” trong thơ của Trần Mạnh Hảo, một đất nước từ trong những đau thương máu lửa “ rũ bùn đứng dậy sáng lòa” trong thơ Nguyễn Đình Thi thì nay đến với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ta lại được đến với đất nước qua những gì bình dị, thân thương nhất. Học sinh nêu đúng 3 giai đoạn: -Giai đoạn từ 1945-1954: Viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc -Giai đoạn từ 1955-1964: Viết về công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. -Giai đoạn từ 1965-1975: tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Hoạt động 2- Hình thành kiến thức (Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản Đất Nước) ---------------------------------------------- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung. -Gv lưu ý học sinh những điểm chính về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm trong phần tiểu dẫn. -Giáo viên: Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và nội dung của trường ca “ Mặt đường khát vọng”? -Học sinh: Trả lời. -Giáo viên: Em hãy nêu xuất xứ,giá trị của đoạn trích “Đất Nước”? -Học sinh: Trả lời. -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn trích. Hướng dẫn học sinh đọc bằng giọng tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm nhưng linh hoạt về giọng điệu. -Giáo viên: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Ý từng phần? -Học sinh: Trả lời. Hoạt động Đọc-hiểu:Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn kết hợp với phân tích. -Giáo viên: Theo cảm nhận của tác giả Đất Nước có tự bao giờ? -Học sinh: Trả lời. -Giáo viên: Theo tác giả Đất Nước được hình thành từ những truyền thống gì? -Học sinh: Trao đổi, thảo luận, trả lời. -Giáo viên: Em có cảm nhận như thế nào về những truyền thống này? -Học sinh: Bình giảng thơ. -Giáo viên: Hãy khái quát giá trị của đoạn thơ mở đầu. -Học sinh : Trả lời. -Giáo viên: Em có thể liên hệ đến sự cảm nhận khác nhau về Đất Nước trong thơ của một số nhà thơ khác? -Học sinh: Trao đổi và trình bày. -Giáo viên: Nhận xét. -Giáo viên: Đất Nước là gì? Câu hỏi ấy được tác giả trả lời như thế nào? Cách định nghĩa có gì mới lạ và sâu sắc? - Học sinh: trả lời. -Giáo viên: Trình chiếu đoạn thơ “Đất là nơi anh đến trườngngày giỗ Tổ” -Học sinh: Quan sát, cảm nhận. -Giáo viên: Nhà thơ cảm nhận Đất Nước trên những phương diện nào? Cho thấy điều gì? -Học sinh trả lời. -Hoạt động nhóm: GV chia lớp học thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận câu hỏi trong 3 phút. -Nhóm1: Không gian địa lí của Đất Nước được nhà thơ thể hiện thông qua những hình ảnh nào? Nhận xét về những hình ảnh ấy. - Nhóm 2: Chiều dài lịch sử của Đất Nước được nhà thơ tái hiện qua những hình ảnh nào? Em hãy xét giá trị của những hình ảnh ấy. - Nhóm 3: Chiều sâu văn hóa dân gian của Đất Nước được nhà thơ tái hiện qua những hình ảnh nào? Em hãy nhận xét về vai trò của những hình ảnh ấy. HS thảo luận trong vòng 3 phút, sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày. Đồng thời nạp lại kết quả hoạt động của từng thành viên. GV kết hợp sử dụng kĩ thuật “ Khăn trải bàn” để nhận xét, đánh giá hoạt động của mỗi nhóm. GV: Em hãy nhận xét khái quát về giá trị của đoạn thơ? HS: Nhận xét. -Giáo viên trình chiếu đoạn thơ: “Trong anh và emmuôn đời” -Học sinh quan sát, cảm nhận. -Giáo viên: Suy nghĩ và cảm nhận về Đất Nước của thế hê trẻ trong hiện tại được cảm nhận như thế nào? -Học sinh: Bình giảng, phân tích. -Giáo viên: Từ cảm nhận ấy, tác giả gửi đến thế hệ trẻ thông điệp gì? -Học sinh: Trả lời. GV: Em hãy bình giảng những hình ảnh em cho là đặc sắc. HS: Bình giảng. -Giáo viên: Em hãy khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của phần 1 đoạn trích “Đất Nước”. Học sinh: Trình bày ----------------------------------------------- I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả -Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế. -Ông xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng, giàu truyền thống văn chương. -Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ. -Thơ Nguyễn Khoa Điềm đậm chất chính luận, hấp dẫn người đọc bởi sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. - Tác phẩm chính: “Đất ngoại ô” (1972), “Mặt đường khát vọng” (1974), “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”(1986) 2. Trường ca “ Mặt đường khát vọng” a. Hoàn cảnh sáng tác Trường ca “Mặt đường khát vọng” được Nguyễn Khoa Điềm viết tại chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. b. Nội dung: Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng nhân dân, đất nước đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. 3. Đoạn trích a. Xuất xứ: Trích phần đầu chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” b. Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương Đất Nước của thơ ca Việt Nam hiện đại. c. Bố cục: Gồm hai phần -Phần một: “ Từ đầulàm nên đất nước muôn đời”: Những cảm nhận mới mẻ về Đất Nước. - Phần hai: Còn lại: Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”. II. Đọc-Hiểu 1.Phần 1: Những cảm nhận mới mẻ về Đất Nước a. Cội nguồn Đất Nước * Đất Nước có từ lâu đời. - Đoạn trích mở ra bằn
Tài liệu đính kèm:
- su_dung_file_nhac_va_cac_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong.docx
- phụ lục.docx
- Presentation1.pptx