“Sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử lớp 10

“Sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử lớp 10

Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người, nó tồn tại độc lập khách quan với ý muốn của con người. Do đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với sự kiện lịch sử. Việc nhận thức lịch sử phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Do đặc trưng của nhận thức lịch sử nêu trên, việc “Trực quan sinh động” trong dạy học lịch sử được xây dựng trên cơ sở các sự kiện khoa học, cơ bản, tiêu biểu để tạo biểu tượng chân xác, có hình ảnh về quá khứ đang học. Tạo biểu tượng để tái tạo hình ảnh lịch sử, khôi phục bức tranh về những sự kiện, nhân vật đã qua là yêu cầu cần thiết đầu tiên của học tập lịch sử . Chỉ trên cơ sở biểu tượng mới hình thành được khái niệm và như vậy mới hiểu biết lịch sử một cách khoa học. Có nhiều phương tiện, phương thức để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, trong đó đồ dùng trực quan và tư liệu lịch sử có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc khôi phục, tái tạo lại quá khứ lịch sử.

doc 14 trang thuychi01 9294
Bạn đang xem tài liệu "“Sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
1.Phần mở đầu.............................................................................................2
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................2-3
1.2 Mục đích nghiên cứu:............................................................................3
1.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................3
2.Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận............................................................................................4
2.2 Thực trạng ............................................................................................5-6
2.3Một số giải pháp cụ thể ..........................................................................6-9
2.4 kết quả......................................................................................................10
3.Kết luận, kiến nghị....................................................................................11
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người, nó tồn tại độc lập khách quan với ý muốn của con người. Do đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với sự kiện lịch sử. Việc nhận thức lịch sử phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Do đặc trưng của nhận thức lịch sử nêu trên, việc “Trực quan sinh động” trong dạy học lịch sử được xây dựng trên cơ sở các sự kiện khoa học, cơ bản, tiêu biểu để tạo biểu tượng chân xác, có hình ảnh về quá khứ đang học. Tạo biểu tượng để tái tạo hình ảnh lịch sử, khôi phục bức tranh về những sự kiện, nhân vật đã qua là yêu cầu cần thiết đầu tiên của học tập lịch sử . Chỉ trên cơ sở biểu tượng mới hình thành được khái niệm và như vậy mới hiểu biết lịch sử một cách khoa học. Có nhiều phương tiện, phương thức để tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, trong đó đồ dùng trực quan và tư liệu lịch sử có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc khôi phục, tái tạo lại quá khứ lịch sử.
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh ảnh, các phương tiện trực quan quy ước như bản đồ, đồ thị, niên biểu, sơ đồ, Các loại đồ dùng trực quan này góp phần không nhỏ vào việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng thực hành Vì vậy, sách giáo khoa lịch sử hiện nay đã dành cho phần kênh hình một tỉ lệ khá cao. Đây vừa là nội dung minh họa bài học vừa là một bộ phận kiến thức cần hình thành cho học sinh. Kênh hình không chỉ sử dụng khi trình bày kiến thức mới mà còn dùng để ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khóa và thực hành.
Trong sách giáo khoa lịch sử, kênh hình bao giờ cũng gắn liền với nội dung bài viết, câu hỏi, bài tập. Do đó kênh hình đã thay thế một phần nội dung đáng kể của bài học. Học sinh được sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu nội dung kênh hình, khai thác triệt để kênh hình qua đó nhận thức được sự kiện đang học một cách hứng thú, sinh động, sâu sắc mà nhớ lâu, học sinh sẽ yêu thích lịch sử từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học lịch sử.
 Để nâng cao được hiệu quả dạy học bộ môn không phải chỉ cần học sinh ghi nhớ những kiến thức cơ bản đó mà học sinh phải yêu thích lịch sử để tìm kiếm và chủ động, ý thức tự giác học tập. Do đó, để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh khai thác triệt để những kênh hình trong sách giáo khoa kết hợp với việc tự tìm tòi hoặc giáo viên cung cấp một số tư liệu, hình ảnh cho học sinh tìm hiểu kiến thức và nhận thức lịch sử. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử lớp 10 .”
1.2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tôi thực hiện đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn lịch sử trong trường học bậc học GDTX, tạo hứng thú học tập cho học sinh và thông qua nội dung kênh hình giáo dục cho học sinh kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh để nhận thức lịch sử. Từ những nhận thức lịch sử, giáo viên giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức cho học sinh biết quý trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc.
1.3/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trong phạm vi đề tài “Sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử lớp 10 ”, tôi chỉ tập trung khai thác một số nội dung kênh hình đã cung cấp cho học sinh trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10 cơ bản.
Ghi chú: Ở mục 1.1 Đoạn “Để nâng cao được hiệu quả dạy học........nhận thức lịch sử” tác giả thao khảo từ TLTK số 2
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
- Đồ dùng trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy, học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay những đồ dùng trực quan minh họa về sự vật. K.Đ.U-sin-Xki gọi nguyên tắc trực quan là cách học không chỉ dựa vào lời nói, mà còn dựa vào những hình ảnh cụ thể mà học sinh trực tiếp thu nhận được.
-Trong giảng dạy và học tập lịch sử , sử dụng đồ dùng trực quan có vị trí quan trọng 
-Học lịch sử không chỉ để biết quá khứ, mà trên cơ sở biết quá khứ để hiểu sâu sắc hiện tại và sự phát triển tất yếu của tương lai. Sự hiểu biết sâu sắc và biện chứng như vậy góp phần tích cực vào việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích mà Đảng đã đề ra.Sự hiểu biết này phải được xây dựng trên cơ sở trang bị cho các em khả năng nắm kiến thức khoa học, năng lực độc lập tư duy, biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
-Trong dạy học lịch sử lời nói có vai trò quan trọng để tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh, nhưng dù lời nói có sinh động, có hình ảnh đến đâu cũng không thể thay cho việc sử dụng đồng dùng trực quan được. Phương châm chống “dạy chay”(Dạy không có đồ dùng trực quan) là đúng đắn và khoa học.Sử dụng đồ dùng trực quan có nhiều ý nghĩa về giáo dục và giáo dưỡng.
Ghi chú: Ở mục 2.1: Tác giả tham khảo từ TLTK số4
-Đồ dùng trực quan không chỉ góp phần tạo biểu tượng lịch sử , mà còn là chỗ dựa vững chắc cho việc nắm quá khứ lịch sử trong hững nét khái quát, điển hình, hiểu sâu sắc hơn bản chất sự kiện lịch sử. Nó là phương tiện có hiệu quả để hình thành khái niệm lịch sử và làm cho học sinh nắm được những quy luật của sự phát triển xã hội.
-Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng lịch sử và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh.
-Đồ dùng trực quan hình thành và bồi dưỡng cho học sinh những quan điểm và cảm xúc thẩm mỹ. Nhìn những bức ảnh, hiện vật đồ phục chế về nền văn hóa rực rỡ của ông cha ta, học sinh vừa tự hào vừa thú vị thưởng thức cái đẹp của nghệ thuật sáng tạo đã phản ánh chân thực và sinh động thực tiễn cuộc sống của nhân dân ta ngày trước.Do đó việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất giảng dạy, học tập, gây hứng thú cho học sinh đối với việc tìm hiểu quá khứ. Đồ dùng trực quan là cầu nối giữa hiện thực khách quan quá khứ với những con người hiện tại.
2.2 Thực trạng
-Hiện nay tâm lý giới trẻ trong thời đại công nghiệp hóa các em có xu thế học thiên về các môn khoa học tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học xã hội khiến nhiều học sinh không hứng thú với môn lịch sử việc học tập môn học này chưa được các học sinh thực sự say mê và muốn khám phá tìm tòi.
-Chương trình lịch sử hiện nay còn nặng về kiến thức, đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa chưa nhiều, chưa phong phú, học sinh có cảm giác mệt mỏi khi phải học và nhớ, việc phải nhớ quá nhiều số liệu, sự kiện là ác mộng với nhiều học sinh.
-Trong xã hội hiện nay công nghệ thông tin rất phát triển nhưng ít có học sinh giành thời gian lên Internet vào những trang lich sử truy cập, để tìm hiểu và khám phá về kiến thức lịch sử mà đa số các em vào các trang mạng xã hội khác.
Ghi chú: Mục 2.2 do tác giả tự viết
-Với những thực trạng trên, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới dạy học môn lịch sử nói riêng là rất cấp thiết, cần phải nhanh chóng khắc phục sự xem nhẹ bộ môn lịch sử trong xã hội. Trước sự mở cửa và du nhập nhiều luồng văn hóa mới thì chúng ta cần phải hình thành cho các em học sinh lòng tự hào dân tộc.Hiện nay việc sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và việc sưu tầm thêm tư liệu trong mỗi bài giảng lịch sử đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực cần phải có nhiều tiết học sử dụng kênh hình: Hình ảnh, lược đồ...cùng các tài liệu liên quan giúp học sinh hứng thú trong việc lĩnh hội tri thức và nâng cao chất lượng học tập lịch sử.
2.3/ Một số giải pháp cụ thể.
Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến dân tộc (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV):[1]
-Không có kênh hình trong SGK.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+Các hình ảnh và tư liệu về thành Thăng Long, thành nhà Hồ.
+Tư liệu về các triều đại phong kiến Việt Nam, các nhân vật lịch sử từ thế kỷ X-XV.
+Tư liệu về các bộ luật phong kiến Việt Nam thời Lý, Trần, Lê sơ, đặc biệt là bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ.
 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV:
-GV và học sinh khai thác hình 36 SGK trang 93[1]: Hình rồng và hoa dây (chùa Phật Tích – Bắc Ninh). 
-GV cho học sinh quan sát bức ảnh và nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ: Hình tượng con rồng thời Lý được các nhà điêu khắc chạm trổ như thế nào? Sau khi học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét và miêu tả cho học sinh về bức ảnh đó.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+Các làng nghề thủ công và hình ảnh về các sản phẩm thủ công.
+Liên hệ các làng nghề thủ công ở Thiệu hóa (Đúc đồng ở Thiệu Trung).
+Các hoạt động thương nghiệp thời phong kiến thế kỷ X-XV và so sánh, liên hệ, tìm kiếm hình ảnh về hoạt động buôn bán, thương mại hiện nay.
 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV:
Ghi chú: Mục 2.3 Bài 17;18;19 Tác giả tham khảo từ TLTK số 3
Phần giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm tác giả tự viết
-GV và học sinh khai thác hình 37 SGK[1] trang 100: Lược đồ các địa danh diễn ra trận đánh lớn (thế kỉ X-XV). 
-Đây là loại lược đồ trống khi sử dụng GV hướng dẫn cho học sinh biết được các địa danh gắn liền với các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ thế kỉ X-XV.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+Lược đồ và mô tả diễn biến các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV.
+Tư liệu về các nhân vật lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.(Lê Hoàn; Lý Thường Kiêt; Trần Quốc Tuấn; Hồ Quý Ly; Lê Lợi; Nguyễn Trãi...)
+Tìm hiểu thêm tư liệu về văn học sử: Nam quốc sơn hà, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo...
 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X-XV:
-GV và học sinh khai thác hình 38 Bia Tiến sĩ trong Văn Miếu – Hà Nội SGK [1]trang 102, Hình 39 Chùa Một Cột (Hà Nội), Hình 40 Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), Hình 41 Lan can đá chạm rồng tại thềm điện Kính Thiên (Hà Nội) trang 104. (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10” [3]).
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+Sự ra đời và phát triển của giáo dục Việt Nam.
+Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.
+Kiến trúc và điêu khắc thời phong kiến.
Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI-XVIII:
-GV và học sinh khai thác hình 42 SGK[1] trang 107: Di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10” [3]).
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
Ghi chú: Mục 2.3 Bài 20; 21 Tác giả tham khảo từ TLTK số 3
Phần giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm tác giả tự viết
+Thành nhà Mạc ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.
+Các cuộc chiến tranh phong kiến làm cho đất nước bị chia cắt. Liên hệ tình hình đất nước bị chia cắt giai đoạn 1954-1975.
+Sự mở rộng và khai phá đất đai ở Đàng Trong từ Thuận Hóa đến các vùng đất phía Nam.
Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII:
-GV và học sinh khai thác hình 44 SGK[1] trang 112: Cặp chân đèn gốm hoa lam đầu thế kỉ XVII, hình 45 SGK[1] trang 113 Thương cảng Hội An (tranh vẽ cuối thế kỉ XVIII). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10” [3])
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+Hoạt động buôn bán ở các đô thị lớn, đặc biệt là thương cảng Hội An.
+Tìm hiểu hình ảnh và hoạt động buôn bán ở phố cổ Hội An, giá trị lịch sử - văn hóa của phố cổ Hội An.
 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII:
-GV và học sinh khai thác hình 46 SGK[1] trang 118: Lược đồ trận Ngọc Hồi – Đống Đa và hình 47 SGK[1] trang 120 Tượng Quang Trung (Quy Nhơn – Bình Định). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10”[3]).
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+Lược đồ 2 cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh. Các nhân vật lịch sử trong cuộc kháng chiến.
+Bảo tàng Quang Trung và Điện thờ Tây Sơn tam kiệt ở Bình Định.
+Tư liệu về các chính sách nội trị và ngoại giao của vua Quang Trung, sự đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII.
Ghi chú: Mục 2.3 Bài 22; 23; 24 Tác giả tham khảo từ TLTK số 3
Phần giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm tác giả tự viết
 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII:
-GV và học sinh khai thác hình 48 SGK trang 123: Tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10” [3]).
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+Tư liệu về các tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII, tư liệu về Alexandre de Rhodes và sự du nhập, truyền bá của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh vào nước ta.
+Nội dung văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học dân gian thế kỉ XVI-XVIII.
+Tìm hiểu thêm về các thành tựu KHKT thế kỷ XVI-XVIII.
 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX):
-GV và học sinh khai thác hình 49 SGK trang 126: Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng và hình 50 SGK trang 128 Đánh vật (tranh Đông Hồ). (GV tham khảo “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 10” [3]).
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+Hình ảnh và tư liệu về Huế và triều đại nhà Nguyễn, bộ luật Gia Long.
+Văn học, sử học, kiến trúc thời nhà Nguyễn.
 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân:
-Không có kênh hình trong SGK.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm:
+Các cuộc khởi nghĩa diễn ra dưới triều Nguyễn, các nhân vật lịch sử.
+HS rút ra nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa.
Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước và bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến:
-Không có kênh hình trong SGK.
Ghi chú: Mục 2.3 Bài 25; 26; 27 Tác giả tham khảo từ TLTK số 3
Phần giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm tác giả tự viết
-GV hướng dẫn HS khái quát kiến thức từ bài 17 đến bài 26: 
+Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, xã hội.
+Tư tưởng bao trùm của thời phong kiến là xây dựng đất nước và chiến đấu giữ nước, trong đó nổi bật nhất là lòng yêu nước kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
+Một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là bài học ngoại giao.
2.4/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
 Với việc khai thác triệt để kênh hình kết hợp với hướng dẫn HS tìm hiểu tư liệu và hình ảnh có liên quan đến bài học lịch sử sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức lịch sử và kiến thức ngày càng sâu rộng, đồng thời học sinh yêu thích lịch sử và tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Tôi đã vận dụng phương pháp này vào dạy học lịch sử và có kiểm tra thực nghiệm kết quả học tập của học sinh cho thấy phương pháp này góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử của học sinh. Chính phương pháp này trong năm học qua kết quả chất lượng môn Sử cao hơn so với những năm trước. 
Cụ thể: Loại giỏi 6%; loại khá 15%; loại trung bình 75%; loại yếu 4%.
 Tuy nhiên, mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu khuyết điểm riêng của nó mà giáo viên có thể vận dụng tùy vào đối tượng học sinh và khả năng tiếp thu của học sinh. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng bộ môn.
Ghi chú: Mục 2.4 Tác giả tự viết
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
Để đạt được hiệu quả cao trong học tập môn lịch sử trước hết học sinh phải yêu thích môn lịch sử. Điều này cần sự tác động rất lớn từ phía giáo viên, và vai trò cùa người giáo viên rất quan trọng trong việc hình thành tri thức và nhân cách học sinh. Do đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tích cực, chủ động và linh hoạt tìm tòi tri thức.
Sử dụng, khai thác nội dung kênh hình đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử mà đồ dùng trực quan là phương tiện cần thiết. Trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung lịch sử được phản ánh trong tranh, ảnh, bản đồ và các loại đồ dùng trực quan khác. Sau đó hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh, tìm thêm tư liệu, hình ảnh để làm phong phú thêm bài học và kiến thức bản thân. Từ đó các em có ý thức rõ hơn việc học tập và rèn luyện của mình. Đây cũng chính là mục tiêu của giáo dục: vừa học tập kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng và giáo dục tư tưởng tình cảm.
3.2:KIẾN NGHỊ
-Đối với giáo viên cần tích cực học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như lý luận dạy học
-Đối với đơn vị cần phải trang bị thêm các phương tiện dạy học như phòng đa năng có máy chiếu, bản đồ tranh ảnh, tư liệu dạy học, các đầu sách tham khảo để bổ trợ cho môn học
-Đối với cấp trên cần quan tâm hơn nữa đến bậc học GDTX, đăc biệt là về cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy- học. 
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị:
 Ngày 20 Tháng 3 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
Bản thân tự nghiên cứu và viết, không
Pô tô, sao chép nội dung của người khác.
 Người viết
 Lê Minh Thành
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Minh Thành
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trung tâm GDTX Thiệu Hóa
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C)
Năm học đánh giá xếp loại
Một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức Lịch sử cấp THPT.
Sở GD&ĐT
C
2011-2012
Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học Lịch sử.
Sở GD&ĐT
C
2013-2014
...
----------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]-Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 ban cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục 2006.
[2]-Phương pháp dạy học lịch sử- Nhà xuất bản giáo dục 1998.
[3].Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 10- NXB Hà nội 2007.
[4].Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử- Nhà xuất bản giáo dục .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDTX THIỆU HÓA
...............o0o..................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10
 Người thực hiện: Lê Minh Thành
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2017
Tháng 3 năm 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_do_dung_truc_quan_de_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_lich.doc