Sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” vào dạy một số bài đạo đức – chương trình GDCD lớp 10

Sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” vào dạy một số bài đạo đức – chương trình GDCD lớp 10

 Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người sinh ra từ chân lý - người Việt Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phòng lặng rèm buông tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Bác Hồ là sự kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo. Trong những vần thơ, câu ca cũng từng ca ngợi về Bác:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen.

 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Ngày nay Bác đã đi xa nhưng những gì là giá trị đạo đức, là truyền thống quý báu của tư tưởng, đạo đức lối sống của Người vẫn mãi là tấm gương sáng ngời cho nhân dân Việt Nam và nhân loại soi sáng!

 Thực hiện chỉ thị số 05 – CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị khóa XII về “ Đấy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Thực hiện công văn số 2990 – CV/ BTGTW, ngày 28/7/2017 của Ban Tuyên giáo trung ương về việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các trường phổ thông; Công văn số 4634/ BGDDT – CTHSSV, ngày 21/9/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” trong các nhà trường phổ thông.

 Hưởng ứng phong trào trên, toàn bộ ngành giáo dục nói chung và Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa nói riêng đang tích cực triển khai thực hiện sâu rộng, các nhà trường trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch và đưa vào thực hiện, giảng dạy bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 với nhiều hình thức phong phú như giảng dạy trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động đoàn, đặc biệt lồng ghép vào tích hợp giảng dạy trong môn giáo dục công dân.

 

doc 27 trang thuychi01 25296
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” vào dạy một số bài đạo đức – chương trình GDCD lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU “ BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG DÀNH CHO HỌC SINH” VÀO DẠY MỘT SỐ BÀI ĐẠO ĐỨC – CHƯƠNG TRÌNH GDCD LỚP 10
 Người thực hiện: Lê Thị Tám 
 Chức vụ: 	 Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 5
 SKKN thuộc môn: GDCD
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU	 Trang
1. 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
1. 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 2
1. 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2 
1. 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
2. NỘI DUNG 
2. 1. Cơ sở lí luận...................................................................................................3 
2 . 2. Thực trạng của vấn đề..................................................................................4
2. 3. Các giải pháp thực hiện.5
2. 3. 1. Sử dụng câu chuyện “ Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình” vào dạy 
Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình....5
2. 3. 2. Sử dụng câu chuyện “Một lần hành quân với Bác” vào dạy bài 13 
 “Công dân với cộng đồng” ..9
2. 3. 3. Sử dụng câu chuyện “Biển cả do cái gì tạo nên”Vào dạy bài 14: “ Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”................................................12
2. 3. 4. Sử dụng câu chuyện “Chỉ sót một dấu phẩy Bác Hồ xin lỗi bạn đọc” vào dạy Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân..............................................................15
2. 4. Hiệu quả sáng kiến đối với hoạt động giáo dục........................................ .18
2. 5. Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm.......................... 20
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...........................................................................21
3.1. Kết luận........................................................................................................21
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................22
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài.
 	Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người sinh ra từ chân lý - người Việt Nam đẹp nhất. Người đã đi xa “Phòng lặng rèm buông tắt ánh đèn” nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Người đã trở thành bất tử. Bác Hồ là sự kết tinh và toả sáng những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi theo. Trong những vần thơ, câu ca cũng từng ca ngợi về Bác: 
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen.
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Ngày nay Bác đã đi xa nhưng những gì là giá trị đạo đức, là truyền thống quý báu của tư tưởng, đạo đức lối sống của Người vẫn mãi là tấm gương sáng ngời cho nhân dân Việt Nam và nhân loại soi sáng!
 Thực hiện chỉ thị số 05 – CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị khóa XII về “ Đấy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Thực hiện công văn số 2990 – CV/ BTGTW, ngày 28/7/2017 của Ban Tuyên giáo trung ương về việc triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các trường phổ thông; Công văn số 4634/ BGDDT – CTHSSV, ngày 21/9/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” trong các nhà trường phổ thông.
 Hưởng ứng phong trào trên, toàn bộ ngành giáo dục nói chung và Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa nói riêng đang tích cực triển khai thực hiện sâu rộng, các nhà trường trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch và đưa vào thực hiện, giảng dạy bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 với nhiều hình thức phong phú như giảng dạy trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động đoàn, đặc biệt lồng ghép vào tích hợp giảng dạy trong môn giáo dục công dân.
 Bản thân tôi là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn giáo dục công dân 
trong trường THPT, tôi nghĩ mình phải làm gì để tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến với các em học sinh không chỉ thông qua các bài học về đạo đức, những hình thức giáo dục của các đoàn thể mà nó được thấm vào các em học sinh qua các bài học của môn GDCD.
 Để thực hiện điều này tôi nhận thấy bộ môn GDCD trong trường THPT đặc biệt là phần “ Công dân với đạo đức” có nhiều nội dung phù hợp để tích hợp, tạo ra sự chuyển biến về ý thức, tu dưỡng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hình thành cho học sinh lòng tin, động cơ, hoài bão và những hành vi tốt đẹp hơn. Bởi lẽ bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Việc Giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh rất quan trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. [ 1 ]
 Trong bối cảnh hiện nay giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít bạn trẻ đang có chiều hướng sa sút, như các hiện hiện tượng vô lễ với cha mẹ, thầy cô, bạo lực học đường và bắt chước, học đòi những thói hư tật xấu ...
Gần đây trên mạng xã hội đang nổi lên vấn đề được rất nhiều quan tâm của dư luận xã hội, đặc biệt là giới trẻ, “ Khá Bảnh” – một thanh niên có tiền án, tiền sự, nghiện ngập, ăn chơi sa đọa lại trở thành thần tượng của nhiều bạn trẻ, các clip Khá Bảnh đốt xe máy, đánh bài, ăn chơi trác táng lại thu hút tới 2,6 triệu lượt xem, trang cá nhân của thanh niên này có tới 2 triệu người theo dõi, nhiều thanh niên còn học đòi, làm theo... Như vậy có thể nói giới trẻ nhiều người đã không biết phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, đâu là thật, đâu là ảo, đâu là thần tượng...Trong khi đó hỏi về lịch sử dân tộc lại không biết gì, hỏi về những tấm gương yêu nước lại không nhớ nổi một người...
 Do đó việc tích hợp giáo dục tư tưởng và các bài học về đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THPT là việc làm hết sức cần thiết , đó chính là giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh ngoài việc giảng dạy các môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa học, lịch sử, học sinh còn phải rèn luyện về đạo đức, kĩ năng sống, kĩ năng hòa nhập với cộng đồng, kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Trong đó trau dồi, rèn luyện đạo đức là vấn đề hàng đầu.
 Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng bộ sách Bác Hồ với những bài học về đạo đức lối sống vào dạy một số bài đạo đức chương trình GDCD lớp 10”.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
 	Đưa bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống tích hợp vào một số bài học đạo đức chương trình giáo dục công dân lớp 10. Từ đó giúp các em hiểu được các tư tưởng đạo đức của Bác Hồ và hình thành cho các em những kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng tự nhận thức về bản thân, kĩ năng hòa nhập cộng đồng, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng tự chịu trách nhiệm....
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 5
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp trực quan, hình ảnh, câu truyện minh họa.
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lí luận
 Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. [ 2 ]
 	Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm của chủ nghã Mác – Lê nin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh là cả một hệ thống lí thuyết, tư tưởng phong phú và tinh tế, nổi bật như các đức tính, các chuẩn mực về : “ Trung với nước, hiếu với dân”, “ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; “yêu thương con người, sống có nghĩa tình” Sinh thời Bác là người rất coi trọng về đạo đức, coi đạo đức là nền tảng của con người, là nguồn để nuôi dưỡng và phát triển con người, Bác nói “ Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây sẽ héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” . [ 3 ]
 	Phong cách, lối sống Hồ Chí Minh đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khắc họa: “ Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Đó chính là phong cách, lối sống giản dị, thanh cao, luôn đồng cảm và chia sẻ, thấu tình đạt lí.
 Như vậy tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác là một tấm gương sáng để chúng ta tiếp thu, học tập .
 Thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo Dục Đào tạo và Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa về việc tổ chức giảng dạy, học tập bộ tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh” trong trường học từ lớp 2 đến lớp 12.
 Căn cứ vào kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn trường THPT Triệu Sơn 5 về tích hợp giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh”
Lớp 10
 Câu chuyện về Bác Hồ 
 Địa chỉ tích hợp, giảng dạy.
Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình
Bài 12 : Công dân với tình yêu hôn nhân, gia đình
Một lần hành quân với Bác
 Bài 13: Công dân với cộng đồng
Biển Cả do cái gì tạo nên
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây nghiệp xây sựng và bảo vệ Tổ quốc
Chỉ sót một dấu phẩy, Bác Hồ xin lỗi bạn đọc
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
2 . 2. Thực trạng của vấn đề
 Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội đã ảnh hưởng đến một bộ phận giới trẻ trong xã hội. Tình trạng thanh niên có lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần, đạo đức. Tình trạng sống buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Tình trạng học sinh đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thâỳ cô giáo, con giết cha, anh giết em, trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là những tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này một cô bé đang bị nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong khi đó nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên mạng xã hội. Đáng báo động hơn nữa hiện tượng học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng nhiều, tình trạng yêu đương sớm, mang thai ngoài ý muốn phải bỏ học giữa chừngĐây là những vấn đề đáng báo động về việc suy giảm các giá trị đạo đức.
 	Trong khi đó, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức khó hơn giáo dục tri thức vì nó không chỉ giáo dục bằng giáo án có sẵn mà còn phải bằng nhân cách và những tấm gương sống động (điển hình mẫu). Đặc biệt việc giáo dục đạo đức thành công sẽ góp phần trực tiếp trong việc giáo dục và rèn luyện giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh hiện nay - vấn đề mang tầm vóc thời đại. 
 	Năm học 2017 – 2018, ngành Giáo dục chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch đưa vào giảng dạy bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo lối sống dành cho học sinh” theo hướng mỗi tháng một bài lồng ghép trong các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, các môn học liên quan và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội....Thực hiện chỉ đạo của ngành Giáo dục các trường phổ thông trên toàn quốc nói chung, trên địa bản tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang triển khai thực hiện và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của học sinh, các em tích cực tham gia và nhận thức sâu sắc về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. 
 	Bên cạnh đó vẫn còn một số trường THPT chưa triển khai thực hiện, nhiều đơn vị và một số giáo viên vẫn còn thờ ơ, chưa bố trí thời gian cũng như chưa chú ý đến việc đưa bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống vào giảng dạy.
 	Đây là một vấn đề mới chưa có đề tài sáng kiến kinh nghiệm nào viết về nó, nội dung kiến thức dàn trải, chỉ tích hợp được ở một số đơn vị kiến thức nhỏ, không sử dụng trọn vẹn trong cả tiết học, bài học.
 	Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn chon đề tài Sử dụng bộ sách Bác Hồ với những bài học về đạo đức lối sống vào dạy một số bài đạo đức chương trình GDCD lớp 10”, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 5.
2. 3. Các giải pháp thực hiện
2. 3.1. Sử dụng câu chuyện “ BÁC HỒ RẤT QUÝ TRỌNG TÌNH CẢM GIA ĐÌNH” vào dạy Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình.
 	 Mục 3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên
 	* Ở nội dung này giáo viên sử dụng phương pháp : Kể chuyện, đàm thoại để tìm hiểu khái niệm, chức năng của gia đình.
 	* Mục tiêu: 
- HS nêu được khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi.
 	* Cách tiến hành: 
 Để học sinh hiểu được thế nào là gia đình, chức năng của gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên, giáo viên kể câu chuyện, “Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình”.
 	Năm 1929, Bác Hồ từ Châu Âu về Thái Lan. Thời gian ở Thái Lan, Bác Hồ giúp anh, em cán bộ Việt Kiều củng cố, phát triển tổ chức Việt Kiều và uốn nắn lại nội dung tuyên truyền của tờ báo thân ái. Bác Hồ thường đi thăm trụ sở của các đoàn thể Việt Kiều. Một lần trên đường đi thăm các trụ sở đó, mới đi được nửa đường thì trời tối , Bác Hồ ghé vào một gia đình Việt Kiều làm thợ mộc ngủ nhờ. Đêm đó chị chủ nhà ngâm kiều ru con, Bác Hồ lắng nghe, sáng hôm sau lúc đi đường, Bác Hồ nói với đồng chí Trần Lan, bạn đồng hành, giọng rất âu yếm.
 Xa nhà chốc mấy mươi niên
Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con.
Chỉ lời ru con của chị chủ nhà Việt Kiều cũng làm Bác Hồ xúc động tình cảm gia đình đến thế!
 	Cuối năm 1946, tại Bắc Bộ phủ, Bác Hồ gặp chị gái Nguyễn Thị Thanh. Sau hơn 30 năm xa cách, khi gặp chị gái, Bác Hồ dang 2 tay ôm chặt lấy đôi vai người chị và xúc động nói: “Ôi chị, chị có khỏe không?”. Gặp chị gái, chị em nói chuyện hơn nửa giờ trong nhà khách Chính phủ, Bác Hồ và bà Nguyễn Thị Thanh đôi mắt đều ngấn lệ.
Cũng cuối năm 1946, cũng tại Bắc Bộ phủ, Bác Hồ gặp anh trai Nguyễn Sinh Khiêm. Hai anh em gặp nhau cũng hơn 30 năm xa cách, Bác Hồ xúc động nói: “Anh mới ra. Anh khỏe không? Qúy hóa quá. Chị Thanh về trong đó có khỏe không anh? Hôm chị ra đây em bận quá, không tiếp chị được nhiều, em có mời chị ở chơi đến chiều nhưng chị về.” Ông Nguyễn Sinh Khiêm trả lời: “chị Thanh về có nói chuyện lại, bảo chú gầy lắm, công việc bận suốt ngày,” Bác Hồ nghe anh trai nói rồi đọc:
“Chốc đà mấy chục năm trời
 Còn non, còn nước, còn người hôm nay”.
Sau khi nhận cam Xã Đoài của anh trai, Bác Hồ đọc luôn câu ca dao Xứ Nghệ:
“Quê ta ngọt mía Nam Đàn
Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài
Ai về ai nhớ chăng ai
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh”.
 	Đọc mấy câu ca dao trên, Bác Hồ chớp chớp mắt, hỏi anh trai về tình hình tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn, về các hoạt động của chính quyền, đoàn thể địa phương, về số người thân và bạn bè thời niên thiếu. Trả lời những câu trên, ông Khiêm khen Bác Hồ “Chú đi lâu mà tài nhớ thế”.
 	Năm 1950, nghe tin anh trai Nguyễn Sinh Khiêm mất, do hoàn cảnh kháng chiến, không về quê chịu tang anh được, ngày 11/9/1950, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc đã điện cho Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV, bức điện số 1229, nhờ chuyển cho làng Kim Liên, họ tộc Nguyễn Sinh. “Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Tôi xin chịu tội bất đệ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”.
 	Cuối năm 1954, Văn phòng Phủ Chủ tịch nhận được công văn từ khu IV gửi ra Hà Nội báo tin bà Nguyễn Thị Thanh (chị gái Bác Hồ) mất. Công văn này đến chậm. Bác Hồ xem kỹ công văn đó, đăm chiêu suy nghĩ rồi Bác gấp cẩn thận, cho vào phong bì, xếp vào một chỗ riêng trong ngăn để sách của Bác. Cũng dịp này, trong gói công văn từ miền Nam gửi ra Văn phòng Phủ chủ tịch, có bức thư gửi Hồ Chủ tịch, có tấm ảnh chụp bộ đội ta đứng hai bên mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh. Ảnh này nhỏ, nước ảnh mờ nhưng vẫn nhìn thấy rõ hàng chữ khắc trên mộ chí. Văn phòng Phủ Chủ tịch chuyển thư và ảnh đó cho Bác Hồ nhưng không thấy Bác chuyển lại. Mãi đến giữa tháng 9/1969, sau khi Bác qua đời, mới thấy bức thư và tấm ảnh để trong chiếc hộp gỗ khảm đựng thiếp in hoa, để trên ngăn sách cao nhất trong buồng làm việc tại ngôi nhà sàn Bác ở. Với người thân trong gia đình, người mẹ, người cha, người chị, người anh, Bác Hồ thờ ở trong tim Bác; Trái tim Bác Hồ thuộc về người thân trong gia đình, về họ tộc, về quê hương Nghệ An, về đất nước Việt Nam, về toàn thể nhân dân Việt Nam chúng ta. [ 4 ].
 	- Giáo viên chiếu hình ảnh về gia đình Bác Hồ và nêu một số nét chính về gia đình Bác
Cụ Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là cha của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, Cụ là một hình mẫu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con. Bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ . ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) là con thứ hai trong gia đình cụ Phó bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là anh trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gia đình Bác còn một người em trai Nguyễn Sinh Xin, ông là con trai út trong gia đình nhưng qua đời khi còn nhỏ.
 - Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu các câu hỏi:
Câu 1. Hai câu thơ: “Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con.” nói lên cảm xúc gì của Bác?
Câu 2. Chi tiết nào thể hiện lòng thương yêu, kính trọng của Bác đối với những người thân yêu trong gia đình?
Câu 3. Khi không được sống gần gũi người thân, tâm trạng của Bác như thế nào?
Giáo viên gọi học sinh trả lời và ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng.
 	- Giáo viên kết luận: Có thể nói trong lịch sử Việt Nam hiếm có một gia đình nào như gia đình Bác Hồ, Bác mồ côi mẹ từ năm lên 9 tuổi, ở với cha rồi Bác ra đi tìm đường cứu nước , anh Trai mất, Chị gái mất Bác cũng không có điều kiện về chịu tang. Bác Hồ cũng như chúng ta, cũng mong muốn có 1 gia đình, cũng khát vọng yêu thương , nhưng người trở nên vĩ đại bởi Người đã vượt lên cái bình thường, hi sinh hạnh phúc của chính mình để đem lại hạnh phúc cho toàn dân tộc.
 Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, là người cả đời vì nước, vì dân, không những thế Bác còn là người giàu tình cảm, Bác rất quý trọng tình cảm gia đình. Với người thân trong gia đình, người mẹ, người cha, người chị, người anh, Bác Hồ luôn ghi nhớ trong tim. Đối với Bác tình cảm gia đình là cơ sở tốt đẹp, bền vững của lòng yêu nước, thương dân.
 	- Gv dẫn dắt : Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng đều có gia đình, đó là nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta từ thuở ấu thơ, nơi dạy ta từ lúc chập chững biết đi, biết nói, là nơi ta lớn lên và trưởng thành.. Đối với Bác Hồ một vĩ nhân của thời đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_bo_tai_lieu_bac_ho_va_nhung_bai_hoc_ve_dao_duc_loi_s.doc