Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bài 35 “Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở Bắc Trung Bộ” – Địa lí 12 ban cơ bản

Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bài 35 “Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở Bắc Trung Bộ” – Địa lí 12 ban cơ bản

 Việc dạy học địa lí ở trường phổ thông hiện nay là một quá trình sư phạm phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích: học sinh nắm vững tri thức địa lí và phát triển tư duy địa lí. Do dạy học địa lí là một quá trình rất phức tạp nên đòi hỏi người giáo viên cần có một phương pháp dạy học đúng đắn, khoa học và linh hoạt mới có thể đạt được mục đích dạy học.

 Có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học địa lí. Có quan niệm cho rằng: chỉ cần có những tri thức địa lí sâu rộng là có thể dạy học địa lí. Ý kiến khác cho rằng phương pháp dạy học địa lí chỉ là phương tiện, thủ thuật của người thầy để cung cấp kiến thức cho học sinh. Chỉ cần có kiến thức địa lí vững chắc, cứ dạy theo sách giáo khoa không cần phải có những tư tưởng, phương pháp giáo dục.

 Những quan điểm trên rất phiến diện và sai lầm. Về mặt lí luận, nói đến phương pháp là nói đến đối tượng cần tác động, làm biến đổi đối tượng cho phù hợp với mục đích của sự nghiệp giáo dục. Không hiểu được quy luật vận động của đối tượng thì không thể có phương pháp, cách thức tác động đến đối tượng đó. Một phương pháp được coi là khoa học khi nó tác động đúng vào đối tượng phù hợp với quy luật vận động của đối tượng.

 

doc 23 trang thuychi01 7971
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bài 35 “Vấn đề phát triển kinh tế - Xã hội ở Bắc Trung Bộ” – Địa lí 12 ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA IV
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI : SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI 35 “VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ ”- ĐỊA LÍ 12 CƠ BẢN .
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn : Địa lí
THANH HÓA NĂM 2019
THANH HÓA NĂM 2015
1. Mở đầu 
 	1.1. Lý do chọn đề tài. 
 Việc dạy học địa lí ở trường phổ thông hiện nay là một quá trình sư phạm phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích: học sinh nắm vững tri thức địa lí và phát triển tư duy địa lí. Do dạy học địa lí là một quá trình rất phức tạp nên đòi hỏi người giáo viên cần có một phương pháp dạy học đúng đắn, khoa học và linh hoạt mới có thể đạt được mục đích dạy học.
	Có nhiều quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học địa lí. Có quan niệm cho rằng: chỉ cần có những tri thức địa lí sâu rộng là có thể dạy học địa lí. Ý kiến khác cho rằng phương pháp dạy học địa lí chỉ là phương tiện, thủ thuật của người thầy để cung cấp kiến thức cho học sinh. Chỉ cần có kiến thức địa lí vững chắc, cứ dạy theo sách giáo khoa không cần phải có những tư tưởng, phương pháp giáo dục...
 Những quan điểm trên rất phiến diện và sai lầm. Về mặt lí luận, nói đến phương pháp là nói đến đối tượng cần tác động, làm biến đổi đối tượng cho phù hợp với mục đích của sự nghiệp giáo dục. Không hiểu được quy luật vận động của đối tượng thì không thể có phương pháp, cách thức tác động đến đối tượng đó. Một phương pháp được coi là khoa học khi nó tác động đúng vào đối tượng phù hợp với quy luật vận động của đối tượng.
 Nói đến phương pháp dạy học là nói đến các yếu tố cấu thành: mục đích, nội dung, phương pháp dạy học. Các yếu tố này có tác động biện chứng với nhau. Mục đích và nội dung tác động phương pháp dạy học và phương pháp dạy học lại tác động trở lại giúp chúng ta thực hiện tốt nội dung và đạt được mục đích dạy học. Khoa học dạy học địa lí đã ra đời dựa trên cơ sở nghiên cứu quy luật nhận thức của đối tượng và bản chất của nhận thức đó là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Do đó để có thể truyền thụ một cách tốt nhất những kiến thức địa lí đến học sinh thì chúng ta- những người giáo dục cần phải có phương pháp dạy học riêng của mình,vì mỗi đối tượng có một cách tiếp thu, lĩnh hội tri thức riêng. Vì thế giáo viên cần linh hoạt, có những tri thức về quy luật vận động nội tại của đối tượng trước khi xác định phương pháp, tức là phương pháp có chủ thể và khách thể, phải xuất phát từ việc nắm vững quy luật vận động của đối tượng ,quy luật nhận thức của học sinh để có tư tưởng giáo dục và dạy học đúng đắn chỉ đạo. Phải nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt và thành thạo kĩ năng, kĩ xảo và phương pháp dạy học phải dựa trên gốc rễ sâu bền là khoa học và thực tiễn. 
 Phương pháp dạy học địa lí cũng đòi hỏi những kinh nghiệm dạy học cũng như năng lực lao động sáng tạo, không ngừng cải tiến phương pháp dạy học của người thầy và cải tiến phương pháp tiếp cận, lĩnh hội của học sinh. Hay nói khác đi, phương pháp dạy học còn là một nghệ thuật của người thầy.
 Trong phương pháp dạy học có hai hoạt động: dạy và học, do hai chủ thể đảm nhiệm. Hai hoạt động này có tác động biện chứng với nhau.Thầy đóng vai trò chủ đạo tổ chức, hướng dẫn; trò có vai trò tích cực chủ động trong quá trình thi công lĩnh hội tri thức xã hội từ thầy. Nhiệm vụ của phương pháp dạy học địa lí là nghiên cứu và phát hiện ra những quy luật của quá trình dạy học địa lí xác định nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng bộ môn, tâm lí lứa tuổi học sinh và mục tiêu đào tạo của nhà trường. 
 Với khóa trình địa lí khối 12 hiện hành,chưong trình địa lí bao gồm cả địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế, địa lí các vùng kinh tế, địa lí địa phương ..Với lượng kiến thức rất nhiều cùng với việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm nên việc học tập địa lí đối với học sinh cuối cấp lại càng khó khăn hơn.
 Xuất phát từ thực tiễn dạy học phần địa lí các vùng kinh tế thuộc khoá trình địa lí lớp 12 , tôi đã rút ra một số phương pháp dạy học địa lí để học sinh có thể hiểu những kiến thức địa lí một cách hiệu quả nhưng khắc sâu nhất ,có thể vận dụng các kiến thức địa lí để phối hợp trong học tập các môn học khác cũng như áp dụng những kiến thức địa lí trong thực tiễn cuộc sống.
 Một trong những phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng trong dạy học phần địa lí các vùng kinh tế này là: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để có thể đơn giản hoá những kiến thức địa lí được coi là khó học, khó nhớ đối với học sinh hiện nay. Đây là một phương pháp đặc trưng trong địa lí học nhưng hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào sâu vào vấn đề cho một vùng kinh tế nào đó . Với mong muốn học sinh sẽ hứng thú hơn với môn học địa lí , chủ động trong việc lĩnh hội những tri thức địa lí của các vùng kinh tế ở đất nước mình đặc biệt là tại vùng mình sinh sống , tôi đã mạnh dạn chọn đề tài :
 Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bài 35 “ Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ ” – Địa lí 12 ban cơ bản . 
1. 2. Mục đích nghiên cứu .
 Mục đích của đề tài là nhằm phát tiển tư duy địa lí , khơi dậy tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong qúa trình lĩnh hội tri thức địa lí . Đây là mục đích lớn nhất của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
 Đồng thời khi nghiên cứu đề tài này tôi còn có mong muốn giúp các em hiểu hơn về địa phương . Từ đó , bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm tốt đẹp nhất về quê hương đất nước .
 	1.3 . Đối tượng nghiên cứu. 
 Đề tài này sẽ nghiên cứu , tổng kết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Bắc Trung Bộ , đó là : Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ; Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải . 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu . 
 Để đề tài nghiên cứu đem lại hiệu quả cao trong quá trình tìm hiểu khám phá , phải có sự đan xen của nhiều phương pháp khác nhau sao cho phù hợp . Song đối với đề tài này tôi sử dụng phương pháp chủ đạo là : Phương pháp sử dụng bản đồ , sử dụng Atlat , phân tích tổng hợp , phân tích sơ đồ , hình ảnh ...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1 .Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm . 
 Như đã trình bày, dạy học địa lí là một quá trình phức tạp, phải dựa trên những quy luật của nhận thức, phù hợp với từng bài học, từng lứa tuổi, tâm sinh lí ... học sinh. Dựa trên nguyên tắc này người thầy mới có thể đưa ra phương pháp dạy học đúng đắn, từ đó mới nâng cao được hiệu quả trong dạy học địa lí .
 Địa lí các vùng kinh tế là một trong ba vấn đề chủ yếu của Địa lí Việt Nam. Trong đổi mới phương pháp dạy học chúng ta không nên tập trung cung cấp kiến thức một chiều mà quan trọng hơn hết là gợi mở các vấn đề của bài học thông qua việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh phát huy năng lực tư duy, đảm bảo tính tự lực ,vận dụng kiến thức đã học và đánh giá. Trong khuôn khổ của nội dung Địa lí các vùng kinh tế nói chung và bài 35 “ Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ ” – Địa lí 12 ban cơ bản nói riêng tôi xin đưa ra các nội dung chính mà trong 1 tiết học giáo viên và học sinh cần phải giải quyết thông qua sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam .
 * Thứ nhất: Khái quát chung 
 Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ có diện tích tự nhiên tương đối lớn so với các vùng trong nước , vùng gồm 6 tỉnh . Dãy núi Bạch Mã được coi là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ . Vùng có tài nguyên thiên nhiên khá phong phú , có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành . Nếu như toàn dải duyên hải miền Trung là cầu nối giữa hai cực phát triển của đất nước là Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ , thì Bắc Trung Bộ kề liền Đồng Bằng Sông Hồng trong quá trình phát triển tạo điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển nền kinh tế mở . Một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây mở lối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan . 
 Tuy nhiên đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai đặc biệt là bão và hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra . 
 * Thứ hai : Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp .
 Đây là vùng lãnh thổ dài và hẹp ngang . Ở hàng loạt các huyện , trên một bề ngang chỉ vài chục km theo chiều Đông – Tây ta đã đi từ vùng bờ biển qua vùng đồng bằng hẹp duyên hải , vượt qua vùng đồi chuyển tiếp hẹp và tới vùng núi thực sự ở phía tây . Dọc theo lát cắt ngang của lãnh thổ như thế , chúng ta có thể chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông – ngư nghiệp hay nông – lâm – ngư nghiệp từ vùng ven biển , đồng bằng tới mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du , miền núi . 
 Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng , vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất , điều hòa chế độ nước ( nhờ khoanh nuôi , bảo vệ rừng ) của các sông miền Trung ngắn và dốc , vốn có thủy chế rất thất thường . 
 Việc phát triển mô hình nông – lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên , mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân , phát triển các cơ sở kinh tế ở vùng trung du . 
 Việc phát triển rừng ngập mặn , rừng chắn gió , chắn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển , ngăn chặn nạn cát bay , cát chảy , vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi rtồng thủy sản nước lợ , nước mặn . 
 * Thứ ba: Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải . 
 Vùng có nhiều nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp trên cơ sở đó sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa . 
 Việc hiện đại hóa và phát triển các tuyến giao thông Bắc – Nam ( Quốc lộ 1 , đường sắt Thống Nhất , dự án đường Hồ Chí Minh ) , trong đó có hầm đường bộ qua đèo Hải Vân , phát triển các tuyến đường ngang , các sân bay , đi đôi với việc mở các cảng biển và các cửa khẩu dọc biên giới Việt - Lào tạo thế mở cửa nền kinh tế và làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ . 
 2.2 .Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
 Hiện nay, việc dạy và học về vấn đề các vùng kinh tế nói chung và bài 35 “Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ ” nói riêng là cả một quá trình phức tạp và khó khăn. Do lượng kiến thức nhiều ( mặc dù có giảm tải ở mục khái quát chung ) song thời gian hạn chế, lại có nhiều vấn đề khác nhau nhưng bắt buộc học sinh cần nhớ ... Do đó nếu thầy không đổi mới phương pháp dạy học, không sử dụng Atlat , không sử dụng sơ đồ hình 35.1 trong bài để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thì trong thời lượng 1 tiết học thầy và trò không thể nào giải quyết hết nội dung của bài học cũng như rút ra bài học và liên hệ thực tế.
 Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam , sơ đồ hình 35.1 trong bài và kết hợp với xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề , gợi mở, giải quyết vấn đề phần nào tháo gỡ những khó khăn trong dạy và học bài 35“Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ ” hiện nay.
2.3 . Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .
 Căn cứ vào mục đích , nội dung của bài học , tôi đã sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để hướng dẫn học sinh tìm hiểu “ Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ “ như sau:
 Mục 1. Khái quát chung .
 Khi giảng phần Khái quát chung , tôi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat trang bản đồ Hành chính Việt Nam và trang Các miền Địa lí tự nhiên cùng kết hợp với sử dụng kênh hình 35.2 sách giáo khoa. Song công việc đầu tiên để sử dụng được Atlat Địa lí Việt Nam là tôi phải hướng dẫn học sinh học thuộc , nhớ và sử dụng được trang mở đầu của Atlat ( nhớ, thuộc các kí hiệu và chú giải của Atlat , vận dụng được trong đọc các trang bản đồ của Atlat ) .
Đến với trang bản đồ Các miền Địa lí tự nhiên ( Vùng Bắc Trung Bộ ) 
trang 27 .
 Tôi hướng dẫn học sinh đọc tên được các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ gồm : 
Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh , Quảng Bình , Quảng Trị , Thừa Thiên – Huế Tôi yêu cầu học sinh dựa vào trang các miền địa lí tự nhiên để xác định dãy núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ . Qua sử dụng Atlat bước đầu học sinh đã có khái quát đầu tiên về vùng Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ hẹp ngang , kéo dài , vùng có 6 tỉnh và tôi yêu cầu học sinh xác định được vị trí của mỗi tỉnh trên bản đồ. Tôi chỉ trên bản đồ và nhấn mạnh : tỉnh Thanh Hóa của chúng ta có vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của vùng .
 Sau đó tôi hướng dẫn học sinh xác định được vị trí tiếp giáp của vùng với các nước trong khu vực và các vùng trong nước. Từ đó học sinh hiểu được : Nếu như toàn dải duyên hải miền Trung là cầu nối giữa hai cực phát triển của đất nước là Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ , thì Bắc Trung Bộ kề liền Đồng Bằng Sông Hồng trong quá trình phát triển tạo điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển nền kinh tế mở . Một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng Đông – Tây mở lối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan . 
 Tuy nhiên đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai đặc biệt là bão và hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra . 
 Mục 2 : Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp 
 Khi giảng về hình thành cơ cấu nông- lâm - ngư nghiệp của vùng , tôi sử dụng lát cắt hình 35 .1 trong sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh khai thác các trang Atlat về bản đồ kinh tế chung Việt Nam , các miền địa lí tự nhiên để làm rõ 2 vấn đề đó là : Tại sao phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ? và cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng đang hình thành như thế nào ? 
 Để làm rõ câu hỏi “ Tại sao phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ” tôi đã sử dụng lát cắt từ Tây sang Đông – hình 35.1 sách giáo khoa địa lí 12 cơ bản . 
 Bản đồ kinh tế chung Việt Nam trang 17. 
Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ - Atlat trang 27 . 
để phân tích cho học sinh thấy rằng : Đây là vùng lãnh thổ dài và hẹp ngang (tôi chỉ vào bản đồ vùng Bắc Trung Bộ) . Ở hàng loạt các huyện , trên một bề ngang chỉ vài chục km theo chiều Đông – Tây ( tôi chỉ vào lát cắt ) ta đã đi từ vùng bờ biển qua vùng đồng bằng hẹp duyên hải , vượt qua vùng đồi chuyển tiếp hẹp và tới vùng núi thực sự ở phía tây .Dọc theo lát cắt ngang của lãnh thổ như thế , chúng ta có thể chứng kiến những thay đổi ( tôi chỉ vào bản đồ kinh tế ) của mô hình kết hợp nông – ngư nghiệp hay nông – lâm – ngư nghiệp từ vùng ven biển , đồng bằng tới mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du , miền núi . Từ đó học sinh sẽ hiểu vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng , vì nó không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành , mà còn tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian . Qua đó học sinh thấy được tỉnh Thanh Hóa của mình là có mô hình kết hợp nông – lâm – ngư nghiệp đặc trưng nhất trong vùng . Học sinh trường tôi đều là vùng đồng bằng ven biển thì qua việc lĩnh hội vùng kiến thức này các em sẽ nhận thấy việc hình thành mô hình kết hợp nông – ngư nghiệp sẽ có tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của nơi mình sinh sống nói riêng và toàn vùng nói chung , để từ đó các sẽ có định hướng phát triển ngành nghề trong tương lai .
 Như vậy, qua việc sử dụng kết hợp những hình ảnh trực quan sinh động kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa cùng với sự phân tích mô tả của giáo viên , tôi đã giúp học sinh tháo gỡ được những mơ hồ về Atlat về lát cắt ....từ đó học sinh sẽ phấn khởi tiếp thu lượng kiến thức tiếp theo .
 Để hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề mấu chốt thứ hai là “ cơ cấu nông- lâm - ngư nghiệp của vùng đang hình thành như thế nào ?” tôi sử dụng kênh chữ trong sách giáo khoa , hình 35.1 , hình 35.2 và Atlat Địa lí Việt Nam . Tại vùng kiến thức “ khai thác thế mạnh về lâm nghiệp ” tôi sử dụng hình 35.2 sách giáo khoa địa lí 12 cơ bản 
và bản đồ lâm nghiệp trong Atlat trang 20 . 
cùng với phân tích lát cắt từ Tây sang Đông để giúp học sinh thấy rằng có nhiều thế mạnh về lâm nghiệp nên việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng , vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất , điều hòa chế độ nước ( nhờ khoanh nuôi , bảo vệ rừng ) của các sông miền Trung ngắn và dốc , vốn có thủy chế rất thất thường . Việc phát triển rừng ngập mặn , rừng chắn gió , chắn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển , ngăn chặn nạn cát bay , cát chảy , vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ , nước mặn . 
 Tại vùng kiến thức “ Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du , đồng bằng và ven biển ” tôi sử dụng bản đồ nông nghiệp trong Atlat địa lí Việt Nam trang 19 kết hợp với hình 35.1 và hình 35.2 trong sách giáo khoa để giúp học sinh thấy được tùy theo từng khu vực địa hình vùng sẽ có thế mạnh phát triển riêng . Ví dụ : Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc như ( trâu , bò ) . Với diện tích đất badan tuy không lớn , nhưng khá màu mỡ , Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ( cà phê ở Tây Nghệ An , Quảng Trị ; cao su , hồ tiêu ở Quảng Bình , Quảng Trị ; chè ở Tây Nghệ An ) giáo viên gọi một học sinh lên bảng trình bày . Ở các đồng bằng , phần lớn là đất cát pha , thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm ( lạc , mía , thuốc lá ...) và các vùng lúa thâm canh . 
 Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu vấn đề “ đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp ” tôi cũng sử dụng hình 35.1 , 35.2 và bản đồ thủy sản để chỉ ra rằng Phía đông của vùng có một vùng biển rộng lớn đầy tiềm năng rất thuận lợi để vùng đánh bắt , nuôi trồng thủy sản nước lợ , nước mặn từ đó làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển .
 Như vậy khi giảng về cơ cấu nông – lâm –ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ tôi đã sử dụng lát cắt hình 35.1 , bản đồ hình 35.2 và các trang Atlat Địa lí Việt Nam một cách hiệu quả nhất để từ đó giúp học sinh nắm vững những kiến thức trọng tâm nhất của phần học này . Đồng thời giúp học sinh thấy được ý nghĩa kinh tế và sinh thái của việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp .
 Mục 3 : Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng
 giao thông vận tải
 Khi giảng đến mục 3 về vấn đề “ hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ” tôi cho học sinh đọc hình 35.2 hoặc sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam trang 27 
 để xác định : 
 - Các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp 
 - Các trung tâm chủ yếu của vùng
 - Các tuyến đường bộ , đường sắt , cảng biển , sân bay ...
 Để cho học sinh thấy được các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp của vùng rất phong phú bao gồm một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn , nguồn nguyên liệu của nông , lâm , thủy sản và nguồn lao động dồi dào , tương đối rẻ tôi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam trang 27.
 Ví dụ tôi yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ để tìm ra sự phong phú của tài nguyên khoáng sản , học sinh sẽ chỉ ra mỏ crômit ở Cổ định ( Thanh Hóa ) , mỏ thiếc ở Qùy Hợp ( Nghệ An ) , mỏ sắt ở Thạch Khê ( Hà Tĩnh ) , vật liệu xây dựng có ở khắp nơi ...Tôi nhấn mạnh , trên cơ cở nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đó vùng đã xây dựng được một số nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn , Nghi Sơn ( Thanh Hóa ) , Hoàng Mai ( Nghệ An ) , nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh . 
 Việc tăng cường cơ sở năng lượng ( điện ) là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng . Do những hạn chế về nguồn nhiên liệu tại chỗ , nên việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào điện lưới quốc gia và sự cung cấp điện của một số nhà máy thủy điện đang được xây dựng . Đến đây , tôi sẽ hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ công nghiệp năng lượng trong Atlat Địa Lí Việt Nam trang 22 . 
để xác định các nhà máy thủy điện đang được xây dựng như : Bản Vẽ ( 320 MW) trên sông Cả ( Nghệ An ), Cửa Đạt ( 97 MW ) trên sông Chu Thanh Hóa ) Rào Quán ( 64 MW ) trên sông Rào Quán ( Quảng Trị ) .
 Sau đó giáo viên có thể cho học sinh sử dụng Atlat trang 27 ( phần kinh tế ) 
để xácđịnh được các trung tâm công nghiệp của vùng là Thanh Hóa – Bỉm Sơn , Vinh , Huế với các ngành công nghiệp chủ yếu là khai khoáng , vật liệu xây dựng , cơ khí , l

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_atlat_dia_li_viet_nam_de_huong_dan_hoc_sinh_tim_hieu.doc