SKKN Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong Chuyên đề “từ trường” - Vật lí 11 THPT
. Cơ sở lí luận của đề tài
Thực tế qua thời gian tham gia giảng dạy, nghiên cứu (tài liệu, sách báo) của bản thân, cũng như tham khảo ý kiến của 1 số đồng nghiệp cùng chuyên môn, các thầy cô ở bộ môn phương pháp dạy học - khoa Vật lí - trường Đại học sư phạm Hà Nội, tôi nhận thấy một số thực trạng như sau:
Việc dạy học hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện theo bài/tiết theo SKG với lối viết định hướng nội dung là chính, vì vậy rất khó để tổ chức các hoạt động học cho HS theo hướng phát triển năng lực một cách hệ thống, dẫn đến nếu sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế còn chưa tốt. Mặt khác một số bài trong SGK còn rời rạc, cùng một mảng kiến thức nhưng lại tách sang các bài khác nhau, dẫn tới khó khăn trong việc hệ thống hóa kiến thức. Để khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động sáng tạo, sắp xếp, xây dựng lại nội dung dạy học cho phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học định hướng năng.
Việc xây dựng chuyên đề dạy học đang được đổi mới theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014, đảm bảo chuẩn bị đủ điều kiện, tâm thế sẵn sàng cho cải cách thay SGK và chương trình THPT mới (dự kiến bắt đầu từ năm học 2022 – 2023).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ cho các nhà trường, được chủ động xây dựng các chủ đề - chuyên đề dạy học, chú trọng phát triển năng lực HS, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Từ đó, tạo điều kiện cho các nhà trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt.
Khi đã chủ động và xây dựng được các chuyên đề dạy học phù hợp thì việc tổ chức dạy học chuyên đề đó theo dạy học phát triển năng lực HS là hết sức quan trọng vì:
+ Dạy học phát triển năng lực HS tức là lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học. Người học là chủ thể của hoạt động học, là người được hướng dẫn để tự mình tìm tòi, khám phá những tri thức mới, đây là hình thức dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học ở người học theo một quy trình khoa học. Người dạy thiết kế, tổ chức hoạt động học, chuyển giao nhiệm vụ học tập, người học xây dựng, tiếp nhận và triển khai các nhiệm vụ học tập.
+ Dạy học phát triển năng lực HS là kết hợp giữa dạy học tích hợp và dạy học phân hóa, dạy học cá thể với dạy học hợp tác, dạy học trong trường với dạy học trong thực tiễn đời sống, thực tiễn công việc, là hình thức dạy học thông qua các tình huống thực tiễn và tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào giải quyết những tình huống thực tiễn.
+ Đặc biệt dạy học phát triển năng lực HS chú trọng dạy cách học, cách phát hiện, giải quyết vấn đề. Tập trung trang bị những tri thức, phương pháp như những quy tắc, quy trình, mô hình hoạt động, phương thức giải quyết vấn đề để có thể vận dụng vào giải quyết các tình huống khác nhau trong thực tế cuộc sống từ đó hình thành những phẩm chất, năng lực cốt lõi như: năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán
Xuất phát từ những ưu điểm của việc thiết kế và tổ chức dạy học theo phát triển năng lực HS mà hiện nay nó đang được sử dụng, nhân rộng trong dạy học, đáp ứng được những yêu cầu, mong muốn của người học là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định (theo các trụ cột GD của UNESCO).
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ -----&----- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHUYÊN ĐỀ “TỪ TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 THPT Tác giả sáng kiến: ThS. ĐÀO THỊ HÀ Môn: Vật Lí Mã sáng kiến: 02.54 Vĩnh Phúc, năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Để hoàn thành "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện. Để thực hiện chỉ thị số: 2919/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2018 – 2019 của ngành giáo dục với 5 phương hướng, 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp chủ yếu, trong đó có nêu rõ: giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả. Để thực hiện được những điều trên cần phải đổi mới PPDH, chỉ có đổi mới căn bản PPDH mới có thể tạo được sự đổi mới thật sự trong GD nhằm đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ. Một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới PPDH là đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, trong đó không thể thiếu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề. Tổ chức dạy học dạy học theo hướng phát triển năng lực trong chuyên đề sẽ tạo cơ hội và điều kiện để HS làm việc một cách tự giác, tích cực, biết liên kết, móc nối kiến thức các môn học, các phần trong từng môn lại với nhau, từ đó HS sẽ tự tin mà giải quyết tốt các tình huống ngoài thực tiễn cuộc sống. Căn cứ công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014 chỉ rõ một trong những nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là xây dựng chuyên đề dạy học. Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay bằng việc lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành tôi nhận thấy: Chương trình vật lí 11 THPT hiện nay, kiến thức chương từ trường phù hợp với việc xây dựng thành chuyên đề Từ trường đây cũng là mạch kiến thức đề cập tới những vấn đề có tính liên môn, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, mang tính cập nhật, “nóng” trong xã hội loài người hiện nay, đồng thời cũng gợi mở để học sinh có thể tự lực tìm hiểu, nghiên cứu dưới sự định hướng của giáo viên. Chuyên đề Từ trường cũng được một số giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện, nhưng đa phần mới sử dụng vào chuyên đề, ít có phần luyện tập tổng kết cho cả chuyên đề, khi tổ chức còn nặng về việc hình thành kiến thức, chưa bám sát kĩ thuật dạy học, thiết kế bài học theo công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014, đặc biệt chưa chú trọng phát triển năng lực HS, nhất là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, bắt kịp yêu cầu mới của thời đại số 4.0. Với lí do trên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề ‘Từ trường – Vật lí 11THPT”. 2. Tên sáng kiến “Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề ‘Từ trường – Vật lí 11 THPT”. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến “Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT” thuộc lĩnh vực lí luận phương pháp dạy học vật lí nên được áp dụng chính trong lí luận dạy học vật lí nói riêng và có thể làm cơ sở để áp dụng trong lí luận dạy học các môn học khác nói chung. Khi vận dụng sáng kiến này vào trong dạy học Vật lí 11 chương trình chuẩn nói riêng và bộ môn Vật lí nói chung đã giải quyết được các vấn đề như: + Đáp ứng đúng chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của bộ GD&ĐT về đổi mới dạy học, chuẩn bị tiền đề tốt cho cho công cuộc cải cách, thay SGK sắp tới của bộ GD&ĐT. + Về phía nhà trường Tạo được môi trường học tập thân thiện, HS tích cực, tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả. Tăng cường hoạt động giao lưu, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường, giữa các trường với nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của từng nhà trường và cả nền giáo dục nước nhà. + Về phía giáo viên Giáo viên xây dựng được chuyên đề dạy học theo mạch logic kiến thức và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh theo chuyên đề thay cho việc tổ chức dạy học theo bài đơn lẻ truyền thống, qua đó giáo viên có cơ hội tìm hiểu, rèn luyện kĩ thuật xây dựng chuyên đề dạy học, rèn luyện phương pháp tổ chức dạy học mới, góp phần làm tiền đề tốt chuẩn bị cho công cuộc cải cách thay SGK sắp tới của bộ GD. Giáo viên có cơ hội nâng cao trình độ công nghệ thông tin thông qua việc tìm hiểu và hướng dẫn học sinh cài đặt thiết bị, phần mềm ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuyên đề dạy học phát triển năng lực học sinh + Về phía học sinh Học sinh hình thành và phát triển các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo), năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tính toán, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, hợp tác, đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại số 4.0 qua đó hình thành những phẩm chất công dân của thời đại công nghệ 4.0. Học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống khác nhau gặp phải trong cuộc sống, biết cách bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh, qua đó tăng cường kỹ năng sống, góp phần phát triển trí tuệ, cảm xúc. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Sáng kiến này được tôi áp dụng thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2019, đến nay tôi đã thử nghiệm, áp dụng . 5. Mô tả bản chất của sáng kiến 5.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 5.1.1. Mục đích nghiên cứu sáng kiến “Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề ‘Từ trường – Vật lí 11 THPT”. nhằm hình thành và phát triển các năng lực của HS: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, sáng tạo), năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tính toán, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực tự học, hợp tác, năng lực nghiên cứu khoa học (qua dạy học định hướng STEM), đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại số 4.0 qua đó hình thành được những phẩm chất công dân của thời đại công nghệ 4.0 => góp phần nâng cao chất lượng dạy học của HS khối 11 nói riêng và các lớp THPT nói chung . 5.1.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp xây dựng chuyên đề ba định luật Niu Tơn theo hướng phát triển năng lực HS để tổ chức dạy học chuyên đề. Các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong chuyên đề “Từ trường – Vật lí 11 THPT”. để hình thành và phát triển các năng lực cho HS. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 11A - trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc và HS lớp 11E - trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. 5.1.3. Giả thuyết khoa học Nếu xác định tốt các biện pháp xây dựng chuyên đề ba Định Luật Niu Tơn theo hướng phát triển năng lực HS, và xác định tốt các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT” sẽ hình thành và phát triển được các năng lực của HS. Các năng lực đó là: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo), năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tính toán, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, hợp tác, đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin qua đó hình thành được những phẩm chất công dân của thời đại công nghệ 4.0 => góp phần nâng cao chất lượng học của HS THPT. 5.1.4. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian thực hiện: từ học kì 1 năm học 2018 - 2019 đến kì 2 năm học 2018 – 2019. - Điều tra và thực nghiệm tại hai lớp 11 A và 11E trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc trong học kì 2 năm 2019). 5.1.5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm + Sử dụng phiếu điều tra, đánh giá để tìm hiểu tình hình của HS trước và sau khi thực hiện đề tài. + Trực tiếp giảng dạy, kiểm tra kết quả, đánh giá việc rèn năng lực của HS. + Quan sát sư phạm để kiểm các biểu hiện về một số năng lực cần hình thành và phát triển cho HS trong quá trình dạy học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Phối hợp với một số GV THPT có kinh nghiệm, thống nhất nội dung, phương pháp, hệ thống câu hỏi, tình huống (liên môn, ứng dụng thực tiễn) đưa vào quá trình DH ở trường THPT -Vĩnh Phúc. + Lớp TN và ĐC được chọn có trình độ tương đương, dựa trên kết quả học tập trước đó. Các lớp TN và ĐC được bố trí như sau: Chọn 2 lớp: 1 lớp ĐC, 1 lớp TN + Lớp ĐC tổ chức dạy học theo bài đơn lẻ, theo phân phối chương trình và theo hướng dẫn của SGK, SGV hiện hành. + Lớp TN được tổ chức dạy học theo các biện pháp dạy học phát triển năng lực HS, trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT” dựa trên các biện pháp xây dựng chuyên đề ba định luật Niu Tơn theo hướng phát triển năng lực HS. - Phương pháp xử lí số liệu + Phân tích, đánh giá định lượng qua các phiếu đánh giá của HS (đánh giá cá nhân, đánh giá theo nhóm). + Phân tích, đánh giá định lượng các bài kiểm tra + Lập bảng thống kê cho cả 2 nhóm lớp ĐC và TN - Phân tích, đánh giá định tính + Về năng lực tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo + Về năng lực hợp tác (giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm). + Về năng lực nghiên cứu khoa học + Về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. + Về khả năng lưu giữ thông tin (độ bền kiến thức) và mức độ linh hoạt, nhanh nhạy của HS. 5.2. NỘI DUNG 5.2.1. Cơ sở lí luận của đề tài Thực tế qua thời gian tham gia giảng dạy, nghiên cứu (tài liệu, sách báo) của bản thân, cũng như tham khảo ý kiến của 1 số đồng nghiệp cùng chuyên môn, các thầy cô ở bộ môn phương pháp dạy học - khoa Vật lí - trường Đại học sư phạm Hà Nội, tôi nhận thấy một số thực trạng như sau: Việc dạy học hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện theo bài/tiết theo SKG với lối viết định hướng nội dung là chính, vì vậy rất khó để tổ chức các hoạt động học cho HS theo hướng phát triển năng lực một cách hệ thống, dẫn đến nếu sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế còn chưa tốt. Mặt khác một số bài trong SGK còn rời rạc, cùng một mảng kiến thức nhưng lại tách sang các bài khác nhau, dẫn tới khó khăn trong việc hệ thống hóa kiến thức. Để khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động sáng tạo, sắp xếp, xây dựng lại nội dung dạy học cho phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học định hướng năng. Việc xây dựng chuyên đề dạy học đang được đổi mới theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014, đảm bảo chuẩn bị đủ điều kiện, tâm thế sẵn sàng cho cải cách thay SGK và chương trình THPT mới (dự kiến bắt đầu từ năm học 2022 – 2023). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ cho các nhà trường, được chủ động xây dựng các chủ đề - chuyên đề dạy học, chú trọng phát triển năng lực HS, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Từ đó, tạo điều kiện cho các nhà trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt. Khi đã chủ động và xây dựng được các chuyên đề dạy học phù hợp thì việc tổ chức dạy học chuyên đề đó theo dạy học phát triển năng lực HS là hết sức quan trọng vì: + Dạy học phát triển năng lực HS tức là lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học. Người học là chủ thể của hoạt động học, là người được hướng dẫn để tự mình tìm tòi, khám phá những tri thức mới, đây là hình thức dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học ở người học theo một quy trình khoa học. Người dạy thiết kế, tổ chức hoạt động học, chuyển giao nhiệm vụ học tập, người học xây dựng, tiếp nhận và triển khai các nhiệm vụ học tập. + Dạy học phát triển năng lực HS là kết hợp giữa dạy học tích hợp và dạy học phân hóa, dạy học cá thể với dạy học hợp tác, dạy học trong trường với dạy học trong thực tiễn đời sống, thực tiễn công việc, là hình thức dạy học thông qua các tình huống thực tiễn và tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào giải quyết những tình huống thực tiễn. + Đặc biệt dạy học phát triển năng lực HS chú trọng dạy cách học, cách phát hiện, giải quyết vấn đề. Tập trung trang bị những tri thức, phương pháp như những quy tắc, quy trình, mô hình hoạt động, phương thức giải quyết vấn đềđể có thể vận dụng vào giải quyết các tình huống khác nhau trong thực tế cuộc sống từ đó hình thành những phẩm chất, năng lực cốt lõi như: năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán Xuất phát từ những ưu điểm của việc thiết kế và tổ chức dạy học theo phát triển năng lực HS mà hiện nay nó đang được sử dụng, nhân rộng trong dạy học, đáp ứng được những yêu cầu, mong muốn của người học là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định (theo các trụ cột GD của UNESCO). 5.2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 5.2.2.1. Đặc điểm của chương trình SGK Vật lí THPT ban cơ bản Về kiến thức: nội dung được thiết kế theo từng bài/tiết, các bài thuộc chương từ trường thuộc cùng một mảng kiến thức , trong từng bài đều đề cập chủ yếu nội dung kiến thức. Về kĩ năng: chỉ chú trọng rèn kĩ năng về Vật lí 5.2.2.2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT HS THPT bao gồm các em có độ tuổi từ 15 -18 tuổi (học đúng tuổi), các em nằm trong độ tuổi vị thành niên và là giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên. Giai đoạn này các quan hệ có tính mở và có sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội: quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người lớn, đặc điểm nổi bật trong nhân cách của HS thể hiện ở tự ý thức và cái tôi. Trong quan hệ với bạn bè, học sinh THPT có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn đa dạng hơn. Về đặc điểm nhận thức và phát triển trí tuệ ở HS THPT: nhận thức, hiểu biết rộng và phong phú hơn, cụ thể: tính độc lập và sáng tạo thể hiện rõ nét, sự phân hóa hứng thú nhận thức rõ nét và ổn định hơn, sự phát triển trí tuệ đạt đến đỉnh cao, sự phát triển trí tuệ gắn liền với năng lực sáng tạo. Sự phát triển nhận thức và trí tuệ không giống nhau ở mỗi cá nhân, đặc biệt phụ thuộc nhiều vào cách dạy học. Giai đoạn này dạy học theo kiểu áp đặt không hiệu quả cao, nhưng dạy học khuyến khích phát triển tư duy thì hiệu quả cao, vì vậy, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá là rất quan trọng, đặc biệt là dạy học phát triển năng lực sẽ phát huy hiệu quả cao trong giai đoạn này. 5.2.2.3. Thực trạng xây dựng chuyên đề và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề hiện nay ở trường THPT Đứng trước xu thế đổi mới của GD cũng như để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra trong năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019 và những năm học tiếp theo, tập thể cán bộ GV các trường THPT– Vĩnh Phúc luôn tích cực đổi mới PPDH theo hướng tích cực, sáng tạo. Tuy nhiên việc xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở trường THPT đối với nhiều giáo viên còn hạn chế, chưa được diễn ra thường xuyên. Các phương pháp và kỹ thuật xây dựng chuyên đề, tổ chức dạy chuyên đề còn gặp khó khăn. Điều này được khẳng định qua khảo sát tình hình thực tế như sau: + Với GV: điều tra về xây dựng chuyên đề dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề cho HS (thể hiện ở kết quả phiếu điều tra 1). + Với HS: điều tra về mức độ được chuyển giao nhiệm vụ học tập, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng tự học (ở các lớp 11A, 11E của năm học 2018 - 2019 trường THPT Trần Phú; * Kết quả phiếu điều tra Phiếu điều tra 1: Xây dựng chuyên đề dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực cho HS trong chuyên đề Câu Các nội dung điều tra % Phương án trả lời 1 Thầy/cô biết đến việc thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở mức độ nào? Biết rất rõ 81% Có nghe nói 13% Chưa biết 0 Không quan tâm 0 2 Thầy/cô đã thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và từng tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở mức độ nào? Thường xuyên tham gia 18% Thỉnh thoảng tham gia 28% Hiếm khi tham gia 32% Chưa bao giờ tham gia 22% 3 Thầy/cô (GV Vật lí) đã từng thiết kế và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề “Từ trường – Vật lí 11 THPT”. Đã từng 30% Chưa từng 70% Phiếu điều tra 2: Mức độ hình thành và phát triển năng các năng lực cơ bản ở học sinh Câu Các nội dung điều tra % Phương án trả lời 1 Em đã nhận nhiệm vụ nghiên cứu bài học, triển khai, giải quyết nhiệm vụ học tập (cá nhân hoặc theo nhóm) từ GV để tự tìm tòi, khám phá tri thức mớ ở mức độ nào? Thường xuyên tham gia 10% Thỉnh thoảng tham gia 60% Hiếm khi tham gia 30% Chưa bao giờ tham gia 0% 2 Em đã sử dụng các phần mền tin học ứng dụng trên máy tính hoặc trên điện thoại để phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng kiến thức trong bộ môn Vật lí ở mức độ nào? Thường xuyên tham gia 27% Thỉnh thoảng tham gia 49% Hiếm khi tham gia 22% Chưa bao giờ tham gia 2% Em hãy điền tên phần mềm đã sử dụng (nếu có)...... .. 3 Nếu không có thầy/cô hướng dẫn hoặc giảng dạy một bài học nào đó theo SGK thì em có thể tự học bài đó ở mức độ nào? Hoàn toàn tự học 3% Tự học được những phần đơn giản 52% Không thể tự học 45% Xác định nguyên nhân của thực trạng Xuất phát từ kết quả điều tra tôi thấy: + Về phía các thầy/cô đều biết tới việc thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề, xong có tới 22% số GV chưa từng thiết kế chuyên đề và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề, 78% số GV đã từng thiết kế chuyên đề và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề với mức độ thường xuyên tổ chức chỉ đạt 18%, một con số khá khiêm tốn => chứng tỏ đa phần GV vẫn dạy học theo lối truyền thống, nặng về truyền thụ tri thức, theo một khuôn mẫu với số tiết/bài của phân phối chương trình SGK. Điều này rất dễ hiểu vì GV chúng ta chưa thể thoát ra được lối mòn nhiều năm. Với GV Vật lí có tới 70% các thầy/cô chưa từng thiết kế và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề “Từ trường – Vật lí 11 THPT”. + Về phía HS tất cả các em đã từng nhận nhiệm vụ nghiên cứu bài học, triển khai, giải quyết nhiệm vụ học tập (cá nhân hoặc theo nhóm) từ GV để tự tìm tòi, khám phá tri thức mới nhưng có tới 60% số HS chỉ thỉnh thoảng tham gia, có tới 30% số HS hiếm khi tham gia => chứng tỏ việc dạy học định hướng năng lự
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_va_to_chuc_day_hoc_phat_trien_nang_luc_hoc_sin.doc