SKKN Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học chương III “Sinh trưởng và phát triển” - Sinh học 11

SKKN Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học chương III “Sinh trưởng và phát triển” - Sinh học 11

 Là một giáo viên dạy học môn Sinh ở trường THPT và hơn 10 năm tiếp cận với bộ SGK mới hiện hành tôi thấy: Sinh học hiện đại là dựa trên lý thuyết về các cấp độ tổ chức của sự sống, xem thế giới hữu cơ như những hệ thống có cấu trúc, gồm các thành phần tương tác với nhau và với môi trường, tạo nên khả năng tự thân vận động, phát triển của hệ thống. Sinh học ngày nay đã bao gồm cả một hệ thống các khái niệm, quy luật, quá trình mang tính đại cương và mang tính lý thuyết cao cho phép chúng ta đi sâu vào bản chất của các đối tượng sống ở mọi cấp độ tổ chức. Điều này đã được thể hiện rõ trong cấu trúc chương trình Sinh học phổ thông.

Trong đó, chương trình Sinh học lớp 11 đề cập đến các hoạt động sống, các quá trình sinh học cơ bản ở các mức cơ thể và chia thành bốn chương là: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Cảm ứng, Sinh trưởng và phát triển, Sinh sản, mối quan hệ giữa các quá trình sinh học ở mức cơ thể và mức tế bào, tác động của môi trường đến các quá trình sinh học của cơ thể, nên để học sinh (HS) hiểu, nhớ thì rất cần tổ chức cho HS các hoạt động học tích cực, HS chủ động tham gia học tập, cùng khám phá, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

Xây dựng và sử dụng phiếu học tập (PHT) trong dạy học bài mới hoặc ôn tập, củng cố sẽ giúp học sinh nắm được vững khái niệm, các quá trình và mối quan hệ giữa chúng theo một hệ thống. Điều này giúp các em sẽ dễ hiểu hơn, nhớ lâu hơn, biết cách làm việc khoa học hơn. Mặt khác PHT còn giúp giáo viên (GV) truyền tải rõ ràng và tổng quát về chủ đề nào đó và mối quan hệ giữa chúng với người học. Với phiếu học tập, giáo viên dễ dàng tổ chức được dạy học phát huy tính tích cực bằng cách: dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ (4-6) HS ngồi các bàn gần nhau giúp HS tránh cách nhớ thụ động, giúp HS nắm vững và hiểu sâu hơn các kiến thức sinh học khác.

 Xuất phát từ những lí do trên và để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nói chung và dạy học chương III - Sinh học lớp 11 nói riêng theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học chương III “ Sinh trưởng và phát triển” - Sinh học 11”.

 

doc 22 trang thuychi01 16472
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học chương III “Sinh trưởng và phát triển” - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
 Là một giáo viên dạy học môn Sinh ở trường THPT và hơn 10 năm tiếp cận với bộ SGK mới hiện hành tôi thấy: Sinh học hiện đại là dựa trên lý thuyết về các cấp độ tổ chức của sự sống, xem thế giới hữu cơ như những hệ thống có cấu trúc, gồm các thành phần tương tác với nhau và với môi trường, tạo nên khả năng tự thân vận động, phát triển của hệ thống. Sinh học ngày nay đã bao gồm cả một hệ thống các khái niệm, quy luật, quá trình mang tính đại cương và mang tính lý thuyết cao cho phép chúng ta đi sâu vào bản chất của các đối tượng sống ở mọi cấp độ tổ chức. Điều này đã được thể hiện rõ trong cấu trúc chương trình Sinh học phổ thông. 
Trong đó, chương trình Sinh học lớp 11 đề cập đến các hoạt động sống, các quá trình sinh học cơ bản ở các mức cơ thể và chia thành bốn chương là: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Cảm ứng, Sinh trưởng và phát triển, Sinh sản, mối quan hệ giữa các quá trình sinh học ở mức cơ thể và mức tế bào, tác động của môi trường đến các quá trình sinh học của cơ thể, nên để học sinh (HS) hiểu, nhớ thì rất cần tổ chức cho HS các hoạt động học tích cực, HS chủ động tham gia học tập, cùng khám phá, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. 
Xây dựng và sử dụng phiếu học tập (PHT) trong dạy học bài mới hoặc ôn tập, củng cố sẽ giúp học sinh nắm được vững khái niệm, các quá trình và mối quan hệ giữa chúng theo một hệ thống. Điều này giúp các em sẽ dễ hiểu hơn, nhớ lâu hơn, biết cách làm việc khoa học hơn. Mặt khác PHT còn giúp giáo viên (GV) truyền tải rõ ràng và tổng quát về chủ đề nào đó và mối quan hệ giữa chúng với người học. Với phiếu học tập, giáo viên dễ dàng tổ chức được dạy học phát huy tính tích cực bằng cách: dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ (4-6) HS ngồi các bàn gần nhau giúp HS tránh cách nhớ thụ động, giúp HS nắm vững và hiểu sâu hơn các kiến thức sinh học khác.
 Xuất phát từ những lí do trên và để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nói chung và dạy học chương III - Sinh học lớp 11 nói riêng theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học chương III “ Sinh trưởng và phát triển” - Sinh học 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Xây dựng hệ thống phiếu học tập đủ tiêu chuẩn định tính và định lượng để sử dụng vào khâu hình thành kiến thức mới, củng cố hệ thống hoá kiến thức vào dạy học chương III - “Sinh trưởng và phát triển” Sinh học 11 . Trong đó đặc biệt đi sâu vào khâu hình thành kiến thức mới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và các nội dung liên quan đến quy trình xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học chương III “ Sinh trưởng và phát triển” - Sinh học 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm 
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.
- Nghiên cứu tài liệu về đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước qua các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết,...
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến dạy học bằng sử dụng PHT.
- Nghiên cứu nội dung chương III “Sinh trưởng và phát triển” - Sinh học 11.
- Xây dựng hệ thống phiếu học tập để dạy học.
- Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm (TN).
- Tổ chức thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng PHT :
+ Chọn lớp ĐC và lớp TN phù hợp.
+ Tiến hành thực nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận về xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương III “Sinh trưởng và phát triển” sinh học 11 
2.1.1. Về mặt nội dung kiến thức chương III sinh học 11
+ Chương III Sinh trưởng và phát triển bao gồm 7 bài tương ứng với 07 tiết, trong đó có 1 bài thực hành và 6 tiết dạy bài mới. Cấu trúc các chương III, được biên soạn thể hiện tính logíc chặt chẽ.
Chương III: Sinh trưởng và phát triển gồm 7 bài tương ứng với 7 tiết và chia làm 2 phần:
Phần A: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Tên bài
Kiến thức cơ bản
Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
+ Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
+ Đặc điểm sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Bài 35: Hoocmôn thực vật
+ Khái niệm hoocmôn thực vật 
+ Nhóm hoocmôn kích thích sinh trưởng 
+ Nhóm hoocmôn ức chế sinh trưởng.
+ Sự cân bằng hoocmôn thực vật
+ Ứng dụng trong nông nghiệp
Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
+ Các nhân tố chi phối sự ra hoa: tuổi cây, vai trò ngoại cảnh, hoocmôn ra hoa - Florigen, quang chu kỳ, Phitôcrôm
+ Ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp
Phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Tên bài
Kiến thức cơ bản
Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động
+ Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật, mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
+ Các giai đoạn phát triển ở động vật: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi
+ Phát triển không qua biến thái
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn
Bài 38 - 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến Sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong:
- Giới tính.
- Các hoocmôn Sinh trưởng và phát triển
+ Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài:
- Nhân tố thức ăn
- Các nhân tố môi trường khác
+ Khả năng điều khiển sự Sinh trưởng và phát triển ở động vật và người:
- Cải tạo vật nuôi
- Cải thiện dân số và kế hoạch hóa gia đình
Bài 40: Thực hành
Quan sát Sinh trưởng và phát triển của một số động vật
Với đặc trưng kiến thức như trên tôi đã thiết kế và sử dụng PHT vào dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học của học sinh.
2.1.2. Về mặt phương pháp
2.1.2.1. Khái niệm phiếu học tập
	Khi soạn bài theo phương pháp hoạt động tích cực, những dự kiến của GV phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của HS (quan sát mẫu vật, tiến hành thí nghiệm, tranh luận, giải bài tập, thảo luận nhóm,...), và phải hình dung cụ thể GV sẽ tổ chức các hoạt động của HS ra sao? 
Theo PGS. TS Nguyễn Đức Thành: Để tổ chức các hoạt động học của học sinh người ta phải dùng các dạng phiếu hoạt động học tập gọi tắt là PHT, hay còn gọi là phiếu hoạt động (activitysheet) hay phiếu làm việc (Work Sheet) - Đó là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học. Khái niệm phiếu học tập theo PGS. TS Nguyễn Đức Thành “PHT là những tờ giấy rời in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho từng học sinh (HS), nhóm HS tự lực hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Trong mỗi PHT có ghi rõ một hoặc vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới hình thành kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện thao tác tư duy để giao cho HS”.
	Nội dung hoạt động được ghi trong PHT có thể là tìm ý điền tiếp hoặc tìm thông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột, hoặc trả lời câu hỏi. Nguồn thông tin để HS hoàn thành PHT có thể từ tài liệu giáo khoa, từ hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ mô hình, mẫu vật, sơ đồ hoặc từ những mẫu tư liệu được GV giao cho mỗi HS sưu tầm trước khi học.
2.1.2.2. Phân loại phiếu học tập	
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại PHT
+ Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học 
+ Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng để hoàn thành PHT 
	+ Căn cứ vào mục tiêu rèn luyện các kỹ năng 
	Theo giáo sư Trần Bá Hoành có 6 dạng phiếu học tập.
Dạng 1:Phiếu học tập (PHT) phát triển kỹ năng quan sát 
	Trên PHT dạng này có các tranh vẽ, sơ đồ và câu hỏi yêu cầu quan sát mẫu vật, tranh vẽ, mô hình.
	Nhận thức lí tính dựa trên nhận thức cảm tính cho nên sự quan sát tế nhị, sự chú ý sâu sắc là điều kiện cần thiết để suy nghĩ tích cực, chương III “Sinh trưởng và phát triển” - Sinh học 11 chủ yếu đề cập tới những kiến thức lý thuyết trừu tượng, phức tạp, đa dạng của sinh vật, đòi hỏi sự chú ý, quan sát mới có thể hiểu sâu được các sự vật hiện tượng đang nghiên cứu.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 34 mục II.1
Mục tiêu: Tìm hiểu các mô phân sinh
Yêu cầu: Quan sát H34.1 và đọc SGK, hãy ghép các số thứ tự 1,2,3 của nội dung cột (1) sao cho khớp với các chữ cái a, b, c của nội dung cột 2.
 Nội dung
Tên mô
phân sinh
Vị trí mô
( Cột 1)
Chức năng
( Cột 2)
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng
1. Phân bố tại các mắt (Nơi gắn lá).
2. Đỉnh chồi, nách, đỉnh rễ.
3. Phân bố ở thân theo hình trụ.
a. Làm dày thân và rễ (sinh trưởng thứ cấp).
b. Giúp cây sinh trưởng làm thân và rễ dài ra.
c. Tăng chiều dài lóng, chiều dài thân.
Dạng 2: Dạng PHT phát triển kỹ năng phân tích:
Dạng PHT này hướng sự chú ý của HS vào việc nghiên cứu chi tiết những vấn đề khá phức tạp, nắm vững những sự vật hiện tượng gần giống nhau, những khái niệm có nội hàm chồng chéo một phần, qua đó tập dượt cho HS phương pháp so sánh phân tích để áp dụng vào những trường hợp tương tự.
	Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 36 – Phát triển ở thực vật có hoa, GV cho HS hoàn thành PHT sau để củng cố về quang chu kì:
	Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự ra hoa của một loài cây thu được bảng số liệu:
Thời gian chiếu sáng (giờ)
Thời gian tối
(giờ)
Kết quả
15
9
Ra hoa
12
12
Không ra hoa
9
15
Ra hoa
(Hoàn thành PHT trong 3 phút)
 a) Qua bảng số liệu trên rút ra được nhận xét gì?
 b) Loài cây đó thuộc nhóm cây nào trong quang chu kỳ?
Dạng 3: Dạng PHT phát triển kỹ năng so sánh
	Khi dạy các khái niệm mang tính chất ngang hàng, tương đương nhau, nội hàm và ngoại diên có một phần chồng chéo nhau có thể yêu cầu HS lập bảng so sánh để phân biệt những điểm khác nhau giữa các khái niệm đó.
Mục tiêu: Tìm hiểu các kiểu phát triển qua biến thái ở động vật.
Yêu cầu: Quan sát hình 37.3 và 37.4 trang 149 -150 SGK và nghiên cứu mục III hoàn thành bảng sau:
 Kiểu phát
 triển
Nội dung
Phát triển qua biến thái
Biến thái không hoàn toàn
Biến thái hoàn toàn
Giai đoạn phôi (trong trứng)
Giai đoạn hậu phôi (sau khi nở hay sinh ra)
Đại diện
	(Thời gian hoàn thành: 7 phút) 
Dạng 4: Dạng PHT phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát
Phần kiến thức chương III - Sinh học 11 mang tính lý thuyết cao, được hình thành chủ yếu qua quan sát mẫu vật, khái quát hình vẽ, các phương tiện trực quan khác và nghiên cứu sách giáo khoa (SGK).
	Ví dụ 4: Khi dạy bài 37 mục I- khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Hãy nghiên cứu các ví dụ sau:
1. Trẻ sơ sinh có trọng lượng 3kg, cao 60cm. Sau 2 năm có trọng lượng 13kg, cao 100cm, đến 14 tuổi có trọng lượng 45kg, cao 160cm.
2. Ở người, hợp tử qua 8 ngày phát triển thành phôi vị → mầm cơ quan, bộ phận → qua 9 tháng 10 ngày phát triển thành em bé → 13, 14 tuổi dậy thì và có khả năng sinh sản.
Câu hỏi:	
a) Trong 2 ví dụ trên ví dụ nào là sinh trưởng? Ví dụ nào là phát triển?
b) Nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát thiển?
Như vậy, qua PHT kết hợp với sự gợi ý định hướng của giáo viên (GV), học sinh (HS) có thể phát biểu một cách tự lực bằng lời của mình về khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật cũng như mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. 
Dạng 5: Dạng PHT phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết 
Dạng PHT này thường được sử dụng ở cuối bài, cuối mục lớn. Gợi ý cho HS xem xét một vấn đề dưới nhiều góc độ, có thói quen suy nghĩ sâu sắc, có óc hoài nghi khoa học. Từ đó HS nắm được kiến thức một cách tích cực và phát triển được tư duy suy luận, các vấn đề mâu thuẫn đề ra trong học tập cũng như trong đời sống.
	Ví dụ 5: Để củng cố lại kiến thức bài 37 - Sinh trưởng và phát triển ở động vật, có thể sử dụng PHT sau:
Hãy giải thích các hiện tượng sau: 
	1. Tại sao ở côn trùng (bướm, ruồi,...) lại chia thành các giai đoạn trong vòng đời: trứng, ấu trùng, nhộng và (bướm, ruồi,...) trưởng thành?
	2. Theo em, trong trồng trọt nên diệt sâu ở giai đoạn nào? Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng?
Dạng 6: Dạng PHT vận dụng kiến thức đã học 
	HS sau khi học xong chương Sinh trưởng và phát triển, có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để giải thích các hiện tượng thường gặp trong thực tiễn, đó là nhu cầu tự nhiên muốn áp dụng kiến thức mới học vào trong đời sống, sản xuất.
	Do đó trong dạy học các câu hỏi đặt ra trong PHT càng gần gũi với thực tiễn càng thu hút sự chú ý của HS và kích thích suy nghĩ khi tìm tòi lời giải đáp thích hợp.
	Ví dụ 6: Sau khi dạy bài 35 - Hoocmôn thực vật GV yêu cầu HS hoàn thành PHT sau:
Hãy ghép nội dụng cột I sao cho phù hợp với cột II:
(I). Hoocmôn
(II). Ứng dụng
Trả lời
1. Auxin
a. Thúc quả chín, tạo quả trái vụ
1.................
2. Gibêrelin
b. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật
2..................
3. Xitôkinin
c. Phá ngủ cho củ khoai tây
3...................
4. Êtilen
d. Kích thích ra rễ cành giâm
4...................
5. Axit abxixic
e. Làm rụng lá cây
5...................
Những phần kiến thức trên HS phải tự lực nghiên cứu để giải thích, đồng thời sau khi HS hoàn thành PHT, GV phải sửa chữa và có lời giải chính xác để HS nắm vững bài học.
	Nếu PHT được sử dụng một cách có hệ thống với nhiều hình thức như cả lớp cùng làm, làm việc theo nhóm nhỏ, theo từng tổ, với những nội dung khác nhau sẽ đem lại hiệu quả tốt khi HS nghiên cứu tài liệu mới.
2.1.2.3. Thành phần cấu tạo của PHT
+ Phần dẫn hay câu dẫn đặt vấn đề: phần này hướng dẫn HS thu thập thông tin từ những nguồn (SGK, tranh ảnh, mẫu vật, phương tiện trực quan khác,...).
+ Phần hoạt động hay các công việc thực hiện. Các thao tác thực hiện hoạt động “chọn ý điền vào ô trống” là:
- Đọc nội dung mục ..., bài,...
- Đối chiếu điều kiện ghi ở cột và hàng.
- Chọn nội dung thích hợp.
- Ghi ý đúng vào ô trống.
+ Thời gian hoàn thành: mỗi PHT cần quy định thời gian hoàn thành nhất định. Tùy lượng thời gian kiến thức cần hoàn thành ở PHT mà đề ra thời gian thích hợp, có thể là 5 phút, 10 phút, 15 phút hoặc có thể kéo dài hơn [8].
+ Đáp án (sẽ có ở phần riêng) do GV chuẩn bị dưới hình thức là tờ nguồn.
2.1.2.4. Yêu cầu sư phạm của PHT
	Qua các dạng PHT đã nêu ở trên, ta thấy khi xây dựng PHT cần chú ý đến các yêu cầu sư phạm sau:
+ Phải thực sự là phương tiện để hình thành kiến thức kĩ năng.
+ Phải thực sự là phương tiện giúp HS tự lực trong học tập, phát huy được tính chủ động, tích cực của HS.
+ Phiếu phải diễn đạt rõ các điều kiện cho và yêu cầu công việc HS phải hoàn thành, các thao tác cần thực hiện.
+ Phiếu phải trình bày sạch, đẹp, rõ ràng không nhàu nát,... đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hứng thú cho HS.
2.1.2.5. Vai trò của PHT trong dạy học
	a. PHT là một phương tiện truyền tải nội dung dạy học
	b. PHT là một phương tiện hữu ích trong việc rèn luyện các kĩ năng cho HS
	c. PHT phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học tự nghiên cứu cho HS
	d. PHT là kế hoạch nhỏ để tổ chức dạy học
	e. PHT đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học, làm cơ sở cho việc uốn nắn, chỉnh sửa những lệch lạc trong hoạt động nhận thức của người học
	f. PHT là một biện pháp hữu hiệu trong việc hướng dẫn học sinh tự học 
2.1.2.6. Hạn chế của việc sử dụng PHT trong dạy học
Nếu lượng học sinh nhiều hiệu quả không cao.
Nếu không tổ chức và kiểm soát tốt, sử dụng PHT trong giờ học sẽ chiếm nhiều thời gian, một số học sinh thiếu tập chung học sẽ ỷ lại và không nắm bắt được kiến thức.
2.1.2.7. Quy trình thiết kế phiếu học tập
Để xây dựng PHT tốt cần thực hiện theo quy trình 6 bước như sau:
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy để nắm vững nội dung kiến thức
Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu dạy học
Bước 3: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm
Bước 4: Diễn đạt điều đã biết và điều cần tìm vào PHT
Bước 5: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành
Bước 6: Hoàn thiện và viết PHT chính thức
 Chú ý khi thiết kế phiếu học tập
+ Mục đích phải rõ ràng, khối lượng công việc vừa phải, thời gian thích hợp để đa số HS hoàn thành được.
+ Xác định rõ cơ sở vật chất cần có để hoàn thành PHT như hình vẽ, SGK, máy chiếu projector , bài giảng điện tử, video, clip, mẫu vật.v.v... .
+ Nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác.
+ Khối lượng công việc vừa phải, đa số HS hoàn thành được trong thời gian quy định.
+ Mỗi PHT phải có phần dẫn với nhiệm vụ rõ ràng, phải có kí hiệu dùng phần nào, bài nào,... phải có khoảng trống thích hợp để HS điền công việc phải làm.
+ Hình thức trình bày phải gây được hào hứng làm việc, có quy định thời gian hoàn thành, có chổ đề tên HS khi cần GV đánh giá trình độ HS.
+ Nếu biên soạn PHT cho cả giáo trình hoặc một bài học thì nên đánh số thứ tự để tiện cho việc sử dụng sau này.
Khi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, đặc biệt là khâu in ấn, các PHT không có hình vẽ thì GV có thể viết lên bảng hoặc đọc cho HS ghi vào vở để làm. Khi HS làm bài, GV phải theo dõi, giúp đỡ kịp thời những sai sót, vướng mắc của HS để tạo niềm tin cho HS và giúp HS không thấy bi quan chán nản khi gặp phải vấn đề mà bản thân HS đó không thể giải quyết được.
 Những cơ sở vật chất hỗ trợ để hoàn thành PHT
+ SGK là phương tiện quan trọng và chủ yếu của HS trong giờ học.
+ Các phương tiện trực quan như: mẫu vật, tranh vẽ, thí nghiệm, tranh, mô hình động, máy chiếu đa năng, máy chiếu nối với máy tính, phiếu học tập,... do GV hoặc HS chuẩn bị nhưng chủ yếu vẫn là GV. Những phương tiện này cần được GV gia công sư phạm nhằm làm nổi bật bản chất của đối tượng nghiên cứu.
+ Nếu cần vốn tri thức cũ hoặc vốn sống của HS, GV nên nhắc trước để HS chuẩn bị.
+ Cần có những gợi ý nhỏ để giúp HS hoàn thành được PHT. Tuy nhiên cần tránh sa vào những gợi ý tỉ mỉ vì làm như vậy sẽ hạn chế tính tự lực của HS [6].
2.2. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng phiếu học tập trong dạy học chương III sinh học 11 
Trong mấy thập niên lại đây việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được nhiều ban ngành quan tâm và không ngừng được cải thiện. Hiện nay, để thực thi lộ trình cải cách căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà của Bộ GD&ĐT, vào tháng 11/2013 Viện khoa học giáo dục Việt Nam phối hợp với Vụ giáo viên tổ chức hội thảo khoa học về cải tiến dạy học ở trường phổ thông. Hội nghị đã nhất trí: “ Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm để nâng cao chất lượng dạy – học. Trong đó, người thầy giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, học sinh tích cực, chủ động, tìm tòi, khám phá, khai thác kiến thức mới và rèn luyện các kỹ năng theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với đối tượng học sinh. ” ( Trích bản tổng kết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về cải tiến dạy học ở trường phổ thông của vụ trưởng: Vũ Đình Chuẩn)
 Về phía nhà trường, các tổ, nhóm, các môn học cần phải tổ chức hoạt động dạy học hợp lý hơn, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tránh tạo áp lực không cần thiết. Bên cạnh đó, giáo viên cần chú trọng đến đặc điểm tính cách, học lực của từng học sinh, và nhận thức sự khác nhau trong chọn lựa các đáp ứng tâm lý của cá nhân học sinh để có những tác động hỗ trợ phù hợp, giúp các em kịp thời vượt qua khó khăn trong học tập. Thực hiện dạy học gắn với thực tiễn để góp phần làm giảm cho học sinh sức ép, sự căng thẳng nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu về giáo dục của môn học và đáp ứng được yêu cầu về tâm lý lứa tuổi của học sinh, giúp các em có khả năng tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và tự do, tạo được khả năng và điều kiện chủ động trong hoạt động học tập, nghiên cứu, giải quyết tốt các vấn đề.
 Trên đây là thực trạng về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học gắn với yêu cầu nội dung chương trình cần chuyển tải và đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh cần chú ý khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Với những vấn đề đó trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi có thuận lợi và gặp phải một số khó khăn như sau :
2.2.1. Thuận lợi: 
Trong quá trình dạy học chương III sinh học 11 bằng sử dụng PHT tại trường THPT Đông Sơn 1 đa số học sinh đã hưởng ứng rất nhiệt tình và học tập một cách tích cực.
Các giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn và các đồng nghiệp khác cũng luôn quan tâm giúp đỡ về mọi mặt, đặc biệt trong công việc giảng dạy.
Lãnh đạo trường ủng hộ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tạo ra môi trường học tập tốt để tôi xây dựng và thực hiện đề tài. Mà môi trường học tập tốt là điều kiện tất yếu để người dạy và người học phát huy được phẩm chất, năng lực học tập, sáng tạo.
2.2.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi còn có không ít những khó khăn như:
Sinh học là mộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_su_dung_phieu_hoc_tap_de_day_hoc_chuong_iii.doc