SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần "Địa lý tự nhiên" Địa lý 10 - THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh

SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần "Địa lý tự nhiên" Địa lý 10 - THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng lần thứ tư trong lịch sử nhân loại - cuộc cách mạng công nghiệp4.0. Với cuộc cách mạng này, đã có nhiều tác độnglớn lao, làm thay đổi ở nhiều khía cạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống của con người. Điều đó, đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động,và từ đó, cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục nước ta phải thay đổi, để phù hợp với xu thế và yêu cầu của thời đại.

Một trong những mục tiêu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phát triển các năng lực của người học, gắn liền thực tiễn với việc dạy học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng trên cơ sở “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụngkiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống;thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó”.

Để tổ chức dạy học đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi giáo viên phải tìm kiếm, sáng tạo các nội dung dạy học, cụ thể là các tình huống thực tiễn gắn với nội dung kiến thức cần dạy, với nhữngvấn đề xã hội quan tâm, tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú, thực hiện một cách toàn diện từ đổi mới phương pháp dạy học đến cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Trong những năm qua, thực tế dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực của người học đã được quan tâm. Tuy nhiên,công tác này vẫn cần tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ, tích cực hơnnữa.

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (The Programme for International Student Assessment- PISA)được xây dựng và điều phối bởi tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào cuối thập niên 90. Các câu hỏi trong PISA phản ánh năng lực lĩnh hội và áp dụng những kiến thức trong nhà trường vào các môi trường ngoài nhà trường của học sinh, gắn lý thuyết với đời sống hiện thực, với các tình huống thiết thực và yêu cầu học sinh suy nghĩ, vận dụng vào đời sống hằng ngày; giúp học sinhthấy được vai trò quan trọng của kiến thức trong cuộcsống. Câu hỏi trong PISA đánh giá năng lực theo nhiều mức độ, vừa có tính vừa sức vừa có tính thách thức, phù hợp với học sinh ở độ tuổi THPT. Nếu sử dụng câu hỏi theo hướng tiếp cận PISA một cách phù hợp sẽ giúp giáo viên đánh giá được năng lực vận dụng tri thức vào những tình huống mà các em gặp phải trong cuộc sống, giúp các em có những hiểu biết sâu sắc, thấu đáo hơn về những vấn đề đã được tìm hiểu, từ đó kích thích được sự say mê tìm tòi, khám phá của các em.

docx 66 trang Thu Kiều 06/10/2024 2304
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần "Địa lý tự nhiên" Địa lý 10 - THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 ----------  ----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI THEO TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY 
HỌC PHẦN “ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN” ĐỊA LÝ 10 - THPT NHẰM PHÁT TRIỂN 
 NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ
 Năm thực hiện: 2022- 2023 MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
PHẦN I. MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
6. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................2
7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG...............................................................................................3
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp 
cận PISA trong dạy học Địa lí nhằm phát triển năng lực cho học sinh ........................3
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................3
1.1.1. Câu hỏi theo tiếp cận PISA .............................................................................3
1.1.2. Phát triển năng lực...........................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................5
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..............................................5
1.2.2. Thực trạng nghiên cứu.....................................................................................5
 ................................................................................................................................... 6
Chương 2: Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa 
lý tự nhiên”- Địa lý 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh......................8
2.1. Đặc điểm, cấu trúc phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT ..............................8
2.2. Yêu cầu của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học 
nhằm phát triển năng lực cho học sinh......................................................................8
2.3. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học nhằm 
phát triển năng lực cho học sinh................................................................................8
2.4. Quy trình xây dựng câu hỏi theo tiếp cận PISA.................................................9
 ................................................................................................................................. 10
2.5. Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự 
nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh .............................10
2.5.1. Xây dựng câu hỏi phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT theo tiếp cận PISA
. ................................................................................................................................ 10
2.5.2. Sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa 
lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh.................................................40
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ...........................................................................45
3.1. Mục đích thực nghiệm......................................................................................45
3.2. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................45
3.3. Nội dung thực nghiệm......................................................................................45
3.4. Phương pháp thực nghiệm................................................................................45
3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................45 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung Viết tắt
Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT
Đối chứng ĐC
Giáo viên GV
Học sinh HS
Kiểm tra đánh giá KTĐG
Năng lực NL
Trung học phổ thông THPT
Thực nghiệm TN
Phiếu học tập PHT
Thực nghiệm sư phạm TNSP đề thực tiễn diễn ra xung quanh cuộc sống các em và có tính gần gũi cao. Vì những 
lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung “Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận 
PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng 
lực cho học sinh” làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn góp phần đổi 
mới phương pháp giáo dục, tạo hấp dẫn cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học, 
đáp ứng nhu cầu dạy học trong tình hình mới.
2. Mục đích nghiên cứu
 Đề tài tập trung xây dựng hệ thống câu hỏi theo tiếp cận PISA, vận dụng 
chúng vào trong dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo phát 
triển năng lực trong phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu những vấn đề cốt lõi về xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp 
cận PISA trong dạy học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển 
năng lực cho học sinh.
 - Xây dựng và sử dụng câu hỏi theo tiếp cận PISA trong dạy học phần “Địa lí 
tự nhiên”- Địa lí 10 THPT nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
 - Phân tích thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính hiệu quả của đề tài.
4. Đối tượng nghiên cứu
 - Hoạt động dạy, học phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT.
 - Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí.
 - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế của OECD (PISA).
5. Phạm vi nghiên cứu
 - Câu hỏi tiếp cận PISA trong phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT.
 - Dạy học và kiểm tra đánh giá theo phát triển năng lực cho học sinh.
6. Đóng góp mới của đề tài
 - Đưa ra cách xây dựng câu hỏi theo tiếp cận PISA.
 - Xây dựng được hệ thống câu hỏi Địa lí có tính mới: Hệ thống câu hỏi theo 
tiếp cận PISA ở phần “Địa lí tự nhiên”- Địa lí 10 THPT. Hệ thống câu hỏi được xây 
dựng tương đối đa dạng về thể loại, giúp học sinh thể hiện năng lực vận dụng kiến 
thức đã học vào thực tiễn, mức độ phù hợp với nhận thức của học sinh THPT, đáp 
ứng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 - Xây dựng được tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống câu hỏi theo tiếp cận 
PISA và đề kiểm tra đánh giá được năng lực cho học sinh.
7. Cấu trúc của đề tài
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính 
của đề tài gồm 3 chương:
 2 - Năng lực toán học phổ học thông: là khả năng nhận biết ý nghĩa, vai trò của 
kiến thức toán học trong cuộc sống; vận dụng và phát triển tư duy toán học để giải 
quyết các vấn đề của thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đời sống hiện tại và tương lai một 
cách linh hoạt.
 - Năng lực đọc hiểu phổ thông: Định nghĩa về NL Đọc hiểu PISA như sau 
“Năng lực đọc hiểu là hiểu, sử dụng, phản ánh và liên kết vào các văn bản viết, nhằm 
đạt được các mục tiêu cá nhân, phát triển kiến thức và tiềm năng cá nhân, và tham 
gia vào xã hội”,
 - Năng lực khoa học phổ thông: Theo mục đích của PISA, năng lực khoa học là 
của cá nhân về kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức đó để xác định các câu hỏi, 
tiếp thu kiến thức mới, giải thích các hiện tượng khoa học và rút ra kết luận dựa trên 
bằng chứng về những vấn đề liên quan tới khoa học. Sẵn sàng tham gia vào các vấn đề 
liên quan tới khoa học và các ý tưởng khoa học như một công dân có suy nghĩ.
 Bên cạnh ba NL chính trên, bắt đầu từ chu kỳ 2006, PISA đưa vào đánh giá 
thêm một số NL mới: Kỹ năng GQVĐ (2006), NL tài chính (2009), NL sử dụng máy 
tính (2012), NL công dân toàn cầu (2018).
 1.1.1.4. Đặc điểm của các câu hỏi PISA.
 Câu hỏi PISA đánh giá năng lực học sinh thông qua phần dẫn “stimulus 
material” (có thể trình bày dưới dạng văn bản, bài báo, dưới dạng chữ, bảng số liệu, 
biểu đồ, tranh ảnh....), theo sau đó là các câu hỏi được kết hợp cùng dựa trên một 
phần dẫn chung. Câu hỏi PISA không phải đánh giá các ngữ cảnh mà đánh giá về 
năng lực (competencies), đánh giá kết quả của việc sử dụng thành công các kiến 
thức, kĩ năng khoa học trong các tình huống, ngữ cảnh cụ thể đó.
 1.1.1.5. Các kiểu câu hỏi trong PISA
 Đề thi PISA sử dụng các dạng câu hỏi sau:
 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn: HS lựa chọn một đáp án 
đúng duy nhất trong các đáp án đưa ra.
 Câu hỏi Có - Không, Đúng - Sai phức hợp: HS phải đưa ra lựa chọn của mình 
trong một chuỗi các đáp án dạng Có/Không hoặc Đúng/Sai.
 Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời: Câu hỏi chỉ nhằm mục đích xác nhận thông tin, 
không có tính gợi mở.
 Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn: HS viết câu trả lời ngắn hoặc đáp án tính toán 
số học vào chỗ dấu “..”.
 Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài: HS viết câu trả lời dạng lập luận hoặc trình bày 
chi tiết lời giải.
 1.1.2. Phát triển năng lực
 1.1.2.1. Năng lực
 4 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về mức độ vận dụng câu hỏi 
 PISA trong quá trình giảng dạy địa lí:
Mức độ vận dụng Tỉ lệ(%)
Thường xuyên 5,8%
Thỉnh thoảng 17,6%
Hiếm khi 70,8%
Không vận dụng 5,8%
Hình 1.1. Kết quả khảo sát GV về mức độ cần thiết vận dụng 
 câu hỏi PISA trong quá trình giảng dạy địa lí:
 Hình 1.2. Kết quả khảo sát GV về thái độ của HS khi vận 
 dụng câu hỏi PISA trong quá trình giảng dạy địa lí:
Hình 1.3. Kết quả khảo sát GV về hiệu quả của việc sử dụng 
 câu hỏi PISA trong dạy học địa lí:
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_va_su_dung_cau_hoi_theo_tiep_can_pisa_trong_da.docx
  • pdfĐẶNG THỊ HOA PHƯỢNG- THPT NGHI LỘC 4- ĐỊA LÍ.pdf