SKKN Xây dựng và phát triển các mối quan hệ ở trường THPT Nguyễn Quán Nho

SKKN Xây dựng và phát triển các mối quan hệ ở trường THPT Nguyễn Quán Nho

Trong những năm trở lại đây các mối quan hệ xã hội có những chuyển biến phức tạp bởi nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Trước hết đó là các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ trong nhà trường giữa thầy và trò quan hệ giữa các thầy cô, quan hệ đồng nghiệp quan hệ giữa các học sinh với nhau Trong các mối quan hệ đó quan hệ trong nhà trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội đây có thể coi là nền tảng của các mối quan hệ phổ biến nhất hiện nay.Trong đó sự phối hợp giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường đã được nêu ra và thực hiện ở nước ta từ lâu. Tuy nhiên, trong thực tế nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp kết hợp giữa các mối quan hệ xã hội đó còn nhiều hạn chế. Nói cách khác là hiệu quả chưa cao, đôi khi còn nặng về hình thức, đã ảnh hưởng không tốt đến chất giáo dục thế hệ trẻ. Gia đình, nhà trường xã hội là những thiết chế có những chức năng giáo dục, xã hội hóa cá nhân không hoàn toàn giống nhau. Trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, đặc trưng của từng thiết chế được bộc lộ rõ rệt và cần được bổ sung cho nhau. Những mặt mạnh của giáo dục gia đình sẽ bổ sung cho những thiếu hụt của giáo dục nhà trường, của đoàn đội. Đồng thời, giáo dục gia đình cần được bổ sung những mặt mạnh của giáo dục nhà trường, của các tổ chức xã hội. Trng thực tế hiện nay, do sự hợp tác, phối hợp giữa các thiết chế giáo dục còn lỏng lẻo, hiệu quả còn thấp, cho nên mặt mạnh của mỗi thiết ché giáo dục chưa được phát huy, chưa được bổ sung cho nhau trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Giáo dục nhà trường dường như chỉ chú trọng việc dạy chữ, dạy nghề có tính sách vở, mà có phần xem nhẹ việc dạy người, né tránh các vấn đề việc giáo dục ứng xử trong các mối quan hệ thầy trò, bạn bè, tình yêu Các đoàn thể xã hội trong việc quản lí học sinh, nếu có quan tâm đến thế hệ trẻ cũng chỉ là đôi chút quà mọn nhân ngày lễ hội. Tất nhiên, ở một số địa phương, tổ chức xã hội cũng rất quan tâm đến việc học hành của con em, song sự quan tâm ấy vẫn là chưa đủ.

doc 20 trang thuychi01 13091
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng và phát triển các mối quan hệ ở trường THPT Nguyễn Quán Nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm trở lại đây các mối quan hệ xã hội có những chuyển biến phức tạp bởi nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Trước hết đó là các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ trong nhà trường giữa thầy và trò quan hệ giữa các thầy cô, quan hệ đồng nghiệp quan hệ giữa các học sinh với nhau Trong các mối quan hệ đó quan hệ trong nhà trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội đây có thể coi là nền tảng của các mối quan hệ phổ biến nhất hiện nay.Trong đó sự phối hợp giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường đã được nêu ra và thực hiện ở nước ta từ lâu. Tuy nhiên, trong thực tế nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp kết hợp giữa các mối quan hệ xã hội đó còn nhiều hạn chế. Nói cách khác là hiệu quả chưa cao, đôi khi còn nặng về hình thức, đã ảnh hưởng không tốt đến chất giáo dục thế hệ trẻ. Gia đình, nhà trường xã hội là những thiết chế có những chức năng giáo dục, xã hội hóa cá nhân không hoàn toàn giống nhau. Trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, đặc trưng của từng thiết chế được bộc lộ rõ rệt và cần được bổ sung cho nhau. Những mặt mạnh của giáo dục gia đình sẽ bổ sung cho những thiếu hụt của giáo dục nhà trường, của đoàn đội. Đồng thời, giáo dục gia đình cần được bổ sung những mặt mạnh của giáo dục nhà trường, của các tổ chức xã hội. Trng thực tế hiện nay, do sự hợp tác, phối hợp giữa các thiết chế giáo dục còn lỏng lẻo, hiệu quả còn thấp, cho nên mặt mạnh của mỗi thiết ché giáo dục chưa được phát huy, chưa được bổ sung cho nhau trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Giáo dục nhà trường dường như chỉ chú trọng việc dạy chữ, dạy nghề có tính sách vở, mà có phần xem nhẹ việc dạy người, né tránh các vấn đề việc giáo dục ứng xử trong các mối quan hệ thầy trò, bạn bè, tình yêuCác đoàn thể xã hội trong việc quản lí học sinh, nếu có quan tâm đến thế hệ trẻ cũng chỉ là đôi chút quà mọn nhân ngày lễ hội. Tất nhiên, ở một số địa phương, tổ chức xã hội cũng rất quan tâm đến việc học hành của con em, song sự quan tâm ấy vẫn là chưa đủ.
Về phía gia đình, một số không ít các bậc cha mẹ, một mặt do chạy đua với cuộc sống trong cơ chế thị trường, mặt khác do không nhận thức đúng vị trí của giáo dục gia đình, nên có tư tưởng ỷ lại việc giáo dục con em cho nhà trường, có chăng chỉ là đến họp phụ huynh, nắm kết quả học tập rèn luyện của con em qua điểm số xếp hạng, rồi phó mặc cho số phận cho nhà trường, thậm chí có đến họp cũng không có đóng góp ý kiến xây dựng, hoặc có chỉ mang tính qua loa đại khái.
Thiếu sự giáo dục của đoàn đội, của tổ chức, trẻ em, lớp trẻ ngày càng thiếu ý thức tập thể, ý thức “ mình vì mọi người, mọi người vì mình”, sẽ khó tránh khỏi sự phát triển lệch lạc. Tăng cường sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, có ý nghĩa hết sức to lớn. Sự thành công trong giáo dục chỉ có được khi tất cả các lực lượng (gia đình, nhà trường, xã hội) thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung giáo dục, tất cả vì tương lai con em chúng ta. Về vấn đề này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Trẻ em như tấm gương cái tốt dễ tiếp thu, nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, thì kết quả không tốt. Hoặc nhà trường hay gia đình dạy tốt, nhưng ngoài xã hội có những ảnh hưởng không tốt với trẻ em thì kết quả cũng không tốt”.
Trong thời kì đổi mới, mở cửa hội nhập, giao lưu văn hóa, đặc biệt ngày nay khi công nghệ thông tin bùng nổ, mạng Internet len lỏi vào từng thôn xóm việc tiếp cận các nguồn thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Sự đa dạng, đa phương hóa trong quá trình hội nhập như hiện nay, các tác động tích cực, hoặc tiêu cực đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, điều này đang làm cho công tác giáo dục thế hệ trẻ trở nên dễ dàng hơn nhưng cũng không kém phần phức tạp hơn. Bởi thế như Đảng ta khẳng định: Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lí trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lí tưởng hoài bão, ăn chơi, đua đòi, nghiện hút, gây mất trật tự ở một bộ phận học sinh, coi nhẹ giáo dục đạo đức thẩm mĩ và các bộ môn chính trị khoa học xã hội nhân văn.
Do đó nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình, việc giáo dục thế hệ trẻ sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Ngày nay khi các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng hiện đại việc phát triển các mối quan hệ xã hội ngày càng thay đổi, nhất là mối quan hệ giữa gia đình nhà trường, quan hệ giữa các thầy cô giáo với học sinh, quan hệ giữa phụ huynh học sinh với nhà trường Trong đó nổi bật vẫn là vấn đề giữa gia đình với nhà trường. 
Trên cơ sở thực tế ở địa phương, đơn vị công tác, qua tiếp thu các chuyên đề, các lớp tập huấn bồi dưỡng chính trị giáo dục tôi xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng đó ở đơn vị, địa bàn nơi tôi đang sinh sống và làm việc qua đề tài“Xây dựng và phát triển các mối quan hệ ở trường THPT Nguyễn Quán Nho”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Xây dựng và phát triển các mối quan hệ ở trường THPT Nguyễn Quán Nho”. được viết nhằm nâng cao các mối quan hệ xã hội vì mục tiêu chung về giáo dục các thế hệ học sinh ở địa phương, đơn vị tác giả sinh sống, công tác. Trên cơ sở đề tài nghiên cứu tác giả hy vọng có thể cải thiện được những tồn tại và hạn chế trong các mối quan hệ xã hội, xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp đưa tên tuổi của nhà trường ngày càng có uy tín trong cộng đồng dân cư, tạo được niềm tin đối với khu vực dân cư và nhất là các bậc phụ huynh học sinh. Nâng cao được chất lượng trường lớp cả về vật chất và tinh thần, xây dựng trường THPT Nguyễn Quán Nho - Thiệu Hóa thành nơi hội tụ của các thế hệ học sinh đã từng học tại trường, là nơi sinh hoạt về văn hóa thể thao của cư dân địa phương khu vực trường đóng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mối quan hệ xã hội, các giải pháp để phát triển các mối quan hệ xã hội, nhằm xây dựng trường THPT Nguyễn Quán Nho - Thiệu Hóa ngày càng phát triển được nhân dân trong vùng và các cấp quản lí tin tưởng, là nơi để mỗi thế hệ học sinh sau khi ra trường đều có những kỉ niệm đẹp về mái trường xưa cho dù là trong ký ức, hay có dịp trở lại thăm trường khi có điều kiện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Tổng hợp, khái quát, điền dã, thu thập tài liệu, xử lí tài liệu, nghiên cứu thực tế kết hợp với những kiến thức mà tác giả đã được tiếp thu ở các chuyên đề, các lớp tập huấn, nhất là các chuyên đề ở lớp “Quản lí giáo dục” 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Trong quá trình công tác tại trường THPT Nguyễn Quán Nho bản thân tác giả đã từng nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tham gia hội nghị phụ huynh của lớp, tham gia các tổ chức chính trị như: Chi đoàn giáo viên, Chi bộ, đặc biệt là tổ chức Công đoàn, qua nghiên cứu văn bản, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và nhất là tham gia các lớp tập huấn các lớp bồi dưỡng chính trị. Bản thân tác giả nhận thấy việc lập các kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm để phối hợp với cha mẹ học sinh chưa chặt chẽ, chưa khoa học, chưa hợp lí. Tính chủ động chưa cao, những nhận thức của đa số phụ huynh học sinh về giáo dục chưa tốt và đặc biệt là việc xác lập các mối quan hệ giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế. Đa số phụ huynh khi cho con đi học đều mặc định việc giáo dục con em họ là việc của nhà trường, nhiều phụ huynh cả 3 năm con học THPT còn chưa biết giáo viên chủ nhiệm của con mình, con học lớp A, B hay C, Dcũng không biết, bỏ họp hành hoặc đi họp chỉ xem năm này, học kì này tổng tiền đóng góp là bao nhiêu thậm chí không đi họp bao giờ. Mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức như Hội cựu học sinh còn lỏng lẻo, chưa có định hướng, tư vấn đa số các tổ chức này ở các trường đều tự phát, hoạt động một cách ngẫu hứng theo cảm tính đôi khi còn đi quá giới hạn. Trên cơ sở đó cùng với việc nghiên cứu các đường lối chính sách giáo dục của Đảng, văn bản của ngành như “ Đổi mới giáo dục, Tăng công tác xã hội hóa giáo dục, Luật giáo dục, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. Chủ nghĩa Mác - Lênin”. Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài“Xây dựng và phát triển các mối quan hệ ở trường THPT” nhằm khắc phục những hạn chế trên và phát huy được những điều tốt đẹp trong hoạt động giáo dục chung ở địa phương, đơn vị công tác.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
Trong những năm học 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011 việc lên kế hoạch họp phụ huynh học sinh của các giáo viên chủ nhiệm chủ yếu dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm ít khi chủ động lên kế hoạch, trong “Kế hoạch cá nhân” mục phối hợp với cha mẹ học sinh được ghi chép rất sơ sài, chủ yếu là công tác chuyên môn, qua kiểm tra “Sổ chủ nhiệm”, “Sổ kế hoạch tổ” của các tổ viên cũng rất ít đồng chí cán bộ giáo viên đề cập đến vấn đề, công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, nếu có cũng chỉ qua loa, đại khái không có kế hoạch chi tiết cụ thể, do đó khi triển khai cuộc họp có nhiều lớp họp chỉ có 30 phút. Phụ huynh đi họp thậm chí không hề có đóng góp về phương pháp giáo dục con em mà chỉ quan tâm năm học đóng góp những khoản tiền gì. Số tiền là bao nhiêu, gồm những loại tiền gì. Việc thảo luận để đi đến thống nhất các mục tiêu trong năm học mà giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường đưa ra cũng chỉ xoay quanh các khoản đóng góp chứ chưa tập trung vào mục tiêu chính là giáo dục học sinh về mọi mặt, toàn diện.
Giáo viên chủ nhiệm thường không chủ động trong tác phối hợp với cha mẹ học sinh mà chỉ khi nào trong lớp có học sinh vi phạm nội qui, qui định của trường của lớp mới liên lạc với phụ huynh tức là chưa có biện pháp ngăn ngừa trước để đến khi sự viêc xảy ra mới lo khắc phục sự cố. Tuy nhiên cũng có nhiều bậc cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, họ thường xuyên giữ mối liên lạc với giáo viên chủ nhiệm bằng nhiều hình thức nhưng số phụ huynh như vậy chiếm rất ít trong nhà trường, trong một lớp. Thậm chí có phụ huynh đã không đi họp không đọc các thông tin giáo viên chủ nhiệm ghi trong sổ liên lạc, thông báo qua hệ thống VNEDU, qua bạn cùng lớp nhưng khi được mời đến gặp riêng giáo viên chủ nhiệm lại có những hành động cử chỉ không đúng họ luôn cho rằng giáo viên quy chụp hoặc cố tình nói sai sự thật về con em mình, họ đâu có hiểu rằng nhà trường chỉ quản lí được các em khi các em đến lớp đên trường còn ngoài ra đa phần thời gian còn lại trong một ngày học sinh ở gia đình là chủ yếu trong thời gian đó giáo viên làm sao quản lí hoặc quan tâm như khi ở trường được.
Có thể khẳng định rằng Ban cha mẹ học sinh ở mỗi lớp và của toàn trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác của giáo viên chủ nhiệm, thông thường Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ hoạt động mỗi khi có đề xuất của nhà trường chứ chưa có, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể để thực hiện. Ban đại diện cha mẹ học sinh phải là người giữ vai trò chủ đạo trong các cuộc họp phụ huynh nhưng trên thực tế vai trò này đều do giáo viên chủ nhiệm điều hành Ban đại diện chỉ có mỗi việc lắng nghe và ghi chép biên bản mà thôi, thậm chí việc ghi chép nhiều lớp còn sơ sài về nội dung, lộn xộn về ý kiến, đề mục không rõ ràng chưa nói đến các lỗi khác như lỗi chính tả, lỗi văn bản Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng ít khi hoăc không đưa ra được những biện pháp giáo dục con em trong lớp mà khi họp họ đa số nhất trí với các ý kiến của nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm trình bày trong cuộc họp. Hầu như Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động mang tính thụ động chứ không có sự chủ động, tính tự chủ chưa cao. Trong quá trình hoạt động của Ban cha mẹ học sinh ở các lớp chủ yếu dựa trên sự chỉ đạo của Ban đại diện của toàn trường mà trên thực tế mỗi lớp học lại có những đối tượng học sinh khác nhau, trình độ nhận thức khác, đặc điểm khác nhau và có thể nói rằng mỗi lớp học sinh là mỗi đặc trưng, đặc thù khác nhau không lớp nào giống lớp nào cả.
Trong việc xây dựng các mối quan hệ ở trường THPT việc liên lạc và giữ mối quan hệ với Hội cựu học sinh có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nhà trường, nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác này nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Quán Nho là thầy Lê Hòa Bình đã thành lập Ban liên lạc Hội cựu học sinh trường Nguyễn Quán Nho trước hết là đối với cán bộ giáo viên là cựu học sinh của trường đang công tác tại trường cũ. Tuy nhiên những năm trước đây hoạt động của Hội cựu học sinh chỉ mang tính tự phát, chưa có sự tư vấn định hướng của Ban Giám hiệu nhà trường, của các giáo viên chủ nhiệm và các thầy cô bộ môn nên hoạt động của Hội cựu học sinh còn lỏng lẻo, tác dụng giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức “tôn sư trọng đạo”, ý thức “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chưa cao. Sự đóng góp về vật chất tinh thần cũng chưa thực sự có hiệu quả. Trong vài ba năm trở lại đây nhờ có sự tư vấn của Ban giám hiệu nhà trường hoạt động của Hội cựu học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho thực sự đã có sự khởi sắc, hiệu quả ngày càng cao. Hội đã có những đóng góp đáng kể trong việc giáo dục ý thức của các thế hệ học sinh, đồng thời Hội cũng góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ khuyến học của nhà trường.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Giải pháp 1: Kế hoạch hóa công tác phối hợp với cha mẹ học sinh của nhà trường.
+ Mục tiêu của giải pháp: Kế hoạch hóa công tác phối hợp với cha mẹ học sinh của nhà trường.
+ Xây dựng kế hoạch hóa công tác phối hợp với cha mẹ học sinh của nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với cha mẹ học sinh từng năm học với nội dung và mục tiêu cụ thể. Xây dựng kế hoạch công tác cụ thể sẽ đảm bảo tính khoa học, do đó công tác sẽ đạt kết quả tốt và có hiệu quả cao trong quá trình hoạt động. Nội dung kế hoạch là những việc nhà trường phải chủ động thực hiện trong năm học, phối hợp với cha mẹ học sinh và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh để cùng nhau phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch của nhà trường đề ra từ đầu năm học. Mục tiêu kế hoạch nhắm đến là nhà trường gia đình cần phải xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, cha mẹ học sinh phải thể hiện đầy đủ trách nhiệm về giáo dục con cái, nắm rõ tình hình học tập tu dưỡng và rèn luyện của con em, nắm bắt các qui định của nhà trường đối với học sinh như giờ giấc đến trường, học thêm ở trường, kế hoạch ôn thi, bồi dưỡng, phụ đạo có như vậy gia đình, phụ huynh mới nắm bắt được tình hình học tập cụ thể và giúp con em mình thực hiện tốt nhiệm vụ yêu cầu đối với học sinh. Đồng thời phụ huynh cũng cần có những hiểu biết về những tri thức khoa học giáo dục, kiến thức cơ bản của giáo dục phổ thông để chăm lo giáo dục con em trong việc học tập tu dưỡng và rèn luyện có hiệu quả.
Thống nhất kế hoạch với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Thông thường Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ hoạt động mỗi khi có đề xuất của nhà trường chứ chưa có, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể để thực hiện. Do đó Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh hàng năm thậm chí cho từng học kì, nhằm cùng thống nhất mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh cần cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tuyên truyền phổ biến trong cha mẹ học sinh những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục như: Thi Đại học Cao đẳng, đào tạo nghề
- Vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội cùng với nhà trường chăm lo cho việc giáo dục học sinh, xây dựng môi trường giáo dục thống nhất trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội.
- Kết hợp chặt chẽ với Ban Giám hiệu nhà trường, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường để cùng thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đề ra.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh đóng vai trò tích cực giúp đỡ nhà trường một số công việc như; tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể tham gia với Ban nề nếp của nhà trường quản lí nề nếp, giờ giấc đến trường của học sinh.
- Báo cáo cho đại diện phụ huynh của từng lớp về kết quả phối hợp của Ban đại diện trong các hoạt động của Ban trên cơ sở đó đánh giá, đúc rút kinh nghiệm hoạt động đồng thời đề ra giải pháp cụ thể để trình lên Hiệu trưởng.
- Tư vấn cho nhà trường những giải pháp phù hợp với học sinh của từng địa phương để cùng với nhà trường giáo dục học sinh tốt hơn.
2.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường vai trò chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
+ Mục tiêu của giải pháp: Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình, cha mẹ học sinh thông qua vai trò chủ động của giáo viên chủ nhiệm.
+ Những công việc thực hiện giải pháp:
* Xây dựng quy định đối với giáo viên chủ nhiệm về công tác phối hợp với cha mẹ học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm luôn giữ vai trò hạt nhân quan trọng trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình, do đó cần phải có những qui định cụ thể đối với giáo viên chủ nhiệm về công tác này. Hiệu trưởng cần phải chú ý đánh giá giáo viên chủ nhiệm thực hiện các qui định này. Những nội dung cần kiểm tra đánh giá là:
- Việc thực hiện ghi sổ liên lạc định kì gửi về gia đình (thông qua sổ liên lạc điện tử) gồm có các nội dung: điểm kiểm tra các môn học từng buổi hoặc từng tuần, từng tháng, số ngày nghỉ có phép hoặc không có phép, kết quả xếp loại học tập và rèn luyện.
- Việc gặp gỡ, trao đổi, thống nhất các yêu cầu về giáo dục với cha mẹ học sinh của lớp.
- Mức độ đến thăm gia đình học sinh và nắm bắt về hoàn cảnh, đặc điểm của từng học sinh trong lớp, mức độ quan tâm đến gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
- Kết quả của việc phối hợp với cha mẹ những học sinh chưa ngoan, học yếu, hay nghỉ hoặc bỏ học để có biện pháp giáo dục các em một cách có hiệu quả.
- Sự chủ động thực hiện các hình thức phối hợp để nâng cao trách nhiệm và nhận thức về giáo dục cho các cha mẹ học sinh trong lớp. 
- Kết quả kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, vận động họ tham gia giáo dục học sinh và cộng tác vào các hoạt động khác của lớp.
- Việc phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các cuộc họp cha mẹ học sinh theo lịch của nhà trường hoặc các cuộc họp bất thường.
* Tổ chức các biện pháp tăng cường ý thức trách nhiệm, phối hợp với cha mẹ học sinh cho giáo viên chủ nhiệm.
Hiệu trưởng nhà trường cần có những biện pháp tăng cường ý thức, trách nhiệm và bồi dưỡng kỹ năng công tác phối hợp với cha mẹ học sinh cho giáo viên chủ nhiệm như:
- Khẳng định vai trò hạt nhân của giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Hàng năm cần kiểm tra lại trong hội đồng sư phạm trường về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, phổ biến những kĩ năng công tác phối hợp với cha mẹ học sinh và những kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm tốt, hiệu quả cao trong việc giáo dục học sinh.
- Họp tổ chủ nhiệm hàng tháng để triển khai kế hoạch tháng tới và nhận xét công việc của tháng vừa qua. Hiệu trưởng nên hội ý với giáo viên chủ nhiệm trước giờ sinh hoạt lớp hàng tuần để nắm bắt về tình hình các mặt của học sinh và chỉ đạo cụ thể việc phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các em học tập tu dưỡng và rèn luyện tốt hơn.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, với sự tham dự của các giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp để cùng nhau thảo luận, tìm ra các biện pháp cùng nhau phối hợp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tốt hơn.
- Đề xuất Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp định kì hàng tháng đến lớp sinh hoạt với học sinh. Sự cộng tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ làm cho giáo viên chủ nhiệm cố gắng hơn trong công tác chủ nhiệm, sẽ tích cực hơn trong việc phối hợp với gia đình học sinh để các em tốt hơn cố gắng hơn trong học tập kiến thức, tu dưỡng đạo đức và rèn luyện các kĩ năng sống. Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội hóa công tác giáo dục. Tại buổi họp này, giáo viên chủ nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_phat_trien_cac_moi_quan_he_o_truong_thpt_ng.doc