SKKN Quy trình thực hiện hướng dẫn làm thí nghiệm đạt hiệu quả cao theo hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Quy trình thực hiện hướng dẫn làm thí nghiệm đạt hiệu quả cao theo hướng phát triển năng lực học sinh

Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức lí thuyết và kiến thức thực nghiệm luôn song hành hỗ trợ nhau trong quá trình hình thành thế giới quan tư duy về chất, tính chất của các chất.

Trong mỗi tiết học, luôn có kiến thức phần thực hành tìm hiểu, kiểm chứng tính chất của chất đã và đang học.

Vì vậy, việc xây dựng các thao tác, kỹ năng thực hành đạt chuẩn cho học sinh trước khi vào phòng thí nghiệm là việc làm rất quan trọng. Giúp các em có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, ý thức tổ chức. Tránh xảy ra những sai sót, tai nạn trong khi làm thí nghiệm với các hóa chất.

Đồng thới giúp học sinh phát triển được năng lực thực hành hóa học, hình thành kiến thức thực tiễn, hỗ trợ củng cố kiến thức lý thuyết.

Qua một thời gian vận dụng, tôi đúc rút kinh nghiệm, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

“QUY TRÌNH THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN LÀM THÍ NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”

 

docx 20 trang thuychi01 5240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Quy trình thực hiện hướng dẫn làm thí nghiệm đạt hiệu quả cao theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN LÀM THÍ NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH .
Người thực hiện: Phạm Tuấn Hậu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hoá Học
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
	1. Mở đầu
	1.1. Lý do chọn đề tài.
Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức lí thuyết và kiến thức thực nghiệm luôn song hành hỗ trợ nhau trong quá trình hình thành thế giới quan tư duy về chất, tính chất của các chất.
Trong mỗi tiết học, luôn có kiến thức phần thực hành tìm hiểu, kiểm chứng tính chất của chất đã và đang học.
Vì vậy, việc xây dựng các thao tác, kỹ năng thực hành đạt chuẩn cho học sinh trước khi vào phòng thí nghiệm là việc làm rất quan trọng. Giúp các em có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, ý thức tổ chức... Tránh xảy ra những sai sót, tai nạn trong khi làm thí nghiệm với các hóa chất.
Đồng thới giúp học sinh phát triển được năng lực thực hành hóa học, hình thành kiến thức thực tiễn, hỗ trợ củng cố kiến thức lý thuyết.
Qua một thời gian vận dụng, tôi đúc rút kinh nghiệm, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“QUY TRÌNH THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN LÀM THÍ NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm vận dụng tốt nhất các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào bài giảng, tạo hứng thú, đam mê học tập và yêu thích môn hoá học cho học sinh.
Thay đổi tư duy nhận thức của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiên thức. Giúp các em hình thành các kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, làm việc với tính sáng tạo, chủ động và đam mê...
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
- Học sinh lớp 11B, 11Đ.
- Các kỹ năng thao tác làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hóa học.
- Ý thức nghiêm túc, cẩn thận, gọn gàng khi làm thí nghiệm.
- Khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm của học sinh trong khi làm thí nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Tổ chức các hoạt động thí nghiệm.
- Kiểm tra kiến thức, kỹ năng thí nghiệm.
- Đánh giá năng lực thực hành của học sinh thông qua từng tiết học.
- Tiến hành các hoạt động kết hợp nhóm từ khâu chuẩn bị cho tới tiến hành.
- Làm các bài tập thực nghiệm nhận biết các nhóm chất, dung dịch
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
- Tổ chức các hoạt động thí nghiệm tích cực, chủ động của học sinh.
- Từ thí nghiệm rút ra kết luận về kiến thức.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm hiệu quả.
- Biết khai thác tài liệu như cẩm nang làm thí nghiệm hóa học ở trường THPT (tác giả Lê Ngọc Tú) và các tài liệu khác nhằm hỗ trợ cho quá trình học trên lớp và ở nhà.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Hình ảnh trực quan trong thực hành thí nghiệm hóa học là rất quan trọng. Nó chứng minh cho kiến thức lí thuyết và áp dụng trong thực tiễn.
- Thí nghiệm trực tiếp sẽ cung cấp cho học sinh toàn bộ diễn biến quá trình thực hành. Nắm vững thao tác thực hành, công tác chuẩn bị và tiến hành.
- Hình ảnh kết quả thí nghiệm giúp học sinh kết luận được kiến thức, xác định tính đúng đắn của kiến thức đã được học.
- Video thí nghiệm giúp học sinh có thể hiểu được quy trình thí nghiệm, cách tiến hành và kết quả đạt được.
- Kỹ năng thực hành giúp học sinh tự tin vào bản thân, có hứng thú học tập, có thái độ tích cực trong nghiên cứu bài học.
- Hoạt động nhóm là cơ sở để các em có tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và biết phân công công việc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng chung về học sinh
- Hiện nay do thay đổi nội dung và hình thức thi tốt nghiệp THPT QG và xét tuyển Đại học nên nhiều học sinh không còn lựa chọn môn Hoá học là môn học để thi theo ban KHTN. Vì vậy trong quá trình học, các em chỉ coi Hoá học là môn học chung, không có hứng thú học tập tốt.
- Các em chưa có kỹ năng thực hành. Nói đến thực hành thí nghiệm chỉ nghĩ ngay tới việc cháy, nổ và có cảm giác sợ hãi. Nhất là với các học sinh nữ.
- Chưa biết vai trò tác dụng của các dụng cụ trong phòng hóa học.
- Không có khả năng tự làm một thí nghiệm dù đơn giản nhất.
- Và đặc biệt, các em chưa gắn kết được giữa kiến thức lý thuyết với thực nghiệm kiểm chứng.
Vì vậy dẫn đến học sinh không có hứng thú với môn học, không thấy cái hay của môn hóa. Cảm thấy học lý thuyết nhiều, khô khan
2.2.2. Thực tế thực hành thí nghiệm hóa học trong nhà trường
- Số lượng lớp học hiện nay rất đông.
- Phòng thí nghiệm hóa học đang ngày càng xuống cấp. Hóa chất để lâu bị hư hỏng dần.
- Thiết bị thực hành hỏng hóc nhiều.
- Giáo viên chuyên trách thực hành không có.
- Việc tổ chức tiến hành thí nghiệm các bài thực hành rất hạn chế, chỉ dành cho các lớp nâng cao.
- Việc tiến hành các thí nghiệm tại lớp học rất ít, không thường xuyên.
- Giáo viên cũng ngại hoặc bỏ qua thí nghiệm khi dạy đến bài có thí nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản cho học sinh
(1) Phổ biến nội quy phòng thí nghiệm.
- Nắm rõ sơ đồ bố trí phòng thí nghiệm. Khu vực bàn thí nghiệm, khu vực hóa chất thí nghiệm, khu vực dụng cụ thí nghiệm, khu vực đồ bảo hộ, chậu rửa, tủ thuốc sơ cứu, khu vực xả thải và sử lý hóa chất thải
- Tìm hiểu nội quy phòng thí nghiệm, học sinh được làm gì và không được làm gì.
- Học sinh phải nghiệm túc làm theo đúng sự hướng dẫn, yêu cầu của giáo viên.
+ Học sinh chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên
+ Đọc kĩ hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm
+ Học sinh chưa nắm rõ, hiểu rõ cần phải hỏi giáo viên.
+ Sử dụng đồ bảo hộ quần áo, găng taykhi làm thí nghiệm
+ Lau chùi vệ sinh phòng thí nghiệm sạch sẽ sau khi xong.
+ Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với hóa chất
+ Không được nhìn xuống ống thí nghiệm, ngửi hay nếm hóa chất
+ Bỏ chất thải thí nghiệm đúng nới quy định
+ Biết cách sử lý sự cố xảy ra như khi để hóa chất dính vào da, tay
(2) Hướng dẫn học sinh xử lý nếu xảy ra một số sự cố
- Nếu trong không khí bị nhiễm độc khí như Cl2, Br2, HCl, NH3, SO2, NO2, H2S, CO thì cần đi ra ngay khỏi khu vực đó.
- Nếu hít phải nhiều khí độc thì cần tới bệnh viện
- Khi bị hóa chất độc hại dính vào người cần rửa bằng nước nhiều lần để sơ cứu và sau đó tới bệnh viện
(3) Giới thiệu cho học sinh các dụng cụ thí nghiệm và vai trò, tác dụng của chúng.
Trong phòng thí nghiệm (PTN) có rất nhiều dụng cụ thí nghiệm. Nhưng phổ biến nhất bao gồm:
- Ống nghiệm: không nhánh, có nhánh, chữ U
- Ống hút, pipet
- Nút cao su: có lỗ và không có lỗ
- Gía đỡ, kẹp gỗ, kẹp sắt
- Kiềng 3 chân, 
- Chổi rửa
- Đèn cồn
- Lọ thủy tinh, đũa thủy tinh, thìa thủy tinh, ống thủy tinh
- Bình cầu: có nhánh, không nhánh
- Cốc, chậu thủy tinh, phễu
- Bình tam giác (eclen), bình định mức, ống đong, ống sinh hàn
- Chén sứ, bát sứ, cối chày sứ
- Giấy lọc
- Chất chỉ thị pH: giấy quỳ, phenolphtalein, metyl da cam
- Cân kĩ thuật
- Máy li tâm
(4) Hướng dẫn học sinh một số thao tác thí nghiệm đúng và sai
Việc này rất quan trọng vì chỉ có thao tác đúng mới cho kết quả đúng và không xảy ra lỗi thí nghiệm.
- Không ngửi mùi hóa chất
- Không trực tiếp dùng tay tiếp xúc hóa chất
- Cách pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc
- Cách kẹp ống nghiệm
- Đun sôi dung dịch trong ống nghiệm tránh bị sôi trào
- Châm lửa và tắt lửa đèn cồn cẩn thận, không đổ vỡ đèn cồn.
- Khuấy dung dịch, lắc ống nghiệm cho đều, nhẹ nhàng
- Sử dụng nút cao su, bông nút ống nghiệm đúng quy cachs
- Lắp đặt hệ thống thí nghiệm đúng yêu cầu, đảm bảo khoa học.
2.3.2. Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên hướng dẫn phải chuẩn bị đầy đủ các hóa chất và dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm. Đảm bảo đầy đủ và đúng bộ thí nghiệm riêng cho mỗi nhóm từ 3-6 học sinh.
- Học sinh cần chuẩn bị các nội dung kiên thức lý thuyết liên quan đã học tới các thí nghiệm. Chuẩn bị sẵn mẩu tường trình thí nghiệm.
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
LỚP
NHÓM:.
TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
Bài thực hành số:..
Tên bài:..
Họ và tên: 
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát
Giải thích hiện tượng
Viết pthh
Kinh nghiệm
1
2
3
2.3.3. Tiến trình lên lớp một giờ học thực hành
(1) Giáo viên nêu hoặc hướng dẫn phát biểu mục tiêu thí nghiệm
(2) Phổ biến nội quy an toàn phòng thí nghiệm
(3) Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm
(4) Học sinh tiến hành thí nghiệm
(5) Học sinh quan sát thí nghiệm, nêu kết quả, ghi lại kết quả
(6) Học sinh giải thích các hiện tượng quan sát được
(7) Học sinh viết tường trình, báo cáo thí nghiệm.
(8) Thu dọn, vệ sinh phòng thí nghiệm
2.3.4. Giáo viên cần lường trước khó khăn cũng như phải xử lý nhanh các tình huống xảy ra.
- Trong mỗi giờ thực hành, giáo viên luôn phải nắm rõ quy trình diễn ra. Từ khâu chuẩn bị hóa chất, dụng cụ cho đến làm thử kiểm tra tính chính xác của thí nghiệm xem có xảy ra phản ứng đúng với kết quả mong muốn hay không. Kiểm tra điều kiện để xảy ra phản ứng trong thực tế phòng thí nghiệm.Từ đó mới nắm rõ các thao tác chính xác để hướng dẫn học sinh thực hành.
- Khi học sinh làm thí nghiệm, nếu không ra kết quả kiểm chứng, giáo viên cần phát hiện lỗi sai thực hành của học sinh như lỗi dùng hóa chất, lỗi thao tác, nhiệt độ, xúc tác
- Giáo viên phải kiểm tra, nhắc nhở học sinh thực hiện đúng các bước thực hành. Tránh việc học sinh nghịch ngợm, sử dụng hóa chất sai mục đích.
2.3.5. Giáo viên lập kế hoạch thực hành
Giáo viên lập kế hoạch thực hành, chủ động thời gian cho chuẩn bị.
TRƯÒNG THPT HÀ TRUNG
TỔ HOÁ HỌC
KẾ HOẠCH THỰC HÀNH
HÓA HỌC KHỐI 11 CƠ BẢN
Năm học 2018-2019
STT
THỜI GIAN
TÊN BÀI
DỤNG CỤ - HÓA CHẤT
1
20/9-25/9
Thực hành tính axit – bazo. Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li
Giấy pH, HCl, CH3COOH, NaOH, Na2CO3, CaCl2, phenolphthalein, NH3, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, 
2
8/11-13/11
Thực hành tính chất hợp chất của nito – photpho. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
NH3, phenolphthalein, AlCl3, HNO3 đặc/loãng, Cu, KNO3, cát, phân đạm amoni sunphat, kali clorua, superphotphat kép, AgNO3, quỳ tím, than, ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, kẹp sắt, 
3
07/2-12/2
Thực hành phân tích định tính. Điều chế và thử tính chất của metan.
Đường kính, CuO, Ca(OH)2, CuSO4, Cu (dây), CH3COONa, CaO+NaOH rắn, KMnO4, dd Br2, ống nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, diêm, bông, 
4
28/2-02/3
Thực hành: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen
C2H5OH khan, H2SO4 đặc, đá bọt , dd Br2, dd KMnO4, đất đèn, H2O, AgNO3, NH3, dầu thông, cà chua chin, ống nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, 
5
18/3-20/4
Thực hành tính chất của ancol, glixerol và phenol
NaOH, HNO3, AgNO3, CuSO4, glixerol, etanol, HCl, dd Br2, phenol, ống nghiệm, 
6
25/5-10/5
Thực hành tính chất của andehit và axit cacboxylic
AgNO3, NH3, HCHO, CH3COOH, HCHO, C2H5OH, ống nghiệm, đèn cồn, 
2.3.6. Giáo viên soạn giáo án bài thực hành. Cấu trúc của giáo án thực hành.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết  Bài.BÀI THỰC HÀNH SỐ.
(TÊN BÀI)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức lý thuyết
- Nắm vững liên hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm
2. Kĩ năng
-Kỹ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Kỹ năng quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Kỹ năng viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, cẩn thận trong thực hành hóa học
- Yêu thích, hứng thú tìm hiểu kiến thức thực nghiệm
- Biết phối hợp làm việc theo nhóm
- Bảo vệ môi trường, phân loại chất độc hại, xử lí có hiệu quả
II. Chuẩn bị
1. Dụng cụ thí nghiệm: 
- Ống nghiệm; ống nghiệm có nhánh, giá thí nghiệm ; ống nhỏ giọt ; giá để ống nghiệm ; nút cao su ; ống dẫn khí, đèn cồn, chậu thủy tinh.
2. Hóa chất : Chuẩn bị đầy đủ các loại hóa chất cần thiết, đủ số lượng và chất lượng theo từng bộ thí nghiệm cho mỗi nhóm (4-5 nhóm)
3. Học sinh : ôn tập các kiến thức đã học để làm thí nghiệm, lập bảng tường trình sẵn theo cấu trúc cấu trúc, dự kiến kết quả đạt được.
III. Tổ chức hoạt động:
Chia các giai đoạn hoạt động của giáo viên và học sinh song song. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên và học sinh tương ứng theo từng hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Ổn định lớp
- Giáo viên ổn định lớp, phổ biến qua nội quy phòng học. Yêu cầu sự nghiêm túc, cẩn thận của học sinh.
- Giới thiệu qua tiêu đề bài thực hành
- Chia nhóm làm việc, phân công vị trí và thí nghiệm, công việc cụ thể cho mỗi nhóm
- Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung lý thuyết liên quan của học sinh.
Hoạt động 1: Ổn định lớp
- Tuân theo sự phân công của GV
- Nhận nhóm và nhiệm vụ
- Trình bày sự chuẩn bị của bản thân và của nhóm.
- Cả nhóm ổn định vị trí, nghiên cứu phần việc của nhóm
- Tìm hiểu các nội dung kiến thức liên quan
- Liệt kê các dụng cụ và hóa chất cần thiết 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn chuẩn bị hóa chất, dụng cụ
- Giáo viên trình bày trên bảng các tiêu đề thí nghiệm. Liệt kê hóa chất, dụng cụ cần thiết cho mỗi thí nghiệm.
- Giáo viên lưu ý học sinh những hóa chất có khả năng độc hại.
- Hướng dẫn nhóm học sinh chia nhiệm vụ
Hoạt động 2 : Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ
- Xem SGK hoặc bảng ghi của giáo viên hoặc tài liệu chuẩn bị sẵn để xác định thí nghiệm, hóa chất, dụng cụ
- Lưu ý các hóa chất có thể gây độc hại trong quá trình làm thí nghiệm.
- Phân công thành viên trong nhóm làm từng việc theo kế hoạch chung.
+ Thành viên lấy dụng cụ
+ Thành viên lấy hóa chất
+ Thành viên tiến hành thí nghiệm
+ Thành viên ghi chép hiện tượng
+ Thành viên phản biện kết quả.
- Tiến hành lắp đặt các dụng cụ và sắp xếp trình tự các lọ hóa chất.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm
- Giáo viên bao quát chung toàn phòng thí nghiệm
- Nhận diện nhóm đã chuẩn bị xong, đầy đủ và có thể tiến hành thí nghiệm cũng như nhóm chưa hoàn thành
- Nhận diện khả năng tiến hành các thao tác chuẩn, đúng yêu cầu của học sinh.
- Nhắc nhở, gợi ý cho học sinh sửa lỗi thao tác, lỗi tiến trình, điều kiện phản ứng.
- Giúp học sinh phân tích nguyên nhân về lỗi xảy ra trong kết quả thí nghiệm như về mùi khí, màu, trạng thái kết tủa
Hoạt động 3 : Tiến hành thí nghiệm
- Một thành viên chính tiến hành các thí nghiệm, có sự hỗ trợ của các thành viên còn lại sau khi đã thống nhất cách tiến hành, thao tác.
- Các thành viên quan sát thao tác, tiến trình thí nghiệm, điều kiện của phản ứng
- Nhận biết hiện tượng xảy ra của từng giai đoạn và ghi chép tỉ mỉ.
- Phát hiện các hiện tượng xảy ra không theo đúng dự kiến, tìm hiểu và giải thích nguyên nhân.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn xử lí chất thải, khí độc và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Hướng dẫn học sinh cách xử lí các chất thải sau thí nghiệm : dung dịch, chất rắn, chất khí, axit, bazo, muối
- Trong khi thí nghiệm nếu sinh ra khí độc : Cl2, NH3, HCl, SO2, H2S, CO, NO2, NO thì cần biết cách thu khí hoặc sử dụng hóa chất phản ứng triệt tiêu nó. Như sử dụng bông tẩm dd NaOH hoặc dd nước vôi trong dư để khử các khí có tính axit.
- Đối với các dung dịch axit, trung hòa bằng dd nước vôi
- Các chất rắn và dung dịch được thu gom vào khu vựa riêng theo quy định.
Hoạt động 4 : Xử lí chất thải, khí độc và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Tuân theo sự chỉ dẫn của giáo viên thực hành, tiến hành các thao tác khử độc trong quá trình thí nghiệm và sau thí nghiệm.
- Trong quá trình làm thí nghiệm, cần có sử dụng các đồ bảo hộ như găng tay, áo blue, kính, mũ che tóc, khẩu trang.
- Phân loại chân thải và thu gom vào đúng nơi quy định
- Làm vệ sinh các dụng cụ thí nghiệm
Hoạt động 5 : Tổng hợp đánh giá. Giao nhiệm vụ về nhà.
- Phân tích các thao tác chuẩn và chưa chuẩn của học sinh. Nhận xét kết quả đạt được. Đánh giá sơ bộ từng nhóm.
- Giao nhiệm vụ bài tập về nhà.
- Dặn dò nội dung bài học tiếp theo.
Hoạt động 5 : Báo cáo kết quả thí nghiệm. Nhận nhiệm vụ về nhà.
- Cả nhóm thảo luận thống nhất và ghi vào báo cáo tường trình.
- Nộp báo cáo cho giáo viên
- Học sinh nhận nhiệm vụ bài tập về nhà.
Hoạt động 6 : Tổ chức vệ sinh phòng thí nghiệm.
 - Nhắc nhở học sinh làm vệ sinh dụng cụ, phòng học.
- Kết thúc buổi học. Giáo viên cho học sinh ra về.
Hoạt động 6 : Vệ sinh phòng thí nghiệm.
- Sắp xếp lại các dụng cụ, hóa chất theo đúng quy định như ban đầu
- Dọn dẹp vệ sinh phòng học.
- Học sinh ra khỏi phòng thí nghiệm
Ví dụ: Giáo án bài thực hành số 3 (Hóa 11)
Tiết 21: Bài 14 THỰC HÀNH:
TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT CỦA NITƠ VÀ PHOTPHO
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Biết được : 
Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro.
- Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao.
- Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho).
2.Kĩ năng: 
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. 
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học.
- Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3.Thái độ: Làm thí nghiệm nghiêm túc, có tinh thần tập thể
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất
a. Hóa chất:	- dd HNO3 đặc	- dd HNO3 loãng	- dd NaOH
- Kim loại Cu	- KNO3 tinh thể	- Than gỗ
- (NH4)2SO4	- KCl	- Ca(H2PO4)2
- Nước	- dd NaOH	- Quỳ tím
- dd AgNO3	- Bông
b. Dụng cụ:	- Ống nghiệm	- Giá đỡ	- Kẹp gỗ
	- Thìa thủy tinh	- Ống hút	- Đèn cồn
	- Chậu cát
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung thực hành
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ổn định lớp
- Giáo viên kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng.
- GV chia lớp theo 6 nhóm. Mỗi nhóm 7 học sinh. Chỉ định nhóm trưởng.
- GV phân công nhiệm vụ của các nhóm làm các thí nghiệm như nhau. Có sẵn đầy đủ các hóa chất và dụng cụ đã được chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 1: Ổn định lớp
- Đại diện lớp báo cáo sĩ số lớp.
- Đại diện các nhóm kiểm diện nhóm
- Các nhóm phân công nhiệm vụ từng thành viên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị hóa chất.
- GV trình bày trên bảng từng thí nghiệm, yêu cẩu học sinh nêu dụng cụ và hóa chất cho từng thí nghiệm.
- GV lưu ý học sinh khi tiếp xúc với dd HNO3 đặc và loãng vì nó có khả năng gây bỏng, oxi hóa mạnh.
Hoạt động 2: Chuẩn bị hóa chất
- Mỗi nhóm tìm hiểu thí nghiệm, xác định các loại dụng cụ và hóa chất cần thiết để sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và theo thứ tự thực hiện.
- Mang các loại phân bón. Mỗi loại một lượng mẩu xác định
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1 : Tính oxi hóa của axit HNO3 đặc và loãng
- Giáo viên giúp HS ôn lại lí thuyết:
+ Tính chất hóa học của axit HNO3 đặc và loãng?
+ Kể tên các sản phẩm khử sinh ra khi cho kim loại tác dụng với axit HNO3?
+ Làm thế nào để không cho khí NO, NO2 thoát ra môi trường gây độc?
- GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
+ Cách lắp đặt ống nghiệm vào giá đỡ.
+ Cách làm sạch ống nghiệm
+ Lấy dung dịch HNO3 vào ống nghiệm
+ Bỏ lá Cu vào dung dịch trong ống nghiệm
+ Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dd xút
+ Sử dụng đèn cồn
- Vì sao cần nút ống nghiệm bằng bông tẩm dd xút?
- GV chú ý: Nếu thay Cu bằng các kim loại Fe, Al thì hiện tượng thế nào?
- GV: Vì sao cần đun nóng dd HNO3?
Khí NO có độc không? Khử độc NO như thế nào?
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1:Tính oxi hóa của axit HNO3 đặc và loãng.
- Ôn lại kiến thức lý thuyết
+ HNO3 có tính oxi hóa mạnh. Oxi hóa được nhiều kim loại, phi kim và hợp chất.
+ Kim loại + HNO3 ® Muối + spk + H2O
+ Spk gồm các khí: NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3
+ dd HNO3 đặc chỉ tạo ra khí NO2 nâu đỏ, mùi sốc, độc.
+ dd HNO3 loãng tạo spk có mức oxh thấp hơn như NO.
+ NO không màu, hóa nâu trong không khí.
+ Dùng bông tẩm dd xút nút kín miệng ống nghiệm sẽ hấp thụ khí NO2
Cách tiến hành. Lắp đặt dụng cụ như các hình vẽ
a. Ống nghiệm 1 chứa 0,5 ml dd HNO3 đặc và một mảnh nhỏ Cu.
- Không đun nóng.
- Nút ngay ống nghiệm bằng bông tẩm dd xút.
- Hiện tượng:
+ có khí màu nâu đỏ
+ dung dịch chuyển sang màu xanh.
- Giải thích:
+ Khí thoát ra là NO2 màu nâu đỏ
+ dung dịch có ion Cu2+ (dd màu xanh).
- Viết pthh
Cu + 4HNO3 đ ® Cu(NO3)2 + 2NO2­ + 2H2O
- Tác dụng của bông tẩm dd xút là khử độc khí NO2.
2NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2
- Nếu thay Cu bằng Al và Fe thì không phản ứ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_quy_trinh_thuc_hien_huong_dan_lam_thi_nghiem_dat_hieu_q.docx
  • docxHOA THPT - Pham Tuan Hau - Phu luc SKKN 2019.docx