SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổ thông

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổ thông

Nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn là nơi giúp các em ngày một nâng cao kĩ năng sống. Đây là một việc làm có tính nhân văn. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông, trong đó có học sinh THPT chuẩn bị bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kĩ năng được các nhà trường đang đặc biệt chú trọng là phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh.

Trong những năm gần đây, trên khắp mọi miền đất nước, những vụ đuối nước thương tâm đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em, tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, miền núi và đối tượng chủ yếu là các em học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông. Theo thống kê của cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tỉ lệ tai nạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6%, cao gấp 10 lần so với các nước phát triển.

Nguy cơ đuối nước rình rập các em ở khắp mọi nơi, nhất là về mùa hè, trời nắng nóng, các em được nghỉ học, tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi tự do, tự phát. Mặt khác, hệ thống sông, suối, ao, hồ chằng chịt ở khắp mọi nơi, nhất là ở nông thôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho các em. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở các em, nhưng phần lớn chủ yếu vẫn là do sực lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ, để các em tham gia vào các cuộc vui chơi, picnic, đi biển, tắm sông, suối, Bên cạnh đó kĩ năng phòng chống đuối nước của các em còn yếu, việc trang bị cho các em những kĩ năng ứng phó khi gặp sự cố, đặc biệt là các em ở vùng nông thôn, miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền ở các trường học còn chưa được đáp ứng thường xuyên, Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng.

 

doc 28 trang thuychi01 8273
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhà trường không chỉ là nơi giáo dục nhân cách, trau dồi tri thức mà còn là nơi giúp các em ngày một nâng cao kĩ năng sống. Đây là một việc làm có tính nhân văn. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông, trong đó có học sinh THPT chuẩn bị bước vào đời tự tin, chủ động xử lí linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. Một trong những kĩ năng được các nhà trường đang đặc biệt chú trọng là phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh.
Trong những năm gần đây, trên khắp mọi miền đất nước, những vụ đuối nước thương tâm đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em, tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, miền núi và đối tượng chủ yếu là các em học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông. Theo thống kê của cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tỉ lệ tai nạn chết đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6%, cao gấp 10 lần so với các nước phát triển.
Nguy cơ đuối nước rình rập các em ở khắp mọi nơi, nhất là về mùa hè, trời nắng nóng, các em được nghỉ học, tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi tự do, tự phát. Mặt khác, hệ thống sông, suối, ao, hồ chằng chịt ở khắp mọi nơi, nhất là ở nông thôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho các em. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở các em, nhưng phần lớn chủ yếu vẫn là do sực lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ, để các em tham gia vào các cuộc vui chơi, picnic, đi biển, tắm sông, suối, Bên cạnh đó kĩ năng phòng chống đuối nước của các em còn yếu, việc trang bị cho các em những kĩ năng ứng phó khi gặp sự cố, đặc biệt là các em ở vùng nông thôn, miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền ở các trường học còn chưa được đáp ứng thường xuyên, Vì vậy, ngoài việc tăng cường quản lí học sinh, thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những kĩ năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết trong mỗi nhà trường nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng. 
Vai trò giáo dục, tuyên truyền thường xuyên trong mỗi trường học là để nâng cao trách nhiệm của trường học trong việc trang bị kĩ năng phòng, chống đuối nước cho các em được tốt hơn, nâng cao được ý thức rèn luyện kĩ năng tự cứu khi gặp bất thường dưới nước. Và mỗi giáo viên trong nhà trường là một cổng thông tin, tuyên truyền, giáo dục về kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục kĩ năng phòng, chống đuối nước. Công tác tuyên truyền càng càng được nhân rộng thì nguy cơ tai nạn đuối nước càng được giảm thiểu đáng kể. Với ý nghĩa sâu sắc đó tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổ thông” những mong đem lại hiệu quả thiết thực, giảm bớt được những tai nạn thương tâm đã và đang xảy ra do đuối nước.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kĩ năng, ý thức phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh. Từ nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng, chống, xử lí tai nạn đuối nước để tuyên truyền trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng cần thiết để phòng, chống những rủi ro có thể xảy ra trên sông nước. Công tác tuyên truyền trong trường học tới HS sẽ lan rộng đến phụ huynh, người thân, đến toàn xã hội để hạn chế tối đa những đáng tiếc có thể xảy ra do đuối nước, xây dựng môi trường sống an toàn cho các em.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
	Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổ thông.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 
- Nghiên cứu lí luận về công tác tuyên truyền của nhà trường, của tất cả giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng trong công tác giáo dục kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước.
- Nghiên cứu lí luận, các tài liệu về thông tin, tuyên truyền, giáo dục kĩ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh, để các em trang bị cho mình, cho người thân xung quanh những kĩ năng cần thiết để phòng, chống những rủi ro bất thường dưới nước được tốt hơn.
- Khảo sát, điều tra, tổng hợp.
Phần B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vai trò, nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và kĩ năng phòng chống đuối nước nói riêng
1.1. Vai trò của nhà trường 
	Hiện nay, tai nạn đuối nước, các vụ tử vong do đuối nước bởi thiếu kĩ năng cũng như hiểu biết đang là vấn đề bức bối và nhận được sự quan tâm rất lớn từ xã hội. Sở dĩ vậy, bởi điều đó ảnh hưởng đến chính tính mạng con người. Nhiệm vụ phòng, chống tai nạn đuối nước không phải của riêng ai, mà nó là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong công tác phòng, chống đuối nước đó, vai trò của nhà trường cũng như vai trò của giáo viên là không thể thiếu để góp phần giảm thiếu tai nạn này. Ngăn chặn tai nạn đuối nước tất nhiên không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Nhưng có thể nói, trong một môi trường mang tính giáo dục và phát triển con người toàn diện như trường học thì nhà trường lại có vai trò tiên quyết.
	Nhà trường không chỉ dạy cho học sinh lý thuyết đơn thuần mà còn nên và cần phải phổ cập, giáo dục và trang bị cho các em những kĩ năng sống áp dụng vào thực tế cuộc sống. Và trong những kĩ năng ấy không thể thiếu kĩ năng phòng chống đuối nước.
	Nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng to lớn từ gia đình và xã hội. Vì thế, cần đẩy mạnh việc tìm ra các biện pháp hợp lí, hiệu quả để cung cấp cho học sinh. Nhà trường cần có trách nhiệm thông tin, giáo dục về phòng, chống đuối nước đến người dân và đặc biệt là học sinh.
	Ở các trường học hiện nay hầu hết cũng đã đưa việc rèn luyện kĩ năng sống nói chung và đang dần đưa việc rèn luyện kĩ năng phòng, chống đuối nước nói riêng vào công tác giáo dục vì nhận ra tầm quan trọng, thiết yếu của nó, Thầy cô giáo phải là người trực tiếp quan tâm và giáo dục để nâng cao ý thức của học sinh trong các bài giảng của mình. Vai trò của nhà trường là vô cùng to lớn trong việc phát triển con người. Vì thế, tập trung vào giảng dạy, thực hành kĩ năng sống hẳn là công việc không thể thiếu, nhất là đối với việc rèn luyện một kĩ năng sống còn như phòng, chống tai nạn đuối nước.
	Nhiệm vụ của nhà trường cũng như các giáo viên là cần có những hành động, biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng đuối nước thương tâm xảy ra. Đồng thời, có công tác giảng dạy tích cực để nâng cao ý thức phòng tránh và kĩ năng thoát hiểm cho học sinh, đề ra các giải pháp và thực hiện một cách tích cực, liên tục để đạt hiệu quả cao nhất, khắc phục, góp phần giảm thiểu tối đa những vụ tai nạn thương tâm này.
	Ngày 21/4/2016, Bộ GD & ĐT vừa ra văn bản gửi các sở GD & ĐT, chỉ đạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh trong các trường. (Số tư liệu: 1761/BGDĐT-CTHSSV, Ngày ban hành: 21-4-2016).
 Bộ GD & ĐT yêu cầu giám đốc các sở GD & ĐT triển khai quán triệt văn 
bản chỉ đạo của Bộ đến từng giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; triển khai các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh trong các trường.
Theo đó, nội dung công văn nêu rõ tích cực triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh, đặc biệt là triển khai các mô hình thí điểm dạy bơi trong các nhà trường. Điều đó cho thấy các cấp lãnh đạo đã bắt đầu có hướng nhìn kịp thời và đúng đắn. Đây sẽ là cơ sở để đưa môn bơi thành một môn học được đầu tư quan tâm đúng mức trong giáo dục.
Tiếp theo đó, các trường cần tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống tai nạn đuối nước, giảm nhẹ thảm họa rủi ro thường xảy ra trên sông nước. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác bảo hiểm y tế cho học sinh. 
1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh
	- Trong nhà trường THPT, vai trò của người GVCN không hoàn toàn giống với các cấp học dưới. 
	- GVCN là người sát cánh cùng những thăng trầm của học sinh, phát triển con người cả về thể chất lẫn tâm hồn, kĩ năng sống, định hướng các em hướng tới tương lai. Cũng chính vì vậy mà vai trò, trách nhiệm của người GVCN trong việc giáo dục kĩ năng sống nói chung, và kĩ năng phòng chống đuối nước nói riêng cần được thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Tăng cường cung cấp thông tin về tai nạn đuối nước giúp các em nắm bắt được tình hình để ý thức sâu sắc được mối hiểm họa này.
	- Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, tìm hiểu, thu thập kiến thức về phòng, chống đuối nước cho học sinh. 
	- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu dành cho HS, giúp các em tự tìm tòi, thu thập thông tin sẽ giúp các em nhớ lâu, ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của vấn đề. Góp phần củng cố kiến thức về phòng, chống đuối nước và kĩ năng xử lí khi gặp tai nạn này. Thực hành kĩ năng sống hẳn là công việc không thể thiếu nhất là đối với việc rèn luyện một kĩ năng sống còn như phòng, chống tai nạn đuối nước.
	- Kết hợp với Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch hành động thiết thực nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống đuối nước, cách thoát hiểm khi gặp bất thường xảy ra trên sông nước, kĩ năng cứu đuối thông qua các buổi ngoại khóa, buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ,...
2. Đuối nước và một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước 
2.1. Đuối nước là gì ?
	Theo tổ chức y tế thế giới, đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người 
lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm ngắn gọn, đuối nước là tìnhg trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước. 
	Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan 
bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước. Người ta thống kê khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết nhưng phổi không có nước. Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm. Phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thể thở được dẫn đến thiếu oxy trong não và bất tỉnh. Từ chỗ co nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng gọi là chết đuối khô.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuối nước 
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Do môi trường không an toàn, nơi sinh sống có nhiều ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, Việt Nam vốn là một nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc: Ngoài đường bờ biển dài gần 3300 km, Việt Nam có số lượng ao, hồ, sông, suối khá phong phú, tập trung nhiều ở Nam Bộ và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Nước ta có trên 2300km con sông và kênh, rạch, mật độ vào khoảng 0,6km. Điều này dù mang lại nhiều lợi thế nhưng là nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro đuối nước cao cho người dân, nhất là học sinh khi di chuyển qua sông đi học. 
Các điều kiện tự nhiên từ môi trường sinh sống, đặc điểm thời tiết đặc trưng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão, thiên tai lũ lụt cũng là mối hiểm hoạ lớn cho học sinh,
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
	Học sinh không biết bơi, chưa được rèn luyện các kĩ năng, chơi ở những khu vực nguy hiểm như: có ao hồ, sông suối, chơi ở những hố nước các công trình xây dựng, bể, giếng có thành quá thấp, không có nắp đậy, tập bơi những nơi không có biển báo an toàn, tập bơi quá nhiều khi sức khoẻ không đảm bảo, đi ra đường khi ngập nước bị sa chân xuống hố sâu, Thậm chí nhiều em biết bơi, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước nếu như lơ là, chủ quan.
Ngoài ra, do nhận thức, hiểu biết chung của học sinh cũng như gia đình và cộng đồng về phòng, chống tai nạn đuối nước còn thấp. Điều này không chỉ phổ biến ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà nguy cơ ở các vùng thành thị thì tai nạn đuối nước đối với học sinh phổ thông cũng thường xuyên xảy ra. Người dân vẫn thường chủ quan trước sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Gia đình còn chủ quan, chưa đủ nhận thức về sự nguy hiểm của nó để cảnh báo học sinh là con em của mình. Khi gặp nguy hiểm lại không có cách để tự cứu mình nên dễ dẫn đến tử vong. 
	Do học sinh thiếu sự quan tâm, giám sát đầy đủ của phụ huynh, giáo viên, cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ đuối nước cao ở các em. Nhất là vào các dịp hè, các em được nghỉ hè hoặc lớp 12 kết thúc khoá học, các em thường hay rủ nhau tắm sông, hồ hoặc đi chơi picnic, rủ nhau ra bãi sông, ven biển chụp ảnh kỉ yếu, không may trượt chân xuống nước hoặc kì nghỉ hè cũng là dịp vào mùa gặt lúa ở nông thôn các em có cơ hội phụ giúp việc đồng áng cùng với bố mẹ, làm việc trong thời tiết nắng nóng của mùa hè thường sau khi hoàn thành công việc trong một buổi để giải toả cơn khát, cái nóng oi bức là tắm sông, suối ngay lập tức, Trong những trường hợp xảy ra tai nạn như thế cũng có phần do thiếu sự giám sát của gia đình, thiếu những kĩ năng phòng tránh cơ bản cần thiết,
	Hơn nữa, số lượng các phương tiện qua lại trên biển, sông, hồ nhất là ghe, đò,chở học sinh qua sông đến trường thường chở quá số lượng quy định, lại cũ kỹ, thiếu sự trang bị các phương tiện cứu hộ, thiếu kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng dẫn đến trường hợp đắm thuyền, lật đò.
 Do công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tai nạn đuối nước ở học sinh dù đã được tiến hành nhưng chưa được thường xuyên rộng rãi. Một số cấp chính quyền địa phương và nhà trường, xã hội chưa quan tâm đúng mức về công tác phòng chống tai nạn đuối nước. Vì thế tôi lựa chọn đề tài này nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức, kĩ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh trung học phổ thông.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thực trạng chung
Thời gian qua phòng, tránh tai nạn đuối nước đang được dư luận xã hôi quan tâm, đặc biệt là nghành Giáo dục. Người xưa có câu: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo”, cho thấy việc bơi lội quan trọng như thế nào, vì nó liên quan đến mạng sống con người. Chúng ta có thể bắt gặp vấn đề này ở tất cả mọi phương tiện, trên báo chí không ngày nào vắng những tin tức đau lòng về các vụ đuối nước thương tâm. Nói đến vấn đề này, thời gian qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao. Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2012 có 1700 học sinh tử vong vì đuối nước. Cũng theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam hàng năm có khoảng 6400 người bị đuối nước. Trong đó gần một nửa là sinh mạng của trẻ vị thành niên là học sinh bị “hà bá, thuỷ thần” cướp đi. Số người tử vong do đuối nước ở Việt Nam rất cao, đứng thứ hai chỉ sau tai nạn giai thông, và cao gấp 10 lần các nước phát triển, trung bình mỗi ngày có hàng chục người bị nạn đuối nước, trong đó số học sinh chết đuối luôn chiếm phần lớn. Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương của trường Đại học Y Tế công cộng cũng đã cho biết; đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho học sinh từ 18 tuổi trở xuống, nam có nguy cơ chết đuối cao gấp 1,4 lần nữ do tính cách hiếu động, tò mò, ham chơi, vui chơi bóng đá rồi tắm sông, suối 
Đặc biệt gần đây vào ngày 15/4/2016, tại sông Trà Khúc, thuộc thôn Thanh Khiết, Nghĩa Hà, Quãng Ngãi có 9 học sinh đã bỏ mạng vì bị đuối nước, ngày 16/4/2016, em Trần Văn Minh (17 tuổi, xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa, Quãng Ngãi) bị tử vong khi tắm suối ở xã Ba Đông, Những vụ việc này đã lên tiếng báo động cho tai nạn đuối nước, tang thương nối tiếp tang thương, sự việc đã khiến mọi người ai cũng không khỏi xót xa, thương tiếc. 
Thực tế đuối nước ở học sinh không chỉ mới xảy ra gần đây, mà đó là vấn đề nhức nhối, đau lòng xảy ra liên tục, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Nó đã khiến cho Nhà trường và các bậc cha mẹ đau lòng, đã làm chấn động cả nước và sự quan tâm của Cha mẹ cũng như của cộng đồng xã hội, kèm theo câu hỏi “ Năm nào con em chúng ta cũng chết vậy sao?” Như một quy luật “đến hẹn lại lên” của “tử thần”. Hình ảnh cả xóm nghèo nhuộm màu tang tóc, những dải khăn trắng làm nao lòng mọi người, cha mẹ ngất xỉu bên quan tài của những thiên thần áo trắng. 
Ở trường THPT Triệu Sơn 2, năm 2013 sau kì thi đại học kết thúc em Hoàng Tùng Giang (Sinh năm 1995, trú xóm 11, xã Nông Trường, Triệu Sơn, Thanh Hoá) là học sinh lớp 12C4 cũng đã bị chết đuối sau khi cùng bạn bè tổ chức đá bóng nhân dịp mới thi đại học xong, Khi đá bóng xong, thấy trời quá nóng nên các em đã nhảy xuống sông để tắm thì gặp bất thường dưới nước (bản thân em là một người bơi rất giỏi), em đã ra đi trong sự đau khổ tột cùng của người mẹ tần tảo, lặn lội mưu sinh lo cho em ăn học chỉ chờ giấy báo kết quả Đại học, cùng với sự tiếc nuối của Thầy cô bè bạn 
Nói tới là đau lòng nhưng không thể nào né tránh bởi không chỉ dừng lại ở đó, hàng ngày vẫn có biết bao nhiêu người vô tội phải ra đi, thế nhưng vấn đề đó không phải là cá biệt và nó đang diễn ra ở khắp mọi nơi, nhất là những vùng quê, Gần đây số lượng các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chết về đuối nước gia tăng, ta đã biết đuối nước là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích không chú ý. Ở một số quốc gia tại Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương đuối nước được xem là nguyên nhân hàng đầu, xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Đối với Việt Nam, chủ yếu ở Nam Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.
Nói đến “Đuối nước” ta tưởng chừng rất quen thuộc. Nhưng tại sao nạn nhân của việc đuối nước lại chủ yếu là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Những nguyên nhân vô cùng cơ bản như nhận thức của học sinh về tai nạn đuối nước còn thấp, mặc dù đuối nước là nguyên nhân hàng đầu cuả tử vong cho học sinh từ 1-19 tuổi, nhưng nhận thức của cộng đồng người dân và những người có trách nhiệm về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Vì vậy tai nạn đuối nước chưa được thảo luận rộng rãi và chưa được giải quyết một cách triệt để, đối với những em học sinh lớn tuổi hơn, như học sinh trung học phổ thông tưởng chừng là không có vấn đề gì, nhưng chính những học sinh đó lại có nguy cơ đuối nước rất cao, do tính tò mò, sự hiếu động của các em. Đó là rủ nhau tắm sông, hồ, khi kết thúc khoá học rủ nhau đi tham quan, đi pinic không may trượt chân xuống nước, rủ nhau ra bãi sông, ven biển chụp ảnh lưu niệm,.. và còn rất nhiều những hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có nguy cơ nguy hiểm rất cao. Tiếp đó là do thiếu sự giám sát của người lớn, đặc biệt, ghi nhận hầu hết học sinh do không biết bơi, thiếu kĩ năng bơi lội. Môi trường sống không an toàn, phương tiện vận tải đường thuỷ không đảm bảo yêu cầu. Nước ta có đường bờ biển dài, hệ thống ao hồ, sông ngòi chằng chịt, có tới 2300 con sông và kênh rạch với chiều dài khoảng 198.000 km và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Tuy vậy những người có trách nhiệm vẫn chưa có những giải pháp thiết thực, hành động mạnh mẽ. Bên cạnh những nguyên nhân đó, còn có nguyên nhân khách 
quan là do thiên tai, như lũ lụt vào hàng năm, đặc biệt là vùng sông nước.
	Qua những thực trạng đau lòng đó, vịêc “đuối nước” đã gây ra những tổn thất nặng nề cho chúng ta, nó làm nhức lòng cả xã hội từ gia đình, nhà trường, những nhà quản lý. Những học sinh, thế hệ tương lai của đất nước đang ngày một mất đi, đây là một tổn thất vô cùng nặng nề.
2. Một số những khó khăn, hạn chế trong công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn đuối nước của nhà trường hiện nay
2.1. Công tác tuyên truyền của nhà trường
	Mỗi dịp năm học sắp kết thúc và kì nghỉ hè sắp đến, học sinh thường có những dự định tha

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_tuyen_truyen_giao_duc.doc