SKKN Xây dựng lớp học hạnh phúc trong công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh THPT qua ứng dụng phần mềm Class123

SKKN Xây dựng lớp học hạnh phúc trong công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh THPT qua ứng dụng phần mềm Class123

Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”.

Theo chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2022 - 2023 là bồi dưỡng gắn với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục, xem xét lựa chọn cácnội dung phù hợp về: “Kỹ năng tổ chức,quản lý các hoạt động dạy học kết hợp giữatrực tiếp và trực tuyến;kỹ năng thiếtkế bài giảng e- Learning,video bài giảng, thiết bị dạy học số; kỹ năng quản lý, triển khai có hiệu quả các phần mềm quản trị trong cơ sở giáo dục; nâng cao nhận thức và kỹ năng về an toàn thông tin”.

Từ mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình “Trường học hạnh phúc” bắt đầu được triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và sau đó nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo trên cả nước. Xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi trường học đều hướng tới mục tiêu: xây dựng một môi trường giáo dục đem đến niềm vui hạnh phúc cho cả giáo viên và học sinh, thầy cô thân thiện, học sinh tích cực. Trường học hạnh phúc là nơi không bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trườnghọc hạnh phúc” lànơi thầy cô và học sinh vui sống trongsẻ chia, cảm thông và yêu thươnglẫn nhau. Đồng thời, đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Để kiến tạo được trường học hạnh phúc thì mỗi đơn vị lớp học bao gồm học sinh, giáo viên chủ nhiệm và tập thể phụ huynh của lớp đó cần xây dựng được “lớp học hạnh phúc”.

docx 86 trang Thu Kiều 29/09/2024 3910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng lớp học hạnh phúc trong công tác chủ nhiệm lớp cho học sinh THPT qua ứng dụng phần mềm Class123", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề Tài
 “XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO HỌC SINH 
 THPT QUA ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CLASS123”
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 Năm học 2022 - 2023 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
 1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
 1.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................2
 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................2
 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................2
 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................2
 1.6. Giả thiết khoa học .......................................................................................4
 1.7. Tính mới của đề tài ......................................................................................4
 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................5
 2.1.1. Lớp học hạnh phúc trong giáo dục .....................................................5
 2.1.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức trò chơi, đánh giá học sinh
 5
 2.1.3. Phần mềm Class123..............................................................................7
 2.1.4. Vai trò của giáo viên trong chủ nhiệm lớp .........................................8
 2.1.5. Vai trò của học sinh trong chủ nhiệm lớp ........................................10
 2.1.6. Vai trò của nhà trường, đoàn trường, phụ huynh học sinh trong
 công tác chủ nhiệm lớp ...................................................................................11
 2.1.7. Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
 ..15
 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................15
 2.2.1. Thực trạng về xây dựng lớp học hạnh phúc của lớp chủ nhiệm tại 
 trường THPT Quỳnh Lưu 3 và một số trường THPT trên địa bàn Quỳnh 
 lưu 15
 2.2.2. Thực trạng giáo viên và học sinh về sử dụng phần mềm Class123 ở 
 trường THPT Quỳnh Lưu 3 và một số trường THPT trên địa bàn Quỳnh 
 lưu. 16
 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài ............................17
 2.3. GIẢI PHÁP “XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG CÔNG 
 TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO HỌC SINH THPT QUA ỨNG DỤNG
 PHẦN MỀM CLASS123”..................................................................................18
 2.3.1. Hướng dẫn đăng ký, đăng nhập và cách sử dụng các công cụ trên 
 phần mềm Class123.........................................................................................18
 2.3.2. Kế hoạch ứng dụng phần mềm Class123 trong công tác chủ nhiệm DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Đọc là
BGDĐT – GDTrH Bộ Giáo Dục Đào Tạo – Giáo dục trung học
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
THPT Trung học Phổ thông
GV Giáo viên
HS Học sinh
CNTT Công nghệ thông tin
PPDH Phương pháp dạy học
GDPT Giáo dục phổ thông
KT &PL Kinh tế và pháp luật
NL Năng lực
NCKH Nghiên cứu khoa học
TNSP Thực nghiệm sư phạm
KHGD Kế hoạch giáo dục
TN Thực nghiệm
Nxb Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
CMHS Cha mẹ học sinh
GVCN Giáo viên chủ nhiệm Với mong muốn ứng dụng phần mềm Class123 vào công tác chủ nhiệm lớp giúp 
học sinh hứng thú, vui vẻ, phấn khởi khi đến trường để rồi đẩy phong trào “Xây 
dựng trường học hạnh phúc” của ngành giáo dục phát động trở thành mô hình lan 
tỏa, hiệu quả và ý nghĩa, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, để trường học 
thực sự là “nơi ước đến, chốn mong về” với các thế hệ học sinh. Và hơn hết là tạo 
được môi trường phát triển tốt nhất hạnh phúc nhất cho học sinh, môi trường mà ở 
đó học sinh cảm thấy an toàn, tự tin để phát triển và hoàn thiện bản thân.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Ứng dụng các công cụ của phần mềm Class123 lồng ghép vào các buổi sinh 
hoạt trong lớp và ngoại khóa lúc này giúp các em có những niềm vui hứng thú. Xuất 
phát từ niềm vui đó các em sẽ hình thành được phẩm chất và năng lực. Ngoài ra còn 
giúp học sinh tự khám phá phát huy điểm mạnh của bản thân để hoàn thiện phát triển 
toàn diện nhân cách và học thức giúp học sinh luôn học tập suốt đời và biết vận dụng 
kiến thức và kỷ năng học được vận dụng vào cuộc sống.
 Việc xây dựng lớp học hạnh phúc là cần thiết bởi đó chính là nơi các em không 
chỉ được tiếp thu văn hóa, mà còn là nơi các em được yêu thương, được quan tâm, 
được chia sẻ, thấu hiểu. Là nơi an toàn để các em trải nghiệm, khám phá và hoàn 
thiện bản thân.
 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đề tài tập trung ứng dụng phần mềm Class123 để quản lý, đánh giá, tổ chức 
lồng ghép vào các hoạt động chủ nhiệm. Từ đó áp dụng thể nghiệm vào thực tiễn 
làm công tác chủ nhiệm lớp qua đó vừa tạo một môi trường học tập thân thiện, tích 
cực, an toàn vừa hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp chủ nhiệm 12A3 
tại trường THPT Quỳnh Lưu 3 và một số lớp ở trường THPT trên địa bàn Quỳnh 
lưu.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận của phần mềm Class123. Thực trạng việc xây dựng 
lớp học hạnh phúc là cần thiết bởi đó chính là nơi các em không chỉ được tiếp thu 
văn hóa, mà còn là nơi các em được yêu thương, được quan tâm, được chia sẻ, thấu 
hiểu. Là nơi an toàn để các em trải nghiệm, khám phá và hoàn thiện bản thân.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng để tìm hiểu và phân tích các lý 
thuyết, khái niệm và hệ thống giáo dục liên quan đến đề tài. Phương pháp này giúp 
xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và đánh giá tác động của phần mềm 
Class123 đến sự cảm hứng học tập của học sinh.
 Phương pháp khảo sát: Sử dụng để thu thập thông tin từ các đối tượng liên 
quan đến đề tài, bao gồm các giáo viên chủ nhiệm và học sinh, về tình hình sử dụng 
phần mềm Class123 trong dạy học. Phương pháp này giúp hiểu rõ hơn về mức độ 
sử dụng và cảm nhận của đối tượng về phần mềm Class123.
 Phương pháp điều tra: Sử dụng để tìm hiểu chi tiết hơn về các yếu tố ảnh
 2 5 Tháng Tiếp tục viết sáng kiến kinh nghiệm. Bản thảo sáng 
 1,2/2023 kiến
 6 Tháng Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh 
 3/2023 nghiệm chính 
 thức chấm cấp 
 trường
 7 Tháng Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến kinh Hoàn thành sáng 
 4/2024 nghiệm sau khi chấm cấp trường kiến nộp Sở
 1.6. Giả thiết khoa học
 Giả thiết 1: Sử dụng phần mềm Class123 trong việc xây dựng lớp học hạnh 
phúc giúp tăng khả năng tương tác và giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Nếu phần 
mềm cung cấp tính năng tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, giúp tạo ra 
một môi trường học tập năng động, tạo sự thoải mái, tin tưởng và trao đổi giữa các 
bên, từ đó giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo nên lớp học hạnh phúc.
 Giả thiết 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc bằng phần mềm Class123 giúp nâng 
cao động lực học tập của học sinh. Nếu phần mềm cung cấp các tính năng giúp giáo 
viên tạo ra các bài giảng, bài tập và hoạt động học tập phù hợp với nhu cầu, sở thích 
và trình độ của học sinh, từ đó giúp tạo ra sự hứng thú và động lực học tập, giúp 
nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
 Giả thiết 3: Sử dụng phần mềm Class123 giúp tạo ra một môi trường học tập 
an toàn, tránh được các hành vi bắt nạt, kích động và xấu hổ trong lớp học. Nếu phần 
mềm cung cấp tính năng giám sát hoạt động trên lớp, giúp giáo viên kiểm soát và 
phát hiện các hành vi xấu trong lớp học. Điều này giúp tạo ra một môi trường học 
tập an toàn, tôn trọng, giúp học sinh có thể phát triển toàn diện và tạo nên lớp học 
hạnh phúc.
 Giả thiết 4: Sử dụng phần mềm Class123 trong việc xây dựng lớp học hạnh 
phúc giúp tăng cường sự chủ động và tự giác của học sinh. Lý do: Phần mềm 
Class123 cung cấp tính năng tự đánh giá và phản hồi của học sinh về quá trình học 
tập của mình
 1.7. Tính mới của đề tài
- Quản lý học sinh bằng phần mềm Class123 trên điện thoại, ipad, máy tính.
- Tổ chức sinh hoạt chủ nhiệm, hội nghị CMHS có ứng dụng các công cụ bằng phần 
mềm Class123.
- Đánh giá học sinh bằng phần mềm Class123 ngay trong tiết sinh hoạt và các hoạt 
động khác trong và ngoài nhà trường nhanh và kịp thời.
 - Lồng ghép công cụ bảng điện tử trong các tiết sinh hoạt để triển khai các hoạt động 
trong các tuần học.
 - Kết nối giữa GV, CMHS, HS cùng xem kết quả đánh giá và thông tin học sinh về 
mọi hoạt động của lớp và của trường một cách kịp thời và nhanh chóng.
 4 Tăng tính tương tác và hứng thú trong học tập: sử dụng các trò chơi giáo dục 
giúp tăng cường tính tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa các học sinh với 
nhau, giúp học sinh tham gia tích cực hơn và tăng động lực trong học tập.
 Tăng cường sự tập trung và ghi nhớ: trò chơi giáo dục thường được thiết kế 
để giúp học sinh tập trung hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ và tăng cường khả 
năng suy luận và giải quyết vấn đề.
 Phát triển kỹ năng mềm: các trò chơi giáo dục có thể giúp học sinh phát triển 
kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh 
đạo và kỹ năng giao tiếp.
 Giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập: sử dụng các trò chơi giáo dục có thể 
giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách chính xác và nhanh 
chóng, từ đó có thể đưa ra các biện pháp giúp học sinh tiến bộ hơn.
 Giảm căng thẳng và tạo niềm vui: sử dụng trò chơi giáo dục trong giảng dạy 
có thể giúp giảm căng thẳng và tạo niềm vui cho học sinh trong quá trình học tập, 
giúp họ cảm thấy thích thú hơn với việc học tập.
 Tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quá trình giảng dạy: sử dụng các phần mềm, 
ứng dụng giáo dục có thể giúp giáo viên tổ chức các trò chơi giáo dục một cách dễ 
dàng, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quá trình giảng dạy.
 Vì vậy, việc sử dụng CNTT trong tổ chức trò chơi giáo dục mang lại nhiều lợi 
ích cho quá trình giảng dạy và học tập, giúp tăng tính hiệu quả và tăng cường sự 
hứng thú của HS.
 Phần mềm Class123 là một phần mềm quản lý lớp học thông minh, có khả 
năng kết nối trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, hỗ trợ việc tổ chức trò chơi giáo 
dục trong quá trình giảng dạy.
2.1.2.3. Ứng dụng CNTT trong đánh giá học sinh
 Ứng dụng CNTT trong đánh giá học sinh là sử dụng các công nghệ và phần 
mềm để tạo ra các hình thức đánh giá học tập và đánh giá kết quả học tập của học 
sinh. Các ứng dụng này bao gồm:
 Phần mềm quản lý học sinh: giúp quản lý thông tin học sinh, bao gồm thông 
tin cá nhân, điểm số và hồ sơ học tập.
 Phần mềm đánh giá học tập: cung cấp cho giáo viên các công cụ đánh giá học 
tập, bao gồm bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập tự luận, đề thi và các bài kiểm tra trực 
tuyến.
 Phần mềm phân tích dữ liệu: giúp giáo viên phân tích kết quả học tập của học 
sinh, đánh giá kỹ năng và năng lực của học sinh, đưa ra đánh giá chính xác hơn và 
đưa ra các biện pháp hỗ trợ học tập cho học sinh.
 Phần mềm xếp hạng và đánh giá: giúp giáo viên tự động xếp hạng các bài 
kiểm tra và đánh giá học tập của học sinh.
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop.docx
  • pdfTrần Thị Thúy Ngân, Hồ Thị Lê- Trường THPT Quỳnh Lưu 3- Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf