SKKN Xây dưng hệ thống câu hỏi về thực nghiệm sử dụng trong ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh

SKKN Xây dưng hệ thống câu hỏi về thực nghiệm sử dụng trong ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh

 Vật lí là môn khoa học thực nghiệm vì vậy thí nghiệm đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy vật lí. Việc sử dụng các câu hỏi về thực nghiệm trong giảng dạy vật lí đem lại những lợi ích to lớn, có thể kể đến như:

 - Đánh giá được học sinh ở nhiều phương diện: kiến thức, kĩ năng tính toán, giải bài tập và kĩ năng thực hành.

 - Là điều kiện để HS vận dụng tổng hợp kiến thức lý thuyết và thực hành, tập làm các nhà chế tạo, thiết kế, lắp ráp từ đó phát triển tư duy kĩ thuật của học sinh

 - Đưa lí thuyết vào thực tiễn nhờ đó kích thích mạnh mẽ hứng thú học tập của HS.

 - Khắc phục tình trạng giải bài tập một cách thuộc lòng, hình thức, tình trạng áp dụng công thức một cách máy móc.

 Bên cạnh đó trong kì thi học sinh giỏi các cấp và kì thi THPT Quốc Gia, nội dung liên quan đến thực nghiệm ngày càng được chú trọng và mang tính bắt buộc. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng giải quyết các bài toán thực nghiệm cho học sinh càng trở nên cần thiết.

 Tuy nhiên hiện nay các tài liệu vật lí để ôn tập về thực nghiệm cho học sinh còn rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.

 Trước thực trạng đó, để nâng cao kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng xử lý số liệu và kỹ năng làm thí nghiệm vật lí một cách khoa học, hiệu quả và an toàn cho học sinh. Đồng thời góp phần giúp học sinh giải quyết tốt các bài toán thực nghiệm vật lí. Tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là:

Xây dưng hệ thống câu hỏi về thực nghiệm sử dụng trong ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

 

doc 30 trang thuychi01 6351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dưng hệ thống câu hỏi về thực nghiệm sử dụng trong ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VỀ THỰC NGHIỆM 
 SỬ DỤNG TRONG ÔN THI THPT QUỐC GIA VÀ 
 ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Người thực hiện	 : Nguyễn Thuỳ Dung
 Chức vụ	 : Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Vật Lí
 THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG
3
1. Cơ sở lý luận
3
1.1. Sai số trong phép đo trực tiếp các đại lượng vật lí
3
1.2. Cách tính sai số của phép đo gián tiếp và ghi kết quả đo lường
4
2. Hệ thống câu hỏi
5
2.1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
5
2.1.1. Câu hỏi trắc nghiệm về kĩ năng làm thí nghiệm
5
2.1.2. Câu hỏi trắc nghiệm về kĩ năng xử lý số liệu
11
2.2. Câu hỏi tự luận (xác định phương án thí nghiệm)
15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
PHỤ LỤC (Hướng dẫn giải và đáp án)
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
 Vật lí là môn khoa học thực nghiệm vì vậy thí nghiệm đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy vật lí. Việc sử dụng các câu hỏi về thực nghiệm trong giảng dạy vật lí đem lại những lợi ích to lớn, có thể kể đến như:
 - Đánh giá được học sinh ở nhiều phương diện: kiến thức, kĩ năng tính toán, giải bài tập và kĩ năng thực hành.
	- Là điều kiện để HS vận dụng tổng hợp kiến thức lý thuyết và thực hành, tập làm các nhà chế tạo, thiết kế, lắp ráptừ đó phát triển tư duy kĩ thuật của học sinh
 - Đưa lí thuyết vào thực tiễn nhờ đó kích thích mạnh mẽ hứng thú học tập của HS.
	- Khắc phục tình trạng giải bài tập một cách thuộc lòng, hình thức, tình trạng áp dụng công thức một cách máy móc.
 Bên cạnh đó trong kì thi học sinh giỏi các cấp và kì thi THPT Quốc Gia, nội dung liên quan đến thực nghiệm ngày càng được chú trọng và mang tính bắt buộc. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng giải quyết các bài toán thực nghiệm cho học sinh càng trở nên cần thiết.
 Tuy nhiên hiện nay các tài liệu vật lí để ôn tập về thực nghiệm cho học sinh còn rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. 
 Trước thực trạng đó, để nâng cao kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng xử lý số liệu và kỹ năng làm thí nghiệm vật lí một cách khoa học, hiệu quả và an toàn cho học sinh. Đồng thời góp phần giúp học sinh giải quyết tốt các bài toán thực nghiệm vật lí. Tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình là:
Xây dưng hệ thống câu hỏi về thực nghiệm sử dụng trong ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về thực nghiệm vật lí để giáo viên và học sinh có thể sử dụng trong ôn thi THPT quốc gia và ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Các câu hỏi về thực nghiệm vật lí để sử dụng trong ôn thi THPT Quốc gia và ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh.	
4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
	- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
	- Phương pháp thu thập thông tin, hệ thống tài liệu 
NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận của đề tài
 Bên cạnh những kiến thức liên quan đến từng bài toán cụ thể thì trong thí nghiệm thực hành, học sinh cần phải rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ một cách chính xác và an toàn, kĩ năng sử lí số liệu, tính sai số và ghi kết quả.
1.1. Sai số trong phép đo trực tiếp các đại lượng vật lí
  a) Giá trị trung bình
 Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được các giá trị khác nhau: A1, A2,... An. Trung bình số học của đại lượng đo sẽ là giá trị gần giá trị thực A:	
(1.1)
Số lần đo n càng lớn, thì giá trị  càng tiến gần đến giá trị thực A.
   b) Sai số tuyệt đối
(1.2)
 Sai số tuyệt đối của mỗi lần đo là trị tuyệt đối của các hiệu số:
 với k = 1, 2, 3, n
  c) Sai số tuyệt đối trung bình
 Sai số tuyệt đối trung bình của n lần được coi là sai số ngẫu nhiên:
(1.3)
Trong trường hợp không cho phép thực hiện phép đo nhiều lần (n < 5) người ta không lấy sai số ngẫu nhiên bằng cách lấy trung bình như (3), mà chọn giá trị cực đại ΔAMax trong số các giá trị sai số tuyệt đối thu được làm sai số ngẫu nhiên.  
(1.4)
 Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ (sai số hệ thống):
 Trong đó sai số dụng cụ thường lấy bằng nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
* Chú ý: Khi đo các đại lượng điện bằng các dụng cụ chỉ thị kim hay hiển thị số, sai số được xác định theo cấp chính xác của dụng cụ (do nhà sản xuất quy định được ghi trên dụng cụ đo). 
Ví dụ: Vôn kế có cấp chính xác là 3. Nếu dùng thang đo 250V để đo hiệu điện thế thì sai số mắc phải là . 
Nếu kim chỉ thị vị trí 120V thì kết quả đo sẽ là: 
 d)Sai số tỉ đối:
(1.5)
1.2. Cách tính sai số của phép đo gián tiếp và ghi kết quả đo lường
a. Cách tính sai số của phép đo gián tiếp các đại lượng vật lí
Giả sử đại lượng cần đo A phụ thuộc vào các đại lượng x, y, z theo hàm số Trong đó x, y, z là các đại lượng đo trực tiếp và có giá trị 
 = 
 = 
 = 
(2.1)
* Giá trị trung bình được xác định bằng cách thay thế các giá trị trung bình x, y, z vào hàm trên, nghĩa là = (,,). 
* Cách xác định cụ thể sai số
- Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì b ằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.
Ví dụ: Nếu A = x + y – z thì ∆A = ∆x + ∆y + ∆z
- Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
Ví dụ: Nếu A = x.y/z thì δA = δx + δy+ δz
* Chú ý: 
- Nếu trong công thức vật lí xác định đaị lượng đo gián tiếp có chứa các hằng số (ví dụ: π, e,) thì hắng số phải được lấy gần đúng đến số lẻ thập phân sao cho sai số tỉ đối do phép lấy gần đúng gây ra có thể bỏ qua, nghĩa là nó phải nhỏ hơn 1/10 tổng các sai số tỉ đối có mặt trong cùng công thức tính.
Ví dụ: Xác định diện tích một mặt tròn thông qua phép đo trực tiếp đường kính của nó: . Biết mm. 
Sai số tỉ đối của phép đo đại lượng S bằng: 
Trong trường hợp này, phải lấy π = 3,142 để cho .
- Nếu công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp và các dụng cụ đo có độ chính xác tương đối cao, sai số phép đo chủ yếu gây bởi các yếu tố ngẫu nhiên, thì người ta thường bỏ qua sai số dụng cụ. Đại lượng đo gián tiếp được tính cho mỗi lần đo, sau đó lấy trung bình và tính sai số ngẫu nhiên trung bình như công thức (1.1), (1.2), (1.3). 
(2.2)
b. Ghi kết quả: 
+ số chữ số có nghĩa (CSCN) của kết quả không được nhiều hơn số CSCN của dữ kiện kém chính xác nhất.
+ Sai số tuyệt đối lấy 1 hoặc tối đa 2 chữ số có nghĩa (số CSCN của một số là tất cả các chữ số từ trái qua phải kể từ số khác 0 đầu tiên), còn giá trị trung bình lấy số chữ số phần thập phân tương ứng theo sai số tuyệt đối.
2. Hệ thống câu hỏi
 2.1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
 2.1.1. Câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng làm thí nghiệm
Câu 1: Các thao tác khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiện số để đo điện áp xoay chiều cỡ 110V là: 
a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.
b. Cho 2 đầu que đo tiếp xúc vào 2 điểm cần đo điện áp. 
c. Vặn đầu đánh dấu núm xoay tới chấm có ghi 200, trong vùng ACV.
d. Cắm 2 đầu nối của 2 que đo vào đầu COM và VΩ.
e. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của điện áp.
g. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.
 Thứ tự thao tác đúng là
A. c, d, a, b, e, g.	 B. d, a, b, c, e, g.
C. d, b, a, c, e, g.	 D. a, b, d, c, e, g.
Câu 2: Các thao tác khi sử dụng đồng hồ vạn năng hiện số để đo cường độ dòng điện xoay chiều cỡ 5A là: 
a. Nhấn nút ON OFF để bật nguồn của đồng hồ.
b. Cắm 2 đầu nối của 2 que đo vào đầu COM và 20A
c. Vặn đầu đánh dấu núm xoay tới chấm có ghi 20, trong vùng ACA.
d. Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
e. Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (mắc nối tiếp).
f. Bật điện cho mạch thí nghiệm.
g. Chờ cho các chữ số ổn định, đọc trị số của dòng điện
h. Kết thúc các thao tác đo, nhấn nút ON OFF để tắt nguồn của đồng hồ.
 Thứ tự thao tác đúng là
A. c, b, a, d, e, f, g, h.	 B. a, b, c, d, e, f, g, h.
C. d, b, a, c, f, e, g, h.	 	 D. d, a, c, b, f, e, g, h
Câu 3: Giá trị hiển thị trên các đồng hồ đo hiệu điện thế, cường dộ dòng điện xoay chiều là giá trị
A. cực đại	B. ở thời điểm đo	C. hiệu dụng	 D. trung bình
Câu 4: Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện xoay chiều nếu đặt đồng hồ ở thang đo dòng điện một chiều thì đồng hồ sẽ
A. báo kết quả đúng.	 B. báo kết quả sai. 	 
C. bị hỏng	 D. không báo kết quả.
Câu 5: Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện một chiều nếu đặt đồng hồ ở thang đo điện áp xoay chiều thì đồng hồ sẽ
A. báo kết quả đúng.	 B. báo kết quả sai.
C. bị hỏng	 D. không báo kết quả.
Câu 6: Khi dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp một chiều nếu đặt đồng hồ ở thang đo dòng điện một chiều thì đồng hồ sẽ
A. báo kết quả đúng.	 B. báo kết quả sai.
C. bị hỏng	 D. không báo kết quả.
Câu 7: Chọn kết luận sai: Các nguyên nhân dẫn tới sai số (hoặc không có kết quả) khi dùng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị để đo điện trở là
A. que đo và chân điện trở tiếp xúc không tốt hoặc chưa điều chỉnh không tĩnh. 
B. người đo tay tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo. 
C. để đồng hồ ở thang đo điện áp hoặc đo cường độ dòng điện.
D. để đồng hồ ở thang đo điện trở mà khi đo độ lệch của kim ở khoảng ½ thang đo
Câu 8: Chọn kết luận sai khi nói về các quy định chung khi sử dụng đồng hồ vạn năng:
A. Đặt đồng hồ đúng phương qui định (thẳng đứng, nằm ngang hay xiên góc)
B. Cắm que đo đúng vị trí: mầu đen vào COM, màu đỏ vào (+).
C. Khi chưa biết giá trị của đại lượng cần đo phải để đồng hồ ở thang nhỏ nhất.
D. Khi không sử dụng đồng hồ, đặt chuyển mạch về vị trí OFF hoặc thang đo điện áp xoay chiều lớn nhất
Câu 9: Khi dùng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị để đo điện áp. Biết kim đồng hồ chỉ ở vạch số 50 trên cung chia độ, đồng hồ để ở thang đo 2,5V, giá trị lớn nhất của cung chia độ là 250. Giá trị thực của điện áp cần đo (không tính đến sai số) là 
A. 0,5V	 B. 50mV	C. 5V	D. 0,5mV
Câu 10: Khi dùng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị để đo cường độ dòng điện. Biết kim đồng hồ chỉ ở vạch số 75 trên cung chia độ, đồng hồ để ở thang đo 25mA, giá trị lớn nhất của cung chia độ là 250. Giá trị thực của cường độ dòng điện cần đo (không tính đến sai số) là 
A. 7,5mA	 B. 0,75mA	C. 75A	D. 0,75A
Câu 11: Chọn phương án sai: Không được làm thí nghiệm về con lắc đơn với góc lệch lớn vì khi đó
A. lực cản của không khí tác dụng lên vật nặng sẽ lớn.
B. lực kéo về không gần đúng tỉ lệ với li độ góc của con lắc đơn.
C. tốc độ qua VTCB lớn có thể làm đứt dây treo.
D. con lắc đơn sẽ không dao động tuần hoàn.
Câu 12: Trong thí nghiệm với con lắc đơn khi thay quả nặng 50g bằng quả nặng 20g thì
A. chu kỳ của con lắc tăng lên rõ rệt.	
B. chu kỳ của con lắc giảm đi rõ rệt.
C. tần số của con lắc giảm đi nhiều.	
D. tần số của con lắc hầu như không đổi.
Một nhóm học sinh làm thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn có chiều dài l1 = 50cm, l2 = 80cm, l3 = 100cm, l4 = 120cm. Cho rằng sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên của các lần thí nghiệm là như nhau. Giá trị gia tốc trọng trường đo được kém chính xác nhất ứng với con lắc đơn có chiều dài là
A. l1	B. l2	C. l3	D. l4
Trong thí nghiệm với con lắc đơn và con lắc lò xo thì gia tốc trọng trường 
A. chỉ ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc lò xo thẳng đứng.
B. không ảnh hưởng tới chu kì dao động của cả con lắc lò xo thẳng đứng và con lắc lò xo nằm ngang.
C. chỉ ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc lò xo nằm ngang.
D. không ảnh hưởng tới chu kì dao động của con lắc đơn.
Hãy chỉ ra kết luận sai: Trong phương án dùng vôn kế và ampe kế xoay chiều để khảo sát định lượng mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì có thể xảy ra khả năng
A. điện áp trên mỗi dụng cụ nhỏ hơn điện áp nguồn.
B. điện áp trên mỗi dụng cụ lớn hơn điện áp nguồn.
C. cường độ dòng điện luôn lệch pha với điện áp nguồn.
D. cường độ dòng điện cùng pha với điện áp nguồn.
Trong phương án dùng vôn kế và ampe kế xoay chiều để khảo sát định lượng mạch có R, L, C mắc nối tiếp, nếu ampe kế không phải là lí tưởng thì sẽ gây ra sai lệch cho
A. trị số của L.	 B. trị số của R.
C. trị số của C.	 D. cả ba trị số R, L, C.
Trong thí nghiệm về giao thoa sóng dừng trên sợi dây có sử dụng máy phát dao động âm tần. Thao tác điều chỉnh tần số của máy phát dao động âm tần nhằm mục đích:
A. tạo ra được sóng dừng trên sợi dây.	
B. để sóng tới và sóng phản xạ có cùng tần số.
C. để sóng tới và sóng phản xạ là hai sóng kết hợp.	
D. để dễ dàng quan sát hình ảnh sóng dừng.
Trong thí nghiệm về giao thoa sóng dừng trên sợi dây có sử dụng máy phát dao động âm tần. Để tăng biên độ của bụng sóng lên 4 lần thì cần điều chỉnh thông số nào:
A. điều chỉnh để tần số tăng lên 4 lần.	
B. điều chỉnh để biên độ sóng tới tăng lên 4 lần.
C. điều chỉnh để biên độ sóng tới tăng lên 2 lần.	
D. điều chỉnh để chiều dài sợi dây tăng lên 4 lần.
Trong thí nghiệm để xác định tốc độ truyền âm ở SGK vật lý lớp 12, thao tác đo chiều dài của cột không khí trong ống được tiến hành:
A. khi nghe thấy âm to nhất.	 B. khi nghe thấy âm nhỏ nhất.
C. khi không nghe thấy âm.	 D. ở thời điểm bất kỳ.
Trong thí nghiệm để xác định tốc độ truyền âm ở SGK vật lý lớp 12, thao tác đo chiều dài của cột không khí trong ống được tiến hành khi nghe thấy âm to nhất mà không phải khi không nghe thấy âm là vì
A. Đo chiều dài cột không khi nghe thấy âm to nhất dễ dàng hơn nhiều khi không nghe thấy âm.
B. Đo chiều dài cột không khi nghe thấy âm to cho kết quả chính xác hơn khi không nghe thấy âm.
C. Đầu ống gần âm thoa là đầu hở nên khi có cộng hưởng âm thì âm nghe được sẽ to nhất.
D. Đầu ống có gắn pittông sử dụng trong thí nghiệm là đầu kín nên khi có cộng hưởng âm thì âm nghe được sẽ to nhất.
Một nhóm học sinh tiến hành đo bước sóng ánh sáng đỏ bằng thí nghiệm giao thoa khe I-âng. Nhóm dự định sẽ tăng khoảng cách D từ hai khe đến màn chắn và dự đoán sự thay đổi của hệ vân trước khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Dự đoán nào sau đây của nhóm là đúng
A. Khoảng vân sẽ tăng lên	B. Khoảng vân sẽ giảm xuống
C. Khoảng vân sẽ không đổi	 D. Vân giao thoa sẽ biến mất	
Một nhóm học sinh tiến hành đo bước sóng ánh sáng đỏ bằng thí nghiệm giao thoa khe I-âng. Nhóm dự định sẽ chỉ chắn 1 khe bằng kính lọc sắc đỏ, khe còn lại sẽ chắn bằng khính lọc sắc lục và dự đoán sự thay đổi của hệ vân trước khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Dự đoán nào sau đây của nhóm là đúng
A Vân sáng sẽ có màu vàng	 B. Vân giao thoa sẽ biến mất 
C. Khoảng vân sẽ không đổi	 D. Khoảng vân sẽ giảm xuống	
Câu 23: Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là
A. Thước mét	 B. Lực kế	 C. Đồng hồ 	 D. Cân
Câu 24: Để đo gia tốc trọng trường dựa vào dao động của con lắc đơn, ta cần dùng dụng cụ đo là 
A. chỉ đồng hồ	 B. đồng hồ và thước	 
C. cân và thước	 D. chỉ thước
Câu 25: Để đo bước sóng của bức xạ đơn sắc trong thí nghiệm giao thoa khe Y âng, ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là
A. thước B. cân C. nhiệt kế D. đồng hồ
 2.1.2. Câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng xử lý số liệu trong thực hành
Bố trí một bộ thí nghiệm dùng con lắc đơn để xác định gia tốc trọng trường. Các số liệu đo được như sau: 
Lần đo
Chiều dài dây treo (mm)
Chu kỳ dao động (s)
1
1200
2,22
2
900
1,92
3
1300
2,33
Số p được lấy trong máy tính và coi là chính xác. Biểu thức gia tốc trọng trường là
A. g = 9,57 ± 0,12(m/s2)	 B. g = 9,5 ± 0,08(m/s2)	
C. g = 9,88 ± 0,06(m/s2)	 D. g = 9,78 ± 0,12(m/s2)	
Một cuộn cảm thuần có số ghi độ tự cảm bị mờ nên một nhóm học sinh đã sử dụng vôn kế và ampe kế hiển thị kim để làm thí nghiệm đo độ tự cảm. Bảng số liệu thu được như sau:
Lần đo
1
2
3
4
5
U(V)
24,25
23,80
23,50
24,15
23,60
I(A)
0,25
0,20
0,20
0,30
0,25
Biết nguồn điện xoay chiều sử dụng có f = 50 ± 2(Hz), vôn kế và ampe kế có độ chia nhỏ nhất là 0,1V và 0,1A. Số p được lấy trong máy tính và coi là chính xác. Bỏ qua sai số dụng cụ. Độ tự cảm đo được là
A. L = 0,23 ± 0,06 (H)	B. L = 3,20 ± 0,60 (H)
I(10-1 A)
U(V)
30
5
10
15
20
25
1
2
3
4
5
6
C. L = 2,30 ± 0,20 (H)	D. L = 0,32 ± 0,06 (H)
Câu 28: Một nhóm học sinh dùng vôn kế và ampe kế hiển thị kim để khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào điện áp đặt vào hai đầu tụ điện. Đường đặc trưng V-A của tụ điện vẽ theo số liệu đo được như hình vẽ. Nếu nhóm học sinh này tính điện dung của tụ điện theo đồ thị thu được thì giá trị gần đúng là:
A. ZC = 46,7 (W) B. ZC = 45,0 (W) 
C. ZC = 50,0 (W) D. ZC = 42,0 (W)
Một nhóm học sinh làm thí nghiệm về sóng dừng trên dây (2 đầu cố định) để xác định tốc độ truyền sóng, thu được kết quả như sau:
Lần đo
1
2
3
4
5
Số bụng
4
3
2
3
4
Chiều dài dây (cm)
100
68
48
77
97
Biết tần số của cần rung là f = 100Hz. Biểu thức tốc độ truyền sóng trên dây là
A. v = 48,63 ± 1,63 (cm/s).	B. v = 50,00 ± 1,37 (cm/s).	
C. v = 45,33 ± 3,30 (cm/s).	D. v = 48,50 ± 0,13 (cm/s).	
Một nhóm học sinh thực hành xác định tốc độ truyền âm trong không khí, thu được kết quả chiều dài cột không khí ứng với 5 lần đo như sau:
Lần đo
1
2
3
4
5
Khi có cộng hưởng âm lần đầu l(mm)
190
220
160
200
170
Khi có cộng hưởng âm lần hai l(mm)
550
560
520
550
520
Biết tần số của máy phát âm tần là f = 440 ± 10 (Hz). Bỏ qua sai số hệ thống. Biểu thức của tốc độ truyền âm là
A. v = 309,76 ± 37,31 (m/s)	B. v = 330,00 ± 37,31 (m/s)
C. v = 329,55 ± 15,25 (m/s)	D. v = 333,33 ± 15,25 (m/s)
Một học sinh xác định điện dung của tụ điện bằng cách đặt điện áp u = U0coswt (U0 không đổi, w=314 rad/s) vào hai đầu một đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với biến trở R. Biết ; trong đó, điện áp U giữa hai đầu R được đo bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Dựa vào kết quả thực nghiệm đo được trên hình vẽ, học sinh này tính được giá trị của C là
A. 1,95.10-3 F.	 B. 5,20.10-6 F.	 C. 5,20.10-3 F	D. 1,95.10-6 F.
Câu 32. Tại một buổi thực hành tại phòng thí nghiệm bộ môn Vật lý Trường THPT Tiên Hưng. Một học sinh lớp 12A1, dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động điều hòa T của một con lắc đơn bằng cách đo thời gian mỗi dao động. Ba lần đo cho kết quả thời gian của mỗi dao động lần lượt là 2,01s; 2,12s; 1,99s. Thang chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,01s. Kết quả của phép đo chu kỳ là :
A. T = (6,12 ± 0,05)s 	 B. T = (2,04 ± 0,05)s 
C. T = (6,12 ± 0,06)s D. T = (2,04 ± 0,06)s 
Câu 33: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0609. Số chữ số có nghĩa là:
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Dùng một vôn kế hiện số có cấp chính xác là 1.0% rdg (kí hiệu quốc tế cho dụng cụ đo hiện số) để đo một điện áp, giá trị điện áp hiển thị trên mặt đồng hồ là ổn định (con số cuối cùng bên phải không bị thay đổi): U = 218 V. Giá trị điện áp cần đo là
A. U = 218,0 ± 2,18 (V)	B. U = 218,0 ± 1,0 (V)	
C. U = 218,0 ± 2,2 (V)	D. U = 218,0 ± 1,8 (V)	
Câu 35: Để đo tốc độ truyền sóng v trên một sợ dây đàn hồi AB, người ta nối đầu A vào một nguồn dao động có tần số f = 100 (Hz) ± 0,02%. Đầu B được gắn cố định. Người ta đo khoảng cách giữa hai điểm trên dây gần nhất không dao động với kết quả d = 0,02 (m) ± 0,82%. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây AB là
A. v = 2(m/s) ± 0,84% B. v = 4(m/s) ± 0,016% 
C. v = 4(m/s) ± 0,84% D. v = 2(m/s) ± 0,016%
Dùng một vôn kế hiện số có cấp chính xác là 1.0% rdg để đo một điện áp, khi đọc giá trị hiển thị của điện áp bằng đồng hồ nêu trên, con số cuối cùng không ổn định (nhảy số): 215 V, 216 V, 217 V, 218 V, 219 V (số hàng đơn vị không ổn định). Giá trị điện áp cần đo là
A. U = 217,0 ± 4,2 (V)	 	 B. U = 217,0 ± 4,0 (V)	
C. U = 217,0 ± 4,18 (V)	 D. U = 217,0 ± 2,8 (V)	
Câu 37:Một học sinh làm thí nghiệm đo bước sóng của nguồn sáng bằng thí nghiệm khe Young. Khoảng cách hai khe sáng là 1,00 ± 0,05 (mm). Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn đo được là 2000 ± 1,54 (mm); khoảng cách 10 vân sáng liên tiếp đo được là 10,80 ± 0,14 (mm). Kết quả bước sóng bằng 
A. 0,60mm ± 6,37%	 B. 0,54mm ± 6,22%
C. 0,54mm ± 6,37%	 D. 0,6mm ± 6,22%
Một nhóm học sinh đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn. Kết quả đo chiều dài dây treo là l = 500 ± 1(mm) và chu kỳ con lắc là T = 1,43 ± 0,05(s). Số p được lấy trong máy tính và coi là chính xác. Kết quả đo được là:
A. g = 9,65 ± 0,69(m/s2)	 B. g = 9,78 ± 0,10(m/s2)	

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_ve_thuc_nghiem_su_dung_trong.doc