SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học liên quan đến hình vẽ thí nghiệm cho học sinh THPT

SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học liên quan đến hình vẽ thí nghiệm cho học sinh THPT

Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm đặc biệt trong các cấp học phổ thông.

Đổi mới phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học; coi trọng thực hành thí nghiệm, tránh nhồi nhét kiến thức, tránh tình trạng học vẹt, học chay.

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết. Vì vậy các bài tập thực nghiệm hóa học có vai trò quan trọng đối với học sinh.

Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học là nguồn quan trọng để học sinh thu nhận kiến thức, củng cố khắc sâu nhưng lí thuyết đã học, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Trong những năm gần đây, trong các kỳ thi, các câu hỏi liên quan đến hình vẽ thí nghiệm được đề cập khá nhiều trong trong các đề thi, đặc biệt các đề thi thử THPTQG của các trường trên cả nước, cũng như đề thi chính thức, đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo. Vì vậy tôi chọn đề tài ‘‘Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học liên quan đến hình vẽ thí nghiệm cho học sinh THPT’’ nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức tốt hơn với loại câu hỏi và bài tập này, tránh bỡ ngỡ trong các kỳ thi, giúp các em có kết quả cao hơn trong các kỳ thi.

 

doc 23 trang thuychi01 5150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học liên quan đến hình vẽ thí nghiệm cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm đặc biệt trong các cấp học phổ thông.
Đổi mới phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học; coi trọng thực hành thí nghiệm, tránh nhồi nhét kiến thức, tránh tình trạng học vẹt, học chay.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm và lí thuyết. Vì vậy các bài tập thực nghiệm hóa học có vai trò quan trọng đối với học sinh.
Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học là nguồn quan trọng để học sinh thu nhận kiến thức, củng cố khắc sâu nhưng lí thuyết đã học, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Trong những năm gần đây, trong các kỳ thi, các câu hỏi liên quan đến hình vẽ thí nghiệm được đề cập khá nhiều trong trong các đề thi, đặc biệt các đề thi thử THPTQG của các trường trên cả nước, cũng như đề thi chính thức, đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo. Vì vậy tôi chọn đề tài ‘‘Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học liên quan đến hình vẽ thí nghiệm cho học sinh THPT’’ nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức tốt hơn với loại câu hỏi và bài tập này, tránh bỡ ngỡ trong các kỳ thi, giúp các em có kết quả cao hơn trong các kỳ thi.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài tôi muốn giúp học sinh rèn kỹ năng làm các câu hỏi và bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm, giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong các kỳ thi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 trường tôi.
- Các câu hỏi và bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm trong chương trình THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Nghiên cứu các câu hỏi và bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm trong chương trình hóa học THPT.
- Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn hóa.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Vai trò của bài tập hóa học:
Thực tế ở trường phổ thông đối với bộ môn hóa học, bài tập hóa học giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Bài tập hóa học
- là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức.
- giúp học sinh đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc.
- là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất.
- rèn luyện kỹ năng hóa học cho học sinh, các kỹ năng thực hành, thí nghiệm.
- còn được sử dụng như là phương tiện để nghiên cứu tài liệu mới khi trang bị kiến thức mới, giúp học sinh tích cực linh hội kiến thức một cách sâu sắc và bền vững.
- là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh một cách chính xác.
- còn có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học.
- Bài tập hóa học trong đó có bài tập liên quan hình vẽ thí nghiệm cung cấp cho học sinh cả kiến thức, con đường giành lấy kiến thức, đặc biệt góp phần to lớn trong việc phát huy khả năng tu duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
2.2. Thực trạng của đề tài trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
	Qua thực tế giảng dạy hóa học tôi thấy:
- Môn hóa học trong trường phổ thông là một môn học khó, nếu không có phương pháp phù hợp dễ làm học sinh thụ động, chán nản; đặc biệt trong tình hình mới hiện nay nhiều học sinh và phụ huynh lạnh nhạt với môn hóa nên dễ bỏ hóa mà theo học các môn học khác như tiếng anh
	- Do thời gian giảng dạy trên lớp còn hạn chế, một số giáo viên chưa đề cập đến các bài tập liên quan hình vẽ thí nghiệm. Do đó khi tham gia các kỳ thi, kiểm tra học sinh thấy lạ lẫm với loại bài tập này, dẫn đến làm sai loại bài tập này.
	- Một số học sinh học yếu môn hóa đã ảnh hưởng đáng kể đến việc giảng dạy chung trên lớp của giáo viên.
	- Các câu hỏi, bài tập hóa học liên quan đến hình vẽ thí nghiệm chưa được một số giáo viên đề cập hoặc đề cập hạn chế trong các bài giảng, các bài kiểm tra, đánh giá dẫn đến học sinh không biết hoặc biết mơ hồ, do đó trong khi làm bài thi dạng này học sinh dễ bị lúng túng, mất thời gian, dẫn đến làm sai.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Cơ sở lí thuyết
Các câu hỏi và bài tập hóa học liên quan đến hình vẽ thí nghiệm có thể là các câu hỏi về tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế các chất. Do đó HS cần nắm vững tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế các chất; nắm vững tên của các dụng cụ thí nghiệm, chức năng của các dụng cụ này... Từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp cho từng loại bài tập. Chẳng hạn:
- Khi nạp các khí tan nhiều vào bình kín rồi úp vào chậu nước thì nước sẽ tự phun vào trong bình. Ví dụ khí: NH3, HCl
- Muốn thu khí bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình để đứng thì khí đó phải nặng hơn không khí (M > 29). Ví dụ các khí: CO2, Cl2, SO2
- Muốn thu khí bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình úp ngược thì khí đó phải nhẹ hơn không khí (M < 29). Ví dụ các khí: H2, CH4
- Muốn thu khí bằng cách đẩy nước ra khỏi ống úp ngược trong nước thì khí đó phải ít tan trong nước. Ví dụ các khí như: H2, N2, O2, CO2, CH4
- Hơi nước bị H2SO4 giữ lại; khí CO2 bị dung dịch kiềm giữ lại; khí HCl bị dung dịch NaCl bao hòa giữ lại. 
- Hơi nước gặp CuSO4 khan màu trắng sẽ chuyển sang màu xanh.
- Khí CO2 sục vào nước vôi trong thì nước vôi bị vẩn đục.
- Khí HCl tan vào nước tạo dung dịch axit mạnh; khí NH3 tan vào nước tạo dung dịch có tính bazơ yếu
- Khí clo ẩm có tính tẩy màu; khí clo khô không có tính tẩy màu.
2.3.2. Một số câu hỏi và bài tập hóa học liên quan đến hình vẽ thí nghiệm
Câu 1: (Trích đề tham khảo Bộ GD&ĐT - 2018): Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như hình vẽ sau:
Khí X là
A. H2.	B. C2H2.	C. NH3.	D. Cl2.
Hướng dẫn giải
Dễ thấy khí X thu được bằng cách đẩy không khí trong bình phải nặng hơn không khí. Do đó khí X chỉ có thể là Cl2. Vậy chọn đáp án D.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể dùng để ôn tập hoặc kiểm tra đánh giá cuối chương hiđrocacbon không no (lớp 11) hoặc ôn thi THPTQG cho HS lớp 12.
Câu 2: (Trích đề thi THPTQG năm 2016): Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z: 
	Phương trình hóa học điều chế khí Z là
	A. 4HCl (đặc) + MnO2 Cl2↑ + MnCl2 + 2H2O.
	B. 2HCl (dung dịch) + Zn H2↑ + ZnCl2. 
	C. H2SO4 (đặc) + Na2SO3 (rắn) SO2↑ + Na2SO4 + H2O.
	D. Ca(OH)2 (dung dịch) + 2NH4Cl (rắn) 2NH3↑ + CaCl2 + 2H2O.
Hướng dẫn giải
Từ hình vẽ thí nghiệm ta thấy khí Z không tan trong nước và được điều chế từ dung dịch X và chất rắn Y. Suy ra phương trình điều chế khí Z là :
2HCl (dung dịch) + Zn H2↑ + ZnCl2
Vậy đáp án chọn là B.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể áp dụng trong kiểm tra đánh giá chương nitơ-photpho (lớp 11).
Câu 3: (Trích đề thi HSG tỉnh Thanh Hóa lớp 12 năm 2014-2015): Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ như hình vẽ dưới đây có thể dùng điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4. Giải thích.
Hướng dẫn giải:
Ta thấy khí C thu được bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình. Vì vậy khí C phải nặng hơn không khí (M > 29).
Do đó với hình vẽ trên có thể điều chế được các khí: Cl2, O2, NO, SO2, CO2.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong kiểm tra đánh giá học sinh cuối các chương như nhóm nitơ (lớp 11) hoặc nhóm cacbon (lớp 11) hoặc kiểm tra đánh giá học sinh giỏi lớp 10, lớp 11.
Câu 4: (Trích đề thi thử chuyên ĐH Vinh lần 2-2018): Để mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành trong phòng thí nghiệm người ta có các hình vẽ (1), (2), (3) như sau:
Phát biểu đúng liên quan đến hình vẽ này là
A. phương pháp thu khí theo hình (1) có thể áp dụng thu các khí: H2, SO2, Cl2, NH3.
B. phương pháp thu khí theo hình (1), (3) có thể áp dụng thu các khí: NH3, H2, N2.
C. phương pháp thu khí theo hình (2) có thể áp dụng thu các khí: CO2, N2, SO2, Cl2.
D. phương pháp thu khí theo hình (3) có thể áp dụng thu các khí: O2, H2, N2. 
Hướng dẫn giải
Ta thấy với: 	- Hình (1) chỉ thu được các khí nhẹ hơn không khí. 
- Hình (2) thu được các khí nặng hơn không khí.
- Hình (3) thu được các khí ít tan trong nước.
Như vậy: 
+ Đáp án A sai vì các khí SO2, Cl2 nặng hơn không khí không thể thu được.
+ Đáp án B sai vì NH3 tan rất nhiều trong nước nên không thể thu được bằng thí nghiệm như hình (3).
+ Đáp án C sai vì khí N2 nhẹ hơn không khí không thể thu được như thí nghiệm hình (2).
+ Đáp án D đúng.
*Áp dụng: bài tập trên có thể được sử dụng để ôn tập hoặc kiểm tra đánh giá cuối các chương như oxi-lưu huỳnh, chương halogen (lớp 10), chương nhóm nitơ (lớp 11).
Câu 5: (Trích đề thi thử lần 3-chuyên KHTN Hà Nội-2016): Khí X được điều chế bằng cách cho axit phản ứng với kim loại hoặc muối và được thu vào ống nghiệm theo cách sau:
Khí X được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?
A. 
B. 
C. 
D. 
Hướng dẫn giải
Ta thấy khí X thu được bằng cách đẩy không khí trong bình úp ngược. Do đó khí X phải nhẹ hơn không khí. Vì vậy chọn đáp án đúng là A.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong ôn tập, kiểm tra đánh giá cuối chương cacbon-silic, chương ni tơ-photpho (lớp 11)
Câu 6: (Trích đề thi thử THPTQG sở GD&ĐT TPHCM-2015): Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ sau:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khí Y là O2.	B. X là hỗn hợp KClO3 và MnO2.
C. X là KMnO4.	D. X là CaSO3.
Hướng dẫn giải
Dễ thấy nếu X là CaSO3 thì khí thoát ra là SO2 tan nhiều trong nước nên sẽ không thu được bằng cách đẩy nước ra khỏi ống nghiệm úp ngược trong chậu. 
Do đó chọn đáp án D.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể dùng để kiểm tra, đánh giá chương oxi-lưu huỳnh (lớp 10) hoặc ôn thi THPTQG cho HS lớp 12.
Câu 7: (Trích đề minh họa lần 2, Bộ GD&ĐT – 2017): Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
2C6H12O6 + Cu(OH)2 ® (C6H11O6)2Cu + H2O
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
H2NCH2COOH + NaOH ® H2NCH2COONa + H2O
CH3COOH + NaOH ® CH3COONa + H2O
Hướng dẫn giải
Ở các đáp án A, C, D thì chất hữu cơ tạo thành ở dạng muối và dạng phức kim loại không bay hơi nên không thể thu được như hình vẽ. Chỉ có đáp án B thõa mãn vì este CH3COOC2H5 bị bay hơi khi đun nóng và ngưng tụ khi làm lạnh.
Vậy đáp án đúng là B.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể áp dụng trong việc kiểm tra bài cũ bài este (lớp 12) hoặc kiểm tra, đánh giá chương este-chất béo (lớp 12).
Câu 8: (Trích đề thi thử chuyên ĐH Vinh, lần 3 – 2017): Hình vẽ mô tả thí nghiệm chất rắn X tác dụng với dung dịch Y tạo ra khí Z, úp phễu lên ống nghiệm và đốt cháy khí Z thoát ra, thấy ngọn lửa có màu xanh lam. Phương trình hóa học tạo ra khí Z là
Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­
Cu + 2H2SO4 ® CuSO4 + SO2­ + 2H2O
CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + H2O + CO2­
3Cu + 8HNO3 ® 3Cu(NO3)2 + 4H2O + NO­
Hướng dẫn giải
Ta thấy khí tạo thành từ phản ứng của chất rắn X với dung dịch Y. Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh. Vậy trong số các khí sinh ra ở trên thì chỉ có khí H2 cháy với ngọn lửa màu xanh. 
Vậy đáp án đúng là A.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá các chương như nitơ, cacbon-silic (lớp 11).
Câu 9: (Trích đề thi thử lần 1, Sở GD&ĐT Bắc Giang – 2017): Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:
Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là
A. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.	B. CH3COOH và CH3OH.
C. CH3COOH và C2H5OH.	D. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.
Hướng dẫn giải
Ta biết etyl axetat điều chế bàng cách:
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
Vậy bình 1 chứa hôn hợp gồm CH3COOH, C2H5OH, H2SO4 đặc.
Chọn đáp án A.
* Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng kiểm tra, đánh giá chương este (lớp 12).
Câu 10: (Trích đề thi thử lần 1-THPT Phúc Thành-Hải Dương-2016): Cách pha loãng axit H2SO4 đặc nào sau đây là đúng ?
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải
Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, ta cho từ từ axit vào nước và dùng đũa thủy tinh khuấy đều mà tuyệt đôi không làm ngược lại vì quá trình hòa tan tỏa nhiều nhiệt có thể làm axit bắn vào người gây bỏng axit.
Vậy đáp án đúng là A.
*Áp dụng: Bài tập này có thể dùng để kiểm tra bài cũ bài axit sunfuric và muối sunfat hoặc trong kiểm tra, đánh giá cuối chương oxi-lưu huỳnh (lớp 10).
Câu 11: (Trích đề thi thử lần 2, chuyên Quốc Học Huế-2017): Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình chứa metylamin, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenol phtalein. 
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khí metylamin tác dụng với nước kéo nước vào bình.
B. Metylamin tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
C. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
D. Nước phun vào bình và không có màu.
Hướng dẫn giải
Ta thấy metylamin là chất khí tan nhiều trong nước và tạo thành dung dịch có tính bazơ làm giảm áp suất khí trong bình, áp suất không khí đẩy nước trong chậu phun vào bình.
Do nước có pha sẵn phenol phtalein nên khi phun vào bình chuyển thành màu hồng. 
Như vậy đáp án A, C và D sai
Đáp án đúng là B.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ bài amin hoặc ôn thi THPTQG cho HS lớp 12.
Câu 12: (Trích đề thi thử lần 1, THPT Nam Đàn, Nghệ An – 2017): Cho hình vẽ sau đây:
Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm nào sau đây:
A. Thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích.
B. Phản ứng hòa tan Cu(OH)2 trong dung dịch saccarozơ.
C. Thực hiện phản ứng điều chế este.
D. Phản ứng giữa axit hữu cơ và dung dịch kiềm.
Hướng dẫn giải
Dễ thấy đáp án C đúng: este tạo thành ở dạng hơi cần làm lạnh để ngưng tụ.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng trong kiểm tra bài cũ bài este hoặc kiểm tra, đánh giá chương este-lipit (lớp 12).
Câu 13: (Trích đề thi thử chuyên KHTN-ĐHQGHN, lần 4 – 2017): Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
A. NH4HCO3 NH3­ + H2O + CO2­
B. NH4Cl NH3­ + HCl­
C. BaSO3 BaO + SO2­
D. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2­
Hướng dẫn giải
Với cách thu khí bằng phương pháp đẩy nước như hình vẽ thì khí Y phải ít tan trong nước. Đó chỉ có thể là đáp án D. Vì các khí NH3, HCl, SO2 tan nhiều trong nước.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá chương nitơ-photpho (lớp 11) hoặc ôn thi THPTQG cho HS lớp 12.
Câu 14: (Trích đề thi thử lần 1, THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM -2017): Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên dưới:
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thanh Zn bị tan dần và khí hiđro thoát ra ở cả thanh Zn và thanh Cu.
B. Thanh Zn bị tan dần và khí hiđro chỉ toát ra ở phía thanh Zn.
C. Thí nghiệm trên mô tả quá trình ăn mòn điện hóa học.
D. Thanh Zn là cực âm và thanh Cu là cực dương của pin điện.
Hướng dẫn giải
Ở thí nghiệm trên ta thấy có đầy đủ 3 điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học nên xảy ra ăn mòn điện hóa học:
Ở anot (Zn): Zn – 2e ® Zn2+
Electron di chuyển từ thanh Zn qua dây dẫn sang thanh Cu.
Tại catot (Cu): H+ di chuyển đến và nhận electron: 2H+ + 2e ® H2.
Như vậy khí H2 thoát ra ở thanh Cu.
Vậy đáp án đúng là B.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng kiểm tra bài cũ bài ăn mòn hóa học (lớp 12) hoặc sử dụng trong kiểm tra, đánh giá chương đại cương về kim loại (lớp 12).
Câu 15: (Trích đề thi thử THPTQG lần 1, THPT chuyên Lào Cai – 2017): Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất lỏng Y từ dung dịch X:
Trong sơ đồ trên, xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây?
A. CH3COOH + CH3CH2OH ⇄ CH3COOC2H5 + H2O (xúc tác: H2SO4 đặc, t0)
B. C6H5NH2 + HCl ® C6H5NH3Cl
C. C2H4 + H2O ® C2H5OH (xúc tác H2SO4, t0)
D. C2H5OH ® C2H4 + H2O (xúc tác: H2SO4 đặc, 1700C)
Hướng dẫn giải
Ta thấy đáp án B sai vì C6H5NH3Cl tạo ra là muối không phải chất lỏng.
Đáp án C sai vì dung dịch X không thể là dung dịch C2H4 (C2H4 không tan trong nước)
Đáp án D sai vì C2H4 là khí chỉ có thể hóa lỏng ở nhiệt độ âm.
Đáp án đúng là A: đây là phản ứng điều chế este etyl axetat bằng phương pháp đun hồi lưu có ống sinh hàn làm lạnh ngưng tụ etyl axetat tạo thành.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng để ôn THPTQG cho HS lớp 12.
Câu 16: (Trích đề minh họa lần 3, Bộ GD&ĐT – 2017): Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:
Thí nghiệm đó là
A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3.
B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu.
C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.
D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7.
Hướng dẫn giải
Khí X được thu bằng cách đẩy không khí vào bình úp ngược nên khí X phải nhẹ hơn không khí.
Các phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm:
A. HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2↑; MCO2 = 44 nặng hơn → loại.
B. Cu + H2SO4 đặc → CuSO4 + H2O + SO2↑; MSO2 = 64 nặng hơn → loại
C. Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2­; MH2 = 2 nhẹ hơn → thỏa mãn.
D. HCl + K2Cr2O7 → KCl + CrCl3 + H2O + Cl2­; MCl2 = 71 nặng hơn → loại.!
*Áp dụng: Bài tập trên có thể dùng cho HS lớp 12 ôn THPTQG hoặc để HS lớp 10 kiểm tra, đánh giá chương oxi-lưu huỳnh.
Câu 17: (Trích đề thi thử lần 1, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế - 2017): Tiến hành khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ:
Oxit là
A. K2O.	B. CuO.	C. MgO.	D. Al2O3.
Hướng dẫn giải
Các oxit K2O, MgO, Al2O3 không bị H2 khử, ở đây chỉ co CuO bị khử. Vậy đáp án đúng là B.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sư dụng để ôn THPTQG cho HS lớp 12.
Câu 18: Trích đề thi thử lần 1, chuyên bạc Liêu – 2017): Cho thí nghiệm như hình vẽ:
Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozơ?
A. cacbon.	B. Hiđro và oxi.	C. Cacbon và hiđro. 	D. Cacbon.
Hướng dẫn giải
	Màu trắng	màu xanh
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3¯ + H2O
Như vậy bông trộn CuSO4 từ màu trắng chuyển sang màu xanh do hấp thụ nước. Chứng tỏ glucozơ có nguyên tố H.
Dung dịch CaCO3 vẩn đục do tạo kết tủa CaCO3, chứng tỏ glucozơ có nguyên tố C.
Vậy đáp đúng là C.
*Áp dụng: Bài tập trên có thể sử dụng kiểm tra bài cũ bài phân tích nguyên tố hoặc kiểm tra, đánh giá chương đại cương hóa hữu cơ (lớp 11).
Câu 19: (Trích đề thi thử lần 1-THPT Đặng Thúc Hứa-Nghệ An-2015) : Cho sơ đồ điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Không được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng H2SO4 đặc thì sản phẩm thành Cl2.
B. Do HCl là axit yếu nên phản ứng mới xảy ra.
C. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H2SO4 loãng.
D. Sơ đồ trên không thể dùng điều chế HBr, HI và H2S.
Hướng dẫn giải
Chọn đáp án D: Sơ đồ trên không thể điều chế HBr, HI, H2S vì HBr, HI, H2S là các chất có tính khử mạnh nên dễ dàng bị H2SO4 đặc oxi hóa:
2NaBr + 2H2SO4(đặc) Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O
8NaI + 5H2SO4(đặc) 4Na2SO4 + H2S + 4I2 + 4H2O
Na2S + 4H2SO4(đặc) Na2SO4 + 4SO2 + 4H2O
Câu 20 (Trích đề thi thử lần 2, trường chuyên Trần Phú-Hải Phòng-2018): 
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:
Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?
A. Giảm dần đến tắt rồi lại tăng dần.
B. Tăng dần rồi giảm đến tắt.
C. Tăng dần.
D. Giảm dần đến tắt.
Hướng dẫn giải
Khi sục CO2 vào nước vôi trong thì lần lượt xảy ra các phản ứng:
Như vậy nồng độ các ion trong dung dịch giảm dần về 0 sau đó lại tăng dần. Do đó độ sáng của bóng đèn giảm dần đến tắt rồi lại tăng dần.
*Áp dụng: Bài tập này có thể dùng trong kiểm tra, đánh giá chương sự liện li hoặc chương cacbon (lớp 11), chương kim loại kiềm thổ (lớp 12).
Câu 21 (Trích đề thi thử lần 1-THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị-2015): Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn và axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt: a) đóng khóa K; b) mở khóa K.
A. a) mất màu; b) không mất màu.
B. a) không mất màu; mất màu.
C. a) mất màu; b) mất màu.
D. a) không mất màu; b) không mất màu.
Hướng dẫn giải
Khí clo thu được thường có lẫn hơi nước. Khí clo ẩm có khả năng tẩy màu.
Khi đóng khóa K, khí clo có lẫn hơi nước sẽ đi qua dung dịch H2SO4 đặc, hơi nước bị giữ lại hết. Khí clo thoát ra gặp mẫu giấy màu là khí clo khô nên không làm mất màu mâu giấy.
Còn khi mở khóa K, khí clo có 2 đường đi đến gặp mẫu giấy. 
Theo đường thẳng qua khóa K khí clo có lẫn hơi nước nên sẽ làm mất màu mẫu giấy.
Vậy chọn đáp B. 
*Áp dụng: Bài tập này có t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_va_bai_tap_hoa_hoc_lien_quan.doc