SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài thi THPTQG môn Địa lý

SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài thi THPTQG môn Địa lý

Trong kỳ thi THPTQG, khác với các môn thi khác, với môn địa lý, thí sinh được sử dụng Atlat để làm bài thi. Trong cấu trúc đề thi có 10 câu hỏi về phần Atlat, tương đương 2,5 điểm. Đối với các câu hỏi này thường hỏi rõ: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang . hãy .

Ví dụ: Căn cứ vào át lát địa lí việt nam trang 10, hãy cho biết hệ thống song nào sau đây chiếm tỉ lệ lưu vực lớn nhất?

A. Sông Hồng

B. Sông Cửu Long

C. Sông Đồng Nai

D. Sông Thái Bình

 Vì vậy, thí sinh rất cần phái có kỹ năng sử dụng Atlat để làm bài thi.

Trừ các câu hỏi cụ thể đến Atlat, có cả những câu hỏi trắc nghiệm không nêu rõ căn cứ vào Atlat, nhưng nếu có kỹ năng, thí sinh cũng có thể sử dụng Atlat để lựa chọn đáp án đúng.

Ví dụ: Chăn nuôi gia súc lớn và đánh bắt thủy sản là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng kinh tế nào sau đây:

A. Trung Du Miền Núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ

D. Tây Nguyên

 

doc 12 trang thuychi01 5530
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài thi THPTQG môn Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1.
MỞ ĐẦU	
Trang 1
1.1
Lí do chọn đề tài	
Trang 1
1.2
Mục đích nghiên cứu: 	
Trang 2
1.3
Đối tượng nghiên cứu	
Trang 2
1.4 	
Một số phương pháp nghiên cứu được áp dụng để xây dựng đề tài: 	
Trang 2
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	
Trang 3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	
Trang 3
2.2	
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm	
Trang 3
2.3
Giải pháp và tổ chức thực hiện	
Trang 3
2.3.1 phương pháp trực quan	
Trang 4
2.3.2 phương pháp lồng ghép	
Trang 6
2.3.3 phương pháp trắc nghiệm khách quan	
Trang 8
2.4
Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm	
Trang 8
3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	
Trang 9
3.1
Kết luận	
Trang 9
3.2
Kiến nghị	
Trang 9
1. MỞ ĐẦU
1.1	Lí do chọn đề tài
Trong kỳ thi THPTQG, khác với các môn thi khác, với môn địa lý, thí sinh được sử dụng Atlat để làm bài thi. Trong cấu trúc đề thi có 10 câu hỏi về phần Atlat, tương đương 2,5 điểm. Đối với các câu hỏi này thường hỏi rõ: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang ... hãy ...
Ví dụ: Căn cứ vào át lát địa lí việt nam trang 10, hãy cho biết hệ thống song nào sau đây chiếm tỉ lệ lưu vực lớn nhất?
Sông Hồng
Sông Cửu Long
Sông Đồng Nai
Sông Thái Bình
 Vì vậy, thí sinh rất cần phái có kỹ năng sử dụng Atlat để làm bài thi.
Trừ các câu hỏi cụ thể đến Atlat, có cả những câu hỏi trắc nghiệm không nêu rõ căn cứ vào Atlat, nhưng nếu có kỹ năng, thí sinh cũng có thể sử dụng Atlat để lựa chọn đáp án đúng.
Ví dụ: Chăn nuôi gia súc lớn và đánh bắt thủy sản là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng kinh tế nào sau đây: 
Trung Du Miền Núi Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
- Trên thực tế, kỹ năng sử dụng Atlat của học sinh chưa thật thành thạo. Trong quá trình học tập, các em chưa tận dụng Atlat như một phương tiện quan trọng của môn học. Nhiều em còn không có Atlat và không sử dụng Atlat khi đi học hoặc kiểm tra, chỉ mượn của bạn để làm những câu hỏi Atlat trực tiếp.
- Trong quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên còn nặng nề ghi nhớ lý thuyết mà chưa dành nhiều thời gian hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng Atlat để thực hành hoặc ghi nhớ kiến thức. Dẫn đến việc sử dụng Atlat chưa thành thói quen của các em học sinh.
Với những thực trạng trên và thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng Atlat để làm bài thi THPTQG môn Địa lý, tôi đã lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài thi THPTQG môn Địa lý”. Với mục đích giải quyết được thực trạng của vấn đề chung.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh nâng cao hơn kĩ năng sử dụng át lát và hình thành thói quen sử dụng át lát khi lám bài thi, nhằm mục đích đạt số điểm cao nhất có thể. Được sử sụng at lát để làm bài thi THPTQG môn địa lí là một lợi thế của môn học này, vì vậy giáo viên cần giúp học sinh tận dụng tối đa lợi thế này, ít nhất là để tránh điểm liệt, vì trong cấu trúc đề thi có 10 câu hỏi trực tiếp sử dụng át lát ( tương đương 2,5 điểm)
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng là học sinh lớp 12A7 trường THPT Như Xuân, đang học tập tại trường và đang trong thời gian ôn luyện thi THPTQG năm học 2018 – 2019
1.4 Các phương pháp nghiên cứu
-Đề tài áp dụng chủ yếu là phương pháp trực quan, sử dụng atlat địa lí Việt Nam làm phương tiện trục quan lồng ghép trong quá trình dạy học và ôn luyện thi THPTQG.
- Phương pháp khách nghiệm khách quan: giáo viên tăng cường sử dụn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến at lát địa lí việt nam để học sinh ứng dụng trong làm bài, giải quyết vấn đề, nhằm nâng cao kĩ năng khai thác at lát khi làm bài thi.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 	Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Atlat địa lý Việt Nam là một tập bao gồm các bản đồ - biểu đồ - số liệu về hành chính - các thành phần tự nhiên - dân cư - các ngành kinh tế và các vùng kinh tế của Việt Nam. Việc sắp xếp cấu trúc của Atlat địa lý Việt Nam tương ứng với cấu trúc của sách giáo khoa địa lý 12 theo từng phần: Vị trí địa lý - Tự nhiên - Dân cư – Các ngành kinh tế - Các vùng kinh tế.
- Đề thi THPT QG ngoài phần lý thuyết và thực hành còn có 10 câu hỏi trực tiếp về sử dụng Atlat địa lý Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng sử dụng Atlat. Đây là một kỹ năng quan trọng, bắt buộc đối với học sinh để làm bài thi. Ngoài những câu hỏi trực tiếp, cũng có những câu hỏi không trực tiếp nhưng học sinh vẫn có thể sử dụng Atlat để tìm ra đáp án.
- Kỹ năng sử dụng Atlat cần phải được hình thành trong quá trình học tập môn địa lý do giáo viên lồng ghép trong quá trình giảng dạy và quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT QG môn Địa lý.
- Vấn đề đã được tác giả giải quyết trong quá trình giảng dạy và ôn thi THPT QG như sau:
2.2	Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm 
- Thuận lợi:
+ Nhận được sự tạo điều kiện từ phía nhà trường, đã tổ chức cho học sinh lớp 12 đăng ký ôn thi các môn thi THPT QG từ đầu năm học, giáo viên có nhiều thời gian để hướng dẫn, lồng ghép kĩ năng sử dụng Atlat trong quá trình giảng dạy.
+ Về phía học sinh, phần lớn học sinh đăng ký thamgia thi THPT QG tổ hợp khoa học xã hội, nghĩa là các em cũng có hứng thú với môn học địa lý.
+ Atlat địa lý Việt Nam dễ tìm mua trên thị trường tại các hiệu sách, mỗi học sinh có thể tự mua để làm phương tiện hỗ trợ học tập.
	- Khó khăn:
+ Đa số học sinh chưa có hoặc chưa có thói quen mang theo và sử dụng Atlat trong quá trình học tập. Các em còn chưa coi trọng cuốn Atlat, coi đó là phương tiện quan trọng mà đang nặng nề về phần lý thuyết của bài học.
+ Bản thân giáo viên nhiều khi cũng vì lo dạy hết phần lý thuyết của bài học mà chưa dành nhiều thời gian hướng dẫn sử dụng Atlat để tìm ra kiến thức hoặc ghi nhớ kiến thức.
+ Trong nhiều lần kiểm tra định kì và kiểm tra học kì môn địa lý, nhiều học sinh không mang theo Atlat để làm bài thi. Các em có thể mượn của bạn để làm các câu hỏi Atlat, các câu hỏi còn lại chỉ dựa vào trí nhớ và suy luận.
2.3	Giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trước những thực tế và khó khăn trên, tác giả đã thực hiện các giải pháp của đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình ôn thi THPT QG môn địa lý cho học sinh đó là:
2.3.1. Dành một buổi để giới thiệu về Atlat địa lý Việt Nam, chỉ cho học sinh thấy rõ cấu trúc của Atlat và sự tương ứng của Atlat với sách giáo khoa Địa lý 12.
	+ Cấu trúc của Atlat:
Trang 3: Phần ký hiệu.trang này bao gồm các kí hiệu cơ bản được sử dụng trong át lát, giúp học sinh hiểu những đối tượng được biểu hiện trọng át lát
Trang 4-5: thể hiện các đợn vị hành chính, vị trí của việt nam trong khu vực Đông Nam Á( tương đương kiến thức bài 2 trong SGK địa lí 12)
Trang 6-7: cho thấy phần hình thể Việt Nam, thềm lục địa, có thể khai thác được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam, đặc điểm thềm lục địa của Việt Nam.( tương đương kiến thức của các bài 6,7,8)
Trang 8: Khoáng sản - Địa chất: Có thể khai thác những kiến thức về sự phân bố các loại khoáng sản.
Trang 9: Khí hậu; khai thác các hoạt động của gió mùa, các tháng nhiều bão, hướng bão, vùng ảnh hưởng của bão., lượng mưa tại các địa điểm, có thể vận dụng với kiến thức của bài 9 
Trang 10: Sông ngòi; hiểu được sự phân bố của các lưu vực sông, tỉ lệ lưu vực sông, ...
Trang 11: Sinh vật; trình bày sự phân bố hệ sinh thái rừng của nước ta.
Trang 12: Đất; biết được sự phân bố của các nhóm đất: feralit, phù sa, đất phèn, đất mặn
Trang 13 - 14: Sự phân hóa hiên nhiên theo Bắc - Nam, cũng thấy rõ cấu trúc của các vùng địa hình nước ta, các đỉnh núi, dãy núi, cao nguyên, các vùng địa hình .
Trang 15 - 16: Dân cư; Sự phân bố dân cư, biểu đồ số dân và cơ cấu dân số, sự phân bố các dân tộc , thành phần dân tộc, tương ứng với bài 16 - 18.
Trang 17: Cơ cấu kinh tế, cho thấy sự chuyển dịch kinh tế theo ngành và lãnh thổ. (tương ứng với bài 20)
Trang 18: Địa lý nông nghiệp; cho thấy bảy vùng nông nghiệp với những sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng. (tương ứng với bài 25 – tổ chức lãnh thổ nông nghiệp)
Trang 19: tương ứng với nội dung kiến thức bài 22: địa lí nông nghiệp, sự phân bố, sản lượng cây lương thực, các loại cây công nghiệp
Trang 20: Địa lý chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp dựa vào đó có thể thấy được tình hình phát triển, sự phân bố ngành chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp của nước ta. ( thể hiện kiến thức của bài 24)
Trang 21: Địa lý công nghiệp; có thể khai thác được cơ cấu công nghiệp theo ngành theo lãnh thổ sự phân bố của các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp chuyên môn hóa, quy mô của các trung tâm công nghiệp( tương đương với kiến thức của bài 26)
Trang 22: Các ngành công nghiệp trọng điểm, dựa vào trang này các em biết được số lượng và sự phân bố của các nhà máy điện, các mỏ dầu khí, tỷ trọng và các trung tâm công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Qua đó khai thác đước kiến thức của bài 27; công nghiệp trọng điểm.
Trang 23: Giao thông; nhận biết các tuyến đường bộ, đường sắt, các sân bay quốc tế, nội địa, các cảng biển ... kiến thức bài 30: giao thông vận tải
Trang 24 - 25: tương ứng với kiến thức ở bài 31: thương mại, du lịch. Thể hiện cho chúng ta thấy sự phát triển của ngành nội thương , giá trị xuất nhập khẩu, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, thị trường xuất nhập khẩu, các trung tâm du lịch, các điểm du lịch, các cửa khẩu, doanh thu và khách du lịch.
Trang 26 -30: Tương ứng với các vùng kinh tế. Ở mỗi vùng có một bản đồ tự nhiên và một bản đồ kinh tế, cho ta thấy được đặc điểm tự nhiên và tình hình các ngành kinh tế của từng vùng.
 Việc giới thiệu về các trang Atlat giúp học sinh liên hệ với bài học và hình thành được kiến thức của bài học thông qua Atlat. Nhờ đó, các em có thể giải quyết các câu hỏi gián tiếp:
Ví dụ 1: Khai thác khoáng sản và thủy điện là thế mạnh chủ yếu của vùng nào?
A. Tây Nguyên B. Trung du miền núi Bắc Bộ
C. Bắc Trung Bộ D. Đông Nam Bộ.
Học sinh biết tìm trong Atlat có liên quan mà chọn đáp án B.
Ví dụ 2: Nuôi trồng thủy sản và cây lúa nước là sản phẩm CMH của vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Bắc Trung Bộ
Học sinh có thể dựa vào Atlat trang 20 thủy sản và trang 19 trồng trọt để tìm ra đáp án B
2.3.2 .Ngoài việc giới thiệu về các trang Atlat, giáo viên còn nêu lên các kỹ năng học sinh cần phải hình thành trong quá trình sử dụng, khai thác Atlat.
+ Trước hết phải nắm chắc các kí hiệu và chú giải: Đối với các câu hỏi trực tiếp học sinh chỉ cần mở Atlat đúng trang câu hỏi yêu cầu, nhưng nếu không nắm chắc kí hiệu thì học sinh cũng sẽ lúng túng khi tìm câu trả lời.
Ngoài những kí hiệu chung được trình bày ở trang 3, trong mỗi trang Atlat lại có thêm kí hiệu chuyên biệt cho mỗi bản đồ. Học sinh phải biết xem các kí hiệu đó để tìm ra câu trả lời đúng.
Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 12, cho biết thảm thực vật ôn đới chỉ có ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Trung du miền núi Bắc Bộ
Trên bản đồ, thảm thực vật ôn đới có diện tích rất nhỏ, kí hiệu bằng màu xanh dương đậm, học sinh phải quan sát kĩ và có thể thấy đối tượng này chỉ xuất hiện ở Trung du miền núi Bắc Bộ (dãy Hoàng Liên Sơn). Đáp án D
Ví dụ 2: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 21 cho biết Đồng bằng sông Cửu Long có những trung tâm công nghiệp nào có giá trị đạt 9->40 nghìn tỉ đồng:
A. Cần Thơ - Sóc Trăng B. Cần Thơ - Cà Mau
C. Long Xuyên - Cà Mau D. Hà Tiên - Sóc Trăng
Học sinh phải dựa vào chú giải trang 3 mà xác định đáp án đúng là B.
+ Tiếp theo, phải biết khai thác các biểu đồ trong Atlat: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, miền, tròn, đường,...) thể hiện sự tăng giảm thay đổi cơ cấu, tăng trưởng của đối tượng. Học sinh phải biết khai thác các biểu đồ đó để làm bài thi. 
Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp năm 2007?
A. Công nghiệp năng lượng 
B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm 
D. Công nghiệp điện tử -tin học.
Ở biểu đồ tròn trang 22, đã cho thấy công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất 23,7% năm 2007. Đáp án đúng là C.
Ví dụ 2: Cơ cấu kinh tế nước ta hôm nay đang chuyển dịch theo hướng nào?
A. Giảm tỷ trọng KVI, tăng tỷ trọng KVII, KVIII cao nhưng chưa ổn định.
B. Giảm tỉ trọng KVII, tăng tỉ trọng KVI và III
C. Giảm tỉ trọngKVI và KVII, tăng tỉ trọng KVIII
D. Tăng tỉ trọng KVI, giảm tỉ trọng KVII, III.
Học sinh có thể dựa vào biểu đồ miền Atlat trang 17 Kinh tế chung mà tìm đáp án đúng là A
+ Để thực hiện được nhưng kỹ năng trên thì việc học sinh cần làm là đọc kỹ câu hỏi và áp dụng câu hỏi vào Atlat. Đối với các câu hỏi trực tiếp các em không khó khăn khi tìm trang Atlat cần tìm. Nhưng với câu hỏi không yêu cầu căn cứ vào Atlat thì các em lại phải suy nghĩ xem câu hỏi đó hỏi về vấn đề gì? Có thể vận dụng ở Atlat phần nào? Trang bao nhiêu và tìm đúng trang để vận dụng
+ Việc tiếp theo là học sinh cần biết sử dụng đủ số bản đồ cho một câu hỏi. Kỹ năng này cũng rất quan trọng, để tránh các em không bị mất nhiều thời gian cho một câu hỏi thì cần sử dụng đủ số bản đồ cho một câu hỏi. Với các câu hỏi trực tiếp thì thật đơn giản, các em chỉ cần giở một trang Atlat. Nhưng với câu hỏi gián tiếp vận dụng, quan trọng là các em cần xác định sử dụng những bản đồ nào là đủ.
Ví dụ 1: Trong cơ cấu lao động phân theo ngành của nước ta năm 2007, chiếm tỉ trọng cao nhất là:
A. KVI B. KVII C. KVII D. KVII và KVII
Học sinh chỉ cần dùng một trang Atlat 15 là đủ, khai thác biểu đồ miền để tìm ra đáp án đúng là A.
Ví dụ 2: Ở nước ta, vùng nào sau đây có trữ lượng bô-xít nhiều nhất?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đông Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên
Đối với câu hỏi này, chỉ cần sử dụng Atlat trang 8. Khoáng sản địa chất là đủ sẽ tìm ra đáp án đúng là D.
Ví dụ 3: Yếu tố nào làm cho Huế trở thành nơi có lượng mưa lớn nhất nước ta?
A. Địa hình B. Gió mùa C. Bão D. Tất cả 
Để tìm ra đpá án cho câu hỏi này, học sinh phải sử dụng ít nhất 2 bản đồ là khí hậu (trang 9) và địa hình (trang 13) để thấy được yếu tố quan trọng ở đây là do địa hình có hướng Tây sang Đông (dãy Bạch Mã) để chọn đáp án đúng là A.
2.3.3. Các kỹ năng trên, ngoài việc dùng 1 buổi riêngđể giới thiệu cho học sinh thì trong suốt quá trình ôn luyện thiTHPT QG, giáo viên đã lồng ghép trong các bài ôn luyện. Để tạo nên thói quen sử dụng Atlat khi học bài và làm bài các câu hỏi trắc nghiệm của học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên còn tăng cường các câu hỏi sử dụng Atlat trong các đề kiểm tra 15 phút 1 tiết, và đề thi học kì, giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng Atlat khi làm bài thi. Thấy được lợi ích khi được sử dụng Atlat để làm bài thi THPT QG.
 2.4	Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
- Bản thân đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tại lớp 12A7 trong kỳ ôn luyện THPT QG năm học 2018-2019. Thời gian từ tháng 1/2019 -> 4/2019 và đạt được một số hiệu quả.
+ 100% học sinh biết sử dụng Atlat để làm các câu hỏi trực tiếp - trong đề thi khảo sát - 10 câu, tương đương 2,5 điểm +.
+ Một số em có kỹ năng viết tốt hơn còn có thể sử dụng Atlat cho các câu hỏi vận dụng, nên đã đạt số điểm cao hơn.
+Số học sinh có Atlat và mang theo Atlat để làm bài thi tăng lên (Mặc dù vẫn còn một số em không mang theoAtlat, nhưng các em có thể mượn của bạn để làm bài.)
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1	Kết luận
- Việc sử dụng Atlat trong dạy học môn địa lý và đặc biệt là ôn luyện thi THPT QG môn địa lý trong trường phổ thông đẫ không còn là mới mẻ. Tuy nhiên thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả mới là vấn đề quan trọng. 
Hướng đẫn học sinh sử dụng Atlat để làm bài thi THPT QG là một việc làm không mới nhưng không bao giờ là cũ. Vì việc này phải làm thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình giảng dạy của giáo viên.
Với sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn sử dụng Atlat địa lý Việt Nam để làm bài thi THPT QG môn địa lý” hy vọng sẽ có nhứng cách làm chi tiết, cụ thể hơn, đầy đủ hơn, giúp học sinh sử dụng có hiệu quả hơn cuốn Atlat địa lý Việt Nam đối với môn Địa lý.
3.2	Kiến nghị
Nhà trường hoặc sở giáo dục nên trang bị thêm một số lượng lớn Atlat địa lý Việt Nam có thể cho học sinh mượn như mượn sách giáo khoa sẽ giúp các em có đầy đủ phương tiện học tập, tạo thói quen thường xuyên sử dụng Atlat như sử dụng sách giáo khoa của các em.
Với bản thân, sẽ thường xuyên dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để học và làm bài kiểm tra, nâng cao kỹ năng sử dụng Atlat cho các em để việc làm bài thi THPT QG môn địa lý hiệu quả nhất.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Lê Thị Thanh Huyền
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa 
2. Dạy và học tích cực. 
3. Atlatđịa lí Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_atlat_dia_ly_viet_nam_de_lam.doc