SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong môn Công nghệ lớp 11

SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong môn Công nghệ lớp 11

 Để kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục thì có rất nhiều phương pháp. Trong giai đoạn hiện nay, đã có nhiều trường học, nhiều cơ sơ giáo dục áp dụng việc kiểm tra đánh giá đối tượng của mình bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Với xu hướng đổi mới hiện nay thì việc áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần được nghiên cứu nghiêm túc để sử dụng một cách có hiệu quả trong giảng dạy và học tập ở nhà trường.

 Theo nghị quyết số 40/2000/QH-X (09/12/2000) của quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đã được đưa ra thí điểm năm 2003 và thực hiện đại trà năm 2006. Đến năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng hình thức thi trắc nghiệm đối với một số môn trong các kì thi học kỳ ở trường phổ thông và đặc biệt là kì thi tuyển sinh đại học trên toàn quốc. Vì vậy việc nghiên cứu và tiếp cận trương trình và hình thức thi trắc nghiệm mới là nhiệm vụ của tất cả giáo viên cũng như học sinh trong trường phổ thông, nhằm trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và cần thiết trong giai đoạn đổi mới của nền giáo dục hiện nay.

 Từ những lí do trên cho thấy việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan là vấn đề cần thiết và mang tính cấp thiết. Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm tôi cảm nhận được điều này là rất cần thiết nên tôi đã tìm hiểu và mạnh dạn đưa ra đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong” môn Công nghệ lớp 11

 

doc 26 trang thuychi01 12782
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong môn Công nghệ lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2
-------------------&-------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11
 Người thực hiện:Đinh Sỹ Hùng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường THPT Hậu Lộc 2
 SKKN : Môn Công nghệ 
 Hậu Lộc, tháng 5 năm 2018
MỤC LỤC
Stt
Nội dung
Trang
1
 MỤC LỤC 
2
2
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
3
3
II. GIỚI THIỆU
4
4
2.1. Hiện trạng
4
5
2.2. Giải pháp thay thế
5
6
2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
5
7
2.4. Vấn đề nghiên cứu
6
8
2.5. Giả thuyết nghiên cứu
6
9
III. PHƯƠNG PHÁP
6
10
3.1. Khách thể nghiên cứu
6
11
3.2. Thiết kế nghiên cứu
6
12
3.3. Quy trình nghiên cứu
7
13
3.4. Đo lường 
8
14
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
8
15
4.1. Trình bày kết quả
8
16
4.2. Phân tích dữ liệu
8
17
4.3. Bàn luận
9
18
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
10
19
5.1. Kết luận
10
20
5.2. Khuyến nghị
10
21
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
10
22
VII. MINH CHỨNG - PHỤ LỤC CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
11
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Để kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục thì có rất nhiều phương pháp. Trong giai đoạn hiện nay, đã có nhiều trường học, nhiều cơ sơ giáo dục áp dụng việc kiểm tra đánh giá đối tượng của mình bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Với xu hướng đổi mới hiện nay thì việc áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan cần được nghiên cứu nghiêm túc để sử dụng một cách có hiệu quả trong giảng dạy và học tập ở nhà trường.
 Theo nghị quyết số 40/2000/QH-X (09/12/2000) của quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới đã được đưa ra thí điểm năm 2003 và thực hiện đại trà năm 2006. Đến năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng hình thức thi trắc nghiệm đối với một số môn trong các kì thi học kỳ ở trường phổ thông và đặc biệt là kì thi tuyển sinh đại học trên toàn quốc. Vì vậy việc nghiên cứu và tiếp cận trương trình và hình thức thi trắc nghiệm mới là nhiệm vụ của tất cả giáo viên cũng như học sinh trong trường phổ thông, nhằm trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và cần thiết trong giai đoạn đổi mới của nền giáo dục hiện nay.
 Từ những lí do trên cho thấy việc xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan là vấn đề cần thiết và mang tính cấp thiết. Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm tôi cảm nhận được điều này là rất cần thiết nên tôi đã tìm hiểu và mạnh dạn đưa ra đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong” môn Công nghệ lớp 11.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm có học lực tương đương nhau của lớp 11C4 và 11C5 Trường THPT Hậu Lộc 2. (mỗi nhóm có 10 học sinh, nhóm 1 là nhóm thực nghiệm, nhóm 2 là nhóm đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần đầu học kỳ II đến hết học kỳ II của năm học 2017 - 2018.
Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra lần 1 của 2 nhóm có giá trị trung bình là 6,9 và 6,8. Điểm bài kiểm tra lần 2 của 2 nhóm có giá trị trung bình là 8,3 và 7,3. Kết quả kiểm chứng t-test p = 0.03< 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và chất lượng học tập của học sinh đối với môn học Công nghệ đã được nâng lên rõ rệt. 
Điều đó chứng minh rằng để kiểm tra đánh giá ta phải thay đổi phương pháp sao cho phù hợp nhằm đánh giá đúng trình độ năng lực của học sinh giúp học sinh yêu thích môn học và nâng cao kết quả học tập. 
II. GIỚI THIỆU
2.1. Hiện trạng:
 Ở nước ta, việc kiểm tra đánh giá học sinh bằng hình thức tự luận như hiện nay thực sự là một rào cản cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Thi thế nào thì dạy và học thế ấy. Việc đánh giá học sinh chỉ nhằm kiểm tra việc ghi nhớ, thuộc bài mà không chú trọng đến khả năng sáng tạo, không chấp nhận sự khác biệt trong nhận thức. Nếu còn tiếp tục hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập như hiện nay thì vẫn còn cách dạy “Thầy giảng - Trò ghi”
Trước đây do chưa nắm vững khoa học đo lường và KT-ĐG kết quả học tập nên phần lớn các đề kiểm tra 15’, 45’, kiểm tra học kỳ chỉ nhằm KT-ĐG học sinh thuộc bài của giáo viên đến mức nào. Học sinh chỉ học theo bài giảng; không tham khảo tài liệu liên quan và những kiến thức được ứng dụng trong thực tế đời sống, không học theo lối tư duy sáng tạo, không biết phê phán, không biết “nêu vấn đề” để có năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó, chất lượng sản phẩm đào tạo về năng lực ở phổ thông trung học là không đáp ứng được yêu cầu của đào tạo và của xã hội thông tin tri thức. 
 Để khắc phục lối “truyền thụ một chiều” (thầy giảng - trò ghi), phải kiên quyết loại bỏ hình thức kiểm tra theo hình thức “học gì - thi nấy”, sao chép lại mớ kiến thức đã được ghi chép, tiếp thu một cách thụ động. Đánh giá kết quả học tập, phải đánh giá cả quá trình học tập, bao gồm cả tinh thần, thái độ học tập,và đặc biệt phải cải tiến cách thức kiểm tra (thi), đó là: Tăng cường kiểm tra TNKQ, làm bài tập môn học trên tinh thần đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, tránh chạy theo bệnh thành tích, chạy theo chỉ tiêu. Kiểm tra kiến thức học sinh bằng phương pháp TNKQ sẽ thúc đẩy học sinh học tập chủ động và tích cực hơn. Nên khuyến khích dùng hình thức kiểm tra TNKQ thay thế cho các hình thức cũ. Chính vì vậy việc đổi mới KT-ĐG là vấn đề cần thiết hiện nay. Vì nó đánh giá được học sinh có thể hiểu và nhớ được những kiến thức cơ bản của môn học, chủ yếu là nhớ ý nghĩa theo hệ thống kiến thức của chương trình. Đánh giá được việc áp dụng kiến thức để giải quyết tình huống cụ thể, sự độc lập sáng tạo của học sinh. Đánh giá được động cơ, hứng thú, thái độ học tập của học sinh. 
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy nếu tiếp tục việc kiểm tra đánh giá học sinh bằng các hình thức cũ không còn phù hợp. Chất lượng học tập môn Công nghệ nhìn chung chưa cao. Qua kết quả học tập của các em lớp 11 nhiều năm cho thấy, đa số học sinh của lớp có điểm khá và trung bình. Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học, cũng như tiếp thu kiến thức mới được cung cấp còn chậm, chưa liên hệ, vận dụng được kiến thức mới vào thực tế. Phần lớn học sinh còn chưa yêu thích và hứng thú học tập môn Công nghệ.
Đặc biệt đối với trường THPT Hậu Lộc 2 là một trường nằm trên địa bàn nông nghiệp, là vùng xa của thành phố và có chất lượng đầu vào ở những năm gần đây không cao nên việc tiếp thu môn công nghệ còn gặp rất nhiều hạn chế.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu của tôi là ”Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong” môn Công nghệ lớp 11 
2.2. Giải pháp thay thế: 
Qua hiện trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài ”Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong” môn Công nghệ lớp 11, nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng môn học và làm cho học sinh hứng thú yêu thích môn học.
Giáo viên biên soạn tài liệu giảng dạy với những kiến thức căn bản, trọng tâm mà chương trình sách giáo khoa biên soạn, Đồng thời sau mỗi bài học giáo viên chốt lại các kiến thức trọng tâm, giải đáp các thắc mắc của các em củng cố cho học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến kiến thức của bài học. Qua đó biên tập thành ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phục vụ quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh vừa sức với trình độ của học sinh giúp các em nắm vững kiến thức, nội dung bài học và củng cố lại kiến thức sách giáo khoa và kiến thức thực tế trong đời sống. Ngoài ra còn kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp để trao đổi nhắc nhở ý thức học tập của các em. Cho các em tự tìm hiểu thêm các kiến thức thực tế của môn học trong đời sống.
Xây dựng ma trận đề cho các bài kiểm tra một cách hợp lý với nội dung chương trình.
Sử dụng phần mềm trộn đề để các bài kiểm tra có ít nhất là 4 đề, giúp cho học sinh tự giác làm bài trong các giờ kiểm tra.
2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
Về vấn đề ”Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong” môn Công nghệ lớp 11 đã có một số bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan: 
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn công nghệ bậc THPT” của chính bản thân đã trình bày năm 2015 và được hội đồng khoa học của sở giáo dục đánh giá cao. 
Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học.
2.4. Vấn đề nghiên cứu: 
Xem xét việc ”Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong” môn Công nghệ lớp 11 có đánh giá được đúng trình độ nhận thức của học sinh hay không, có làm nâng cao chất lượng môn học và làm cho học sinh hứng thú yêu thích môn học công nghệ hay không.
2.5. Giả thuyết nghiên cứu: 
Việc ”Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần động cơ đốt trong” môn Công nghệ lớp 11 sẽ giúp cho học sinh lớp 11C4 và lớp 11C5 của Trường THPT Hậu Lộc 2 hiểu bài nắm vững kiến thức, làm nâng cao chất lượng môn học. Làm cho học sinh hứng thú yêu thích môn học công nghệ và làm quen với phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nhiệm khách quan.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
 Tôi lựa chọn học sinh lớp 11C4 và lớp 11C5 của Trường THPT Hậu Lộc 2, vì lớp có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng.
3.1. Khách thể nghiên cứu:
 *Giáo viên: Đinh Sỹ Hùng – giáo viên Công nghệ đang trực tiếp giảng dạy tại lớp 11C4 và lớp 11C5 trường THPT Hậu Lộc 2 thực hiện việc nghiên cứu.
 *Học sinh: chọn 20 học sinh của lớp 11C4 và lớp 11C5, trong đó 10 học sinh của lớp 11C4 là nhóm thực nghiệm và 10 học sinh của lớp 11C5 là nhóm đối chứng. Về ý thức học tập, tất cả các em đều chăm ngoan tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức môn học. Về thành tích học tập của học kỳ 1, các em đều tương đương nhau về điểm số của môn học.
3.2. Thiết kế 
 Tôi dùng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các học sinh của lớp 11C4 và lớp 11C5 của Trường THPT Hậu Lộc 2. Tôi căn cứ vào kết quả học tập của học kỳ 1 năm học 2017-2018 và bài khảo sát môn công nghệ đầu học kỳ 2 năm học 2017-2018 của 2 lớp 11C4 và 11C5, do nhóm công nghệ ra đề và chọn ra 2 nhóm ngẫu nhiên là các học sinh diện trung bình khá thuộc 2 lớp 11C4 và 11C5 là ngang nhau. Tôi thực hiện tác động vào nhóm 1 của lớp 11C4 bằng cách tổ chức các hoạt động dạy như bình thường nhằm giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức mới và kiến thức thực tế. Đồng thời sau mỗi bài học tôi đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức đã học. Do đó đã giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Qua tác động giải pháp thay thế 12 tuần, tôi tiến hành kiểm tra sau tác động đối với các học sinh của 2 lớp 11C4 và 11C5 bằng kết quả điểm kiểm tra bài 15’ thứ 2 của học kì II năm học 2017-2018. Sau đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để phân tích dữ liệu.
Bảng 1. Kiểm chứng trước tác động để xác định các nhóm tương đương
Số
HS
Điểm TB
Kiểm tra
Độ lệch chuẩn
Giá trị p
của T-test
Thực nghiệm
10
6,9
0.73786
0.387
Đối chứng
10
6,8
0.78881
p = 0,387 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương nhau về chất lượng học tập. 
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
KT trước tác động
Tác động
KT sau tác động
N1
O1
Sử dụng đề KT bằng câu hỏi TNKQ
O3
N2
O2
Sử dụng đề KT bằng câu hỏi tự luận
O4
N1: Nhóm thực nghiệm (10 học sinh xếp loại trung bình, khá lớp 11C4)
N2: Nhóm thực nghiệm (10 học sinh xếp loại trung bình, khá lớp 11C5)
3.3. Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị của giáo viên:
	Nghiên cứu kỹ về lý thuyết phần câu hỏi trắc nhiệm khách quan, các nguyên tắc khi biên soạn câu hỏi trắc nhiệm khách quan.
	Soạn giảng theo hướng đổi mới, thường xuyên kiểm tra nhanh học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có liên quan tới kiến thức bài học.
Sau mỗi bài học giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nhiệm khách quan theo chuẩn kiến thức kỹ năng và các kiến thức trong thực tế đời sống sản xuất để củng cố bài cho học sinh.
	Tập hợp thành ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần động cơ đốt trong để tổ nhóm tham khảo đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn.
	Xây dựng ma trận đề và sử dụng phần mềm trộn đề trắc nghiệm của Phạm Văn Trung (lấy trên mạng Internet) để biên soạn đề kiểm tra.
(Hệ thống câu hỏi xem trong phần phụ lục)
* Tiến hành thực nghiệm:
	Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu, lịch báo giảng, kế hoạch cá nhân để đảm bảo tính khách quan. 
	Thực nghiệm được tiến hành tại 2 lớp 11C4 và 11C5 Trường THPT Hậu Lộc 2.
	Nội dung theo phần chuẩn bị của giáo viên.
3.4. Đo lường:
Sau khi tiến hành kiểm tra sau tác động kết quả học tập của nhóm thực nghiệm qua bài kiểm tra 15’ lần 2 học kì II và tính kết quả điểm trung bình của bài kiểm tra lần hai của 2 lớp 11C4 và 11C5. Đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn công nghệ của học sinh được giáo viên tổ chức ra đề và kiểm tra khách quan với tác động thực nghiệm của tôi. Sau khi có kết quả kiểm tra đã chấm bài theo đáp án cho sẵn và thống kê kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
4.1. Trình bày kết quả:
 Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động:
Số HS
Điểm TB
Kiểm tra
Độ lệch chuẩn
Giá trị p
của T-test
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD
Thực nghiệm
10
8,3
0.82327
0.007
1.21466
Đối chứng
10
7,3
0.82327
4.2. Phân tích dữ liệu:
- Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 8,3 cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 7,3. Điều này chứng tỏ rằng việc đánh giá chất lượng học tập phần động cơ đốt trong - môn công nghệ lớp 11 của học sinh 2 lớp 11C4 và 11C5 đã được nâng lên đáng kể.
- Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 0.8624 < 1 điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa.
- Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p = 0.03 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =1.21466 
so sánh với bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1.21466 cho thấy mức độ ảnh hưởng khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn công nghệ lớp 11 là rất lớn. Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.
Hình 1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình kiểm tra trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
4.3. Bàn luận:
+ Ưu điểm:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 8,3, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 7,3. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.0 điểm; Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng rất nhiều.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1.21466. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p = 0.03 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động của việc sử dụng câu hỏi trắc nhiệm khách quan để đánh giá học sinh. 
+ Hạn chế: Nghiên cứu này là một giải pháp rất tốt để giúp học sinh nắm vững kiến thức và yêu thích môn học nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có trình độ về chuyên môn, ham tìm tòi các kiến thức ứng dụng trong thực tế và hiểu biết về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí. Và đòi hỏi về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học nhờ ứng dụng của công nghệ thông tin.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
5.1. Kết luận : 
Việc “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nhiệm” phần động cơ đốt trong lớp 11 có mục đích phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THPT THPT Hậu Lộc 2 . Qua đó đã làm thay đổi cái nhìn của học sinh về môn học. Điều này đã làm cho kết quả học tập, tiếp thu kiến thức môn công nghệ được nâng lên, học sinh tự tin hơn trong học tập, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn. 
5.2. Khuyến nghị:
* Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết nối... cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học.
* Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, dành nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng và sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nhiệm cho bộ môn, sử dụng thành thạo các phần mềm trộn đề trắc nghiệm.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các bài viết, tài liệu trên mạng Internet.
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu KHSP ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
- Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn công nghệ cấp THPT - Bộ GD&ĐT. 
- Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý,giáo viên về biên soạn đề kiểm tra đánh giá môn công nghệ cấp THPT - Bộ GD&ĐT.
- Sách giáo khoa công nghệ 11 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT. 
- Phần mềm trộn đề trắc nghiệm của Phạm Văn Trung.
VII. MINH CHỨNG - PHỤ LỤC CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Nhóm thực nghiệm (Lớp 11C4)
Stt
Họ và tên học sinh 11C4
KT trước tác động
Bài KT 15’
KT sau tác động
Bài KT 15’
1
Trịnh Thị Hòa
6
9
2
Vũ Hoàng Đạo
8
7
3
Trần Trung Hiếu
8
8
4
Kiều Văn Giang
7
9
5
Phạm Thị Hồng
7
8
6
Nguyễn Thanh Huyền
7
8
7
Hoàng Thị Loan
7
9
8
Lường Thảo Quyên
6
9
9
Phạm Thị Thanh Phương
7
9
10
Ngọ Viết Hưởng
6
7
Điểm trung bình kiểm tra
6,9
8,3
Nhóm đối chứng (Lớp 11C5)
Stt
Họ và tên học sinh 11C5
KT trước tác động
Bài KT 15’
KT sau tác động
Bài KT 15’
1
Nguyễn Thùy trang
8
8
2
Hoàng Thị Thủy
8
8
3
Hoàng Thị Hồng Nhung
6
8
4
Đỗ Bá Huy
6
8
5
Trần Thị Hạnh
7
7
6
Trần Thị Mận
7
6
7
Lê Thành An
7
8
8
Nguyễn Thiện Thanh
7
7
9
Trần Văn Huấn
6
6
10
Đỗ Văn Đại
6
7
Điểm trung bình kiểm tra
6,8
7,3
NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ CÂU HỎI TNKQ
1. Trắc nghiệm khách quan là gì?
 TNKQ là phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các câu hỏi TNKQ. Trong đó, các yêu cầu thực hiện có kèm theo câu trả lời sẵn hoặc các phương án tiến hành đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời hoặc một phương án hay phải điền thêm những thông tin nhất định vào câu trả lời.
Thuật ngữ “khách quan” ở đây chỉ tính chất khách quan khi làm bài và chấm bài. Tuy nhiên, về mặt nội dung, cấu trúc, đặc điểm của các câu hỏi có ảnh hưởng bởi tính chất chủ quan của người soạn câu hỏi.
2. Bản chất của trắc nghiệm khách quan 
 Giao cho học sinh những câu hỏi kiểm tra để thăm dò đánh giá một số đặc điểm trí tuệ của học sinh như trí nhớ, sự thông minh,và một số yếu tố của kỹ năng, kỹ thuật nào đó như quan sát các chi tiết động cơ đốt trong, phân tích các bộ phận thuộc các hệ thống, cơ cấu, nhận biết, phân biệt các đối tượng cùng loại hoặc tương tự
3. Vai trò của trắc nghiệm trong dạy học 
a. Đối với giáo viên
 - Giáo viên thường kiểm tra - đánh giá học sinh để biết học sinh đạt đến trình độ nào. Các bài trắc nghiệm soạn kỹ, đúng phương pháp có thể là nguồn kích thích học sinh chăm lo học tập, sửa đổi những sai lầm và hướng các hoạt động học tập đến những mục tiêu như mong muốn.
 - Kết quả trắ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_cau_hoi_trac_nghiem_phan_dong_co_dot.doc