SKKN Giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu, bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

SKKN Giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu, bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí

 Nhiên liệu là một phần không thể thiếu trong hoạt động sống. Đặc biệt, nó đóng một vai trò quan trọng trong công nghiệp, giao thông vận tải của các quốc gia trên thế giới, nó tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất nhằm tạo ra của cải, phục vụ lợi ích cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Vì vậy, vấn đề nhiên liệu luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt về khâu đầu vào (đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, vận chuyển) và khâu đầu ra( tình trạng ô nhiễm không khí trong các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất). Ở Việt Nam, chính xác là một “cường quốc xe máy” khi sở hữu số lượng loại phương tiện này xếp thứ 2 toàn thế giới. Năm 2016, thống kê đã ghi nhận con số có hơn 45 triệu môtô, xe máy các loại đang chạy trên khắp các nẻo đường Việt Nam. Hiện 85% dân số Việt Nam đang sử dụng xe máy như là phương tiện đi lại cũng như để mưu sinh mỗi ngày. Mặt khác, nhiên liệu sử dụng cho xe máy chủ yếu là xăng. Tại nhiều nước hiện áp dụng khẩu hiệu: “Ít tốn xăng để ít bị ô nhiễm”. Từ đó, vấn đề bảo vệ môi trường không khí được quan tâm. Do vậy, việc nghiên cứu ô nhiễm không khí từ các quá trình đốt nhiên liệu và các biện pháp xử lí là một vấn đề mang tính cấp thiết và thực tế. Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu, biện pháp này rõ ràng không chỉ giảm thiểu chi phí nhiên liệu cho các phương tiện giao thông mà còn hạn chế lượng khí thải trong không khí. Mặt khác, trong chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã nêu rõ yêu cầu, mục tiêu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường. Hiện nay giáo dục đã và đang từng bước được cải cách, ở đó đề cao người học vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. Bằng tâm huyết với nghề, kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, ý thức của bản thân trong quá trình thực hiện biện pháp sử dụng hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu, tôi thấy cần phải giáo dục các em, thông qua các em để truyền tải thông điệp tới người dân cùng chung tay vào bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, cũng qua đó xây dựng môi trường giáo dục “ Xanh- Sạch - Đẹp”. Với suy nghĩ đó cùng những kết quả bước đầu đạt được thông qua bài học đã trở thành động lực để bản thân tôi quyết định thực hiện đề tài “Giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu, bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí”

doc 13 trang thuychi01 6462
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu, bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC Ý THỨC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NHIÊN LIỆU, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA NỘI DUNG BÀI HỌC HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ 
Người thực hiện: Trình Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoằng Hóa 4
SKKN thuộc môn: Công Nghệ
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU.............................
1
 1.1 Lí do chọn đề tài.
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
 1.3. Đối tượng nghiên cứu..
1
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
 1.5. Những điểm mới của SKKN.....................
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..
2
 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến.
2
 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..
2
 2.3. Giải pháp thực hiện..
3
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...........
9
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO...
11
1. MỞ ĐẦU.
 1.1 . Lí do chọn đề tài: 
 Nhiên liệu là một phần không thể thiếu trong hoạt động sống. Đặc biệt, nó đóng một vai trò quan trọng trong công nghiệp, giao thông vận tải của các quốc gia trên thế giới, nó tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất nhằm tạo ra của cải, phục vụ lợi ích cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Vì vậy, vấn đề nhiên liệu luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt về khâu đầu vào (đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, vận chuyển) và khâu đầu ra( tình trạng ô nhiễm không khí trong các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất). Ở Việt Nam, chính xác là một “cường quốc xe máy” khi sở hữu số lượng loại phương tiện này xếp thứ 2 toàn thế giới. Năm 2016, thống kê đã ghi nhận con số có hơn 45 triệu môtô, xe máy các loại đang chạy trên khắp các nẻo đường Việt Nam. Hiện 85% dân số Việt Nam đang sử dụng xe máy như là phương tiện đi lại cũng như để mưu sinh mỗi ngày. Mặt khác, nhiên liệu sử dụng cho xe máy chủ yếu là xăng. Tại nhiều nước hiện áp dụng khẩu hiệu: “Ít tốn xăng để ít bị ô nhiễm”. Từ đó, vấn đề bảo vệ môi trường không khí được quan tâm. Do vậy, việc nghiên cứu ô nhiễm không khí từ các quá trình đốt nhiên liệu và các biện pháp xử lí là một vấn đề mang tính cấp thiết và thực tế. Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu, biện pháp này rõ ràng không chỉ giảm thiểu chi phí nhiên liệu cho các phương tiện giao thông mà còn hạn chế lượng khí thải trong không khí. Mặt khác, trong chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã nêu rõ yêu cầu, mục tiêu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường. Hiện nay giáo dục đã và đang từng bước được cải cách, ở đó đề cao người học vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. Bằng tâm huyết với nghề, kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, ý thức của bản thân trong quá trình thực hiện biện pháp sử dụng hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu, tôi thấy cần phải giáo dục các em, thông qua các em để truyền tải thông điệp tới người dân cùng chung tay vào bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, cũng qua đó xây dựng môi trường giáo dục “ Xanh- Sạch - Đẹp”. Với suy nghĩ đó cùng những kết quả bước đầu đạt được thông qua bài học đã trở thành động lực để bản thân tôi quyết định thực hiện đề tài “Giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu, bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí”
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu và đề xuất biện pháp giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu, bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học “Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí ”. Vận dụng kiến thức của bài học để tìm ra các giải pháp về sử dụng làm sao hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu để từ đó giảm thiểu các yếu tố tác động không tốt đến môi trường đặc biệt từ các phương tiện giao thông sử dụng động cơ xăng ở nước ta, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Nội dung bài học “Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ
động cơ xăng” môn Công nghệ 11.
 Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp giáo dục sử dụng hiệu quả nhiên liệu, bảo vệ môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn công nghệ 11. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Nghiên cứu luật giáo dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học...
 Nghiên cứu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực với bộ môn công nghệ.
 Sử dụng phương pháp điều tra thực trạng dạy và học công nghệ ở trường THPT .
 Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm tiến hành lên lớp theo hai giáo án để so sánh.
 1.5. Những điểm mới của SKKN.
 Xây dựng kiến thức cần thiết để học sinh trải nghiệm thông qua một tiết học cụ thể, phù hợp với đặc thù môn học, học sinh vận dụng hiệu quả vào trong sinh hoạt thường ngày của bản thân, nhà trường, gia đình và địa phương. Thông tin, kiến thức gần gũi với đời sống, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo kiến thức trọng tâm và không quá tải nội dung cần giảng dạy.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Tổng quan một cách rõ ràng hệ thống cơ sở lí luận về vấn đề sử dụng nhiên liệu hiệu quả đi cùng với bảo vệ môi trường ở trường trung học phổ thông.
 Trong chương trình mục tiêu quốc gia về “ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo Quyết định số 79/2006 ngày 14 tháng 4 năm 2006 của thủ tướng chính phủ có đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó qui định rõ: Xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học phù hợp với từng cấp học.
 Bên cạnh đó, tình trạng môi trường thay đổi vì bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia, cũng như trên toàn thế giới, là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu, mỗi chúng ta đặt ra câu hỏi “ Tuổi thọ của trái đất là bao nhiêu nếu vấn đề về môi trường không được chung tay khắc phục ?” Chính vì vậy việc giáo dục ý thức sử dụng nguồn tài nguyên nói chung, cũng như hình thành trong học sinh thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường là cấp bách, cần thiết và bắt buộc khi giảng dạy trong trường phổ thông. Đặc biệt với môn công nghệ thì đây là vấn đề hết sức cần thiết, là môn học có mối liên hệ giữa lí thuyết với vận dụng thực hành trong thực tiễn.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Qua quá trình dạy môn công nghệ ở đơn vị công tác, tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau:
 - Nhà trường tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để thực hiện giảng dạy các môn học nói chung cũng như môn công nghệ nói riêng. Trong trường giáo viên bộ môn đã đạt chuẩn đào tạo, tâm huyết với nghề, có ý thức cao trong việc sáng tạo, tìm tòi, đổi mới sao cho đạt hiệu quả cao trong giáo dục môn học.
 - Học sinh chăm ngoan, tuy nhiên do áp lực thi cử cũng như áp lực của cuộc sống nên các em chưa coi trọng môn học, đặc biệt sự thơ ơ vô cảm làm cho các em thiếu ý thức trong việc tiết kiệm nguồn năng lượng của nhà trường (ví như vẫn bật đèn khi trời sáng hoặc sau mỗi buổi học), gia đình cũng như nguồn năng lượng quốc gia, song song với đó là thiếu ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh chung trong khuôn viên trường, cũng như thôn xóm nơi các em sinh sống, xả rác bừa bãi, vứt giấy nháp sau mỗi buổi thi...
 Qua khảo sát năm học 2016- 2017 một số vấn đề còn tồn tại:
 - Hiểu biết về năng lượng cũng như ý thức sử dụng hợp lí năng lượng còn quá kém. Trên 75% có em tham gia khảo sát không hiểu sử dụng tiết kiệm năng lượng là cần thực hiện như thế nào, chẳng hạn như dùng quạt nên thao tác khi khởi động ra sao để tiết kiệm điện? 
 - Trên 80% không quan tâm đến việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, điện cũng như bảo vệ môi trường đa phần các em thực hiện theo mệnh lệnh từ giáo viên, bố mẹ.
 Tôi đã tiến hành áp dụng sáng kiến này nhằm làm thay đổi ý thức, hành vi của các em đối với môn học cũng như góp phần vào mục tiêu chung của quốc gia (bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại)
 2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
 - Giải pháp chung: Tiến hành tích hợp giáo dục ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn năng lượng cũng như thái độ bảo vệ môi trường cho học sinh qua một nội dung bài học.
 - Mục tiêu giải pháp: Giáo dục ý thức, thái độ, xây dựng trong các em kĩ năng sử dụng nguồn năng lượng sao cho tiết kiệm và hiệu quả để giảm thiểu sự lãng phí, rơi rớt không đáng có của năng lượng. Học sinh từ đó liên hệ với thực tiễn gia đình mình, địa phương, trường học cũng như nơi công cộng, nâng cao ý thức vì cộng đồng trong mỗi cá nhân.
 Làm giảm sự khô khan mang tính nguyên lí ở hoạt động của phương tiện máy móc, thiết bị trong môn học thay vào đó là sự hứng thú, tìm tòi giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả và tính thiết thực trong đời sống của các em.
 - Nguyên tắc: Nội dung này dựa trên sự hợp lí trong quá trình tìm hiểu về nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí.
 - Thực hiện:
 Giải pháp 1: Đưa các em vào một tình huống giáo dục khi giới thiệu vào nội dung bài học. Nhằm tạo sự bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết tạo tâm lí thân thiện, gần gũi , nhẹ nhàng, thoải mái (chứ không áp đặt) cho học sinh trước khi chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. Với nội dung tình huống đưa ra sát với nội dung bài học đồng thời gần gũi trong đời sống - mang tính thực tiễn cao. Gợi mở cho học sinh tự suy nghĩ và trả lời. 
 Cụ thể:
 Cho học sinh xem tình huống về khởi động xe máy vào mùa đông, thao tác khởi động bằng điện ( khởi động bằng động cơ điện), đạp bằng cần khởi động, kéo le bên tay trái, thực hiện đối với xe số.
 Đặt câu hỏi: Các em quan sát khởi động xe máy khi xe lâu ngày không đi hay
vào mùa đông thường thao tác như thế nào? Vì sao cần thực hiện những thao tác trên?
 Kết quả:
 Bằng thực tiễn học sinh trả lời chính xác câu hỏi tình huống.
 Giải pháp 2: Sử dụng các vi deo, hình ảnh, các số liệu thống kê đưa ra về hiện tượng ô nhiễm môi trường từ các phương tiện tham gia giao thông, trong đó đặc biệt là xe máy.
 Cách tiến hành:
 + Nêu một số hình ảnh.
 + Các vi deo về một số thanh niên đạp phanh, rú ga hoặc có hành vi làm sai cấu trúc ống pô làm xe nổ to, khói xả đen khi đi xe máy...
 + Thống kê một số thông số như:
  - Về chỉ số ảnh hưởng sức khỏe, Việt Nam đạt điểm 69,61/100 và đứng số 93. Số điểm này được đo bởi chỉ số mức độ rủi ro do tiếp xúc với môi trường, dùng để đánh giá các mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người gây ra bởi 5 yếu tố môi trường gồm nguồn nước, vệ sinh, ô nhiễm chất dạng hạt, ô nhiễm trong gia đình và ô nhiễm ôzôn. Điều này cho thấy Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe từ môi trường.
 -Việt Nam hiện có hơn 45 triệu môtô, xe máy các loại (tương đương cứ 2 người dân có một xe máy). Là phương tiện giao thông thiết yếu của số đông người dân, nhưng lượng xe máy tăng nhanh sẽ gây ra nhiều hệ lụy rất đáng lo ngại.
 - Ở các thành phố lớn của Việt Nam, nồng độ bụi đang là một trong số những vấn đề đáng báo động. Theo bản báo cáo môi trường quốc gia 2015 thì nồng độ bụi tại các thành phố lớn đã và đang tăng cao vượt nhiều lần ngưỡng cho phép trong những năm gần đây. Tuy hỗ trợ tốt cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, xe máy tại Việt Nam cũng đang là tác nhân hàng đầu gây nên ô nhiễm môi trường. Để biết được tại sao động cơ ôtô, xe máy lại gây ô nhiễm, phải xét đến  quá trình cháy diễn ra trong buồng cháy của động cơ.
     Theo nguyên lý, quá trình cháy lý tưởng chỉ sinh ra CO2, H2O và N2. Nhưng trong thực tế, thì quá trình cháy xảy ra trong buồng cháy của động cơ  không lý tưởng như vậy. Quá trình cháy thực tế sinh ra các chất độc nguy hiểm như: NOx , CO, CnHm , SO2, và bụi hữu cơ, Chính những chất này là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.
  Ô nhiễm được hiểu như sau: “Không khí  được coi là ô nhiễm khi thành phần của nó bị thay đổi do có sự hiện diện của các chất lạ gây ra những tác hại mà khoa học chứng minh được hay gây ra sự khó chịu đối với con người khi hít phải”.
  Đa phần những chất do động cơ thải ra là những chất gây ô nhiễm.
 Đặt ra các câu hỏi:
 (1) Các em có nhận xét gì về hình ảnh, video, hoặc con số thống kê trên?
 (2) Dự đoán hậu quả của các hành động đó, con số đó sẽ tác động đến môi trường như thế nào?
 Kết quả: 
 Thật dễ để tất cả các em tham gia vào hoạt động giáo dục một cách chủ động
và những kiến thức này, con số này, hình ảnh này khắc sâu trong các em. Từ đó hình thành trong mỗi học sinh thái độ ứng xử trước những hành động tác động không tốt trong việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu, tài nguyên... làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, lên án hành vi tiêu cực , biểu dương khuyến khích hành vi tích cực, điều đó càng làm tăng thêm vai trò của các em với cộng đồng, với xã hội, như thế mục tiêu giáo dục đã đạt.
 Giải pháp thứ 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí - Tìm giải pháp để tiết kiệm xăng.
 Cách tiến hành:
 Chiếu hình ảnh động cho học sinh thấy sự thay đổi của dòng khí, dòng nhiên liệu khi thay đổi các thông số. Đưa ra bài toán áp dụng định luật Becnuli. Áp dụng vào nội dung bài cho các nhóm thảo luận.
 Đặt câu hỏi:
 (1) Dòng khí thay đổi như thế nào khi qua họng khuếch tán, hay khi bướm gió đóng, mở?
 (2) Tốc độ dòng nhiên liệu được hút từ buồng phao qua giclơ lên họng khuếch tán thay đổi như thế nào trong các trường hợp: Bướm ga mở rộng, mở hẹp, khi tốc độ trục khuỷu thay đổi tăng, thay đổi giảm...?
 Kết quả: Các em trao đổi sôi nổi, đưa ra những kết luận sát thực, chính xác, làm chủ kiến thức một cách hiệu quả.
 Giải pháp thứ 4: Phần củng cố bài giáo viên đưa ra một số kinh nghiệm trong thực hiện tiết kiệm năng lượng điện, nhiên liệu, tiết kiệm nguồn nước tự nhiên, các hoạt động, thói quen... trong việc giữ gìn vệ sinh cũng như bảo vệ môi trường.
 Cách tiến hành:
 Về tiết kiệm điện: 
 + Ví dụ khi bật quạt, nên bật số cao trước để khởi động động cơ, sau đó điều chỉnh ở mức gió theo yêu cầu hoặc sử dụng điều hòa không nên để nhiệt độ quá lạnh vào ban đêm, nên sử dụng công suất phù hợp với diện tích phòng, đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa không khí; sử dụng bóng LED, nói không với chế độ chờ trên các thiết bị, tận dụng thiên nhiên...
 + Hay đơn giản như nồi cơm điện là thiết bị không thể thiếu với nhiều gia đình. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào để tiết kiệm điện năng tiêu thụ một cách tối đa và tăng tuổi thọ? Vậy ta nên chọn mua nồi có dung tích, công suất phù hợp với gia đình, không nấu cơm trước giờ ăn quá lâu và thường xuyên vệ sinh các bộ phận của nồi cơm...
 Về tiết kiệm nhiên liệu: 
 + Chạy đều ga, tắt máy khi đèn đỏ khi thời gian dừng 25- 30 giây. TTO - kêu gọi tắt máy khi dừng trên 25 giây là một trong những hoạt động thường niên thuộc dự án cộng đồng xanh trong chiến dịch Giờ Trái Đất. Tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí độc, phù hợp với thực tế - Cụ thể, theo một nghiên cứu và khảo sát của ĐH quốc gia Hà Nội về việc đo lượng tiêu hao năng lượng, lượng khí CO, CO2, HC... phát thải khi khởi động động cơ cũng như để chế độ chạy không tải, nếu tắt máy 15 giây sẽ cho kết quả tiết kiệm xăng khá lớn và bảo vệ môi trường sống, lượng CO giảm 2,3 lần, lượng HC giảm 2,5 lần, lượng CO2 giảm 4 lần so 
với chế độ chạy không tải ( không tắt máy khi dừng đèn đỏ) và lượng xăng sẽ tiết kiệm đạt tới 5,5 lần. 
 + Thay nhớt thường xuyên, lượng hơi trong lốp duy trì ở mức vừa phải, chạy đúng số, đổ xăng đúng cách( nên đổ vào buổi sáng).
 Các thao tác trên tuy đơn giản nhưng ít người quan tâm và thực hiện.
Kết quả: 100% số học sinh đã thuyết phục vì lợi ích từ những kiến thức trên.
 Áp dụng trong một tiết học cụ thể:
Tiết 35- BÀI 27 : HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU
VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG( Tiết 1)
 Ngày soạn : 14/ 03/ 2018
 Ngày dạy : 19/ 03/ 2018
 I Mục tiêu: 	 	
 1. Kiến thức: Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
 2. Kỹ năng: Đọc được sơ đồ khối của hệ thống.
 3.Thái độ: Có thái độ đúng đắn về ngành động cơ đốt trong, có ý thức tiết kiệm nguồn nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi sử dụng động cơ đốt trong.
 II.Phương pháp: 
Nêu vấn đề, đàm thoại, trao đổi nhóm
 III. Chuẩn bị: 
 Giáo viên: Đọc kĩ nội dung bài dạy trong SGK. Tranh vẽ trong sách giáo khoa hình 27.1, 27.2.
 - Tìm hiểu các thông tin liên quan đến các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng . Máy chiếu đa năng, vật thật của các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
 Học sinh: Đọc trước bài học ở nhà. Sưu tầm các chi tiết thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng như bộ chế hòa khí cũ.
 IV.Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định: ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
 Câu hỏi: Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức?
 3. Tiến trình bài giảng: 
Đặt vấn đề :(2’)
 1.Các em quan sát khởi động xe máy khi xe để lâu không đi hoặc vào mùa đông thường thao tác như thế nào? Khi xe đang lưu thông, muốn tăng - giảm tốc độ cần thao tác như thế nào?
 2. Để tiết kiệm xăng khi đi xe máy, các em quan sát bố mẹ thực hiện như thế nào? Việc thực hiện như thế đã đúng hay chưa và nó có tác động trực tiếp như thế nào đối với môi trường sống của chúng ta?
 Để trả lời cho các câu hỏi trên các em sẽ tìm hiểu bài 27...
 * Triển khai bài 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1:( 8’) Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống
GV: Để động cơ duy trì hoạt động cần phải như thế nào?
HS: Trả lời câu hỏi. Cung cấp nhiên liệu.
GV: Việc cung cấp đó được thực hiện như thế nào, có bao nhiêu cách cung cấp- Tìm hiểu I
-GV Nhiệm vụ hệ thống NL là gì?
- HS phát biểu.
- Gv giải thích lượng, tỉ lệ, chế độ phụ tải.
GV đặt ra câu hỏi:
 - Có thể thay đổi lượng, tỉ lệ hay không?
- Tại sao cùng một lượng xăng như nhau, cùng loại phương tiện nhưng có người di chuyển được xa, có người di chuyển được đoạn đường ngắn hơn?
HS thảo luận và đưa ra ý kiến.
 Từ những ý kiến của HS giáo viên lồng ghép giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng nói chung, cũng như nhiên liệu nói riêng.
GV: Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống?
GV: Cung cấp thêm các căn cứ để phân loại. Loại tự chảy, loại cưỡng bức...
I. Nhiệm vụ và phân loại của hệ thống:
1. Nhiệm vụ:
Cung cấp hỗn hợp xăng và không khí sạch vào xi lanh của động cơ với lượng và tỉ lệ theo đúng yêu cầu phụ tải .
2. Phân loại:
Căn cứ vào bộ phận tạo hòa khí có hai loại: 
 - HTNL dùng bộ chế hòa khí.
 - HTNL dùng vòi phun
Hoạt động 2: ( 27’)Tìm hiểu hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.
- GV: Hãy cho biết các bộ phận chính của hệ thống? Yêu cầu HS vẽ sơ đồ khối.
- HS: Trình bày.
- GV: Thùng xăng có tác dụng gì?
- GV: Nhiệm vụ của bầu lọc xăng?
- GV: Bộ chế hòa khí có nhiệm vụ gì?
- GV: Tại sao phải có bộ chế hòa khí?
- GV: Yêu cầu HS điền vào sơ đồ khối đường nhiên liệu đi.
GV trình chiếu Slides về quá trình xăng hút từ bình lên buồng phao, từ buồng phao lên họng khuếch tán - đưa ra câu hỏi để học sinh thảo luận:
- Tìm đường xăng đi? 
- Làm thế nào để xăng vào được buồng phao của bộ chế hòa khí?
- So sánh vận tốc của dòng khí trước và tại họng khuếch tán?
Lớp chia làm 2 nhóm thảo luận.
- Sau khi thảo luận HS trình bày.
- GV bổ sung Khi pít tông đi xuống áp suất trong xi lanh tăng hay giảm? Giảm. Khi dòng khí đi qua họng khuếch tán- đường ống nạp- vào xi lanh- Ta có V1. S1 = V2. S2 ( Bernulli) Khi tiết diện qua họng khuếch tán giảm → Vận tốc tăng. Mặt khác chuyển động thành dòng của chất khí ta có Áp suất giảm thì vận tốc tăng và ngược lại.
- Tiết diện lưu thông dòng khí giảm, vận tốc tăng nhanh, độ chân không lớn sẽ hút xăng từ buồng phao lên, dòng xăng từ buồng phao dạng dòng tia, nên dễ bị xé nhỏ và bốc hơi hòa trộn cùng không khí tạo thành hòa khí.
- GV các em có nhận xét gì khi bình xăng bị nghiêng khi lên, xuống dốc.
Đưa ra nhận xét về ưu và nhược điểm.
Từ ưu nhược điểm, GV đưa ra vấn đề:
- T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_y_thuc_su_dung_hieu_qua_nguon_nhien_lieu_bao_v.doc