SKKN Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm

SKKN Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm

 Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đạt được mục tiêu đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Hóa học là môn học thực nghiệm ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Trong trường phổ thông, thí nghiệm hoặc mô tả thí nghiệm, có tác dụng phát triển tư duy ,giúp học sinh ghi nhớ , lĩnh hội kiến thức, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh từ đó học sinh có sự hứng thú và đam mê môn hóa hơn. Đặc biệt trong cấu trúc của đề thi THPTQG năm 2019, luôn có 3-4 câu liên quan đến thí nghiệm thực hành và hình vẽ thí nghiệm. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa chưa có nhiều những bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm hay tiến hành thí nghiệm, mô tả thí nghiệm. Mặc dù một số tài liệu có đưa ra nhưng chưa đầy đủ và chưa có tính hệ thống

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình, tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm ”.

 

doc 22 trang thuychi01 8140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
 Người thực hiện: Phan Thị Loan
 Chức vụ : Giáo viên.
 SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HÓA, NĂM : 2019
MỤC LỤC
1: MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đạt được mục tiêu đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. 
Hóa học là môn học thực nghiệm ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân. Trong trường phổ thông, thí nghiệm hoặc mô tả thí nghiệm, có tác dụng phát triển tư duy ,giúp học sinh ghi nhớ , lĩnh hội kiến thức, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh từ đó học sinh có sự hứng thú và đam mê môn hóa hơn. Đặc biệt trong cấu trúc của đề thi THPTQG năm 2019, luôn có 3-4 câu liên quan đến thí nghiệm thực hành và hình vẽ thí nghiệm. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa chưa có nhiều những bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm hay tiến hành thí nghiệm, mô tả thí nghiệm. Mặc dù một số tài liệu có đưa ra nhưng chưa đầy đủ và chưa có tính hệ thống
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình, tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm ”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học có nội dung liên quan đến hình vẽ thí nghiệm và thí nghiệm nhằm: 
- Giúp cho việc kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành và từ hiện tượng nhìn thấy suy ra lý thuyết đã học.Từ đó tạo niềm say mê, hứng thú và tự tin đối với môn học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 
- Kiểm tra khả năng liên hệ thực tế giữa hiện tượng thí nghiệm với hiện tượng trong đời sống.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
² Các bài dạy trong chương trình THPT hóa học lớp 10,11,12.
² Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học có nội dung gắn với hình vẽ thí nghiệm và các cách tiến hành thí nghiệm.
² Học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3.
² Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của đề tài. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Phương pháp hệ thống phân tích các tài liệu lý thuyết liên quan đến đề tài.
	² Nghiên cứu kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng.
² Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trong các sách, internet và nhiều tài liệu khác. 
1.4.2. Phương pháp điều tra cơ bản.
	²Tìm hiểu hứng thú học môn hóa của học sinh.
² Nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh để có những cách trình bày thật dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
²Đưa đề tài đến với học sinh thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.
²So sánh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
²Thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm để sữa chữa, bổ sung và hoàn thiện hơn.
1.5. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
² Đề tài này được thực hiện trong phạm vi môn Hoá học THPT. 
² Về mặt kiến thức kĩ năng đề tài chỉ nghiên cứu một số dạng thuộc lĩnh vực hoá học thực hành thí nghiệm và hình vẽ thí nghiệm.
² Trong các đề tài SKKN trước đây cũng có đề cập nhưng mới đề cập đến khối 10 hoặc khối 11 hoặc lĩnh vực vô cơ hoặc hữu cơ hoặc có mình hình vẽ chưa có các bài tập tiến hành thí nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. CƠ SƠ LÍ LUẬN: 
Hóa học là môn học có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày và trong sản xuất công nghiệp. Trong quá trình dạy và học môn hóa học, khi học sinh thấy được sự kỳ diệu trong các thí nghiệm và liên hệ với thực tế thì sẽ thích học hóa hơn. Sách giáo khoa đã phần nào đáp ứng được điều này qua các hình ảnh thí nghiệm.Tuy nhiên, còn nhiều thí nghiệm mà học sinh cần thêm sự tư duy logic với lý thuyết mới giải thích được hiện tượng của thí nghiệm, ngoài ra còn nhiều thí nghiệm chưa đủ điều kiện để thực hiện trong trường THPT, trong khi đó nhiều bài tập lại có đề cập đến. 
Bài tập hình vẽ thí nghiệm và thực hành thí nghiệm là những bài tập có nội dung từ các phần : Dụng cụ và hóa chất, cách thu khí trong phòng thí nghiệm, phương pháp tách và tinh chế các chất, phương pháp làm khô khí , tính tan của khí, màu sắc của khí, nhận biết, tính chất hóa học, phương pháp điều chế có liên quan đến thí nghiệm và hình vẽ thí nghiệm. 
Hiện nay, do tình hình thi THPTQG các năm gần đây có đưa vào 1 số câu nên sách trắc nghiệm về hóa học cũng đã đề cập về vấn đề này nhưng chưa nhiều và chưa đầy đầy đủ. Trong cấu trúc đề thi THPTQG năm 2019 có tăng thêm số câu hỏi thí nghiệm để tăng kỹ năng thực hành , tư duy giữa lý thuyết với thực hành cho học sinh. Dựa trên cơ sở đó tôi đã chia thành hai dạng bài tập chính: 
Dạng 1:Bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm.
Dạng 2: Bài tập liên quan đến tiến hành thí nghiệm.
2.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Bài tập hóa học thực hành thí nghiệm và hình vẽ thí nghiệm có vai trò quan trọng:
² Về kiến thức: 
- Là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy học sinh ghi nhớ, vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học và giúp các em kiểm chứng được một số hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. 
- Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. 
- Thông qua các bài tập liên quan đến thí nghiệm, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hóa học, củng cố kiến thức một cách thường xuyên. 
² Về kĩ năng: 
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức cơ bản vào giải thích hiện tượng thí nghiệm. 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học. 
- Rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải thích các vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, .. 
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu 
² Về giáo dục đạo đức tư tưởng: 
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học và sáng tạo. 
- Giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hóa học, từ đó tạo động cơ học tập tích cực: kích thích trí tò mò, óc quan sát  làm tăng hứng thú học tập môn hóa học. 
- Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình thành phương pháp học tập hợp lý. 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. THỰC TRẠNG:
 Trường THPT Cẩm Thủy 3 là một trường thuộc huyện miền núi , phần lớn học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao có nền kinh tế khó khăn,việc học tập của các em học sinh chưa được quan tâm nhiều ở gia đình và các trường cấp 2 nhiều trường không có GV đúng chuyên môn do thừa thiếu cục bộ . Nên đa số học sinh bị rỗng môn hóa dẫn đến các em không có sự yêu thích và đam mê đối với môn học, từ đó học sinh chưa có ý thức tự học, tự nghiên cứu...Vì vậy mà kiến thức của học sinh về hóa học là rất yếu. 
Hiện nay, trong giảng dạy hóa học ở phổ thông, đã chú ý đến việc đánh giá kiến thức hóa học đồng thời đánh giá kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng thực hành  Tuy nhiên, còn ít các nội dung thực hành thí nghiệm, kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống. 
Trong nội dung sách giáo khoa lớp 10,11,12 có đưa một số hình vẽ thí nghiệm và một số bài thực hành hóa học nhưng vẫn chưa nhiều, một số thí nghiệm không đủ điều kiện làm mà chỉ cho học sinh xem video nên kỹ năng thực hành, quan sát và tư duy còn hạn chế chưa đáp ứng được các nội dung trong các đề thi THPTQG, HSG trong những năm gần đây. Nội dung chương trình còn khá nặng, cộng với đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra - đánh giá nên việc đưa thêm kiến thức về thực hành hóa học là rất khó khăn. 
Mặc dù bộ môn hoá học ở THPT đóng một vai trò rất quan trọng nhưng ở cấp THPT các em thực sự không chú ý, đã có rất nhiều em không thích học môn này và cho đây là môn học khó, môn học khô khan (sau đây là số liệu điều tra đầu năm học 2018-2019 tại các lớp 12A1, 12A2 tôi trực tiếp giảng dạy khi chưa áp dụng đề tài này vào quá trình giảng dạy).
Lớp
TT
Số em không yêu thích môn học
Số em xem đó như một môn phụ
Số em yêu thích môn học
12A1
(Lớp thực nghiệm)
Số lượng
20
4
12
Tỷ lệ
55,6%
11,1%
33,3%
12A2
(Lớp đối chứng)
Số lượng
20
6
10
Tỷ lệ
55,6%
16,7%
27,7%
Từ những thực trạng trên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần thiết cho giáo viên hóa học bậc THPT trong quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá học sinh.
2.2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
² Các em chưa tìm thấy hứng thú trong quá trình học.
² Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo, hóa chất không đủ nên giáo viên ít cho học sinh làm thí nghiệm.
² Năng lực vận dụng kiến thức cơ bản vào thí nghiệm của học sinh còn yếu. 
² Khả năng tổng hợp kiến thức, liên hệ kiến thức liên quan đến nội dung của bài tập của học sinh còn hạn chế.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
2.3.1. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
2.3.1.1. Trong quá trình giảng dạy nhằm tạo hứng thú học tập, kích thích tính tò mò của học sinh bằng các hình thức sau:
²Giới thiệu vào bài mới có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà liên quan đến thí nghiệm nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. 
² Thông qua các phản ứng hoá học cụ thể trong bài học; những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. 
² Kết thúc thí nghiệm tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học, tìm cách giải quyết những hiện tượng thí nghiệm hoặc ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo; liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật.
²Trình chiếu những thí nghiệm không đủ điều kiện để làm, sau đó đưa ra những bài tập có hình vẽ hoặc tiến hành thí nghiệm với nội dung phong phú và liên hệ thực tế đời sống.
2.3.1.2. Kiểm tra việc hiểu bài, vận dụng kiến thức đã học của học sinh thông qua các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm củng cố có nội dung liên quan đến thí nghiệm và hình vẽ thí nghiệm.
2.3.1.3. Đưa các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung gắn liền với thí nghiệm hoặc hình vẽ vào phần bài tập của tiết thực hành, tiết luyện tập, các bài kiểm tra.
2.3.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN NỘI DUNG:
2.3.2.1. Tổ chức triển khai thực hiện:
Tôi đã triển khai thực hiện các nội dung như sau: 
²Đưa ra các vấn đề lý thuyết căn bản để học sinh có thể giải quyết được dạng bài tập này .
² Xác định loại câu hỏi, bài tập có nội dung liên quan đến hình vẽ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo hướng đánh giá năng lực học sinh.
² Biên soạn, xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung liên quan đến hình vẽ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm.
² Đưa đề tài đến học sinh thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. 
² Thu thập tất cả các ý kiến phản hồi, tổng hợp, rút kinh nghiệm.
2.3.2.2. Nội dung của đề tài:
2.3.2.2.1.Các vấn đề lý thuyết cơ bản học sinh cần nhớ.
² Để giải quyết dạng bài tập hình vẽ thí nghiệm ta cần nhớ những vấn đề lý thuyết như sau:
-Dụng cụ lắp đặt: nằm nghiêng hay ngang, hay đứng? Vai trò của nó trong bộ thí nghiệm? Phản ứng xảy ra trong dụng cụ chứa hóa chất gì?
-Hóa chất sử dụng là những chất gì? Hóa chất có tác dụng gì?
- Điều kiện phản ứng: Đặc, loãng, rắn, có cần đun nóng hay không?
-Cách thu khí như thế nào?Tính tan của khí?
Cụ thể:
a. Tính tan của các chất khí trong nước:
- Không tan hoặc ít tan trong nước: N2,H2,O2,CO2,CH4,H2S, C2H4,C2H2.
-Khí tan vừa phải trong nước: Cl2.
-Khí tan nhiều trong nước: NH3,HCl,SO2.
b. Cách thu khí trong phòng thí nghiệm: bằng cách đẩy nước hoặc đẩy không khí.
Cách thu khí
Hình vẽ minh họa
Những khí được thu
 Đẩy 
không khí
Thu các khí nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường: O2,CO2 ,HCl,SO2, Cl2 .
Thu các khí nhẹ hơn không khí và không tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường: H2,NH3, N2...
Đẩy nước
Thu những khí không tan hoặc rất ít tan trong nước như: N2,H2,O2,CO2,CH4,
H2S, C2H4,C2H2. 
c. Cách làm khô khí: Nguyên tắc chọn chất làm khô khí : giữ được nước và không có phản ứng với chất làm khô.
-Các chất làm khô: H2SO4 đặc, P2O5, CaO(mới nung), CuSO4(khan, màu trắng), CaCl2(khan),NaOH,KOH(rắn hoặc dung dịch đậm đặc).
-Các khí: N2,H2,O2,CO2,CH4,H2S, C2H4,C2H2,Cl2,NH3,HCl, HBr,HI, SO2...
Ví dụ: CaO(mới nung): có tính bazo không làm khô được các khí có tính axit như: CO2,H2S,Cl2,HCl, HBr,HI, SO2. vậy làm khô được khí: N2,H2,O2,CH4,C2H4,NH3.
d. Phương pháp tách và tinh chế: trong trường THPT chủ yếu nghiên cứu 3 phương pháp sau:
+ Phương pháp chưng cất:
- Cơ sở của phương pháp: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hỗn hợp.
- Nội dung của phương pháp: Khi đun sôi một hỗn hợp lỏng,chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển thành hơi sớm hơn và nhiều hơn. Khi gặp lạnh, hơi sẽ ngưng tụ thành dạng lỏng chứa chủ yếu là chất có nhiệt độ sôi thấp hơn.
Đây là bộ thí nghiệm dùng cho phương pháp chưng cất.
+ Phương pháp chiết: 
-Cơ sở của Phương pháp:dựa vào độ tan khác nhau trong nước hoặc trong dung môi khác của các chất lỏng, chất rắn. Khi 2 chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau chất lỏng nào có khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ tách thành lớp trên chất lỏng nào có khối lượng riêng lớn hơn sẽ nằm phía dưới.
- Nội dung của phương pháp: dùng dụng cụ chiết(phễu chiết) tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau ra khỏi nhau ( chiết lỏng- lỏng).Người ta còn thường dùng chất lỏng hoàn tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn(chiết lỏng-rắn).
+ Phương pháp kết tinh:
-Cơ sở của Phương pháp: Dựa vào độ tan khác nhau của các chất rắn theo nhiệt độ.
- Nội dung của phương pháp: Hòa tan chất rắn vào dung môi đến bão hòa, lọc tạp chất rồi cô cạn, chất rắn trong dung dịch sẽ kết tinh ra khỏi dung dịch theo nhiệt độ ( chất rắn tách ra có thể ngậm nước).
e. Điều chế các chất trong phòng thí nghiệm:
+ Chất lỏng + chất rắn: 
Khí
Chất phản ứng
Phương trình hóa học
Chất lỏng
Chất rắn
H2
dd HCl,
H2SO4 l
Kim Loại
Fe, Zn, 
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
CO2
dd HCl
CaCO3
CaCO3 +2HCl→ CaCl2+CO2+ H2O.
C2H2
H2O, HCl
CaC2
CaC2 + 2H2O " C2H2 + Ca(OH)2
MnO2
Cl2
dd HClđặc
MnO2
KMnO4 
4HClđ + MnO2 ® MnCl2 + Cl2­+2H2O 
O2
dd H2O2
MnO2 xt
2H2O2 2H2 + O2
HCl
H2SO4 đặc
NaCl rắn
H2SO4 +2NaCl ® Na2SO4 + 2HCl­
H2S
dd HCl
FeS
FeS + HCl ® FeCl2 + H2S­
SO2
dd H2SO4
Na2SO3
H2SO4 + Na2SO3® Na2SO4 + SO2­ H2O
HNO3
H2SO4 đặc
NaNO3
H2SO4 đặc + 2NaNO3 ® Na2SO4 + 2HNO3
+ Chất lỏng + chất lỏng:
Khí
Chất phản ứng
Phương trình hóa học
Chất lỏng
Chất lỏng
N2
dd NH4Cl bão hòa
dd NaNO2 bão hòa
NH4Cl + NaNO2 š N2 + NaCl + 2H2O
CO
dd HCOOH
H2SO4 đặc
HCOOH CO + H2O 
C2H4
C2H5OH
H2SO4 đặc xt.
CH3CH2OH CH2=CH2 + H2O
Chú ý: Khi điều chế C2H4 :Chất điều chế cho chất lỏng phản ứng chất lỏng thì miệng ống nghiệm phải cao hơn đáy ống nghiệm.
 + Chất rắn + chất rắn: (ống nghiệm chứa hóa chất nằm ngang, miệng hơi chúc xuống )
Khí
Chất phản ứng
Phương trình hóa học
Chất lỏng
Chất rắn
O2
 KClO3
KMnO4
MnO2, xt
2KClO3 2KCl + 3O2.
 to
2KMnO4à K2MnO4+ O2#+ MnO2
NH3
NH4Cl
Ca(OH)2 hoặc NaOH
 to
2NH4Cl+Ca(OH)2àCaCl2+2NH3#+2H2O
CH4
CH3COONa
NaOH/CaO
(Vôi tôi xút)
CH3COONa+NaOH CH4+Na2CO3
VD: Điều chế oxi
² Để giải quyết dạng bài tập tiến hành thí nghiệm ta cần nhớ những vấn đề lý thuyết như sau:
+ Các phản ứng hóa học liên quan đến tính chất hóa học, phương pháp điều chế các chất.
+ Ngoài ra cần chú ý đến một số trường hợp khi thay đổi cách tiến hành thí nghiệm, lượng chất thì thu được sản phẩm khác nhau.
- Khi cho Fe dư vào AgNO3 thì chỉ thu được muối Fe2+ còn cho Fe vào AgNO3 dư thì thu được muối Fe3+.
- Khi cho Fe dư vào HNO3 thì chỉ thu được muối Fe2+ còn cho Fe vào HNO3 dư thì thu được muối Fe3+
- Khi cho NaOH dư vào dd AlCl3 thì kết thúc phản ứng không thu được kết tủa, ngược lại cho NaOH vào dd AlCl3 dư thì kết thúc phản ứng lại thu được kết tủa.
- Khi cho HCl dư vào dd NaAlO2 thì kết thúc thí nghiệm sẽ không thu được kết tủa, ngược lại khi cho dd NaAlO2 dư vào HCl thì khi kết thúc thí nghiệm ta thu được kết tủa.
- Khi cho khí CO2 đến dư vào dd Ba(OH)2 hoặc Ca(OH)2 thì kết thúc thí nghiệm ta không thu được kết tủa, ngược lại khi cho khí CO2 vào dd Ba(OH)2 dư hoặc Ca(OH)2 dư thì ta luôn thu được kết tủa.
- Khi cho Zn dư hoặc Al dư vào dd Fe3+ thì kết thúc thí nghiệm sẽ thu được Fe, ngược lại dd Fe3+ dư thì không thu được Fe mà là Fe2+.
- Khi cho từ từ dd HCl dư vào dd Na2CO3 thì lúc đầu chưa có khí, một lúc sau mới có khí thoát ra, nếu cho ngược lại thì sẽ xuất hiện khí ngay.
2.3.2.2.1.Các dạng bài tập trắc nghiệm:
Dạng 1: Bài tập liên quan đến hình vẽ thí nghiệm: 
Dạng 1.1. Bài tập liên quan đến khả năng hòa tan khí và tách khí:
Câu 1: (Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu Đồng Tháp - 2015)
	Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây?
	A. NH3	B. SO2	
	C. HCl	D. H2S
Câu 2: Cho thí nghiệm về tính tan của khi HCl như hình vẽ. Trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước:
A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ
B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh
C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím
D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu.
Phễu chiết
Câu 3: (Đề minh họa THPTQG 2019)Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết 2 chất lỏng không trộn lẫn vào nhau. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
	A. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước 
	B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu chiết
	C. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết
	D. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước. 
Câu 4: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau:
	Dung dịch X là dung dịch nào trong các dụng dịch sau?
	A. H2S. 	B. KMnO4.	C. NH3.	D. HCl.
Dạng 1.2. Bài tập liên quan đến điều chế khí và thu khí:
Câu 1: (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An - 2015) Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào trong các khí sau:
	A. NH3 	B. CO2	C. HCl	D. N2
Dung dịch X
Chất Y
Lưới amiăng
Bông tẩm 
dd Z
SO2
¦
Câu 2: (Trường THPT Triệu Sơn 2 - Lần 1 - 2015) Sơ đồ sau mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm
	Các chất X, Y, Z lần lượt là:
	A. HCl, CaSO3, NH3.	B. H2SO4, Na2CO3, KOH.
	C. H2SO4, Na2SO3, NaOH.	D. Na2SO3, NaOH, HCl
Câu 3: (Trường THPT Đức Hòa - Long An - 2015) Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?
 A. Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2­ + H2O
 B. NaNO3 rắn + H2SO4 đặc HNO3 + NaHSO4
 C. NaClkhan + H2SO4đặc NaHSO4 + 2HCl­
	D. MnO2 + 4HClđ MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Câu 4: (Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh - 2015) Cho thí nghiệm được mô tả như hình vẽ 
	Phát biểu nào sai ? 
	A. Khí Y là O2. 	 B. X là hỗn hợp KClO3 và MnO2. 
	C. X là KMnO4. 	D. X là CaCO3. 
Dạng 1.3. Bài tập liên quan đến tính chất hóa học của khí:
Câu 1: (Trường THPT Chuyên Hà Giang - Lần 2 - 2015) Cho thí nghiệm như hình vẽ: 
	Hãy cho biết thí nghiệm này dùng để phân tích định tính nguyên tố nào trong hợp chất hữu cơ?
	A. Xác định C và H	B. Xác định H và Cl	
Na
Nước
Oxi
	C. Xác định C và N	D. Xác định C và O
Câu 2: Cho phản ứng của oxi với Na:
	Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Na cháy trong oxi k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_bai_tap_trac_nghiem_hinh_ve_thi_nghie.doc