SKKN Một số ảnh hưởng tiêu cực của Tin học với xã hội

SKKN Một số ảnh hưởng tiêu cực của Tin học với xã hội

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của Tin học. Tin học đến với từng người dân, người quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà nội trợ, HS các cấp học . gần như lĩnh vực nào cũng có mặt của Tin học.

Tin học càng phát triển mạnh mẽ, càng có nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội nhưng nếu con người chúng ta không nâng cao nhận thức, ý thức, tu dưỡng rèn luyện bản thân thì nó cũng đưa đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như vấn nạn ô nhiễm môi trường bởi rác thải có liên quan tới ngành Tin học; hay những vấn đề phát sinh từ sự phát triển của internet và các dịch vụ giải trí như: nghiện Game, sống ảo,

Tuy nhiên trong chương trình học của bộ giáo dục và chương trình học của nhà trường thường chỉ đề cập đến những thành tựu của tin học, nhưng chưa có những bài học đề cập sâu sắc những vấn đề như rác thải điện tử ngành Tin học, tác hại khi lạm dụng các công cụ giải trí trên internet như Game online, mạng xã hôi,

 Để hạn chế được các mặt tiêu cực của tin học,không phải là sự cấm đoán của gia đình hay nhà trường, cộng đồng mà điều cốt lõi là mỗi người, mỗi HS phải hiểu các mối nguy hại từ đời sống, từ đó xây dựng cho mình lý tưởng sống, làm việc và học tập có kế hoạch khoa học, tự tu dưỡng rèn luyện bản thân để đạt được lý tưởng, kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra.

 Mục tiêu giáo dục đang đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết:

 Giáo dục hóa toàn diện đối với HS.

 Giáo dục văn hóa kiến thức.

 Giáo dục tư tưởng, nhân cách đạo đức.

 

doc 20 trang thuychi01 18450
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số ảnh hưởng tiêu cực của Tin học với xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
2.4.1. Đối với GV.
16
2.4.2. Đối với HS:
16
2.4.3. Kết quả vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.
16
3. Kết luận, kiến nghị
17
3.1. Kết luận.
17
3.2. Kiến nghị.
18
Tài liệu tham khảo.
19
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng Cấp Sở GD&ĐT đánh giá đạt từ loại C trở lên.
19
-------------------------------------------------------------------------
Các từ viết tắt: 
GV: giáo viên
HS: học sinh
CNTT: công nghệ thông tin.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của Tin học. Tin học đến với từng người dân, người quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà nội trợ, HS các cấp học. gần như lĩnh vực nào cũng có mặt của Tin học. 
Tin học càng phát triển mạnh mẽ, càng có nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội nhưng nếu con người chúng ta không nâng cao nhận thức, ý thức, tu dưỡng rèn luyện bản thân thì nó cũng đưa đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như vấn nạn ô nhiễm môi trường bởi rác thải có liên quan tới ngành Tin học; hay những vấn đề phát sinh từ sự phát triển của internet và các dịch vụ giải trí như: nghiện Game, sống ảo,
Tuy nhiên trong chương trình học của bộ giáo dục và chương trình học của nhà trường thường chỉ đề cập đến những thành tựu của tin học, nhưng chưa có những bài học đề cập sâu sắc những vấn đề như rác thải điện tử ngành Tin học, tác hại khi lạm dụng các công cụ giải trí trên internet như Game online, mạng xã hôi, 
	Để hạn chế được các mặt tiêu cực của tin học,không phải là sự cấm đoán của gia đình hay nhà trường, cộng đồng mà điều cốt lõi là mỗi người, mỗi HS phải hiểu các mối nguy hại từ đời sống, từ đó xây dựng cho mình lý tưởng sống, làm việc và học tập có kế hoạch khoa học, tự tu dưỡng rèn luyện bản thân để đạt được lý tưởng, kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra.
 Mục tiêu giáo dục đang đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần giải quyết: 
Giáo dục hóa toàn diện đối với HS.
Giáo dục văn hóa kiến thức.
Giáo dục tư tưởng, nhân cách đạo đức.
Trước những vấn đề này đã thúc đẩy trong tôi sự suy ngẫm nung nấu thời gian rất nhiều và từ một số nội dung bài học trong sách giáo khoa Tin học 10 như bài 1, bài 8, bài 9, bài 22 tôi đã chọn đề tài: “Một số ảnh hưởng tiêu cực của Tin học với xã hội”, bằng phương pháp có sử dụng liên môn - tích hợp với các môn: Tin học, Hóa học, Sinh học, GDCD và hiểu biết thực tế xã hội của HS để viết sáng kiến kinh nghiệm xem đó là việc làm cần thiết, quan trọng thực tiễn khi đặt vào xã hội hóa giáo dục hiện nay của đất nước.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này để thực hiện những mục đích sau: 
Giúp GV dạy môn Tin học có thêm phương pháp dạy học tư duy sáng tạo.
Giúp HS biết:
Ảnh hưởng của rác thải điện tử ngành tin học.
Ảnh hưởng tiêu cực của Internet.
Một số biện pháp hạn chế các tiêu cực trên.
Giúp HS có lí tưởng sống cao đẹp có mục tiêu lập trường kiên định rõ ràng, có năng lực tự rèn luyện bản thân để tránh được những tác động tiêu cực của ngành tin học nói riêng và xã hội nói chung; có năng lực lập sự nghiệp trong tương lai.
Giúp HS có sự say mê khi học tập môn Tin học.
Giúp HS hoàn thiện nhân cách đặc biệt là vấn đề yêu nước, tinh thần dân tộc, gia đình, sự sáng tạo, sự cống hiến và sự hi sinh cho đất nước.
Giúp các em hành động ứng xử văn minh, lịch sự, biết yêu thương mọi người, yêu thương gia đình, bảo vệ quê hương đất nước, tuân thủ đúng pháp luật khi sử dụng Internet.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số mặt trái của Tin học: rác thải điện tử ngành tin học, một số tiêu cực từ internet; biện pháp hạn chế, khắc phục các tiêu cực trên.
Định hướng hình thành năng lực: Tự học, giao tiếp, làm việc nhóm, phân tích, tổng hợp, CNTT cho HS;
Đối tượng trải nghiệm: phương pháp mới: HS lớp 10B5, phương pháp cũ HS lớp 10B7 – trường THPT Trần Ân Chiêm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp chủ đề theo từng chủ đề nhỏ, mỗi tiểu chủ đề xây dựng một hệ thống khung câu hỏi, các môn học có thể liên môn, tích hợp trong từng chủ đề nhỏ, hệ thống hóa lý thuyết theo từng chủ đề nhỏ đã định ra.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra thực tiễn rác thải điện tử Tin học, những người làm việc thuộc lĩnh vực Tin học, Tình trạng HS, Thanh Thiếu niên ngồi tại các quán Internet trong giờ học, giờ làm việc, những HS, Thanh thiếu niên mắc các bệnh trầm cảm, tự kỷ, tham gia đánh nhau, vi phạm pháp luậtdo sử dụng Internet quá độ và thiếu hiểu biết tại địa phương;
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: thống kê, xử lý số liệu từ việc điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin và từ các nguồn tài liệu khác như sách, báo, mạng...
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua các bài học của sách giáo khoa Tin học 10 như bài 1, bài 8, bài 9, bài 22 chúng ta được biết, hiện nay, thành tựu của Tin học được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực xã hội; máy tính là thành phần quan trọng trong hệ thống tin học, các phương tiện kỹ thuật có hàm lượng tin học ngày càng nhiều, có giá thành ngày càng rẻ, gọn nhẹ được sử dụng phổ biến rộng rãi; văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa; Vấn đề bảo mật thông tin trong thời đại internet.
Bên cạnh những thành tựu, Tin học phát triển cũng đưa tới những mặt trái ảnh hưởng tiêu cực tới con người, tới gia đình, tới xã hội như: chúng ta chưa biết về tác hại của rác thải điện tử trong đó có rác thải điện tử ngành Tin học, nhà nước ta cũng chưa có chế tài, giải pháp thu gom, xử lý loại rác thải này. Từ một số tính chất của các chất có trong rác thải điện tử Tin học liên hệ từ môn hóa học và các giải pháp trong môn sinh học giúp HS biết thực trạng của rác thải điện tử hiện nay ở Việt Nam chúng ta nói riêng và trên thế giới nói chung. 
Hay vấn đề HS bỏ học, bỏ tiết vì nghiện Game Online, Nghiện mạng xã hội, Thảo luận tìm ra giải pháp thu hút HS trở lại với gia đình và trường lớp. Nhận thức các hành vi vi phạm pháp luật như vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung vi rút vào mạng, kích động, nói xấu người khác, nói xấu Đảng, nói xấu Nhà nước; các hành vi vô cảm, không có văn hóa khi sử dụng mạng internet. Qua bài học HS hiểu được thành công có được là nhờ lý tưởng sống cao đẹp, học tập và làm việc có kế hoạch, và ý chí nghị lực trong tu dưỡng bản thân. Nhận thức rõ những điều này, từ chính bản thân mỗi người họ sẽ tự điều chỉnh để mình không vướng vào mặt trái của ngành Tin học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Các sản phẩm vật lý hữu hình của tin học ngày càng nhiều. có thể kể đến nhiều loại như máy vi tính, máy in, máy fax, máy photocopy, tivi internet, máy tính bảng, điện thoại di động,các thiết bị kết nối mạng, và nhiều thiết bị điện tử tự động là sản phẩm ứng dụng của tin học. Vòng đời của các sản phẩm này thường sẽ không là vĩnh viễn. Có thể hay hỏng, lỗi, có thể sẽ được thay thế trong một thời gian ngắn khi có sản phẩm nâng cấp, hoặc sản phẩm mới tân tiến hơn điều này đang và sẽ tạo ra một lượng rác thải khổng lồ mà lượng rác thải này rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới an ninh thông tin, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người khi tiếp xúc với nó. Gây ra những bệnh đặc biệt nguy hiểm như ung thư, vô sinh, suy giảm nhận thức hay hủy hoại các cơ quan nội tạng.; Chưa dừng lại ở đó, những thiệt hại về kinh tế liên quan đến sự lãng phí các vật liệu quý như vàng, đồng hay bạch kim.
Ti vi đài báo nói nhiều về nạn rác thải và ô nhiệm môi trường. Tuy nhiên, đa số những người dân chúng ta chưa nhận thức được rằng ngành tin học hằng năm cũng đang thải ra một lượng rác thải khổng lồ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trương và sức khỏe của nhân dân. Nhà nước và địa phương chưa có chính sách, cơ chế thỏa đáng cho việc xử lý cũng như tuyên truyền cho người dân hiểu về rác thải, tác hại của rác thải trong lĩnh vực Tin học này. Nhà trường, sở giáo dục chưa có bài học nào đề cập riêng đến vấn đề rác thải trong lĩnh vực tin học. HS và có thể là rất nhiều người dân chưa từng biết rằng trong lĩnh vực Tin học cũng có rác thải, và loại rác thải này mức độ độc hại, mức độ ảnh hưởng tới môi trường, con người, vật nuôi chỉ có hơn chứ không hề kém các loại rác thải khác; 
Việc xả rác điện tử ngành Tin học không đúng quy định là một hành vi vi phạp pháp luật và ảnh hưởng đến an toàn, an ninh thông tin.
	Các GV chủ nhiệm, GV bộ môn, nhà trường và gia đình HS rất đau đầu với tình trạng HS, con em mình sống ảo, bỏ học để lên mạng, chơi Game, nghe theo các đối tượng xấu, hoặc vì tò mò có thể làm những việc vi phạm pháp luật, không có văn hóa: tung virut vào mạng internet, hack các hệ thống thông tin bất hợp pháp, đăng ảnh, thông tin xấu, kích động tuy nhiên chính bản thân các vị phụ huynh hay các GV lại cũng chưa hiểu biết nhiều về những tác động có hại của Tin học đối với xã hội. Có người chỉ nhìn được những mặt tốt của các ứng dụng Tin học nên không tiếc tiền của đầu tư các thiết bị máy vi tính, điện thoại thông minh, nối mạng Internet cho con em mình nhưng lại không giáo dục định hướng các em vào sử dụng những thiết bị này đúng đắn có lợi cho học tập, cho cuộc sống làm cho các em có thể chìm đắm với game, mạng xã hội,. Có những trường hợp người lớn chúng ta lại chỉ nhìn thấy những tác hại của các ứng dụng tin học nên cấm đoán không cho các em tiếp xúc sử dụng bất kỳ một ứng dụng nào làm cho các em mất đi một kênh tham khảo học hỏi, vui chơi, giải trí hữu ích, hoặc có thể làm cho các em càng tò mò muốn biết, muốn tìm hiểu những thứ chúng ta cấm đoán, các em sẽ sinh ra nói dối, nói dối để có tiền ra quán net, nói dối để có thể ra khỏi nhà, nói dối để thầy cô giáo cho nghỉ giờ học một khi đã bị phát hiện có thể bất cần, không quan tâm tới ý kiến của ai, công khai bỏ nhà, bỏ học chơi điện tử, lên mạngbiết làm cho các em mất ngủ, chểnh mảng học tập, lầm lỳ ít nói, hay cáu gắt, không giao tiếp với người thân, bạn bè, thầy cô giáoảnh hưởng tới sức khỏe, học tập, tâm lý của các em.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Chủ đề : MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TIN HỌC TỚI XÃ HỘI.
Hoạt động 1: Bảo vệ môi trường trước nguy cơ rác thải điện tử ngành Tin học.
Nội dung:
Hoạt động này nhằm giúp HS biết tác hại của rác thải điện tử, Những hành động có văn hóa, tuân thủ pháp luật trong việc loại bỏ rác thải điện tử và những cách thu gom, phân loại, xử lý rác thải đúng đắn.
Phương pháp: 
GV dùng tích hợp liên môn:
Môn Tin học: Trình chiếu hình ảnh và video trực quan.
Môn hóa học (Bài 45 – hóa học 12), sinh học (Bài 54 – sinh học 9): Biết một số chất trong các thiết bị điện tử, mức độ độc hại và ảnh hưởng, con đường phát tán của các chất đó với môi trường, sức khỏe; xác định được những chất có hại có thể có khi đốt nhựa từ rác thải điện tử như carbon monoxide (CO), dioxin và cả furan - những hoá chất được xem là độc nhất hiện nay, có tiềm năng gây ung thư cao. 
Môn GDCD: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (bài 15 – GDCD lớp 10).
Kỹ năng sống: Rèn luyện các kỹ năng sống như cẩn thận, gọn gàng, trung thực, trách nhiệm, ...
Tiến trình cơ bản:
GV: Trong gia đình các em có gia đình nào không có điện thoại di động không?
Sau khi HS trả lời GV chốt ý: Không chỉ điện thoại di động, nhiều gia đình trong số các em ở đây có thể mỗi người trong nhà còn có nhiều hơn một chiếc điện thoại di động, còn có cả máy tính bảng, máy laptop, máy vi tính để bàn, máy in, máy photo, tivi internet, các thiết bị giúp kết nối internet, các thiết bị có thể kết nối internet và rất nhiều các thiết bị phương tiện kỹ thuật hiện đại có hàm lượng tin học như máy giặt, điều hòa, các thiết bị âm thanh,... hoạt động theo các chương trình điều khiển.
GV: Cứ vài tháng, người dùng lại "lên đời" với những thiết bị mới nhất, mạnh mẽ nhất, thông minh nhất. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng trở nên lỗi thời, bị hư hỏng, hoặc một lý do nào đó không sử dụng nữa?
Sau khi HS trả lời, GV dẫn dựa trên ý kiến HS: Vậy cúng ta có nên vứt các sản phẩm điện tử ngành tin học khi không sử dụng nữa ra môi trường, hay cho con, em chúng ta làm đồ chơi, hoặc tự ý bóc tách các để lấy các phần nhỏ sử dụng, hay không?
GV: chiếu video và các hình ảnh minh họa về tác hại của rác thải điện tử.
GV chốt ý: Hành vi vứt các sản phẩm điện tử ngành tin học ra ngoài môi trường, mua bán, tái chế các sản phẩm này không đúng quy định là nhưng hành vi không có văn hóa, thiếu đạo đức và vi phạm pháp luật.
GV: qua các hình ảnh và video trên, các em cho cô biết đồ điện tử có thể chứa những chất có hại nào?
Sau khi các HS trả lời, GV tổng hợp chốt ý: Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), trong rác thải điện tử có chứa hơn 1.000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành phần kim loại nặng, kim loại quý, các chất hữu cơ cao phân tử khác như Chì và Thuỷ ngân, người ta còn tìm thấy Asen, Berili, Cadmium cũng như Polyvinyl Clorua,... Đây toàn là những chất (hợp chất) cực độc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước và thực phẩm, tổn hại đến sức khoẻ của những người tiếp xúc trực tiếp hoặc xử lý chúng. Thậm chí, có thể để lại di chứng cho thế hệ sau PCB là một chất gây ngưng tụ, biến áp dẫn đến ung làm giảm chức năng hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ thần kinh,,CFC đây lầ chất tải lạnh, chất này khi cháy tạo ra rất nhiều chất độc hại, chất này chính là nguyên nhân gây nên thủng tầng ozone.
Theo Trung tâm Phát triển và Hội nhập, trung bình mỗi năm, một người Việt thải ra môi trường 1 kg rác thải điện tử. Rác thải điện tử hiện có lượng thải cao nhất trong đô thị, tăng từ 20 đến 25%/năm. 
GV: Trình chiếu, thuyết minh một số tính chất, mức độ độ hại, mức độ ảnh hưởng của một số chất cơ bản như Chì và Thuỷ ngân, Asen, Berili, Cadmium Polyvinyl Clorua,... đối với môi trường và sức khỏe con người cũng như sinh vật sống trong môi trường để HS biết.
GV: Sử dụng hình ảnh, video minh họa, hỏi - đáp và thuyết minh làm rõ một số nội dung sau:
 Các chất độc có trong đồ điện tử cũ khi bị phát tán ra môi trường sẽ khó có thể nhận biết, dễ gây tâm lý chủ quan với những tác hại mà các chất độc này có thể gây ra, những hóa chất này tiềm ẩn nguy cơ gây ra các chứng bệnh rất khó chữa trị và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người như bệnh ung thư, bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch và thần kinh
 Rác thải điện tử ảnh hưởng đến sức khoẻ con người qua các con đường ô nhiễm đất, nước, không khí, lao động có tiếp xúc trực tiếp với rác thải và bên cạnh đó còn tiềm tàng nguy cơ rò rỉ thông tin từ các chất thải
 Tự ý bóc tách, đốt dây cáp máy tính vì sẽ giải phóng hydrocarbon, carbon monoxide (CO), dioxin và cả furan - những hoá chất được xem là độc nhất hiện nay, có tiềm năng gây ung thư cao vào không khí (Cho HS viết phương trình hóa học phản ứng cháy cua một số loại nhựa.)
 Quy trình hoá học để bóc tách lấy vàng từ con chip máy tính bóc vàng sẽ dẫn đến việc tạo ra các chất thải dioxin và kim loại nặng.
 Ống tia âm cực, thường được tìm thấy trong các Ti vi, camera video và màn hình máy tính cũ trong tình trạng gãy vỡ, và vỏ bọc đã bị phá huỷ. “Nội thất” bên trong lớp vỏ bọc, như chì và baric có thể rò rỉ vào đất và nước ngầm mà người dân đang sinh sống và sử dụng. Điều này không chỉ nguy hiểm cho người uống và tắm bằng nguồn nước này mà còn cho cả nhiều loại động thực vật sinh sống dựa vào nguồn nước đó.
 Nếu một ổ cứng không được xoá đi đúng cách trước khi bị bỏ đi, nó có thể bị xâm nhập và lấy đi các thông tin nhạy cảm. Số thẻ tín dụng, dữ liệu tài chính và thông tin tài khoản có thể bị lấy đi từ các ổ đĩa máy tính bị vứt bỏ
GV: Chúng ta có những biện pháp nào để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, vật nuôi,... trước ảnh hưởng của rác thải điện tử?
Sau khi HS trả lời, GV chiếu các hình ảnh minh họa và kết hợp thuyết trình, giảng giải và chốt:
Các biện pháp bảo vệ môi trường:
* Người sử dụng:
Không vứt các sản phẩm, thiết bị điện tử hỏng ra ngoài môi trường, chôn xuống đất, vứt chung với rác thải sinh hoạt; tham gia các hoạt động làm sạch môi trường;
Quy tập rác thải điện tử về đúng địa điểm xử lý rác thải điện tử để tái chế.
Lựa chọn các sản phẩm, thân thiện với môi trường, tuổi thọ cao, dễ dàng tái sữa chữa, dễ dàng tái sử dụng...
Không tự ý bóc tách, đốt, tiếp xúc thường xuyên vơi rác thải điện tử mà không có bảo hộ và các thiết bị hỗ trợ xử lý loại rác thải này.
Không nhập khẩu cũng như tiếp tay cho việc nhâp khẩu các sản phẩm thiết bị điện tử cũ, hỏng... về Việt Nam.
Mỗi người hãy nâng cao nhận thức của mình, tuyên truyền giúp đỡ những người xung quanh mình hiểu biết về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và những hành vi phá hoại, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
...
* Đối với nhà nước, doanh nghiệp:
Xây dựng các nhà máy xử lý rác thải điện tử sử dụng công nghệ cao, quy trình khép kín, sử dụng robot, máy móc tự động thay cho con người...
Có chính sách thu gom rác thải điện tử trong dân. Quy tập rác thải điện tử về đúng địa điểm xử lý rác thải điện tử để tái chế. Không xử lý rác thải điện tử bằng cách chôn lấp, đốt cháy.
Các công ty sản xuất cần tìm kiếm, sử dụng các loại vật liệu ít độc hại hơn, thậm chí là vô hại để thay thế các nguyên liệu và các chất độc hại cao khi làm ra sản phẩm điện tử; 
Các công ty cần có chính sách, biện pháp thu gom, tái chế, xử lý các sản phẩm cũ, hỏng của công ty mình khi vòng đời các sản phẩm này kết thúc.
Tuyên truyền cho nhân dân biết tác hại của rác thải nói chung và rác thải điện tử Tin học nói riêng, biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, xả rác đúng nơi quy định. Xây dựng các quy chuẩn luật bảo vệ môi trường sát thực tế, rõ ràng...
...
Hoạt động 2: Mặt trái của Internet.
Nội dung: 
HS nắm được một số tác hại của internet. Biết những hành vi nào là có văn hóa, tuân thủ pháp luật khi sử dụng internet, những hành vi nào là không có văn hóa, vi phạm pháp luật khi sử dụng internet. Liên hệ bài học GDCD cho HS rút ra được mỗi người phải sống, học tập và làm việc như thế nào để không bị ảnh hưởng bởi mặt trái của internet và vận dụng cho chính bản thân mình.
Phương pháp:
GV dùng tích hợp liên môn:
Môn Tin học: Hình ảnh, các video minh họa, bài giảng được trình chiếu qua hệ thống máy tính, máy chiếu projecter.
Môn giáo dục công dân:
Tích hợp nội dung giáo dục công dân vào bài giảng trên lớp gồm các nội dung sau:
Tích hợp nội dung Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Bài 18 – GDCD lớp 6). Qua đó HS hiểu được quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. HS liên hệ với mhững hành vi không tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi chúng ta sử dụng mạng Internet.
Tích hợp nội dung Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (bài 10 – GDCD lớp 7), công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình (bài 12 – GDCD lớp 10), công dân với cộng đồng (bài 13 – GDCD lớp 10), công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (bài 14 – GDCD lớp 10). Qua đó HS biết xác định giá trị về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình và cộng đồng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, những vấn đề cấp thiết của xã hội. Phân biệt những hành động thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ, những hành động bôi nhọ truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ trên internet. Nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_anh_huong_tieu_cuc_cua_tin_hoc_voi_xa_hoi.doc