SKKN Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm trong chương halogen và oxi – lưu huỳnh (hóa học 10) và nitơ – phot pho (Hóa học 11) nhằm nâng cao chất lượng ôn thi học sinh giỏi môn Hóa Học
Trong trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các quy luật,các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Đối với bộ môn hóa học, thí nghiệm giữ vai tro đặcbiệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy - học. Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động: ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Vì vậy khuynh hướng chung của việc cải cách bộ môn hóa học ở trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm.
“ Không thể hình dung được việc giảng dạy hóa học trong nhà trường mà lại không có quan sát, không có thí nghiệm học tập.” B.P. Exipốp (trong cuốn những cơ sở của LLDH). Quan sát và thí nghiệm là các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học tự nhiên, của các môn khoa học thực nghiệm, trong đó có môn hóa học. Hóa học là một khoa học đã và sẽ không thể phát triển được nếu không có quan sát, thí nghiệm.
Đối với quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, quan sát và thí nghiệm cũng là phương pháp làm việc của học sinh, nhưng với học sinh những bài tập quan sát hoặc các thí nghiệm được giáo viên trình bày hay do chính các em tiến hành một cách độc lập (thực hành quan sát, thí nghiệm của học sinh) dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thường để giải quyết những vấn đề đã biết trong khoa học, rút ra những kết luận cũng đã biết tuy vậy đối với các em học sinh vẫn là mới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG HALOGEN VÀ OXI – LƯU HUỲNH (HÓA HỌC 10) VÀ NITƠ – PHOT PHO (HÓA HỌC 11) NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC Người thực hiện: Lê Thị Thu Hà Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Hóa học THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1 Thí nghiệm điều chế cho sẵn dụng cụ hóa chất, cách tiến hành 4 2.3.1.1. Điều chế clo 4 2.3.1.2. Điều chế HX 6 2.3.1.3. Điều chế oxi 6 2.3.1.4. Điều chế H2S 8 2.3.1.5. Điều chế SO2 8 2.3.1.6. Điều chế N2 9 2.3.1.7. Điều chế NH3 9 2.3.1.8. Điều chế HNO3 10 2.3.2. Dạng 2 : Thí nghiệm chứng minh tính chất vật lí, tính chất hóa học 10 2.3.2.1. Thí nghiệm oxi tác dụng với kim loại, phi kim 10 2.3.2.2. Thí nghiệm phản ứng giữa một số kim loại Cu, Fe với dd H2SO4 loãng hoặc đặc nóng 12 2.3.2.3. Thí nghiệm: Tính oxi hóa của HNO3 13 2.3.2.4. Thí nghiệm: Tính chất của NH3 14 2.3.3. Dạng 3 : Bài tập liên quan đến kỹ năng lựa chọn sử dụng dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí nghiệm 14 2.3.4. Dạng 4 : Thí nghiệm dự đoán hiện tượng và giải thích 15 2.3.5. Thực nghiệm 17 2.3.5.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 17 2.3.5.2 Chọn lớp thực nghiệm 17 2.3.5.3 Nội dung thực nghiệm 17 2.3.5.4. Kiểm tra kết quả thực nghiệm và thảo luận 17 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18 3. Kết luận và kiến nghị 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 19 Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại cấp ngành Phụ lục. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các quy luật,các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Đối với bộ môn hóa học, thí nghiệm giữ vai tro đặcbiệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy - học. Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động: ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Vì vậy khuynh hướng chung của việc cải cách bộ môn hóa học ở trong nước và trên thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho các thí nghiệm và nâng cao chất lượng các bài thí nghiệm. “ Không thể hình dung được việc giảng dạy hóa học trong nhà trường mà lại không có quan sát, không có thí nghiệm học tập.” B.P. Exipốp (trong cuốn những cơ sở của LLDH). Quan sát và thí nghiệm là các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học tự nhiên, của các môn khoa học thực nghiệm, trong đó có môn hóa học. Hóa học là một khoa học đã và sẽ không thể phát triển được nếu không có quan sát, thí nghiệm. Đối với quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, quan sát và thí nghiệm cũng là phương pháp làm việc của học sinh, nhưng với học sinh những bài tập quan sát hoặc các thí nghiệm được giáo viên trình bày hay do chính các em tiến hành một cách độc lập (thực hành quan sát, thí nghiệm của học sinh) dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thường để giải quyết những vấn đề đã biết trong khoa học, rút ra những kết luận cũng đã biết tuy vậy đối với các em học sinh vẫn là mới. Thông qua quan sát, thí nghiệm, bằng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa giúp các em xây dựng các khái niệm. Bằng cách đó các em nắm kiến thức một cách vững chắc và giúp cho tư duy phát triển. Quan sát và thí nghiệm đòi hỏi phải có những thiết bị dạy học như tranh ảnh, mô hình, các mẫu vật tự nhiên và các phương tiện thiết bị phục vụ cho việc tiến hành các thí nghiệm. Quan sát và thí nghiệm không chỉ cho phép học sinh lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, vững chắc mà còn tạo cho các em một động lực bên trong, thúc đẩy các em thêm hăng say học tập. Tục ngữ có câu “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm/ một sờ”, đủ nói lên vai trò của quan sát thí nghiệm. Người Ấn Độ và người Trung Hoa cũng đã nói: “Nghe thì quen, nhìn thì nhớ, làm thì hiểu”. [4] Những kết quả phân tích trên đây không chỉ cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của thí nghiệm thực hành hóa học (TNTHHH) mà còn nhấn mạnh đến phương pháp sử dụng các TNTHHH đó như thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay của sự nghiệp giáo dục. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, tôi nhận thấy, bài tập hóa học thực nghiệm là một trong số loại bài tập có tác dụng củng cố lí thuyết, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, có ý nghĩa lớn trong việc gắn liền lí thuyết và thực hành .Loại bài tập này vừa mang tính chất lí thuyết và tính chất thực hành. Mối quan hệ hữu cơ giữa lí thuyết và thực hành được thể hiện rõ khi giải loại bài tập này. Muốn giải được loại bài tập này học sinh cần nắm vững lí thuyết, vận dụng lí thuyết để vạch phương án giải quyết và vận dụng những kĩ năng kĩ xảo thực hành để thực hiện phương án đã vạch ra. Nội dung chương trình sách giáo khoa hoá học 10, 11 đã đưa những thí nghiệm bằng hình vẽ và có thêm tiết thực hành, nhưng số lượng thí nghiệm học sinh được làm và theo dõi từ thầy cô giáo làm còn hạn chế, nên việc hình thành kĩ năng thực hành thí nghiệm cũng hạn chế: ví dụ như cách thu khí, thực hiện phản ứng giữa chất khí và chất rắn... Đối với đối tượng là các học sinh dự thi các kì thi học sinh giỏi thì việc nghiên cứu các thí nghiệm hóa học học sinh cần hiểu sâu hơn về thao tác lựa chọn hóa chất, dụng cụ; kĩ năng thao tác lắp đặt dụng cụ hóa chất vô cùng cấp thiết. Việc nghiên cứu sâu hơn về thực nghiệm này giúp tăng cường kĩ năng giải quyết các bài tập tình huống thí nghiệm trong các kì thi học sinh giỏi các cấp. Đặc biệt trong các kì thi học sinh giỏi các cấp trong những năm gần đây bài tập về thí nghiệm được khai thác triệt để nhằm đưa bộ môn hóa học tiến gần hơn với thực tiễn. Vì vậy Tôi mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình trong sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng hệ thống bài tập thí nghiệm trong chương: Halogen và oxi lưu huỳnh (hóa học lớp 10) và chương nito - phot pho (hóa học 11) nhằm nâng cao chất lượng ôn thi học sinh giỏi môn hóa học. 1.2.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phân loại các dạng thí nghiêm trong chương: Halogen và oxi lưu huỳnh (hóa học lớp 10) và chương nito - phot pho (hóa học 11) nhằm phân tích đưa ra những giải thích, những lưu ý liên quan đến thực tiễn thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết và phương pháp thực nghiệm. Từ đó đưa ra bộ câu hỏi, bài tập thí nghiệm để kiểm tra, củng cố kiến thức cho học sinh. Phân loại các thí nghiệm này thành các dạng : Dạng 1: thí nghiệm điều chế có sẵn hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành. Giải thích các vấn đề liên quan đến thí nghiệm này Dạng 2: thí nghiệm chứng minh tính chất, chưa cho sẵn dụng cụ hóa chất, cách tiến hành Dạng 3: thí nghiệm dự đoán hiện tượng, Dạng 4: thí nghiệm tìm hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành phù hợp cho thí nghiệm có hiện tượng cho sẵn. Ở mỗi loại thí nghiệm phải đưa ra được những lưu ý khi sử dụng cụ hóa chất, cách tiến hành và giải thích được vì sao đưa ra những lưu ý trên. Thông qua đề tài giúp học sinh hiểu được bản chất của các quá trình phản ứng và có phương pháp tư duy giải các dạng bài tập trên một cách dễ dàng và ngắn gọn để giải quyết tốt bài tập thực nghiệm trong các đề thi học sinh giỏi các cấp nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học đội tuyển học sinh giỏi nói riêng và dạy học môn hóa ở trường THPT Tĩnh gia 1 nói chung. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các thí nghiệm trong chương: Halogen và oxi lưu huỳnh (hóa học lớp 10) và chương nito - phot pho (hóa học 11) 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: xây dựng cơ sở lí thuyết, thực nghiệm sư phạm, thống kê, xử lí số liệu. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận Phân loại các thí nghiệm theo mức độ tư duy Mức 1:Từ các thí nghiệm đã cho sẵn dụng cụ hóa chất, cách lắp dụng cụ thí nghiệm, dựa trên kiến thức về tính chất vật lí tính chất hóa học của các chất đã biết giải thích cách lựa chọn hóa chất, cách lắp dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm như đã cho sẵn. Từ đó khắc sâu kiến thức. Mức 2: Các thí nghiệm chỉ cho các dụng cụ hóa chất có sẵn học sinh phải dựa vào kiến thức của mình lựa chọn các hóa chất, cách tiến hành phù hợp nhất. Mức 3: Các thí nghiệm cho sẵn dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành học sinh phải nêu được kết quả của thí nghiệm (hiện tượng quan sát, viết phương trình hóa học). Từ đó khắc sâu kiến thức. Mức 4: Các thí nghiệm chỉ cho hiện tượng quan sát được học sinh tự suy luận để tìm hóa chất, dụng cụ cho phù hợp với hiện tượng. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trên thực tế trong các giờ học môn Hóa học ở trường học sinh tiếp thu kiến thức thực hành thí nghiệm một cách thu động: các thí nghiệm đã cho sẵn sơ đồ điều chế trong sách giáo khoa hoặc video thí nghiệm và học sinh chỉ tiến hành viết pTHH liên quan đến thí nghiệm. Việc đi sâu phân loại thí nghiệm giải thích những vấn đề xung quanh thí nghiệm chưa được khai thác triệt để do đó học sinh chưa khắc sâu được kiến thức. Đặc biệt đối với các dạng thí nghiệm tự lựa chọn dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thì học sinh càng lúng túng hơn do ở trường phổ thông trong khuôn khổ chương trình thì các tiết học thực hành không nhiều. Hiện nay số lượng và chất lượng TNTHHH chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học nói chung và đặc biệt là yêu cầu việc đổi mới dạy học nói riêng. Tình trạng đó có thể có nhiều nguyên nhân, phần vì kinh phí cho khu vực này còn hạn hẹp tuy đã có nhiều cố gắng, phần vì trách nhiệm của nhà sản xuất (còn mà không dùng được, dùng được thì cũng chóng hỏng), phần vì thiếu một sự quản lí chỉ đạo, động viên những người tốt, việc tốt trong sử dụng và cải tiến sáng tạo TNTHHH hiện có Như đã phân tích, hiệu quả dạy học còn tùy thuộc vào phương pháp sử dụng các thí nghiệm thực hành hóa học. Nếu một bức tranh, một thí nghiệm chỉ được sử dụng để minh họa và củng cố những điều giáo viên đã trình bày đầy đủ về phương diện lý thuyết sẽ hạn chế mất tư duy sáng tạo của học sinh, học sinh hầu như không thu lượm được thêm gì về mặt kiến thức, nếu không phải chỉ là để rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm. Nhưng nếu được sử dụng theo con đường tìm tòi nghiên cứu (khám phá) để đi đến kiến thức cần lĩnh hội (kiến thức mới) sẽ có ý nghĩa khác cơ bản so với loại hình thí nghiệm trên, nó giúp học sinh có điều kiện, cơ hội phát triển tư duy sáng tạo - một phẩm chất và năng lực cần có ở con người mới mà nhà trường có trách nhiệm đào tạo. Đi theo con đường này, sau khi đã hiểu được nhiệm vụ cần làm sáng tỏ (mục đích của thí nghiệm) bằng tư duy tích cực, học sinh sẽ hình thành được các giải định (trong nghiên cứu khoa học đây chính là bước xây dựng giả thuyết về vấn đề nghiên cứu (từ sự nảy sinh câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu?” Câu hỏi được hình thành từ những liên tưởng dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm có của học sinh. Khi giả định được hình thành, trong đó hàm chứa con đường phải giải quyết, học sinh dự kiến kế hoạch giải quyết để chứng minh cho giả định đã nêu. Hai bước nêu giả định và dự kiến kế hoạch giải quyết chứng minh cho giả định là hai bước đòi hỏi tư duy tích cực và sáng tạo. Đây là những cơ hội rèn luyện tu duy sáng tạo cho học sinh rất tốt, là giai đoạn tiến hành thí nghiệm tưởng tượng (“thí nghiệm trong tư duy”) định hướng cho hành động thí nghiệm tiếp theo dựa trên kế hoạch đã đượchọc sinh thiết kế (kế hoạch dự kiến). Cuối cùng, căn cứ vào kết quả của thí nghiệm, học sinh rút ra kết luận, nghĩa là học sinh lĩnh hội được kiến thức từ thí nghiệm mà không phải do thầy truyền đạt và học sinh tiếp thu một cách thụ động. Hiện nay hầu hết các bài thực hành thí nghiệm sinh học ở THPT trong chương trình và SGK được bố trí ở cuối mỗi chương chỉ mang tính chất củng cố minh họa cho các kiến thức lý thuyết đã được trình bày trong các bài học của chương trình dưới hình thức phần lớn là “bày sẵn” từng bước cho học sinh. Hơn nữa số tiết thực hành quy định trong chương trình và SGK cũng còn rất hạn chế. Rồi đây, chắc chắn số tiết này có thể sẽ được nâng lên cho phù hợp với xu thế chung của giáo dục thế giới và tương ứng với tính chất của các môn khoa học thực nghiệm. Trong các đề thi THPTQG, đề minh họa kì thi THPTQG các năm, các đề thi thử THPTQG của các sở giáo dục các năm từ năm 2016 đến nay đặc biêt trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh dành cho học sinh lớp 10, lớp 11 những năm 2017, 2018, 2019 dạng bài tập về thí nghiệm luôn xuất hiện trong các đề thì với mức độ ngày càng khó dần. Đối với các thí sinh thì đây là các dạng bài tập lạ, khó. Trên thực tế các bài tập thí nghiệm này là khai thác những kiến thức liên quan đến thực tiễn các bài học mà học sinh đã được học rải rác trong chương trình. Tôi đã tập hợp các thí nghiệm này hệ thống và phân loại theo mức độ khó dần. 2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Thí nghiệm điều chế cho sẵn dụng cụ hóa chất, cách tiến hành 2.3.1.1. Điều chế clo Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl. [1] Câu hỏi kiểm tra và mở rộng Câu 1: Bình 1 đựng dung dịch gì? Bình 2 đựng dung dịch gì? Nêu vai trò của bình 1 và bình 2? Câu 2:Tại sao phải dùng bông tẩm dung dịch NaOH? Có thể thay bông tẩm NaOH bằng bông tẩm dung dịch KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 được không? Câu 3: Có thể thay MnO2 bằng chất nào sau đây: KMnO4, KClO3, KNO3, K2Cr2O7, CaCl2? Câu 4: Khí Clo khô thu được ở bình tam giác có màu gì? Câu 5:Nếu cho giấy màu ẩm vào bình tam giác sẽ có hiện tượng gì? Tại sao? Câu 6:Viết phương trình hóa học điều chế Clo theo hình vẽ trên, cân bằng? Cho biết tỉ lệ số phân tử chất bị oxh trên số phân tử chất bị khử? Trả lời Câu 1: Bình 1 đựng dd NaCl bão hòa để giữ HCl. Bình 2 đựng H2SO4 đặc để giữ H2O Câu 2: Clo là khí độc nên phải dùng bông tẩm dung dịch NaOH để đậy không cho khí Clo thoát ra. Câu 3:Có thể thay bông tẩm NaOH bằng bông tẩm KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2. Câu 4:Có thể thay MnO2 bằng: KMnO4, KClO3, K2Cr2O7 Câu 5:Khí Clo có màu vàng lục. Cho giấy màu ẩm vào bình tam giác giấy màu sẽ bị nhạt màu và mất hẳn. Vì Cl2 + H2O HCl + HClO .HClO có tính oxi hóa mạnh nên làm mất màu giấy. Câu 6:MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O Tỉ lệ số phân tử bị oxh trên số phân tử bị khử là 2/1 Đề học sinh giỏi lớp 10 năm học 2018-2019 trường thuận thành 2 2.3.1.2 Điều chế HX: HF, HCl, HBr Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch X trong phòng thí nghiệm:[2] Câu hỏi kiểm tra và mở rộng Câu 1:Viết phương trình phản ứng xảy ra để điều chế khí X trong thí nghiệm trên. Câu 2:Nếu thay NaCl trong thí nghiệm trên lần lượt bằng các chất NaF, NaBr, NaI thì X là khí gì? Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 3: Có thể dùng H2SO4 loãng và NaCl dung dịch được không? Câu 4: Làm cách nào để nhận ra khí thu đã đầy? Câu 5: Tác dụng của nhúm bông Câu 6: Để tránh hiện tượng nước trào ngược trở lại ống nghiệm cần tiến hành thí nghiệm như thế nào? Trả lời: Câu 1: NaCl + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HCl↑ Hoặc 2NaCl + H2SO4 (đặc) Na2SO4 + 2HCl↑ Câu 2: NaF + H2SO4 (đặc) NaHSO4 (hoặc Na2SO4) + HF↑ 2NaBr + 2H2SO4 (đặc) Na2SO4 + Br2 + SO2↑ + 2H2O 8NaI + 5H2SO4 (đặc) 4Na2SO4 + 4I2 + H2S↑ + 4H2O Hoặc 2NaI + 2H2SO4 (đặc) Na2SO4 + I2 + SO2↑ + 2H2O Câu 3: Không thể dùng H2SO4 loãng và NaCl dung dịch. Khi đó thí nghiệm không xảy ra Câu 4:Đặt một mẫu quỳ ẩm lên miệng ống nghiệm thu khí. Khi nào quỳ hóa đỏ chứng tỏ khi đó khí đã đầy và dừng thí nghiệm Câu 5: Nhúm bông ngăn cho khí không thoát ra ngoài Câu 6: Để tránh hiện tượng nước trào ngược trở lại ống nghiệm cần tiến hành thí nghiệm tháo ống dẫn khí trước khi tắt đền cồn. 2.3.1.3. Điều chế oxi Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí X trong phòng thí nghiệm: [1] O2 KMnO4 Lớp bông KClO3 +MnO2 O2 Câu hỏi kiểm tra và mở rộng [6,8] Câu 1:Tại sao khi lắp ống nghiệm vào giá sắt hay kẹp gỗ thì miệng ống nghiệm có đựng hóa chất (KClO3 + MnO2 ) phải hơi chúc xuống? Câu 2: Vì sao có thể thu oxi bằng cách đẩy nước hoặc đẩy không khí? Câu 3: Tại sao phải tháo rời ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn? Câu 4: Khi dùng KMnO4 làm nguyên liệu để điều chế oxi, phải dùng bông đậy ở phía gần miệng ống nghiệm nhằm : A. Lọc khí oxi B. Giữ khí oxi thoát ra từ từ C. Tăng diện tích tiếp xúc. C. Ngăn KMnO4 bị cuốn theo oxi khi nung nóng. Câu 5: Trong quá trình điều chế khí oxi bằng phương pháp đẩy nước, muốn dừng thí nghiệm ta phải lưu ý điều gì? A. Rút nhanh đèn cồn ra khỏi ống nghiệm chứa hóa chất. B. Rút nhanh ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn. C. Khóa ngay đường ống dẫn khí. D. Thổi tắt ngay đèn cồn. Câu 6: Phải đặt bình thu như thế nào khi thu khí oxi bằng phương pháp đẩy không khí ? khí oxi (IV) khí oxi (I) khí oxi khí oxi (II) (III) A. (IV) B. (I) C. (III) D. (II) bông bông Khí oxi KMnO4 Khí oxi (1) KMnO4 Khí oxi (2) KMnO4 bông (3) Câu 7: Khi lắp hệ thống điều chế oxi, ta phải đặt ống nghiệm chứa hóa chất như thế nào ? A. (2) B. (2) và (3) C. (1) D. (3) Trả lời: - Khi lắp ống nghiệm đã chứa hoá chất lên giá sắt cần chú ý: miệng ống nghiệm hơi chúc xuống đề phòng hỗn hợp chất rắn ẩm, khi đun hơi nước bay lên sẽ không chảy ngược lại làm vỡ ống nghiệm; - Lưu ý KClO3 là một chất gây nổ nên không nghiền nhiều một lúc, không nghiền lẫn với bất kỳ một chất nào khác. Lọ đựng KClO3 không được để hở nút nhất là khi để cạnh các chất P, C, S. - Để tránh hiện tượng các hạt tinh thể KMnO4 bị khí O2 đẩy vào ống dẫn nên để một lớp bông ở miệng ống nghiệm, gần ống dẫn khí. - Khi ngưng thu khí phải tháo rời ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn. - Không thu khí từ những bọt khí đầu tiên, vì còn lẫn nitơ trong không khí. - Khi thu khí oxi, giữ lại một lớp nước mỏng trong lọ khí oxi. 2.3.1.4 .Điều chế H2S Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm:[1,2] Câu hỏi kiểm tra và mở rộng Câu 1:Hiện tương quan sát được ở ống nghiệm dựng dung dịch Pb(NO3)2. Viết các phương trình hóa học xảy ra Câu 2: Tác dụng của nhúm bông?Để tránh gây ngộ độc cho người tiến hành thí nghiệm người ta tẩm hóa chất nào vào nhúm bông? Câu 3: Tại sao nên tiến hành thí nghiệm này với lượng hóa chất nhỏ? Trả lời: Câu 1:Hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm dựng dung dịch Pb(NO3)2: Xuất hiện kết tủa màu đen PTHH: H2 +S H2S Pb(NO3)2+ H2S PbS + 2HNO3 Câu 2: Tác dụng của nhúm bông: ngăn cho khí đọc không thoát ra ngoài. Đê tránh gây ngộ độc cho người tiến hành thí nghiệm người ta tẩm đ NaOH, KOH, Ca(OH)2 vào nhúm bông. Câu 3: Nên tiến hành thí nghiệm này với lượng hóa chất nhỏ vì H2S sinh ra là một khí độc. 2.3.1.5. Điều chế SO2 Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm:[1,2] Câu hỏi kiểm tra và mở rộng [6,8] Câu 1:Tác dụng của bông tẩm dd NaOH Câu 2:Nêu phương pháp để nhận biết khí SO2 đã đầy Câu 3: Vai trò của lưới amiang Câu 4:Tại sao thu khí SO2 bằng cách để ngửa bình? Trả lời: Câu 1:Tác dụng của bông tẩm dd NaOH: Ngăn không cho khí SO2 thoát ra ngoài gây ngộ độc cho người tiến hành thí nghiệm và gây ô nhiễm môi trường. Câu 2:Để nhận biết khí SO2 đã đầy: Đặt lên bông tẩm một cánh hoa hồng hoặc một tờ giấy màu. Khi SO2 đã đầy cánh hoa hồng hoặc giấy màu sé bị mất màu. Câu 3: Vai trò của lưới amiang: giúp nhiệt độ đều không tập trung tại 1 chỗ gây nứt bình cầu. Câu 4:Phải thu khí SO2 bằng cách để ngửa bình vì khí này nặng hơn không khí. 2.3.16.Điều chế N2: [3] Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí N2 trong phòng thí nghiệm: Câu hỏi kiểm tra và mở rộng: Câu 1: X là dd NH4NO2 bão hòa, Y là N2. Vì sao có thể thu khí nà
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_he_thong_bai_tap_thi_nghiem_trong_chuong_halog.doc