SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức lý thuyết về câu và phương pháp nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp để củng cố và nâng cao kĩ năng viết câu cho học sinh lớp 11 trường THPT Lam Kinh

SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức lý thuyết về câu và phương pháp nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp để củng cố và nâng cao kĩ năng viết câu cho học sinh lớp 11 trường THPT Lam Kinh

Môn Ngữ Văn là môn học có vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo nước ta bởi dạy văn là dạy cách ứng xử, cách làm người; là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môn ngữ văn ở trường THPT bao gồm 3 phân môn: Đọc Văn-Tiếng việt- Làm văn.

 Vì xuyên suốt những năm ở cấp Tiểu học và THCS các em đã được học những kiến thức cơ bản về câu tiếng Việt. Đến cấp Trung học phổ thông chương trình học môn Tiếng Việt hướng đến rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng tiếng Việt hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao, cung cấp cho các em những kiến thức tổng quát về tiếng Việt, chứ không chú ý đến rèn luyện kĩ năng viết câu nữa. [8 ]

Do đó, hầu như những công trình nghiên cứu thực trạng mắc lỗi về câu cũng như đề ra những biện pháp khắc phục lỗi viết câu cho học sinh chỉ nghiên cứu, ứng dụng trên đối tượng là học sinh tiểu học, hoặc đến đối tượng học sinh Trung học cơ sở là dừng lại.

Bản thân tôi chưa tìm thấy công trình nào tập trung nghiên cứu những biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Trung học phổ thông nói chung, học sinh lớp 11 nói riêng. Đây cũng là một trong những khó khăn khi tôi thực hiện đề tài của mình.

 

doc 21 trang thuychi01 5940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức lý thuyết về câu và phương pháp nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp để củng cố và nâng cao kĩ năng viết câu cho học sinh lớp 11 trường THPT Lam Kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.	
Môn Ngữ Văn là môn học có vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo nước ta bởi dạy văn là dạy cách ứng xử, cách làm người; là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môn ngữ văn ở trường THPT bao gồm 3 phân môn: Đọc Văn-Tiếng việt- Làm văn.
 Vì xuyên suốt những năm ở cấp Tiểu học và THCS các em đã được học những kiến thức cơ bản về câu tiếng Việt. Đến cấp Trung học phổ thông chương trình học môn Tiếng Việt hướng đến rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng tiếng Việt hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao, cung cấp cho các em những kiến thức tổng quát về tiếng Việt, chứ không chú ý đến rèn luyện kĩ năng viết câu nữa. [8 ]
Do đó, hầu như những công trình nghiên cứu thực trạng mắc lỗi về câu cũng như đề ra những biện pháp khắc phục lỗi viết câu cho học sinh chỉ nghiên cứu, ứng dụng trên đối tượng là học sinh tiểu học, hoặc đến đối tượng học sinh Trung học cơ sở là dừng lại.
Bản thân tôi chưa tìm thấy công trình nào tập trung nghiên cứu những biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Trung học phổ thông nói chung, học sinh lớp 11 nói riêng. Đây cũng là một trong những khó khăn khi tôi thực hiện đề tài của mình.
Thêm vào đó, các đề tài hay sáng kiến kinh nghiệm về kĩ năng viết câu ở các cấp học dưới chỉ đề cập đến việc chỉ ra một số lỗi đặt câu và cách chữa lỗi nhưng chưa thấy có đề tài đề cập đến sự kết hợp giữa việc tích hợp giữa lí thuyết cơ bản trong việc rèn kĩ năng đặt câu và kĩ năng nhận diện và sửa chữa một số lỗi về câu thường gặp để nâng cao hiệu quả viết câu của học sinh.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu tổng hợp về sự kết hợp giữa hai kĩ năng: kĩ năng viết câu đúng trên cơ sở lí thuyết cơ bản về câu tiếng Việt và kĩ năng nhận diện và sửa chữa một số lỗi về câu thường. Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng tích hợp kiến thức lý thuyết về câu và phương pháp nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp để củng cố và nâng cao kĩ năng viết câu cho học sinh lớp 11 trường THPT Lam Kinh”.
 1.2 Mục đích nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi sau:
 Rèn kĩ năng đặt câu, nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp, giúp học sinh lớp 11 ở trường Trung học phổ thông Lam Kinh cải thiện và nâng cao kết quả trong các bài kiểm tra hay không?
 1.3 Đối tượng nghiên cứu:
	Để trả lời cho vấn đề nghiên cứu trên, tôi đặt ra giả thuyết:
Việc rèn kĩ năng viết câu đúng cấu trúc ngữ pháp giúp học sinh lớp 11 ở trường Trung học phổ thông Lam Kinh nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra môn Ngữ văn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp so sánh
-phương pháp tổng hợp
-phương pháp điều tra khảo sát thực tế
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn tiếng việt nói riêng ở trường THPT thực chất là góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn, chuẩn bị cho học sinh ra xã hội hoặc tiếp tục học lên nữa ở bậc học cao hơn. Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Cũng như việc dạy học các môn học khác, trong quá trình dạy học tiếng việt học sinh phải tích cực, chủ động biến quá trình học tập thành quá trình tự học tập, còn giáo viên thì giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh. [ 3]
 	Trong quá trình giảng dạy hiện nay thì nhiệm vụ của người giáo viên dạy Ngữ văn nói chung và dạy những tiết tiếng việt nói riêng có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt trong giảng dạy tiếng việt giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp các em có khả năng tư duy chính xác, có kỹ năng giao tiếp tốt trong quá trình học tập và trong đời sống hàng ngày.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Trong chương trình giáo dục quốc dân, Ngữ Văn là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông, nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, kiến thức văn học sử và các tác phẩm văn học. Theo đặc trưng bộ môn, môn Ngữ Văn trong nhà trường Trung học phổ thông gồm 3 phân môn: Tiếng Việt, Tập làm văn và Đọc văn. [ 2 ]
	Hơn nữa, Ngữ Văn là một môn khoa học xã hội đòi hỏi học sinh phải vừa cảm nhận, nắm được những tri thức về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học cũng như những hiện tượng, những tư tưởng đạo lý tồn tại trong cuộc sống; vừa biết diễn đạt mạch lạc, trôi chảy những tri thức ấy thông qua hệ thống từ ngữ Tiếng Việt, câu Tiếng Việt.
	Từ thực tế giảng dạy, bản thân thấy rằng, trong các bài kiểm tra từ kiểm tra thường xuyên đến kiểm tra định kì, các em học sinh đều mắc rất nhiều lỗi diễn đạt: chính tả, dùng từ, đặt câu. Nhiều học sinh viết câu không đúng ngữ pháp, thiếu các thành phần chính, thiếu vế trong một câu ghép, viết câu không rõ nghĩa. Ngoài ra, học sinh cũng mắc lỗi diễn đạt thiếu chặt chẽ, viết câu dài lê thê, lủng củng, phát triển thành nhiều thành phần phụ, mở rộng thành phần trọng tâm thông báo làm câu văn lan man, thiếu mạch lạc. Điều đó dẫn đến điểm số các bài kiểm tra đánh giá của một bộ phận không nhỏ không cao, thậm chí thấp. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do các em chưa biết cách viết câu. Do đó, hành văn lủng củng, không diễn đạt được những tri thức cần thiết theo yêu cầu của đề bài, cũng như những suy nghĩ và chính kiến của bản thân. 
 Sau đây là ví dụ về một số lỗi đặt câu trong bài làm của học sinh:
	Ví dụ 1: “Qua bàn tay mẹ thấy yêu mẹ nhiều hơn”
	(Trích từ bài làm của học sinh Lê Thị Hiền– Lớp 11C4)
	Ở câu văn trên, học sinh đã nhầm lẫn bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ trong câu. Do đó câu văn thiếu chủ ngữ. Đọc câu văn, người đọc (người nghe) khó có thể xác định rõ ràng đối tượng nào “thấy yêu mẹ nhiều hơn. Câu văn vì thế còn mơ hồ, lủng củng.
	Ví dụ 2: “ Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu yêu nước, xả thân vì đại nghĩa.”
	(Trích từ bài làm của học sinh Phạm Thị Dung – Lớp 11AC4)
	Ở câu văn này, học sinh đã nêu được đối tượng chính mà câu đề cập đến ( người nghĩa sĩ Cần Giuộc), nhưng lại chưa thể hiện được hành động hay đặc điểm của đối tượng. Do đó ý nghĩa của câu vẫn chưa hoàn chỉnh.
	 Qua việc tìm hiểu hai ví dụ trên, chúng ta thấy rằng kĩ năng viết câu là hết sức quan trọng. Một bài viết tốt, rõ ràng, súc tích, đúng ngữ pháp và nội dung, đúng hình thức trình bày sẽ giúp người đọc có thể dễ dàng hiểu được đúng và chính xác ý tưởng, mục đích của người viết. Ngược lại, nếu kĩ năng yếu, người đọc(người viết) sẽ không diễn đạt được một cách rõ ràng cụ thể những kiến thức lẫn tâm tư tình cảm của mình. Với các em học sinh, kĩ năng viết câu yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến điểm số của các bài kiểm tra thấp; ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Điều đó khiến một số học sinh chán nản và không còn hứng thú với môn học nữa.
 * Nguyên nhân của hiện trạng
 	Xuất phát từ vấn đề này, tôi tìm ra một số nguyên nhân sau: 
	Thứ nhất, theo quan niệm của xã hội, đặc biệt là của học sinh, Ngữ Văn không phải là môn học “thời thượng”; chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề cho các em cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học. Một số học sinh không còn “mặn mà” với bộ môn.	 
	Thứ hai, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, học sinh lao vào những trò chơi online, chìm vào thế giới “ảo”; không chịu đọc sách, báo và các tài liệu tham khảo; lười suy nghĩ, lười sáng tạo.
	Thứ ba, học sinh chưa hiểu biết tỏ tường về tiếng Việt, nhiều em có tâm lí “ dễ dãi”, cẩu thả trong đặt câu, diễn đạt.
	 Thứ tư, trong chương trình Tiếng Việt hay Tập làm văn của khối 11 có rất ít tiết ôn tập cho học sinh những kiến thức lí thuyết và kĩ năng về câu. Trong khi đó những kiến thức này các em hầu như được học ở những cấp học dưới nên phần đông học sinh không còn nhớ kiến thức lí thuyết. Do đó kĩ năng thực hành và vận dụng thấp. 
	Thứ năm, một số giáo viên còn thụ động, máy móc rập khuôn, chưa quan tâm đúng mức đến việc tích hợp những kiến thức cũ về câu với những kiến thức mới; chưa kết hợp kiến thức lí thuyết với quá trình thực hành cho các em nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thương gặp nên học sinh chưa khắc sâu kiến thức, chưa biết vận dụng kiến thức đã có vào thực hành viết câu.
	Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến kết quả học tập môn Ngữ Văn của học sinh khối 11 chưa cao.
	Trong các nguyên nhân trên, tôi chọn nguyên nhân thứ năm là nguyên nhân để nghiên cứu và đưa ra biện pháp tác động.
 2.3 Giải pháp thực hiện
	Xuất phát từ thực tế đó, tôi đưa ra giải pháp “ vận dụng tích hợp kiến thức lý thuyết về câu và phương pháp nhận diện và sửa chữa một số lỗi viết câu thường gặp để củng cố và nâng cao kĩ năng viết câu cho học sinh khối 11 trường Trung học phổ thông Lam Kinh” nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh. 
	Để thực hiện phương pháp này, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh ôn tập, nhớ lại những kiến thức cơ bản về câu Tiếng Việt; đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng phát hiện lỗi sai và chữa lỗi. Từ đó hoàn thiện kĩ năng viết câu của mình. Trình tự thực hiện các bước như sau:
 2.3.1. Ôn tập những kiến thức chung về câu tiếng Việt:
2.3.1.1 Quy trình hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức cơ bản về câu Tiếng Việt.
Để có thế viết câu tiếng Việt đúng, hay học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản về câu tiếng Việt như khái niệm, các thành phần trong câu; đặc điểm cú pháp của một số kiểu câu hay các dấu câu thường gặp... Những kiến thức ấy khá nhiều nên giáo viên cần nhắc lại ngắn gọn, rõ ràng, tuần tự từng kiến thức một để học sinh nhớ lại, hiểu rõ hơn và vận dụng vào thực tế.
Bước 1: Ôn tập cho học sinh những kiến thức về khái niệm và các thành phần trong câu tiếng Việt.
Giáo viên cần giúp học sinh ôn tập kiến thức cũ về câu tiếng việt bằng cách đặt và hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi: Câu( tiếng Việt) là gì? Câu tiếng Việt có cấu trúc như thế nào? Từ đó hiểu vấn đề và ghi nhớ để vận dụng cho đúng.
*/ Về khái niệm: 
Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định. [6 ].
Ví dụ:
- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu.
- Xuân Diệu là nghệ sĩ khát khao giao cảm với đời.
(Các câu văn được trích từ bài viết của học sinh)
	*/ Về cấu trúc: 
Học sinh cần nắm được những thành phần chính, thành phần phụ và thành phần biệt lập trong câu.
	Thành phần chính của câu (nòng cốt câu) bao gồm: chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN).
	Ví dụ :
	- Người Việt ta // từ khi biết chọc lỗ gieo hạt cũng là lúc biết vót nhọn 
	CN	 VN
ngọn tầm vông.
Khởi ngữ (viết tắt là K) là loại thành phần phụ trong câu, thường đứng trước CN để nhấn mạnh hoặc nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Ðiểm mà K nhấn mạnh có thể trùng với CN, với VN hay trùng với một bộ phận nào đó trong VN.
Ví dụ: Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang tôi cũng sang rồi.
	(Nguyễn Công Hoan).
Lưu ý, khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. Học sinh có thể nhận diện khởi ngữ bằng những cách sau:
Đứng trước khởi ngữ thường là các từ “về”, “với”, “đối với”, “còn”. Sau khởi ngữ, trước chủ ngữ thường thêm vào trợ từ “thì”. Nếu không có trợ từ “thì”, thì giữa khởi ngữ và chủ ngữ thường được phân cách bởi dẫu phẩy.
Ví dụ:
- Còn chị, chị công tác ở đây à? (Nguyễn Đình Thi)
- Với họ, họ đã làm tròn trách nhiệm của hôm nay.
- Cái ấy thì xin tùy hai ông cả. (Nam Cao) [10 ]
*/ Các thành phần biệt lập: [5 ]
Cũng như thành phần phụ, với những thành phần biệt lập trong câu, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh ôn tập những thành phần mà các em đã được tìm hiểu ở chương trình THCS. Những thành phần biệt lập thường thấy trong câu cụ thể như sau:
 - Thành phần tình thái: Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, tr 18) 
Ví dụ: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) [5 ]
Với từ “chắc” người viết thể hiện sự chắc chăn với độ tin cây cao về suy nghĩ của anh Sáu về hành động của bé Thu khi gặp anh (sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
- Thành phần cảm thán: Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận).
Ví dụ: Trời ơi! Sao nó lại có mặt ở đây được.
Với từ “trời ơi”, người đọc hiểu được sự ngạc nhiên của người nói về sự có mặt của “nó”.
- Thành phần gọi – đáp: Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ: 
“Trâu ơi, ta bảo trâu này
 	 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
	Cấy cày vốn nghiệp nông gia
	 Ta đây, trâu đấy ai mà quản công”.
	(Ca dao) [11].
- Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy , nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ: Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ tài ba của dân tộc Việt Nam, sẽ đời đời sống mãi trong lòng những người yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới. 
Những nội dung này, giáo viên có thể lồng ghép trong các tiết trả bài viết để gợi nhắc lại cho học sinh.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức cơ bản về cú pháp của 1 số loại câu cơ bản, thường gặp. [9 ].
Hiểu rõ những khái niệm và cấu trúc của câu tiếng Việt là cần thiết nhưng chưa đủ để học sinh có thế viết câu đúng, hay. Muốn viết đúng, hay, học sinh phải nắm được đặc điểm cú pháp của một số kiểu câu tiếng Việt cơ bản. Chính vì vậy, bước tiếp theo giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ lại cú pháp của một số kiểu câu cơ bản, thường sử dụng
	*/ Câu đơn bình thường:
	Câu đơn bình thường là câu được cấu tạo từ hai thành phần cơ bản: CN và VN. Hai thành phần này có mối quan hệ qua lại, tạo nên nòng cốt câu.
	Ví dụ: 
- Nguyễn Tuân// là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học 
	CN	VN
Việt Nam hiện đại.
	(Trích từ bài làm của em Bùi Thị Hoa – Lớp 11C4)
- Tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” // được Nguyễn Đình Chiểu 
	CN	VN
viết khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.
	(Trích từ bài làm của em Nguyễn Xuân Đạt– Lớp 11C4)
	Trên đây là những câu đơn được viết đúng theo qui tắc ngữ pháp tiếng Việt được trích từ một số bài viết của học sinh. Câu có đầy đủ những thành phần nòng cốt cơ bản của câu là CN và VN (như đã phân tích trên mô hình cú pháp của từng câu).
Lưu ý: Ngoài thành phần nòng cốt, câu đơn bình thường cũng có thể có thêm thành phần phụ như trạng ngữ hay đề ngữ...
	Ví dụ: 
- Hạng người xấu xa đó/, Huấn Cao // không coi ra gì cả.
 K 	 CN	 VN
- Tối hôm ấy/ , tại trại giam Tỉnh Sơn/ , một cảnh tượng xưa nay chưa 
 Tr1	Tr2	 CN
từng có // đã diễn ra. [4 ].
	VN
*/ Câu đặc biệt:
	Câu đặc biệt là câu chỉ có một thành phần cú pháp chính, không hàm chứa một thành phần cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa CN và VN..
Câu đặc biệt được cấu tạo bởi một từ hoặc 1 cụm từ. Trong câu đặc biệt cũng có thể có thêm các thành phần phụ.
	Ví dụ: - Mưa!
 - Nhiều sao thế!
	 - Năm ấy/, mất mùa.
	 Tr
	 ...
	*/ Câu rút gọn:
	Câu rút gọn là câu được lược bỏ một số thành phần câu phù hợp với ngữ cảnh nhằm làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn và tránh lặp lại những từ đã xuất hiện trong câu trước.
Khi rút gọn câu cần chú ý:
Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
Lưu ý: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn. Câu đặc biệt khác câu rút gọn ở chỗ: Câu đặc biệt không hàm chứa thành phần chính thứ hai nhưng câu rút gọn thì có. Bởi tùy theo ngữ cảnh, người nói (người viết) có thể rút gọn câu. Vì vậy, ta có thể căn cứ vào ngữ cảnh để phục hồi câu đơn rút gọn. 
Ví dụ: 
- Cu cậu có mấy cái thùng thóc chưa kịp tải đi (1). Muốn thuê người cũng chẳng có ai.(2) [10 ].
Trong ví dụ trên, câu (2) chính là câu rút gọn. Người viết có thể dựa vào ngữ cảnh mà phục hội câu này như sau:
- Cu cậu muốn thuê người cũng chẳng có ai.
 */ Câu phức thành phần (thành phần mở rộng):
Câu phức là câu được tạo thành từ 2 cụm C-V nhưng chỉ có một cụm C-V làm nòng cốt câu; còn cụm CV kia bị bao hàm trong thành phần câu (có thể là thành phần chính hay thành phần phụ).
	*/ Câu ghép: 
	Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
	Căn cứ vào quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép, người ta chia câu ghép thành 2 loại: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
	Câu ghép đẳng lập: là câu ghép mà giữa các vế có quan hệ bình đẳng với nhau.
	Ví dụ 
	 Pháp // chạy, Nhật // hàng, vua Bảo Đại // thoái vị.
	 CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3
	Câu ghép chính phụ : Là câu ghép mà trong đó các vế câu không bình đẳng với nhau vè ngữ pháp ( có vế chính phụ).
VD: Vì lười biếng nên điểm số các bài kiểm tra của Lan gần đây rất thấp. 
Những kiến thức lý thuyết cơ bản trên về câu có vai trò hết sức quan trọng đối với học sinh trong quá trình nhận thức và hình thành kĩ năng đặt câu tiếng Việt. Bởi lẽ, nếu không hiểu và nắm bắt về nó, học sinh sẽ rất lúng túng trong việc sử dụng vốn từ tiếng Việt mà mình có đễ diễn đạt thành một câu, một phát ngôn hoàn chỉnh. Tuy nhiên những kiến thức này các em đã được học khá lâu (từ những năm Tiểu học và THCS) nên rất nhiều em không còn nhớ. Thêm vào đó, 1 số em không còn lưu giữ những cuốn sách giáo khoa cũ từ thời THCS, một số em lại ngại lục tài liệu cũ, hay hỏi bài từ người khác vì tâm lí xấu hổ. Trước thực trạng đó, bản thân luôn trăn trở, mong muốn tìm ra cách thức hướng dẫn các em ôn tập đầy đủ, tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả. Qua suy nghĩ và thực tế giảng dạy, bản thân đã soạn thảo những vấn đề trên thành một tài liệu hoàn chỉnh, sau đó giao cho cán bộ lớp thực nghiệm. Cán bộ lớp có trách nhiệm photocopy cho mỗi học sinh trong lớp mỗi em 1 bản để ngoài các tiết học trên lớp, các em có thể tự ôn tập, tự học thêm ở nhà một cách thuận tiện và hiệu quả hơn.	
2.3.1.2 Một số nguyên tắc và thao tác cần nhớ khi viết câu và một số vấn đề cần tránh.
*/ Một số nguyên tắc cơ bản khi viết câu:
Tính tới thời điểm hiện tại, việc phân biệt và chỉ ra những qui tắc của ngữ pháp Tiếng Việt vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Hầu hết những đánh giá, phân tích, nhận định ấy còn mang tính hàn lâm do đó học sinh khó hiểu, khó nhớ, khó vận dụng. Gắn với môi trường học tập tại trường THPT, để các em dễ hiểu, dễ ghi nhớ rồi từ đó vận dụng thực hành, bản thân tôi xin đưa ra những nguyên tắc cơ bản, cần lưu ý khi viết câu cho các em như sau:
Thứ nhất, cần viết câu theo đúng cấu trúc cơ bản của từng loại câu.(cấu trúc của 1 số kiểu câu cơ bản được nêu ở bước 2). Để làm được điều này, giáo viên cần nhắc nhở các em ôn tập những kiến thức về cú pháp của một số kiểu câu cơ bản. Giáo viên hướng dẫn học sinh cú pháp của từng kiểu câu (tham khảo mục hướng dẫn ôn tập lí thuyết về cú pháp câu). Sau đó gọi các em lần lượt vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình viết câu.
Thông thường, CN thường đứng trước VN. CN trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì?, con gì? Còn VN trả lời cho câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào? Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là trong sáng tác văn học, có khi VN được đảo lên đầu câu với hàm ý nhấn mạnh, làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm của câu.
Ví dụ:
“ Củi một cành khô lạc mấy dòng” 
( Tràng giang – Huy Cận)
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
 ... Của yến anh này đây khúc tình si...”
	( Vội vàng – Xuân Diệu) [4 ]
	Thứ hai, câu cần có quan hệ ngữ nghĩa hợp lí, phù hợp với tư duy của người Việt. 
	 - Nội dung của câu phải hợp lí, khách quan, phù hợp với qui luật nhận thức.
	Ví dụ: 
+ Chim chóc đang hót vang trời báo hiệu mùa xuân về. (1) (Câu đúng)
+Những chú bò vàng đang thong thả gặm cỏ non.(2) (Câu đúng)
+ Chim chóc đang thon

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tich_hop_kien_thuc_ly_thuyet_ve_cau_va_phuong.doc