SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11B5, trường THPT Lê Lai

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11B5, trường THPT Lê Lai

Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường phổ thông, ngoài công tác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với đại đa số thầy, cô giáo. Công tác mà chưa thấy một trường đại học nào đào tạo hay một lớp học nào đó đào tạo. Công tác ấy chỉ thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, lòng yêu trẻ.nói chung là "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", thực hiện với mục tiêu là hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh và phát huy hiệu quả học tập của mỗi học sinh. Công tác chủ nhiệm lớp thành công hay không là dựa trên kinh nghiệm của mỗi thầy cô. Chính vì thế, đây là công việc khiến mỗi thầy, cô giáo chủ nhiệm suy tư, trăn trở. Một trong những trăn trở của GVCN là tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh sao cho hiệu quả, có tác dụng giáo dục cao.

Tiết sinh hoạt cuối tuần là một hình thức tổ chức hoạt động tập thể học sinh sau một tuần do các em tự tổ chức và điều khiển.Trong tiết này, giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trò cố vấn giúp học sinh, cùng các em tham gia vào những hoạt động cụ thể.

Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần có ý nghĩa trực tiếp trong việc góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, kỉ luật, phát huy được tác dụng đối với từng thành viên, có ý nghĩa giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, lối sống cho các em.

 

doc 29 trang thuychi01 5602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11B5, trường THPT Lê Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài .
Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường phổ thông, ngoài công tác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với đại đa số thầy, cô giáo. Công tác mà chưa thấy một trường đại học nào đào tạo hay một lớp học nào đó đào tạo. Công tác ấy chỉ thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, lòng yêu trẻ...nói chung là "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", thực hiện với mục tiêu là hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh và phát huy hiệu quả học tập của mỗi học sinh. Công tác chủ nhiệm lớp thành công hay không là dựa trên kinh nghiệm của mỗi thầy cô. Chính vì thế, đây là công việc khiến mỗi thầy, cô giáo chủ nhiệm suy tư, trăn trở. Một trong những trăn trở của GVCN là tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh sao cho hiệu quả, có tác dụng giáo dục cao.
Tiết sinh hoạt cuối tuần là một hình thức tổ chức hoạt động tập thể học sinh sau một tuần do các em tự tổ chức và điều khiển.Trong tiết này, giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trò cố vấn giúp học sinh, cùng các em tham gia vào những hoạt động cụ thể.
Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần có ý nghĩa trực tiếp trong việc góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, kỉ luật, phát huy được tác dụng đối với từng thành viên, có ý nghĩa giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, lối sống cho các em.
Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong tuần, định hướng cho các hoạt động sẽ phải thực hiện ở tuần tới. Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần còn đưa các yêu cầu của nhà trường thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện. Tiết học sẽ hiển thị toàn bộ những hoạt động, những kết quả, những thành tích mà các em đã đạt được để được bạn bè, thầy cô tuyên dương, khích lệ; giúp các em nhận ra những thiếu sót mà các em mắc phải trong một tuần học tập và rèn luyện để được bạn bè, thầy cô sẻ chia, giúp đỡ tìm ra biện pháp để các em sửa chữa, tiến bộ hơn. Tiết sinh hoạt còn tạo điều kiện để các em thể hiện tài năng của mình thông qua những tiết mục văn nghệ, bộc lộ những suy nghĩ... bạn bè thầy cô tán thưởng, hoan nghênh. Thông qua tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, các em được rèn luyện các kĩ năng sống của mình để các em vững tin bước vào cuộc sống.
Với những lý do trên, tôi trăn trở và tìm tòi “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11B5, trường THPT Lê Lai.”
Bản thân tôi đã và đang thực hiện công tác chủ nhiệm nay xin đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp để cùng trao đổi với mong muốn công tác chủ nhiệm góp phần tích cực trong việc giáo dục học sinh thành một con người hoàn thiện.
- Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài này là tìm ra cách thức tổ chức một tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhẹ nhàng, thoải mái nhưng đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục học sinh.Trên cơ sở những theo dõi, đánh giá của đội ngũ cán bộ lớp, học sinh có những hiểu biết cần thiết về tập thể, về vai trò, nhiệm vụ của bản thân trong việc đóng góp xây dựng tập thể. Nâng cao tính tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, phê bình và tự phê bình.
Mặt khác, mục đích của đề tài này còn tạo ra một sân chơi gần gũi, thiết thực và hữu ích để cho các em thể hiện năng khiếu của mình.Qua đó, giúp các em thẩm thấu sâu hơn về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày thông qua biểu diễn các tiết mục văn nghệ, đọc thơ, các câu chuyện kể...Cũng từ đó, giúp cho tâm hồn các em hồn nhiên hơn, có niềm tin vào cuộc sống nói chung và trong học tập nói riêng. Song hành với sự phát triển về tâm hồn, các kỹ năng sống về xây dựng tập thể, về tự quản, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá của các em cũng được hình thành và phát triển một cách tự nhiên, phong phú và bền vững hơn.
- Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11B5- Trường THPT Lê Lai- Năm học 2015- 2016.
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trên một số phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp giao tiếp.
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thực hành, vận dụng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đối với bậc trung học đây là tiết tự quản được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra.Tiết sinh hoạt lớp đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.
Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.
Thông qua tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, học sinh được làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kỹ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân như kỹ năng độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội.Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều tri thức, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và sức khỏe...của học sinh.
2.2. Thực trạng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tại trường THPT Lê Lai.
2.2.1. Thực trạng chung của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tại trường THPT Lê Lai. 
 - Theo thói quen lâu nay, thông thường tâm trạng và ý nghĩ của thầy và trò, coi tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết không quan trọng, tiết học không có trong phân phối chương trình, nội dung không rõ ràng, khô cứng, lặp đi, lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh.
 -Thông thường giáo viên chủ nhiệm dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến kế hoạch, công việc tuần tới.
 - Nội dung sinh hoạt chỉ 10- 15 phút, thời gian còn lại là học sinh ngồi nói chuyện, lớp học ồn ào...
 - Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em.
 - Tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm còn dùng để la mắng học sinh vi phạm với những lời lẽ nặng nề, phản giáo dục.
2.2.2. Thực trạng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần lớp 10B5, năm học 2014 – 2015 tại trường THPT Lê Lai.
 Cùng với thực trạng trên của nhà trường, đôi lúc tôi chưa coi trọng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần ở lớp tôi chủ nhiệm nên tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần qua loa, đại khái, hiệu quả không cao.
2.2.3. Nguyên nhân.
 - Giáo viên chủ nhiệm chưa tích cực để xây dựng nội dung các tiết sinh hoạt lớp nhằm nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt cho học sinh của lớp mình.
- Tiết sinh hoạt lớp đặt ở cuối mỗi tuần học, tiết học không có nội dung, yêu cầu cụ thể lại đi đôi với tâm lí mỏi mệt muốn xả hơi cuối tuần nên dễ bị thực hiện qua loa đại khái, do đó dễ bị đánh mất mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của tiết học. Làm mất tác dụng vốn có của tiết học.
- Học sinh còn thụ động nên chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ... ngại thể hiện quan điểm trước tập thể. Nhiều học sinh muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân, chưa nhận được sự động viên, cỗ vũ của thầy cô cũng như bạn bè trong lớp.
2.2.4. Hậu quả.
- Tiết học nhàm chán, đơn điệu, chỉ mang tính chất thông báo, sơ kết. 
- Học sinh vi phạm lo sợ cô la mắng tìm cách trốn tiết, học sinh ngoan cũng chịu những áp lực.
- Học sinh không hứng thú với tiết học.
- Giáo viên làm việc không hết thời gian, lúc đó cả thầy và trò ngồi chờ tiếng trống.
- Tình cảm giáo viên và học sinh xa cách, thiếu thân thiện.
- Không đạt được hiệu quả giáo dục.
Để khắc phục một số tồn tại trong tiết sinh hoạt, làm cho tiết sinh hoạt lớp có ý nghĩa và tác dụng thiết thực, sinh động và phong phú hơn, tôi đưa một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm.
2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
Để tiết sinh hoạt lớp cuối tuần đạt hiệu quả tốt đó là xây dựng tiết học thân thiện, học sinh tích cực, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vừa là nhà viết kịch bản, vừa là đạo diễn và cũng là cá nhân tác động tích cực trong giáo dục hoàn thiện nhân cách cho học sinh và hoàn thành nhiệm vụ tiết học. Để hoàn thành tốt tiết sinh hoạt, theo tôi cần có những biện pháp sau:
2.3.1. Xây dựng nội quy lớp học.
 - Thời gian xây dựng
 Ngay từ đầu năm, giáo viên soạn thảo nội quy lớp.
 - Quy trình xây dựng.
+ Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào nội quy nhà trường và các tổ chức đoàn thể để xây dựng nội quy do lớp mình phụ trách. Để xây dựng nội quy này, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tình hình, đặc điểm lớp học do mình phụ trách.Nội quy được đưa ra tập thể lớp đóng góp ý kiến xây dựng và đi đến thống nhất để thực hiện.
	Ví dụ: 
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
LỚP 11B5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NỘI QUY LỚP .
NĂM HỌC 2015- 2016
1. Học sinh phải đi học đúng giờ, trên đường đi phải thực hiện đúng luật giao thông.
2. Thực sự ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng người trên, thương yêu giúp đỡ bạn bè, đoàn kết xây dựng tập thể lớp, tập thể Đoàn vững mạnh.
3. Phải chăm chỉ học tập, trong lớp chăm chú nghe giảng, tích cực xây dựng bài, tìm hiểu bài, làm bài, học bài trước khi đến lớp. Phải tự giác học tập, không gian lận trong học tập, kiểm tra và thi.
4. Phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, có ý thức bảo vệ tài sản, thiết bị trường học. Trong giờ học không được sử dụng điện thoại, máy phát nhạc
5. Học sinh đến trường trang phục đúng quy định. Không uống rượu, bia, hút thuốc lá, không mang vũ khí, văn hóa phẩm đồi trụy, không nói tục, gây gỗ đánh nhau, tránh xa ma túy và các tệ nạn xã hội.
6. Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, không xả rác bừa bãi trong lớp học. 
Ngọc Lặc, ngày 22 tháng 08 năm 2015
 GVCN
 Lê Thị Thúy
	Sau khi xây dựng xong nội quy lớp, GVCN phổ biến trước lớp cho tất cả học sinh đều biết và thống nhất thực hiện. Bên cạnh đó, GVCN xây dựng thang điểm thi đua của lớp hàng tuần ứng với nội quy.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
LỚP 11B5
(Áp dụng từ ngày 22 tháng 08 năm 2015)
1.Phần trừ điểm.
TT
Lỗi vi phạm
Điểm trừ
TT
Lỗi vi phạm
Điểm trừ
1
Nghỉ học không phép
20
11
Tự ý đổi chỗ ngồi
10
2
Nghỉ học có phép
5
12
Không thuộc bài cũ
10
3
Đi học chậm
5
13
Không sinh hoạt 15 phút
10
4
Vào lớp chậm
5
14
Bỏ tiết
20
5
Không sơ vin
20
15
Không có ghế ngồi chào cờ
10
6
Sơ vin chậm
15
16
Xếp hàng chào cờ chậm
5
7
Không đồng phục
20
17
Không đeo thẻ
15
8
Không ghi bài
20
18
Đeo thẻ chậm
10
9
Sử dụng điện thoại, gây gỗ đánh nhau
30
19
Trống vào lớp học vẫn chưa vào
10
10
Nói chuyện trong giờ học
20
20
Vứt rác trong lớp làm bẩn lớp học và môi trường xung quanh
10/ lần
11
Trực tiếp làm cho lớp bị hạ bậc đánh giá trong sổ đầu bài.
20
21
Ngủ trong giờ học
10/ lần
2.Phần cộng điểm.
STT
Điểmđạt được
Điểm cộng
1
7 điểm miệng
5
2
8 điểm miệng
5
3
9 điểm miệng
10
4
10 điểm miệng
10
3. Cách xếp loại hạnh kiểm.
a. Hạnh kiểm theo tuần.
STT
Mức điểm trừ
Xếp loại
1
Điểm nhỏ hơn hoặc bằng 5
A
2
Điểm lớn hơn 5-15
B
3
Điểm lớn hơn 15 -30
C
4
Điểm lớn hơn 30- 40
D
5
Điểm lớn hơn 40 -50
Không xếp loại
b. Hạnh kiểm theo tháng.
- Điểm thi đua theo tháng = (tổng điểm 4 tuần):4
- Hạnh kiểm theo tháng cũng được xếp loại theo khung trên
c. Hạnh kiểm học kì.
Điểm thi đua theo tuần = (tổng điểm các tháng trong học kì):số tháng ở học kì đó, hạnh kiểm cũng được xếp theo khung trên.
d. Hạnh kiểm cả năm.
HKCN = trung bình hạnh kiểm hai học kì: 2
4. Các hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm.
 Các hình thức kỷ luật theo tuần.
- Nếu học sinh xếp loại hạnh kiểm loại B: Vệ sinh phòng học theo yêu cầu của GVCN.
- Nếu học sinh xếp loại hạnh kiểm loại C: Lao động 1 buổi
- Nếu học sinh xếp loại hạnh kiểm loại D: Lao động 2 buổi .
- Nếu học sinh không xếp loại hạnh kiểm: Hình thức phạt lao động 3 buổi, giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh trao đổi.
5. Các hình thức khen thưởng
a. Phần thưởng tuần
+ Cuối mỗi tuần ai được xếp loại A, không bị phạt sẽ nhận phần thưởng một chiếc bút ( trị giá khoảng 5000đ).
+ Có số lần xây dựng bài nhiều nhất lớp trong tuần sẽ nhận phần thưởng một chiếc bút( gọi là phần thưởng vua giơ tay tuần)
b. Phần thưởng cuối mỗi kỳ.
- Ai có nhiều “phần thưởng tuần” nhất lớp sẽ nhận phần thưởng một cuốn sổ( trị giá khoảng 20.000đ), gọi là phần thưởng kỳ.
- Ai có nhiều phần thưởng” vua giơ tay tuần” nhất lớp sẽ nhận phần thưởng là một cuốn sổ ( trị giá khoảng 20.000đ). gọi là phần thưởng “ vua giơ tay kỳ”.
c. Phần thưởng cuối mỗi năm học.
Ai được cả hai” phần thưởng kỳ” hoặc phần thưởng “vua giơ tay kỳ” nhiều nhất lớp sẽ được nhận phần thưởng năm trị giá khoảng 40.000đ và giấy khen của GVCN hoặc của đoàn trường.
Lưu ý: Yêu cầu tất cả học sinh trong lớp đọc kỷ, nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện. Hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm và ý thức với tập thể lớp. Hãy cùng chung tay vì một tập thể lớp 11B5 đoàn kết, tiến bộ.
- Mục đích xây dựng nội quy lớp học.
- Là cơ sở để giáo viên giáo dục, quản lý học sinh.
- Là cơ sở để ban cán sự lớp như: Lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tậpvà tổ trưởng các tổ đánh giá xếp loại thành viên trong tổ theo tuần, tháng, kỳ và năm.
- Là cơ sở để mỗi học sinh tự giác rèn luyện bản thân, hoàn thiên nhân cách.
2.3.2. Xây dựng hệ thống hồ sơ, biểu mẫu.
2.3.2.1. Sổ theo dõi tổ trưởng
- Sổ theo dõi của tổ trưởng dùng để tổ trưởng theo dõi và ghi chép tình hình học tập và rèn luyện của các thành viên trong tổ hàng ngày.
- Mục đích: Là cơ sở để đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ một cách chính xác, khoa học.
THEO DÕI NỀ NẾP TỔ 1
(tuần ... từ ngày ../.. /201.... đến ngày ...../. /201)
TT
Họvà tên
Lỗi vi phạm trong tuần
Điểm trừ
Điểm cộng
XL
Thứ
 2
Thứ
3
Thứ
 4
Thứ
 5
Thứ
 6
Thứ
 7
1
Lê Lai, ngày.tháng..năm 201
 Tổ trưởng
2.3.2.2. Biên bản sinh hoạt lớp.
+ Biên bản sinh hoạt lớp là dùng để tổng kết, đánh giá, kiểm điểm tình hình học tập của học sinh và thực hiện nội quy lớp học.
 + Mục đích:
- Biên bản sinh hoạt lớp giúp thầy, cô giáo chủ nhiệm quản lý học sinh một cách dễ dàng và khoa học hơn, đỡ phải ghi chép nhiều trong giờ sinh hoạt.
- Giúp cho ban cán sự lớp và tổ trưởng các tổ làm việc khoa học, chính xác, không tốn thời gian nhiều để dành thời gian cho các hoạt động khác.
- Là cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại học sinh trong trường hợp học sinh có ý kiến trái chiều về kết quả xếp loại của mình.
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
LỚP 11B5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt lớp tuần ... từ ngày ../.. /201.... đến ngày ...../. /201	Hôm nay, vào lúc .. giờ . phút, ngày ../../. tại phòng học lớp 11B5 tổ chức sinh hoạt lớp:
	Chủ trì: ..	Lớp trưởng
	Thư ký: ..	
	Giáo viên chủ nhiệm: Lê Thị Thúy
	Số HScó mặt ... Số HS vắng mặt có lý do  Số HS vắng mặt không có lý do 
	Lớp trưởng đánh giá tình hình hoạt động của tuần qua:
Ưu điểm:
Những tồn tại cần khắc phục:
Ý kiến của các thành viên trong lớp:
 Kiến nghị đề xuất:
Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch tuần tới
Số người vi phạm nội quy, quy chế: (Nêu tên những HS vi phạm)
TT
Họ và tên
Nội dung vi phạm
Hình thức xử lý
1
GVCN LỚP
Lê Thị Thúy 
 Lớp trưởng
 Bùi Thị Yến
 Thư ký
 Lê Thị Trà My
2.3.2.3. Bảng thông báo
+ Bảng thông báo được đặt ở giữa, vị trí cuối lớp học.
- Bảng thông báo dùng để ghi chép kế hoạch, hoạt động của lớp trong tuần hoặc là ghi chép những thông báo đột xuất của nhà trường và đoàn trường.
- Ghi chép những học sinh được tuyên dương và những học sinh vi phạm trong tuần, lịch trực nhật của lớp trong tuần hoặc lịch trực tuần của lớp.
+ Mục đích:
- Đôi lúc trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên triển khai kế hoạch nhưng học sinh không tập trung cho nên không nhớ tuần tới mình phải làm gì. Vì vậy bảng thông báo giúp học sinh nắm rõ hơn kế hoạch tuần. Mỗi lần nhìn lên bảng thông báo nhắc nhở các em phải thực hiện nhiệm vụ mình phải làm.
- Thông qua bảng thông báo, giúp học sinh yếu kém trong rèn luyện sẽ tích cực hơn vì xấu hổ bị nhắc nhở trên bảng thông báo, học sinh được tuyên dương thì tích cực hơn.
2.3.3. Tổ chức sinh hoạt lớp thông qua một số chủ đề, tổ chức các hoạt động văn nghệ và tìm hiểu về các tấm gương vượt khó, học giỏi.
2.3.3.1.Sinh hoạt theo chủ đề .
* Thời gian sinh hoạt: Khoảng 20 phút
* Nội dung sinh hoạt: Gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới,
* Hình thức sinh hoạt: Đa dạng, phong phú liên quan đến kiến thức cuộc sống hàng ngày của các em như: Thi văn nghệ giữa các tổ, đố vui khoa học, tìm hiểu về luật an toàn giao thông, tìm hiểu về những nhân vật lịch sử (ở trường mình mang tên người anh hùng dân tộc Lê Lai, giáo viên cho học sinh tìm hiểu về người anh hùng dân tộc Lê Lai, Lê Lợi), có thể là chủ đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên, hạn chế bạo lực học đường
+ Căn cứ vào đặc điểm của từng lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn những chủ đề phù hợp với các em.
+ Một số chủ để chúng ta có thể lựa chọn:
- Chủ đề: Sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên
- Chủ đề: Làm thế nào để hạn chế bạo lực học đường
- Chủ đề: Làm thế nào để học tốt môn ngoại ngữ, các môn học tự nhiên.
- Chủ đề: Thanh niên với chủ quyền đất nước
- Chủ đề: Tìm hiểu về ngày quốc tế phụ nữ.
- Chủ đề: Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.
* Mục đích:
- Sinh hoạt theo chủ đề giúp học sinh tích lĩnh hội kiến thức phong phú và đa dạng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống.
- Sinh hoạt theo chủ đề giúp các em rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự tin trước tập thể
- Thông qua sinh hoạt theo chủ đề, các em hiểu nhau nhiều hơn, đoàn kết hơn và thông cảm, thương nhau hơn. Đây chính là điều kiện cơ bản để tập thể lớp ngày càng vững mạnh. Bên cạnh sinh hoạt lớp theo chủ đề, để giờ sinh hoạt lớp tạo được hứng thú và đạt được hiệu quả cao, giáo viên chủ nhiệm linh hoạt trong giờ sinh hoạt có thể giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động khác như: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, tổ chức các trò chơi, tìm hiểu về các tấm gương vượt khó, học giỏi hoặc là giáo viên chiếu những câu trâm ngôn hay về tình bạn, tình yêu hoặc những câu trâm ngôn về cuộc sống để các em thảo luận và rút ra bài học đối với bản thân.
+ Ví dụ 1: Thảo luận những câu danh ngôn hay về tình bạn.
Giáo viên khuyến khích học sinh sưu tầm những câu chuyện cảm động về tình bạn hoặc những câu trâm ngôn hay về tình ban.
Giáo viên có thể đưa ra một số câu trâm ngôn hoặc câu chuyện cảm động về tình bạn, hướng dẫn học sinh thảo luận.
DANH NGÔN HAY VỀ TÌNH BẠN
2
»Khen ngợi tôi, và tôi có thể sẽ không tin bạn. 
Chỉ trích tôi, và tôi có thể sẽ không thích bạn. 
Tảng lờ tôi, và tôi có thể sẽ không tha thứ cho bạn. 
Khuyến khích tôi, và tôi có thể sẽ không quên bạn. 
Yêu mến tôi, và tôi có thể sẽ bị buộc phải yêu mến bạn.
 Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về các câu trâm ngôn trên? Chúng ta phải làm gì để có một tình bạn đẹp? 
- Giáo viên nêu câu chuyện cảm động về tình bạn, học sinh suy nghĩ và thảo luận.
Tóm tắt câu chuyện: Tình bạn Lưu Bình- Dương Lễ.
Lưu Bình và Dương Lễ là bạn kết nghĩa với nhau. Cả hai cùng đi học và chơi c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gio_sinh_hoat_lop_cu.doc
  • docM2-Bia.doc
  • docMục lục.doc