SKKN Một số kinh nghiệm quản lý nề nếp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 11A2, trường THPT DTNT Ngọc Lặc

SKKN Một số kinh nghiệm quản lý nề nếp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 11A2, trường THPT DTNT Ngọc Lặc

Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông từ xưa đến nay là một vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng. Bác Hồ đã dạy : “ Dạy cũng như học, phải biêt chú trọng cả đức lẫn tài, đạo đức là cái gốc của con người cách mạng; Đạo đức cũng là cái gốc của con người phát triển toàn diện, mà nhà trường phổ thông có nhiệm vụ đào tạo” ( Trích lời Bác Hồ ngày 21/10/1964). Trong trường học việc xây dựng nề nếp học sinh là mục tiêu chính trong công tác trồng người. Ông cha ta đã nói “ Tiên học lễ, hậu học văn” và Bác Hồ cũng nói “ Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Có tài mà không có đức là người vô dụng ”.

Trong các nhà trường, người giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối đa năng trong hoạt động học tập của học sinh, là linh hồn của lớp học. GVCN vừa là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt với học sinh và thực hiện giáo dục đạo đức lối sống, phát triển nhân cách, thói quen tốt trong học sinh, hình thành cho các em lối sống văn minh, lịch sự. Vì thế công tác chủ nhiệm lớp giữ vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.

Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì một trong những việc làm cần thiết của người GVCN là tạo những thói quen, xây dựng tốt nề nếp trường học. Bởi trường có nề nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động, phát huy tính tự giác học tập của các em. Mặt khác, nề nếp tốt sẽ làm tăng chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốt góp phần hình thành nhân cách con người .

 

doc 23 trang thuychi01 11803
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm quản lý nề nếp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 11A2, trường THPT DTNT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỀ NẾP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 11A2, TRƯỜNG THPT DTNT NGỌC LẶC 
Người thực hiện: Lê Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................... .......01
1.2 Mục đích nghiên cứu........ .....02
1.3 Đối tượng nghiên cứu.........................02
1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................02
2. Phần nội dung 
2.1 Cơ sở lí luận .......02
2.2 Thực trạng vấn đề .......03
2.2.1. Thuận lợi.................03
2.2.2. Khó khăn.................03
2.3 Biện pháp thực hiện ................................03
2.3.1. Điều tra thông tin học sinh để tiến hành phân loại..03
2.3.2 Lựa chọn và giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, trưởng phòng ở
khu KTX ...05
2.3.3. Xây dựng bảng lượng hoá thi đua của lớp..06
2.3.4. Tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần hiệu quả, đánh giá khách quan, trung thực việc chấp hành nội quy nề nếp của các thành viên trong lớp. ...11
2.3.5. Xây dựng đội ngũ “điệp viên”.13
2.3.6. Phối hợp .14
2.3.7. Phát động phong trào thi đua thường xuyên liên tục giữa các thành viên, các tổ, các phòng ở trong lớp...14
 2.3.8. Nêu gương.......15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến..15
3. Phần kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận..................................................................................17
3.2. Kiến nghị....................................................................................17
Tài liệu tham khảo.19
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
(Dùng trong sáng kiến kinh nghiệm này)
Trung học phổ thông
THPT
Trung học phổ thông dân tộc nội trú
THPT DTNT
Học sinh
HS
Giáo viên chủ nhiệm
GVCN
Kí túc xá
KTX
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông từ xưa đến nay là một vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng. Bác Hồ đã dạy : “ Dạy cũng như học, phải biêt chú trọng cả đức lẫn tài, đạo đức là cái gốc của con người cách mạng; Đạo đức cũng là cái gốc của con người phát triển toàn diện, mà nhà trường phổ thông có nhiệm vụ đào tạo” ( Trích lời Bác Hồ ngày 21/10/1964). Trong trường học việc xây dựng nề nếp học sinh là mục tiêu chính trong công tác trồng người. Ông cha ta đã nói “ Tiên học lễ, hậu học văn” và Bác Hồ cũng nói “ Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Có tài mà không có đức là người vô dụng ”. 
Trong các nhà trường, người giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối đa năng trong hoạt động học tập của học sinh, là linh hồn của lớp học. GVCN vừa là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt với học sinh và thực hiện giáo dục đạo đức lối sống, phát triển nhân cách, thói quen tốt trong học sinh, hình thành cho các em lối sống văn minh, lịch sự. Vì thế công tác chủ nhiệm lớp giữ vai trò rất quan trọng  trong việc xây dựng và duy trì nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. 
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì một trong những việc làm cần thiết của người GVCN là tạo những thói quen, xây dựng tốt nề nếp trường học. Bởi trường có nề nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động, phát huy tính tự giác học tập của các em. Mặt khác, nề nếp tốt sẽ làm tăng chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốt góp phần hình thành nhân cách con người . 
Trường THPT DTNT Ngọc Lặc đóng tại Đô thị số 1, Đô thị Ngọc Lặc, tỉnh Thanh hóa. Trường có một sứ mệnh hết sức cao cả- đó là đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số cho các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa. Nguồn học sinh tuyển vào của nhà trường là 95 % học sinh dân tộc của 11 huyện miền núi Thanh Hóa và 5% dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên ( tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Do vậy học sinh của nhà trường đa phần xuất thân từ những gia đình thuần nông. Nghề nghiệp chính của cha mẹ là trồng trọt và chăn nuôi. Điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ phải đi làm ăn xa, các em ở nhà với ông bà, cô chú dẫn đến không có sự quan tâm sát sao của bố mẹ nên nề nếp thực hiện nội quy nhà trường của các em chưa tốt ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập. Bản thân tôi là một GVCN lớp, tôi nhận thấy rằng vấn đề quản lý nề nếp học sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó phản ảnh sự chấp hành kỷ cương nề nếp và chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường.
Vì vậy, tôi đã mạnh dạn học hỏi đưa ra các biện pháp, đúc rút kinh nghiệm và viết SKKN với đề tài:“ “Một số kinh nghiệm quản lý nề nếp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 11A2, trường THPT DTNT Ngọc Lặc”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm giúp các em học sinh: có những thói quen tốt, hình thành ý thức kỉ luật, tính tự giác, đoàn kết, thực hiện tốt nội quy nề nếp. nâng cao ý thức, tinh thần học tập của các em. 
- Giúp cho các bạn đồng nghiệp có thêm nguồn tài liệu phục vụ công tác chủ nhiệm lớp. 
- Giúp cho bản thân có cơ hội tự học, nâng cao năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Học sinh lớp 11A2 năm học 2018- 2019 trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
Một số phương pháp chính được sử dụng trong SKKN này là:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 
- Phương pháp thu thập thông tin. 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích và đánh giá kết quả
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lý luận.
Ngày nay đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa để tiến tới dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh, một trong những chiến lược để thực hiện thành công sự nghiệp đó chính là yếu tố con người. Để đào tạo được con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội của đất nước, giáo dục và đào tạo phải giải quyết hàng loạt những vấn đề quan trọng, trong đó tính chiến lược là đổi mới nề nếp học tập, nề nếp lớp tự quản, từng bước áp dụng các phương pháp vào quá trình rèn luyện học sinh tạo thành thói quen tự quản lí bản thân mình. 
Trong trường học ngoài việc đặt nền tảng và cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thì việc xây dựng một tập thể lớp có nề nếp tốt cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng và phát triển học sinh toàn diện sau này. Bậc THPT, học sinh ở lứa tuổi 16- 18, lứa tuổi đang dần hoàn thiện nhân cách, chúng ta cần coi trọng việc xây dựng nề nếp cho học sinh để khi ra trường, khi học ĐH, CĐ hoặc đi làm các em sẽ hoàn thiện mình hơn và trở thành những con người có ích cho xã hội. Việc xây dựng một tập thể lớp có nề nếp tốt, có thói quen giữ gìn những cách làm việc hợp lý và sự sinh hoạt có kỷ luật, có trật tự, có tổ chức, biết bảo ban nhau thực hiện tốt nội quy trường lớp, từ đó nâng cao chất lượng học tập là vấn đề quan trọng ở trường THPT. Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và dựa vào mỗi giáo viên chúng ta.
Là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, chúng ta cần sáng tạo, năng động, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp giáo dục để các em sớm đi vào nề nếp, nâng cao kết quả học tập và nâng dần tầng nhận thức cho các em học sinh. 
2.2. Thực trạng vấn đề 
2.2.1. Thuận lợi. 
Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình dạy học, hơn nữa trong năm học 2018- 2019 tôi nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường cũng như sự giúp đỡ và hợp tác của các thầy cô giáo bộ môn. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cũng được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số phụ huynh học sinh. Một số các em học sinh có năng lực học tập cũng như năng lực quản lý tốt, các em đều cùng lứa tuổi, chăm ngoan, hiền lành,điều đó giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. 
2.2.2. Khó khăn
Do đặc thù học sinh của trường THPT DTNT Ngọc Lặc chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc ( Thái, Mường, Mông, Dao, Thổ) từ các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Bố mẹ làm nông nghiệp, sống ở các bản làng xa xôi, nên đa phần các em hiền lành, ngoan ngoãn, ít nói, đó vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. Bởi đi song hành với đó là sự tự ti, rụt rè, ngại tiếp xúc, không năng động, không sáng tạo. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. 
Mới vào trường THPT, các em đang độ tuổi “ vị thành niên” tư duy chưa hoàn thiện, tri thức còn thiếu, đạo đức tác phong chưa được giáo dục đầy đủ. Hành vi còn mang nặng yếu tố tự phát, bản năng của tuổi trẻ. 
Các em ở bậc THPT là những em từ lớp 9 mới lên, có sự thay đổi về lớp, về cấp học, về thầy, về bạn.  Khi đến môi trường nội trú các em thay đổi về môi trường sống, có nhiều em ở bậc THCS quen lối sống tự do, công việc cá nhân: giặt giũ, gấp chăn màn, rửa bát đũa, quét dọn nhà cửa đều ỉ lại vào cha mẹ. Thậm chí có nhiều em không biết làm hoặc làm không sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Một số em còn tùy tiện trong các hoạt động ở lớp, ở phòng ở, không có tính tự giác, ý thức kỷ luật. 
Nhiều phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống khó khăn đầy biến động đã không thường xuyên hoặc chưa thực sự quan tâm chú ý đến việc học, việc rèn luyện của con em, khả năng, mức độ tiếp thu, tự quản của các em cũng khác nhau nên cũng tạo nên những trở ngại nhất định trong quá trình học tập của các em cũng như trong công tác chủ nhiệm. 
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các trò chơi không lành mạnh tác động không nhỏ đến sự phát triển đi lên của đời sống xã hội và các em cũng bị tác động nên sao nhãng đến việc học tập và rèn luyện. 
2.3. Biện pháp thực hiện 
2.3.1. Điều tra thông tin học sinh để tiến hành phân loại. 
Ngay từ đầu năm học khi đã được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã tiến hành khảo sát đối tượng học sinh thông qua mẫu phiếu tìm hiểu thông tin học sinh. Cách tôi thực hiện là phát cho mỗi em một phiếu điều tra có nội dung như sau:
PHIẾU TÌM HIỂU THÔNG TIN HỌC SINH 
 1. Họ và tên: ......................................................, ngày sinh	
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú:	
Đoàn viên: € 
2. Họ và tên cha: 	
Nghề nghiệp (làm gì, ở đâu?):	
..................................................................................................ĐT:	
3. Họ và tên mẹ: .................	
Nghề nghiệp (làm gì, ở đâu?):	
..................................................................................................ĐT:	
4. Số anh chị em: .......(Anh ......, chị ....., em......) (đang học trường nào hay làm việc ở đâu ...)
5. Hoàn cảnh kinh tế gia đình: (Đánh dấu vào ü vào ô thích hợp)
Giàu có € Khá € Đủ ăn € Hộ cận nghèo € Hộ nghèo €
6. Diện chính sách: Con thương binh: € Con liệt sĩ: €
7. Bạn thân nhất của em
8. Về kết quả học tập: năm lớp 9
ĐTB các môn
Xếp loại
Điểm trung bình từng môn học
Điểm xét tuyển vào 
lớp 10
HL
HK
Toán
Lý
Hóa
Sinh
Anh
Văn
Sử
Địa
Môn học yếu nhất: 	
Lý do học yếu môn đó: 	
9. Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh (nếu có, ghi rõ loại giải, môn): 	
10. Các nhiệm vụ đã làm năm lớp 8, lớp 9 (lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó VTM, LĐ, chi đội trưởng, liên đội trưởng ...)	 
11. Dự định tương lai:
a. Thi ĐH, CĐ nhóm môn ..................................................., ngành 	 
trường ............................................, tại 	
b. Ước mơ làm nghề gì? Tại sao?
Với phiếu tìm hiểu thông tin học sinh này giáo viên đã cơ bản nắm được từng hoàn cảnh gia đình học sinh, về học lực, hạnh kiểm, năng lực sở trường, ước mơ, nguyện vọng của các em để từ đó tiến hành phân loại học sinh về lực học, hạnh kiểm để tiến hành xếp tổ, nhóm học tập và phòng ở cho phù hợp. Đặc biệt khi xếp tổ, nhóm học tập cho các em, tôi xếp xen kẽ những em có học lực khá giỏi ngồi cùng bàn, nhóm, tổ với những em có học lực trung bình, yếu để kèm cặp, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
2.3.2. Lựa chọn và giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, trưởng phòng ở khu KTX
Để các chủ trương, nhiệm vụ của nhà trường trở thành hiện thực, đội ngũ cán sự lớp, trưởng các phòng ở KTX là cánh tay đắc lực của GVCN. Vì vậy, việc lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp là việc đầu tiên phải làm khi chuẩn bị vào năm học mới. 
Điều này được tiến hành bằng cách:
Thông qua phiếu điều tra thông tin của HS, GV đã nắm bắt cơ bản, sơ bộ những HS đã từng làm cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, GV tìm hiểu kỹ hơn về hoàn cảnh gia đình, năng lực của HS đã từng làm cán bộ lớp qua những người bạn thân của các em. 
Sau đó, thông qua việc trao đổi công khai, tiến hành bỏ phiếu kín để bầu lớp trưởng. Cũng căn cứ vào phiếu bầu và phiếu điều tra, GVCN chọn đội ngũ ban cán sự lớp gồm những học sinh có tinh thần trách nhiệm cao, năng nổ, nhiệt tình, có học lực từ khá trở lên, có kinh nghiệm, khả năng ăn nói tốt. Đội ngũ BCS này bao gồm 1 lớp trưởng, 1 Lớp phó học tập tự nhiên, 1 lớp phó học tập xã hội, 1 lớp phó lao động, 1 lớp phó văn thể mĩ, 1 lớp phó đời sống, 4 tổ trưởng, 4 tổ phó và 4 trưởng phòng ở KTX.
Sau khi đã hoàn thành cơ cấu đội ngũ cán bộ, GVCN giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hàng ngũ cán bộ. Cụ thể như sau: 
- Lớp trưởng: 
+ Phụ trách chung các hoạt động của lớp trong các giờ học  chính khóa, giờ tự học trên lớp và các hoạt động ở KTX. 
+ Nhắc nhở, đôn đốc theo dõi sự làm việc của các cán sự khác cũng như các thành viên khác trong lớp trong lớp. 
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả thi đua học tập và nề nếp của lớp mỗi tuần. 
+ Điều hành và quản lí các buổi sinh hoạt tập thể. 
- Lớp phó học tập: chịu trách nhiệm chung về mảng học tập và theo dõi tình 
hình học tập, thi đua giữa các tổ, nhóm trong lớp. 
+ Tổ chức, điều hành 15 phút sinh hoạt các thứ: 4, 6 trong tuần (theo chủ đề của đoàn trường: chữa bài tập, trao đổi các chuyên đề học tập.
+ Có kế hoạch giúp đỡ những bạn còn yếu. Đề xuất với GVCN, GVBM kế hoạch học tập của lớp.
+ Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập của lớp vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Lớp phó lao động: Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công việc lao động, vệ sinh của lớp hàng ngày, phân công lao động khi có kế hoạch lao động của Ban lao động, ban quản lý KTX và giáo viên chủ nhiệm giao. 
- Lớp phó văn thể mỹ: 
+ Tổ chức, điều hành 15 phút sinh hoạt các thứ: 3, 5, 7 trong tuần (theo chủ đề của đoàn trường: Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,) + Có kế hoạch và tham gia tập múa hát tập thể cho lớp. Các hoạt động văn nghệ, các phong trào văn thể mỹ do trường đề ra. 
+ Theo dõi và tổng hợp để đánh giá hoạt động văn thể mĩ của lớp vào tiết sinh hoạt cuối tuần
- Lớp phó đời sống:
+ Chịu trách nhiệm chính trong việc thu, chi quỹ của lớp. 
+ Phối hợp cùng ban cán sự lớp để có kế hoạch chi tiêu hợp lí trong các hoạt động tập thể của lớp.
+ Báo cáo thu, chi định kỳ vào cuối tháng.
- Bốn tổ trưởng của 4 tổ có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của GVCN, lớp trưởng, lớp phó; Theo dõi, đánh giá cẩn thận, chi tiết, chính xác điểm và xếp loại hạnh kiểm cuối tuần của các bạn trong tổ; Tổng hợp báo cáo đánh giá xếp loại tổ viên vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Bốn tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng mặt.
- Các trưởng phòng ở khu TKX: có nhiệm vụ phân công, theo dõi, đôn đốc các công việc của học sinh ở khu KTX như vệ sinh phòng ở và vệ sinh khu vực trong kí túc xá. Báo cáo sĩ số với Ban quản lý KTX trước giờ giới nghiêm. Tổng hợp kết quả thi đua của từng phòng để đánh giá và báo cáo vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Để đội ngũ này làm việc tốt, cần lựa chọn phân công việc làm phù hợp với khả năng từng em, huấn luyện phương pháp làm việc, hướng dẫn cách xây dựng và trình bày sổ sách khoa học, đầy đủ, hợp lý... Đặc biệt luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tự giác và tự chủ các thành viên trong lớp. Đó chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành bại mọi vấn đề.
2.3.3. Xây dựng bảng lượng hoá thi đua của lớp.
Để xây dựng một tập thể lớp có nề nếp tốt, kỷ luật, trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn chú ý đến việc phải xây dựng cho lớp mình một bảng lượng hoá thi đua riêng, chi tiết, cụ thể. Bảng lượng hoá thi đua của lớp phải căn cứ trên nội quy của nhà trường, các tiêu chí thi đua của Đoàn và tình hình thực tế của lớp mình chủ nhiệm để đưa ra bảng lượng hoá cho phù hợp. Những nội quy, quy định này được thông qua tập thể lớp, thực hiện với mọi thành viên của lớp. Tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các thành viên, đồng thời cũng là hành lang pháp lý cho cán bộ lớp dễ làm việc.
Bảng lượng hóa này sẽ là căn cứ đánh giá thi đua của từng của các thành viên trong lớp trong từng tháng,từng học kỳ và cả năm học. 
Cụ thể trong năm học 2018- 2019, tôi đã xây dựng bảng lượng hóa thi đua của học sinh trong lớp mình chủ nhiệm như sau. 
NỘI QUY LỚP 11A2
QUY ĐỊNH ĐIỂM TRỪ
Lỗi trừ
Điểm trừ
I. Thực hiện nề nếp học chính khóa và tự học trên lớp
1. Chào cờ đầu tuần, các buổi mít tinh, các HĐNGLL
1.1. Không tham gia 
5/hs
1.2. Tập trung chậm
1/hs
1.3. Nói chuyện, làm việc riêng
1/hs
1.4. Đội ô, mũ, nón.
1/hs
1.5 Trực tuần không làm tròn nhiệm vụ
2/hs
1.6. Trong các buổi mít tinh không mang đủ cờ, khẩu hiệu  (nếu nhà trường, Đoàn trường yêu cầu).
3/hs
2. Sinh hoạt 15 phút
2.1. Bỏ sinh hoạt .
2/hs
2.2. Sinh hoạt không đúng chủ đề.
2/hs
2.3. Sinh hoạt lộn xộn.
1/hs
2.4. Không sinh hoạt.
3/hs
3. Chuyên cần 
3.1. Nghỉ học có phép.
1/hs
3.2. Đi học chậm, vào chậm tiết sau 5 phút (trừ trường hợp học sinh được GV điều động giải quyết công việc).
1/hs
3.3. Nghỉ học không phép, bỏ tiết.
5/hs
4. Trách nhiệm của cán bộ lớp
4.1. Không ghi sĩ số, HS vắng lên bảng.
2/buổi
4.2. Để lớp ồn, lộn xộn trong giờ trống.
5/tiết
4.3. Cán bộ lớp có hành vi cản trở cờ đỏ làm nhiệm vụ.
5/lần
5. Vệ sinh, trực nhật, phòng học
5.1. Không làm vệ sinh lớp.
5/buổi
5.2. Vệ sinh chậm; Vệ sinh bẩn.
3/buổi
5.3. Đổ rác không đúng nơi quy định.
3/lần
5.4. Làm bẩn tường, bàn ghế.
5/lần
5.5. Bàn ghế lộn xộn không thẳng hàng.
2/buổi
5.6. Không đóng cửa sổ, tắt điện
5/buổi
5.7. Không kéo rèm, mành đúng quy định sau khi kết thúc các buổi học (cả chính khóa và tự học).
5/buổi
6. Thực hiện trang phục
6.1. Không mặc đồng phục theo quy định.
2/hs
6.2. Trang phục không đúng quy định (Áo phông không cổ, quần áo ngủ, quần đùi, quần sooc). 
2/hs
6.3. Nhuộm tóc, móng tay, tô son, đánh phấn, đeo đồ trang sức. 
2/hs
7. Tự học trên lớp, thư viện
7.1. Nghỉ học không phép.
5/hs
7.2. Nghỉ học có phép; Đi chậm; Ngủ trong lớp; Làm việc riêng.
1/hs
7.3. Lớp ồn, lộn xộn
5/lớp
II. Quy định về học tập
1. Điểm kém 0,1,2,3,4
5,4,3,2,1/hs
2.Trực tiếp làm lớp bị giờ khá, TB, Yếu
4, 6,8/hs
3. Không ghi tên bài vào sổ đầu bài.
2/tiết
5. Không nộp sổ đầu bài vào cuối buổi học.
2/buổi
III. Thực hiện các nội quy ở kí túc xá
1. Tham gia lao động, vệ sinh
1.1. Vắng không lí do trong buổi lao động của lớp.
3/hs
1.2. Vắng có lí do (trừ trường hợp do nhà trường, Đoàn trường điều động, học sinh tham gia ôn đội tuyển, học sinh học thêm có giáo viên dạy trên lớp hoặc ở khu nội trú).
1/hs
1.3. Không hoàn thành nội dung LĐ được phân công.
2/hs
1.4. Không thực hiện lao động theo sự phân công.
5/lần
2. Thực hiện nề nếp nội vụ phòng ở, ăn mặc
2.1.Vệ sinh phòng ở, vệ sinh hành lang trước phòng không sạch sẽ, giày dép để lộn xộn, không đúng nơi quy định.
2/hs/p
2.2. Vứt rác bừa bãi ở KTX, phòng ở.
2/hs
2.3. Không tắt điện, quạt, khóa nước khi ra khỏi phòng, trong giờ giới nghiêm. (Không trừ điểm đối với học sinh tự học khi sử dụng đèn tích điện của cá nhân); Tháo giấy niêm phong bảng điện, cắm điện trong phòng. 
3/hs
2.4. Không giao nộp khóa phòng khi lên lớp.
2/hs/p
2.5. Mặc quần, áo, váy quá ngắn, quần bò rách, áo in hình thù kì quái
2/hs
2.6. Vệ sinh khu vực chậm.
2/hs
2.7. Vệ sinh khu vực bẩn.
3/hs
2.8. Không hoàn thành nhiệm vụ trực ban.
2/hs
2.9. Không vệ sinh nắp cống nhà tắm, nhà vệ sinh.
3/hs
2.10. Tháo nắp cống nhà tắm, nhà vệ sinh.
5/hs
2.11. Bỏ rác xuống ống cố

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_quan_ly_ne_nep_nham_nang_cao_chat_lu.doc