SKKN Vận dụng thơ ca và âm nhạc kết hợp phương pháp dạy học tich cực trong dạy học GDCD lớp 10 - Tiết 27 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo được những con người phát triển toàn diện nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông đều góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Giáo dục công dân. Ở nhà trường THPT môn GDCD là một môn khoa học có vị trí quan trọng. Những kiến thức về triết học, về giá trị đạo đức, phạm trù kinh tế, pháp luật đều giúp người học có thể chủ động, tự giác điều chỉnh các hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác. Tính nhất quán về kiến thức, tính sâu sắc về lí luận, tính phong phú, sinh động về thực tiễn là yêu cầu cần thiết khi giảng dạy môn GDCD. Mặt khác thông qua tri thức môn học, giáo viên giúp học sinh củng cố được niềm tin, định hướng phát triển và hoàn thiện nhân cách đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn GDCD trong việc giáo dục học sinh cần nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay việc dạy học môn GDCD gặp nhiều khó khăn. Là một giáo viên dạy bộ môn GDCD gần 20 năm nay tôi rất băn khoăn và trăn trở về vấn đề này. Nhìn vào thực tế ta thấy vấn đề học sinh chán học và ngại học bộ môn GDCD là do nhiều nguyên nhân, do từ nhiều phía. Xuất phát từ thực trạng việc học tập GDCD hiện nay – đa phần các em học sinh đặc biệt các bậc phụ huynh coi GDCD là môn phụ, môn không thi tốt nghiệp, môn không thi Đại học nên chỉ học đối phó. Vì vậy chúng ta cần phải có nhận thức mới về bộ môn, về bài học GDCD. Mỗi một bài học phải đem đến cho học sinh niềm say mê học tập, thu hút nhu cầu học tập. Nói cách khác, học GDCD không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào việc khơi dậy niềm đam mê của học sinh, kích thích tò mò, hứng thú, sáng tạo để các em thấy rằng, mỗi một bài học GDCD đều có ích. Để giáo viên truyền đạt bài giảng có hiệu quả, ngoài các phương pháp truyền thống chúng ta còn có thể sử dụng thơ ca và âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy môn GDCD. Thơ ca và âm nhạc là những nội dung rất có giá trị về mặt giáo dục, việc sử dụng thơ ca và âm nhạc và sẽ tạo cho giờ học được sự sinh động, lôi cuốn, truyền cảm cao, tạo ra sự rung cảm cho người học. Đó là con đường gần nhất để đến với trái tim và tâm hồn con người. Sử dụng thơ ca và âm nhạc trong dạy học sẽ là một hướng giải pháp có giá trị thực tiễn, bồi đắp kiến thức, tâm hồn cho các em và phát huy hiệu quả dạy và học môn GDCD. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài “Vận dụng thơ ca và âm nhạc kết hợp phương pháp dạy học tich cực trong dạy học GDCD lớp 10-Tiết 27 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”
PHẦN A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo được những con người phát triển toàn diện nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông đều góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trong đó có môn Giáo dục công dân. Ở nhà trường THPT môn GDCD là một môn khoa học có vị trí quan trọng. Những kiến thức về triết học, về giá trị đạo đức, phạm trù kinh tế, pháp luật đều giúp người học có thể chủ động, tự giác điều chỉnh các hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác. Tính nhất quán về kiến thức, tính sâu sắc về lí luận, tính phong phú, sinh động về thực tiễn là yêu cầu cần thiết khi giảng dạy môn GDCD. Mặt khác thông qua tri thức môn học, giáo viên giúp học sinh củng cố được niềm tin, định hướng phát triển và hoàn thiện nhân cách đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn GDCD trong việc giáo dục học sinh cần nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay việc dạy học môn GDCD gặp nhiều khó khăn. Là một giáo viên dạy bộ môn GDCD gần 20 năm nay tôi rất băn khoăn và trăn trở về vấn đề này. Nhìn vào thực tế ta thấy vấn đề học sinh chán học và ngại học bộ môn GDCD là do nhiều nguyên nhân, do từ nhiều phía. Xuất phát từ thực trạng việc học tập GDCD hiện nay – đa phần các em học sinh đặc biệt các bậc phụ huynh coi GDCD là môn phụ, môn không thi tốt nghiệp, môn không thi Đại học nên chỉ học đối phó. Vì vậy chúng ta cần phải có nhận thức mới về bộ môn, về bài học GDCD. Mỗi một bài học phải đem đến cho học sinh niềm say mê học tập, thu hút nhu cầu học tập. Nói cách khác, học GDCD không đặt nặng trọng tâm vào kiến thức, mà phải đặt trọng tâm vào việc khơi dậy niềm đam mê của học sinh, kích thích tò mò, hứng thú, sáng tạo để các em thấy rằng, mỗi một bài học GDCD đều có ích. Để giáo viên truyền đạt bài giảng có hiệu quả, ngoài các phương pháp truyền thống chúng ta còn có thể sử dụng thơ ca và âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ trong giảng dạy môn GDCD. Thơ ca và âm nhạc là những nội dung rất có giá trị về mặt giáo dục, việc sử dụng thơ ca và âm nhạc và sẽ tạo cho giờ học được sự sinh động, lôi cuốn, truyền cảm cao, tạo ra sự rung cảm cho người học. Đó là con đường gần nhất để đến với trái tim và tâm hồn con người. Sử dụng thơ ca và âm nhạc trong dạy học sẽ là một hướng giải pháp có giá trị thực tiễn, bồi đắp kiến thức, tâm hồn cho các em và phát huy hiệu quả dạy và học môn GDCD. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài “Vận dụng thơ ca và âm nhạc kết hợp phương pháp dạy học tich cực trong dạy học GDCD lớp 10-Tiết 27 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để đưa ra được những sáng kiến mới trong cách giảng dạy tiết 27, bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” GDCD lớp 10, chương trình cơ bản, từ đó giúp học sinh có sự hứng thú trong học tập và phát huy năng lực tự học, tính chủ động sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm ở một tiết dạy cụ thể, đó là tiết 27, bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” GDCD lớp 10, chương trình cơ bản và áp dụng cho một đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 - Thọ Xuân. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi chủ động tìm hiểu các tài liệu chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học, các quan điểm đổi mới phương pháp, những đánh giá về phương pháp phát huy năng lực tự học, sáng tạo của học sinh, các phương pháp dạy học GDCD. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Để có cơ sở cho việc áp dụng phương pháp mới, tôi đã tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực tế dạy học liên quan đến đề tài của mình ở một số trường trên địa bàn huyện và tất cả các lớp cùng khối trong nhà trường. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Qua việc khảo sát, thu thập thông tin, tôi đã tin hành xử lí số liệu, thống kê đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài để rút kinh nghiệm và khẳng định tính thực tiễn của đề tài. PHẦN B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta hiện nay là chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận sang tiếp cận năng lực người học nghĩa là quan tâm đến việc học được cái gì và quan tâm đến việc học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Vì vậy cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học. Thực tiễn nước ta cho thấy, đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển. Vì vậy, việc đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục công bố năm 2005, điều 28.2 có ghi “ Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiếm thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chúng tôi nhận thấy rằng để học sinh chủ động tích cực thì giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Quá trình dạy học GDCD ở trường phổ thông là một quá trình dạy học mang tính đặc thù. Nói cách khác đó cũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Để học sinh biết, hiểu và vận dụng vào thực tiễn cũng không đơn giản. Vậy để quá trình dạy học GDCD đạt hiệu quả chúng ta cần có những đột phá, suy nghĩ mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và hứng thú cho học sinh. GDCD là một môn học có ý nghĩa quan trọng góp phần xây dựng nhân cách con người, có nhiệm vụ giúp học sinh lĩnh hội được những chuẩn mực đạo đức cần thiết.. Hướng dẫn học sinh tự học, tự tiếp cận vấn đề là một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Mỗi một tiết dạy, giáo viên có một phương pháp riêng, tìm ra những con đường để học sinh tiếp nhận nội dung bài học một cách thoải mái, tự giác, tích cực. Thơ ca và âm nhạc có nhiều vai trò trong đời sống xã hội, có sức ảnh hưởng lớn. Bạch Cư Dị đã viết: “ Cái cảm hóa được con người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩ. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh và quả là ý nghĩa ”. Sô-xta-coovits viết “ Âm nhạc nâng con người lên,làm cho con người cao quý, củng cố phẩm chất, niềm tin vào sức mạnh bên trong của bản thân Trong chương trình GDCD lớp 10 rất nhiều bài học giáo viên có thể sử dụng thơ ca và âm nhạc làm phương tiện hỗ trợ để dạy học theo phương pháp mới phù hợp thời đại vì vậy việc sử dụng thơ ca và âm nhạc cũng có tác dụng rất lớn trong việc học GDCD. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Thực trạng chung Tại Hội thảo Quốc gia về giáo dục đạo đức – công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chỉ ra: Nội dung, chương trình của môn học GDCD còn nhiều điều chưa hợp lý, nặng giáo dục chính trị, nhẹ giáo dục kỹ năng sống, coi trọng lý thuyết, chưa chú ý vận dụng, thực hành, chưa yêu cầu thể hiện qua việc làm và hành vi cụ thể trong đời sống. Nhiều bài học trong sách giáo khoa môn Đạo đức – GDCD còn khô khan, gượng ép, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí, tình cảm của học sinh. Mặt khác, một số kiến thức triết học, kinh tế, chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học... còn khá trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh phổ thông, chưa chú ý đúng mức tính liên thông, tích hợp nội dung dạy học môn GDCD với các môn học khác. Bên cạnh đó, kết quả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa rõ, chủ yếu vẫn dạy chay, thuyết trình, đọc chép, lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy, thiếu sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học. Không những thế, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập còn nặng về hình thức, phổ biến vẫn là kiểm tra kiến thức, chưa chú trọng kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh. 2.2. Thực trạng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Thọ Xuân 5 truớc khi thực hiện đề tài.(Phiếu khảo sát học sinh) Qua kết quả khảo sát ( phụ lục ) tôi rút ra những nhận xét như sau: - Phần đông số học sinh không thích học bộ môn GDCD. - Tình trạng xem nhẹ bộ môn, coi đây là bộ môn phụ rất nhiều nên trong giờ GDCD học sinh còn làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng. - Giáo viên tự độc diễn trên bảng (giảng, đọc, học trò chép). - Giáo viên đặt câu hỏi học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời. - Giáo viên trình bày bài giảng học sinh nhanh hiểu nhưng chóng quên, không khơi dậy niềm đam mê, tìm tòi, tính độc lập suy nghĩ của học sinh Nguyên nhân: - Một là, môn học không thi tốt nghiệp và Đại học. - Hai là, đa số phụ huynh và học sinh quay lưng với môn học này. Học sinh và phụ huynh thì có suy nghĩ đơn giản rằng học GDCD chẳng sẽ có ích gì, vì nó không phục vụ cho việc thi cử và kiếm tiền sau này. - Ba là, môn GDCD trong các trường THPT vẫn được xem là môn phụ, thường bị lãnh đạo coi nhẹ, đồng nghiệp và kể cả xã hội nhìn nhận bằng ánh mắt thiếu thiện cảm (vì những giáo viên dạy Toán, Lí, Hóa, Sinh, Ngoại Ngữ, Văn, Sử... có giá hơn!). - Bốn là, còn nhiều vấn đề về chương trình, sách giáo khoa- Năm là, phương pháp dạy học. Giáo viên dạy GDCD còn để giờ học quá khô khan, nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó để khắc phục hiện tượng này, theo tôi tùy từng điều kiện để áp dụng việc đổi mới phương pháp, một trong những phương pháp mới có thể thực hiện rộng rãi đó là đưa văn học, âm nhạc vào giờ học GDCD để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn. 3. Giải pháp và cách tổ chức thực hiện. 3.1. Giải pháp thực hiện Từ những thực trạng trên chúng tôi nhận thấy, muốn tạo được hứng thú học tập và sự chủ động, tích cực từ phía học sinh thì giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp 3.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới Ở mỗi quốc gia mục tiêu giáo dục thường được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Ở nước ta, mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa và bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Những yêu cầu đổi mới ấy xuất phát từ những đòi hỏi từ sự phát triển của xã hội; từ những đòi hỏi từ sự phát triển kinh tế và từ những đòi hỏi khi tính đến đặc điểm tâm – sinh lý của người học. Điều đáng chú ý là, mục tiêu giáo dục ngày nay ở nước ta cũng như các nước trên thế giới không chỉ nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà chú ý đến vận dụng kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh 3.1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực * Tính tích cực học tập Tính tích cực học tập là những gì diễn ra bên trong người học. Quá trình học tập tích cực nói đến những hoạt động chủ yếu của chủ thể - về thực chất là tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực học tập liên quan trước hết tới động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của sự tự giác. Hứng thú và tự giác là 2 yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực học tập có quan hệ chặt chẽ với tư duy độc lập. Suy nghĩ, tư duy độc lập, tích cực, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú và nuôi dưỡng động cơ học tập. Một số đặc điểm cơ bản thể hiện tính tích cực học tập của học sinh: - Có hứng thú học tập. - Tập trung chú ý tới bài học/nhiệm vụ học tập. - Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo luận, ghi chép. - Có sáng tạo trong qua trình học tập. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao. - Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình. - Biết vận dụng những tri thức thu được để giải quyết các vấn đề thực tiễn. * Phương pháp dạy và học tích cực Phương pháp dạy và học tích cực đem lại cho người học hứng thú, niềm tin trong học tập. Việc học đối với học sinh khi đã thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo. Như vậy, dạy và học tích cực nhấn mạnh đến tính tích cực hoạt động của người học và tính nhân văn của giáo dục. Trong phương pháp dạy và học tích cực giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có thể thực hiện các hoạt động học tập một cách có hiệu quả. Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực có thể là: - Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác. - Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi ích của xã hội. - Dạy và học coi trọng sự hướng dẫn tìm tòi. - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 3.1.3. Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực Theo cuốn Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học của NXB Đại học Sư phạm thì chúng ta có một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực như sau: * Một số kĩ thuật dạy học tích cực - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật khăn phủ bàn - Kĩ thuật mảnh ghép - Sơ đồ tư duy - Kĩ thuật “KWL” - Kĩ thuật học tập hợp tác - Lắng nghe và phản hồi tích cực *Một số phương pháp dạy và học tích cực - Dạy học đặt và giải quyết vấn đề - Dạy học hợp tác - Học theo hợp đồng - Học theo góc - Học theo dự án - Dạy học vi mô 3.2. Tổ chức thực hiện Kĩ thuật và phương pháp dạy – học tích cực là những biện pháp, cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong các tình huống, hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Là những cách thức, con đường dẫn đến mục tiêu của bài học. Xuất phát từ những yêu cầu chung đó nên trong GDCD lớp 10, ban cơ bản tiết 27 bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” tôi đã vận dụng kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, từ đó đúc kết thành một số phương pháp dạy học phù hợp với trình độ và năng lực nhận thức của học sinh trong trường THPT. Một số khía cạnh của phương pháp dạy học tích cực chúng tôi đã vận dụng: - Phương pháp: Phát vấn – đàm thoại - Phương pháp: Gợi mở - Phương pháp: Tạo tình huống, nêu vấn đề - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Phương pháp: Đặt câu hỏi - Phương pháp: Phân tích – tổng hợp Đặc biệt, chúng tôi đã sử dụng hình thức dạy học tổ chức trò chơi “Vui học” từ đó tạo được sự hứng thú và tích cực hợp tác từ học sinh. 3.2.1. Phương án thực hiện: - Giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu các bài thơ , bài hát trước khi chuẩn bị dạy. - Chuẩn bị đĩa hát, cắt đoạn nhạc có nội dung hỗ trợ bài giảng... - Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm các bài thơ, bài hát tiêu biểu, phù hợp. - Đến tiết dạy, phần liên quan giáo viên sử dụng đoạn thơ, đoạn nhạc có giá trị. - Kiểm tra, đánh giá kết quả. 3.2.2. Kế hoạch giảng dạy vận dụng thơ ca và âm nhạc kết hợp các phuơng pháp dạy học tích cực: Vận dụng vào tiết 27 GDCD lớp 10, bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3.2.3. Phạm vi thực hiện đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng cho học sinh khối 10 trong dạy học bộ môn GDCD của Trường THPT Thọ Xuân 5. Thời gian thực hiện đề tài: Năm học 2015- 2016. 3.3 Đề xuất giáo án thể nghiệm: Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Thọ Xuân V Lớp dạy ... Thời gian: 45 phút Ngày soạn Ngày dạy: Tiết 27 BÀI 14 :CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam - Thấy được trách nhiệm của công dân, đặc biệt trách nhiệm của học sinh với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam 2. Kỹ năng: Biết tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Thái độ - Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước. - Có ý thức học tập, rèn luyện, để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. II. PHƯƠNG TIÊN THỰC HIỆN Giáo án, SGK, SGV, tư liệu có liên quan, bảng phụ, máy chiếu III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phát vấn – đàm thoại Phương pháp: Gợi mở Phương pháp: Tạo tình huống, nêu vấn đề Phương pháp: Thảo luận nhóm Phương pháp: Đặt câu hỏi Phương pháp: Phân tích – tổng hợp Sử dụng hình thức dạy học tổ chức trò chơi “Vui học” IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: thơ ca, băng hình âm nhạc tìm hiểu truyền thống yêu nước của dân tộc. Nội dung bài mới: GV sử dụng thơ âm nhạc tạo hứng thú và khơi niềm đam mê học GDCD HS nghe bài hát “ Bâng khuâng trường sa” thơ của Nguyễn Thế Kỷ. Nhạc của Lê Đức Hùng. Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=i5aIVKG8sfo và trả lời câu hỏi. Tình cảm của tác giải thể hiện như thế nào qua bài hát? Em hãy nêu cảm xúc và suy nghĩ của em khi nghe bài hát đó? TL: Ca khúc thể hiện tấm lòng của những người con đất liền dành cho Trường Sa với niềm tri ân dành cho những người lính đảo tuổi đôi mươi đang ngày đêm canh giữ biển trời. "Bâng khuâng Trường Sa" mở đầu bằng sự quyến luyến của những con người phải tạm biệt Trường Sa để trở lại đất liền. Một ca khúc da diết, chất chứa tình cảm với những ngôn từ xúc động Ấn tượng nhất có lẽ là khổ cuối bài hát: "Bao xương máu đắp hình hài tổ quốc Vang vọng về dòng máu lạc hồng xưa Giữa đảo xa lá cờ bạc sóng gió Bỗng trong tôi mắt lệ dâng trào" Ca khúc được Lê Đức Hùng viết sau khi nghe bài thơ "Thao thức Trường Sa" của tác giả Nguyễn Thế Kỷ.Cái cảm nhận của sự thiêng liêng về Tổ quốc nơi đây đã gợi lại cho ta ý nghĩa của việc giữ gìn biên cương, những hào khí về Bạch Đằng, Đống Đa qua những cơn sóng vỗ như nhắc ta: Tổ quốc là đây cho dù xa vời vợi cho dù thật nhỏ bé cũng là mảnh đất thiêng liêng mà ngàn đời cha ông gìn giữ và tiếp nối đến thế hệ trẻ ngày nay". Bài hát là sự thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước, với Tổ Quốc mình. Tình cảm đó ta gọi lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước là gì? Truyền thống yêu nước của người Việt Nam thể hiện như thế nào? Là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc mình? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài 14- Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Hoạt động của GV và HS Nọi dung kiến thức cần đạt GV sử dụng thơ ca và âm nhạc để tìm hiểu lòng yêu nuớc. Yêu nước là tình cảm tự nhiên đã có từ lâu đời, yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân đối với Tổ quốc. Vậy lòng yêu nước là gì ? - Em hãy đọc và nhận xét tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc qua 2 đoạn thơ : “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” (“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm ) “Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha, như vợ, như chồng! Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông” (“Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên ) Hai đoạn thơ trên nói lên điều gì? HS: Hai đoạn thơ trên nói lên tình yêu quê hương, đất nước với tình cảm da diết, nồng nàn và rất gần gũi với chúng ta. GV: Tại sao có lúc các nhà thơ lại dùng từ “Đất nước”, có lúc lại dùng từ “T
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_tho_ca_va_am_nhac_ket_hop_phuong_phap_day_hoc.docx
- M2-bìa SKKN 2016.doc
- Phu luc.docx