SKKN Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giảng dạy chương 8 - Sgk Hóa học 11 cơ bản

SKKN Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giảng dạy chương 8 - Sgk Hóa học 11 cơ bản

Mục tiêu giáo dục môn Hoá học ở Trường trung học phổ thông (THPT) là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống thường ngày. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của những chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. “Trăm nghe không bằng một thấy” đó là nguyên tắc giáo dục cơ bản để tạo hứng thú và niềm vui học tập cho các em trong các giờ học. Đồng thời, việc rèn luyện các kĩ năng, các kiến thức của các thí nghiệm, các bài thực hành giúp hoạt động hóa học sinh tích cực, học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học sâu sắc và biết vận dụng kiến thức được học một cách linh hoạt, chính xác để giải quyết tốt các dạng bài tập cũng như các tình huống thực tiễn. Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu quốc tế về kĩ năng thực hành thí nghiệm trong các bài học, bài thi của bộ môn Hóa Học, việc rèn luyện các kĩ năng này là vô cùng cần thiết trong nhà trường phổ thông.

 Trên thực tế, giáo viên đã sử dụng thí nghiệm vào bài giảng một cách phổ biến để hình thành kiến thức cho học sinh. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng các thí nghiệm một cách hợp lí, có phương pháp vào các bài giảng để hoạt động hóa học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả, tạo hứng thú hơn trong việc học tập môn Hóa học.

Tuy nhiên, theo tôi, việc sử dụng thí nghiệm vẫn còn chưa hệ thống, đúng phương pháp, dẫn đến việc khai thác các kiến thức chưa được sâu sắc, logic, linh hoạt và tổng hợp, tốn nhiều thời gian vô ích, điều đó làm cho hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm chưa cao. Đặc biệt là trong hóa học hữu cơ, các thí nghiệm thường khó thành công, phản ứng xảy ra chậm, có thể theo nhiều hướng khác nhau. Giáo viên không thể thực hiện những thí nghiệm với những hóa chất độc hại như phenol, anđehit, amin. ảnh hưởng đến sức khỏe.Hơn nữa, trên thực tế, hầu hết ở các trường THPT trong Tỉnh, phòng thí nghiệm chưa được đảm bảo đúng kỷ thuật, an toàn cũng như các thiết bị, đồ dùng, hóa chất còn thiếu thốn, không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, việc tiến hành các thí nghiệm trong các bài giảng còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy ở trường THPT đã được phổ biến, các bài giảng điện tử đã được áp dụng thường xuyên, nguồn tài liệu video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghiệm, mô hình, phần mềm thí nghiệm Hóa học. rất phong phú, khoa học. Do đó, việc ứng dụng các thí nghiệm ảo vào bài giảng rất ưu việt, dễ dàng thực thi, đạt được hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh. Chính vì những lí

do trên tôi đã chọn đề tài “Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giảng dạy chương 8 - SGK Hóa học 11”.

 

doc 20 trang thuychi01 21165
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giảng dạy chương 8 - Sgk Hóa học 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG THÍ NGHIỆM ẢO ĐỂ TÍCH CỰC HÓA
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG
GIẢNG DẠY CHƯƠNG 8- SGK HÓA HỌC 11 CƠ BẢN
Người thực hiện: Lưu Thị Thu Quyên
Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục môn Hoá học ở Trường trung học phổ thông (THPT) là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kỹ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống thường ngày. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của những chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. “Trăm nghe không bằng một thấy” đó là nguyên tắc giáo dục cơ bản để tạo hứng thú và niềm vui học tập cho các em trong các giờ học. Đồng thời, việc rèn luyện các kĩ năng, các kiến thức của các thí nghiệm, các bài thực hành giúp hoạt động hóa học sinh tích cực, học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học sâu sắc và biết vận dụng kiến thức được học một cách linh hoạt, chính xác để giải quyết tốt các dạng bài tập cũng như các tình huống thực tiễn. Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu quốc tế về kĩ năng thực hành thí nghiệm trong các bài học, bài thi của bộ môn Hóa Học, việc rèn luyện các kĩ năng này là vô cùng cần thiết trong nhà trường phổ thông. 
	Trên thực tế, giáo viên đã sử dụng thí nghiệm vào bài giảng một cách phổ biến để hình thành kiến thức cho học sinh. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng các thí nghiệm một cách hợp lí, có phương pháp vào các bài giảng để hoạt động hóa học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả, tạo hứng thú hơn trong việc học tập môn Hóa học.
Tuy nhiên, theo tôi, việc sử dụng thí nghiệm vẫn còn chưa hệ thống, đúng phương pháp, dẫn đến việc khai thác các kiến thức chưa được sâu sắc, logic, linh hoạt và tổng hợp, tốn nhiều thời gian vô ích, điều đó làm cho hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm chưa cao. Đặc biệt là trong hóa học hữu cơ, các thí nghiệm thường khó thành công, phản ứng xảy ra chậm, có thể theo nhiều hướng khác nhau. Giáo viên không thể thực hiện những thí nghiệm với những hóa chất độc hại như phenol, anđehit, amin... ảnh hưởng đến sức khỏe.Hơn nữa, trên thực tế, hầu hết ở các trường THPT trong Tỉnh, phòng thí nghiệm chưa được đảm bảo đúng kỷ thuật, an toàn cũng như các thiết bị, đồ dùng, hóa chất còn thiếu thốn, không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, việc tiến hành các thí nghiệm trong các bài giảng còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy ở trường THPT đã được phổ biến, các bài giảng điện tử đã được áp dụng thường xuyên, nguồn tài liệu video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghiệm, mô hình, phần mềm thí nghiệm Hóa học... rất phong phú, khoa học. Do đó, việc ứng dụng các thí nghiệm ảo vào bài giảng rất ưu việt, dễ dàng thực thi, đạt được hiệu quả cao trong việc lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng của học sinh. Chính vì những lí
do trên tôi đã chọn đề tài “Vận dụng thí nghiệm ảo để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giảng dạy chương 8 - SGK Hóa học 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng - xây dựng và lựa chọn hệ thống video thí nghiệm để hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hoá học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Xây dựng phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo trong bài giảng Hóa học và trong bài thực hành.
- Lựa chọn và xây dựng hệ thống video thí nghiệm để hình thành tính chất của ancol, phenol và hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm bài thực hành 5 - Hóa Học 11- Ban cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc tham khảo các nguồn tài liệu, tìm hiểu các phương pháp sử dụng thí nghiệm để hoạt động hóa học sinh, tuyển chọn các thí nghiệm phù hợp, khoa học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa học, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
2.1.1.Cơ sở lí luận
Trong luật Giáo dục ban hành năm 2005 có quy định: 
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”(điều 23)
- Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”(mục 2 điều 3)
- Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(mục 3 điều 24)
Như vậy, giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú trọng hơn tới:
+ Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp.
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất.
+ Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ tình hình thực tế ở trường THPT Yên Định 3 nói riêng và học sinh THPT nói chung, tôi nhận thấy các em luôn thích thú những bài giảng có sử dụng các thí nghiệm, khi giáo viên đưa thí nghiệm vào bài giảng, học sinh rất hứng thú theo dõi, thảo luận các hiện tượng thí nghiệm rất sôi nổi, lĩnh hội kiến thức rất nhanh và hệ thống, ghi nhớ các kiến thức rất linh hoạt, sâu sắc. Đồng thời, thông qua các thí nghiệm, học sinh cũng tự rèn luyện thêm các thao tác, kỹ năng thực hành trước khi tiến hành thực hành tại các phòng thí nghiệm. 
Trên thực tế, có nhiều hình thức sử dụng thí nghiệm trong bài giảng như: trình chiếu video thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm....Mỗi hình thức thí nghiệm trên có những ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Trình chiếu video
Tiến hành thí nghiệm
 Nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
Mất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị và tiến hành.
Hiệu quả, luôn thu được kết quả như mong muốn, chính xác khoa học.
Có thể không đạt kết quả mong muốn.
Không gây ô nhiễm, không gây độc hại, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, có thể thực hiện được hầu hết các thí nghiệm, kể cả thí nghiệm khó và độc hại.
Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất : phức tạp, độc, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chỉ tiến hành được các thí nghiệm đơn giản, ít độc hại.
Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm ở mức độ học tập qua quan sát.
Rèn luyện được kỹ năng, thao tác, tính cẩn thận cho học sinh thông qua việc thực hành thí nghiệm.
Ghi nhớ kiến thức sâu sắc.
Ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn nhờ quá trình tự làm thí nghiệm.
Với những ưu và nhược điểm như trên, theo tôi, giáo viên cần phải có sự lựa chọn linh hoạt các hình thức thí nghiệm trong quá trình dạy học môn Hóa học, nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt, hiệu quả nhất.
Trong điều kiện thực tế của Trường THPT Yên Định 3, đa số mỗi phòng học đều có hệ thống máy chiếu, sử dụng để giảng dạy. Tại các Trường THPT khác, hệ thống trình chiếu phục vụ cho việc giảng dạy đã được trang bị đầy đủ, việc trình chiếu các video thí nghiệm là dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, hiện trạng của hầu hết các Trường THPT là hệ thống phòng bộ môn chưa đảm bảo, chưa đầy đủ, hóa chất thường là hết hạn sử dụng. Kết hợp những điều kiện thuận lợi và khó khăn của thực tế, tôi đã sử dụng các video thí nghiệm vào bài giảng Hóa học tại lớp để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện một phần các kỹ năng thực hành trước khi tiến hành thí nghiệm trong các bài thực hành tại phòng thí nghiệm, nhằm tránh sai sót và đạt được hiệu quả thực hành cao. 
Đặc biệt, hiện nay, các video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghệm, hệ thống phần mềm thí nghiệm Hóa học đảm bảo chất lượng, khoa học, phục vụ cho bài giảng đang rất phổ biến trên các kênh thông tin như Google, các trang web khác của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Các video này được tải rất dễ dàng và có thể trình chiếu được bằng nhiều phần mềm khác nhau như: KM- Player, Window media....
Đồng thời, nguồn tư liệu thí nghiệm ảo còn có một hệ thống các video thí nghiệm được phổ biến rộng rãi trên các trang web như Google. com/ Thí nghiệm hóa học 12, Youtube/ thí nghiệm hóa học....Các video thí nghiệm này vô cùng phong phú và đa dạng, giáo viên có thể lựa chọn các video chính xác khoa học để ứng dụng vào bài giảng một cách hiệu quả nhất.
Với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin phổ cập của trường THPT Yên Định 3 và các trường THPT khác, việc trình chiếu các thí nghiệm trong bài giảng là dễ dàng thực hiện được. Với các lí do trên, tôi đã tiến hành sử dụng video thí nghiệm vào bài giảng và nghiên cứu đề tài này.
2.2. Thực trạng
 Trên thực tế, giáo viên chưa hoặc đã sử dụng thí nghiệm vào bài giảng để hình thành kiến thức cho học sinh nhưng chưa có tính hệ thống và chưa phổ biến. việc sử dụng thí nghiệm ảo chưa hệ thống, đúng phương pháp, dẫn đến việc khai thác các kiến thức chưa được sâu sắc, logic, linh hoạt và tổng hợp, tốn nhiều thời gian vô ích, điều đó làm cho hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm chưa cao. Kỹ năng thực hành thí nghiệm của học sinh phổ thông trung học vẫn còn rất kém. 
2.3. Mô tả giải pháp của đề tài
2.3.1.Thuyết minh tính mới
Trên thực tế, việc sử dụng thí nghiệm trong bài giảng chưa đúng quy trình, phương pháp, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên sách giáo khoa đề cập chưa nhiều, chưa đầy đủ và hệ thống về việc phân tích các thí nghiệm để hình thành kiến thức và nội dung bài học. Ở đây, tôi xin trình bày về: 
 Các phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng và bài thực hành Hóa học để tích cực hóa hoạt động nhận thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
 Chọn lọc hệ thống video thí nghiệm môn Hoá học có kèm theo những hình ảnh minh họa thực tế, rõ ràng, sinh động (chương dẫn xuất halogen- Ancol - Phenol- Hóa học 11 – Ban cơ bản), áp dụng các phương pháp sử dụng thí nghiệm trong bài giảng để hình thành tính chất của của ancol, phenol và bài thực hành 5 - Hóa Học 11- Ban cơ bản.
Với thí nghiệm ảo, bài giảng Hóa học sẽ phong phú, tiết học vui nhộn, học sinh hoạt động tích cực tránh được sự tẻ nhạt của lí thuyết suông. Ngoài ra, từ những hình ảnh thấy được trong thực tế còn giúp các em nhớ lâu hơn kiến thức của bài học, vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải bài tập và giải thích được các hiện tượng trong cuộc sống. 
Đồng thời, thông qua đó, giáo viên từng bước rèn luyện cho học sinh các thao tác, kỹ năng thực hành, thí nghiệm trước khi thực hành thí nghiệm. Học sinh có kỹ năng thực hành tốt và nắm bắt được các thao tác thí nghiệm là rất cần thiết nhằm tránh sai sót trong quá trình thực hành thí nghiệm.
2.3.2. Các phương pháp sử dụng thí nghiệm ảo vào bài giảng
2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1.1.Các hoạt động:
Các hoạt động cần thiết của giáo viên:
Nêu vấn đề nghiên cứu
Giải thích mục đích cần đạt được
Vạch phương hướng nghiên cứu
Tổ chức chỉ đạo
Kích thích sự nhận thức của học sinh
2.3.2.1.2. Đặc trưng:
Hoạt động của học sinh mang tính chủ động, độc lập: trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức.
Thí nghiệm được dùng như là phương tiện để kiểm nghiệm xác nhận giả thuyết khoa học đúng đắn trong các giả thuyết mà học sinh đưa ra dưới sự định hướng của giáo viên. Như vậy, trước khi làm hoặc xem thí nghiệm, học sinh cần nêu các giả thuyết, các dự đoán, quan sát chất phản ứng. Sau đó, giáo viên tiến hành thí nghiệm hoặc đưa video thí nghiệm, học sinh quan sát, mô tả thí nghiệm, xác nhận giả thuyết hay dự đoán đúng, giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng để rút ra kết luận.
Phương pháp này giúp học sinh nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc, phong phú, hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học, phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.3.2.1.3. Ví dụ: nghiên cứu tính chất của benzen 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu mục đích của thí nghiệm nghiên cứu tính chất của benzen.
- Yêu cầu học sinh dự đoán các giả thuyết
- Trình chiếu thí nghiệm: Benzen tác dụng với Brom ở điều kiện thường và khi cho một ít bột sắt.
- Yêu cầu học sinh quan sát, mô tả thí nghiệm trước và sau phản ứng
- Yêu cầu học sinh xác nhận giả thuyết đúng và giải thích
- Yêu cầu học sinh kết luận và viết phương trình phản ứng
- Kết luận: Benzen tham gia phản ứng thế vòng với halogen khi có bột sắt.
- Dự đoán các giả thuyết
+ Giả thuyết 1: cả 2 trường hợp không có phản ứng xảy ra, không mất màu nâu đỏ của brom
+ Giả thuyết 2: cả hai trường hợp có phản ứng xảy ra, brom bị mất màu
+ Giả thuyết 3: TH1:phản ứng không xảy ra
TH2 : có phản ứng, Brom bị mất màu.
- Quan sát thí nghiệm
+ Trước thí nghiệm: Brom màu nâu đỏ.
+ Sau thí nghiệm: khi có thêm bột sắt: Brom mất màu.
- Xác nhận giả thuyết đúng: giả thuyết 3, giả thuyết 1 và giả thuyết 2 sai.
- Giải thích
- Viết phương trình phản ứng
- Kết luận
2.3.2.2. Thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức mới
2.3.2.2.1. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên chủ yếu là:
Nêu mục đích thí nghệm 
Yêu cầu học sinh quan sát, dự đoán hiện tượng, làm thí nghiệm đối chứng, giải thích hiện tượng, từ đó học sinh rút ra nhận xét.
Sửa chữa, nhận xét, bổ sung kiến thức, kết luận kiến thức mới. 
2.3.2.2.2. Đặc trưng: 
Đối với phương pháp này, giáo viên củng cố, tổ chức điều khiển hoạt động của học sinh, học sinh hoạt động như người nghiên cứu. 
2.3.2.2.3.Ví dụ: sử dụng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng khi tìm hiểu về phản ứng cộng của ankin.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nêu mục đích yêu cầu: nghiên cứu phản ứng cộng của ankin.
- Yêu cầu học sinh quan sát trạng thái, màu sắc của các chất trước phản ứng
- Yêu cầu học sinh dự đoán các phản ứng xảy ra, hiện tượng
- Trình chiếu thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh xem video, kiểm tra dự đoán, quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm
- Sửa chữa, nhận xét, kết luận.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ
- Quan sát trạng thái, màu sắc của các chất trước phản ứng
- Dự đoán các phản ứng:
+ khí axetilen làm mất màu dung dịch Brom(CCl4) 
- Làm các thí nghiệm:
- Nhận xét hiện tượng 
- Kết luận: khí axetilen có phản ứng cộng tương tự anken.
2.3.2.3. Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề
2.3.2.3.1. Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên chủ yếu là:
Nêu vấn đề hoặc tổ chức cho học sinh hoạt động để phát hiện vấn đề.
Tổ chức chỉ đạo để mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh giải quyết vấn đề.
2.3.2.3.2. Đặc trưng:
Học sinh phải hoạt động tích cực để giải quyết vấn đề nhằm.
Trong quá trình giải quyết vấn đề, học sinh có thể trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra dự đoán, giả thuyết khoa học, dùng bằng chứng hiện tượng thí nghiệm để lập luận, lựa chọn, khẳng định giả thuyết đúng, bác bỏ dự đoán sai và sự giải thích kết luận xác thực.
2.3.2.3.3. Ví dụ: xây dựng cấu tạo của benzen
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh: nhắc lại tính chất 
của hidrocacbon không no.
- Cho học sinh xem video hai thí nghiệm: (1) Benzen tác dụng với dung dịch Br2(CCl4).
(2) Benzen tác dụng với dung dịch KMnO4(t0)
- Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng, giải thích sự khác nhau với hidrocacbon không no dựa vào cấu tạo bền của vòng benzen
- Yêu cầu học sinh kết luận về CTCT của benzen.
- Dễ tham gia phản cộng và oxihoa bởi 
- Quan sát hai thí nghiệm
- Nhận thấy sự khác nhau về hiện tượng của hai thí nghiệm 
- Giải thích hiện tượng dựa vào sự gợi ý của giáo viên:
+ benzen không tác dụng với dung dịch Br2(CCl4)và dung dịch KMnO4(t0) thì phải có cấu tạo bền
+ CTCT 
 hay 
2.3.3.Cách sử dụng video vào bài thực hành:
Mục tiêu chính của bài thực hành là học sinh tự rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức thông qua các thao tác thí nghiệm. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thí nghiệm, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng nhằm tránh sai sót trong quá trình thực hành nhằm đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, trước khi học sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên củng cố các thao tác tiến hành, các kiến thức cơ bản thông qua các video thí nghiệm. 
- Đối với trường hợp Trường THPT có trang bị phòng thí nghiệm đảm bảo kỹ thuật, giáo viên sử dụng thí nghiệm ảo theo phương pháp nghiên cứu để củng cố kiến thức và kỹ năng của bài thực hành cho học sinh. Sau đó, yêu cầu học sinh tiến hành thực hành các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm để tiếp tục củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Thông qua việc thí nghiệm thực tế, học sinh sẽ có niềm tin vào khoa học, vào các thí nghiệm ảo.., từng bước rèn luyện tính cách cẩn thận, tích cực và chính xác khoa học. 
- Đối với những nơi có điều kiện khó khăn, chưa trang bị được phòng thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác trên máy tinh. Thực hiện thí nghiệm trên phần mềm cũng góp phần rèn luyện được kỹ năng, kiến thức, từng bước chuẩn bị cho học sinh để áp dụng vào thực tế.
- Đối với bài thực hành khi tiến hành với những hóa chất độc hại nên chỉ sử dụng thí nghiệm ảo.
2.3.4. Lựa chọn và xây dựng hệ thống video thí nghiệm để hình thành tính chất của ancol,phenol (Hóa học 11 - Ban cơ bản)
Ở chương 8, hình thành tính chất của ancol, phenol là những phần kiến thức mới. Vì vậy khi sử dụng thí nghiệm cần lưu ý: 
- Đa số thí nghiệm dùng theo phương pháp nêu vấn đề và phương pháp nghiên cứu.
- Giáo viên dùng các thí nghiệm, giúp học sinh rút ra được kiến thức, đồng thời học sinh có thể tự tổng hợp kiến thức cơ bản dựa trên kiến thức cũ đã biết, từ đó học sinh tự hình thành kiến thức mới chứ không bị áp đặt.
- Các kiến thức cơ bản có thể được xây dựng dựa trên hệ thống thí nghiệm: một số tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol,phenol (Hóa học 11-Ban cơ bản)”
- Hình thức thí nghiệm: tôi lựa chọn hệ thống video vào bài giảng tại lớp để tìm hiểu kiến thức mới và tiến hành thí nghiệm trực tiếp trong các bài thực hành tại phòng thí nghiệm.
2.3.4.1. Tiết 55: Bài 40: ANCOL ( Tiết 2)
2.3.4.1.1. Mục tiêu cần đạt được: thông qua các thí nghiệm học sinh cần nắm được + T/c hóa học: - p/ư thế H của –OH ( p/ư chung của R-OH)
 - p/ư riêng của glixerol.
 - p/ư thế nhóm –OH của của ancol.
 - p/ư tách H2O tạo thành anken hoặc ete.
 -p/ư oxi hóa ancol bậc I, II thành andehit, xeton.
 - p/ư cháy.
 + Phương pháp điều chế, ứng dụng của etanol và metanol.
 2.3.4.1.2. Phương pháp sử dụng thí nghiệm:
- Dùng thí nghiệm nêu vấn đề.
- Dùng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng, củng cố và hình thành kiến thức mới.
- Đàm thoại + dạy học nêu vấn đề + TNo trực quan.
2.3.4.1.3. Các bước tiến hành:
Các thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm 1: etanol tác 
dụng với Na
Thí nghiệm 2: Etilenglicol, glixerol, etanol+ Cu(OH)2 .
Thí nghiệm 3 : phản ứng tách nước của etanol
- GV nêu vấn đề : từ đặc điểm cấu tạo ancol phản ứng với các chất như thế nào?
- Trình chiếu thí nghiệm.
- Sửa chữa, kết luận:
 PTHH dạng tổng quát
ROH + Na ?
(VD:R(OH)x + Na? )
- Trình chiếu thí nghiệm
Etilenglicol, glixerol, etanol+ Cu(OH)2 .
-GV hướng dẫn HS viết PTHH, nêu ý nghĩa của phản ứng
- Chiếu thí nghiệm : phản ứng tách nước của etanol
- GV hướng dẫn HS viết phương trình, cách tách nước của ancol.
? Vận dụng:
CH3-CH(OH)-CH2-CH3 
- GV hướng dẫn HS xác định sản phẩm chính, phụ theo quy tắc Zaixep.
-HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH:
C2H5OH + Na C2H5ONa + 1/2H2.
 natrietylat 
- HS viết PTHH:
ROH + Na RONa + 1/2H2
-HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH:
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
h.tượng: Cu(OH)2 tan, dd có màu xanh lam
 Nhận biết ancol đa chức có 2 nhóm –OH liên tiếp nhau.
- Quan sát , viết PTHH:
C2H5OH CH2=CH2 + H2O 
CH3-CH(OH)-CH2-CH3 
CH2=CH-CH2-CH3 (spp)
 + H2O 
CH3-CH=CH-CH3 
(spc)
Các thí nghiệm
Hoạt động của

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_thi_nghiem_ao_de_tich_cuc_hoa_hoat_dong_nhan_t.doc