SKKN Vận dụng sáng tạo một số trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập Sinh học có hiệu quả

SKKN Vận dụng sáng tạo một số trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập Sinh học có hiệu quả

Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh là cần thiết, dạy học theo hướng “Tích cực hoá” lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổ chức – chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá – lĩnh hội kiến thức, muốn vậy người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học cao nhất. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức các trò chơi trong giờ dạy Sinh học.

 Hiện nay theo tôi được biết, hầu hết các tiết ôn tập sinh học thường diễn ra một cách tẻ nhạt thậm chí gây nhàm chán, chỉ một số em tập trung học tập, làm bài tập, số còn lại ngồi chơi hoặc làm việc khác, đó là do các tiết ôn tập chưa đủ lôi cuốn, không kích thích được sự tìm tòi, khám phá, không tạo được hứng thú và khó lôi cuốn được học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất công thức khô khan, các trò chơi trong giờ học Sinh học ở các trường THPT chưa được nhiều giáo viên quan tâm vì thường gây ồn ào dễ ảnh hưởng đến việc học tập của lớp khác, giáo viên phải chuẩn bị vất vả mất nhiều thời gian, có thể gây cháy giáo án.

 Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Sinh học, cũng không phải là vấn đề quá khó, có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, củng cố kiến thức đã học. Ngoài ra, còn giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập Sinh học, gây được hứng thú học tập bộ môn từ đó đem lại thành công cho tiết dạy Sinh học, do vậy việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, tạo cho học sinh sự chủ động, tự tin khi lĩnh hội tri thức bởi vì học sinh là người trực tiếp tham gia các hoạt động.

 Xuất phát từ những lý do trên và được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, sự tìm tòi qua các phương tiện thông tin, tôi đã “Vận dụng sáng tạo một số trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập Sinh học có hiệu quả”.

 

doc 21 trang thuychi01 37413
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng sáng tạo một số trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập Sinh học có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
	Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh là cần thiết, dạy học theo hướng “Tích cực hoá” lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, vai trò của người thầy là người tổ chức – chủ đạo, học trò là người chủ động khám phá – lĩnh hội kiến thức, muốn vậy người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học cao nhất. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao là kết hợp tổ chức các trò chơi trong giờ dạy Sinh học. 
	Hiện nay theo tôi được biết, hầu hết các tiết ôn tập sinh học thường diễn ra một cách tẻ nhạt thậm chí gây nhàm chán, chỉ một số em tập trung học tập, làm bài tập, số còn lại ngồi chơi hoặc làm việc khác, đó là do các tiết ôn tập chưa đủ lôi cuốn, không kích thích được sự tìm tòi, khám phá, không tạo được hứng thú và khó lôi cuốn được học sinh, giờ học sẽ tẻ nhạt, mang tính chất công thức khô khan, các trò chơi trong giờ học Sinh học ở các trường THPT chưa được nhiều giáo viên quan tâm vì thường gây ồn ào dễ ảnh hưởng đến việc học tập của lớp khác, giáo viên phải chuẩn bị vất vả mất nhiều thời gian, có thể gây cháy giáo án. 
	Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Sinh học, cũng không phải là vấn đề quá khó, có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, củng cố kiến thức đã học. Ngoài ra, còn giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập Sinh học, gây được hứng thú học tập bộ môn từ đó đem lại thành công cho tiết dạy Sinh học, do vậy việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, tạo cho học sinh sự chủ động, tự tin khi lĩnh hội tri thức bởi vì học sinh là người trực tiếp tham gia các hoạt động.	
	Xuất phát từ những lý do trên và được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, sự tìm tòi qua các phương tiện thông tin, tôi đã “Vận dụng sáng tạo một số trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập Sinh học có hiệu quả”.
2. Mục đích nghiên cứu.
	Trên cơ sở khảo sát thực trạng học tập môn Sinh học của học sinh hiện nay, đề xuất giải pháp tổ chức các trò chơi sinh học để cải thiện môi trường học tập cho học sinh trường THPT Như Thanh nhằm giúp các em phát triển kỹ năng tìm hiểu, khám phá kiến thức.
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn Sinh học của học sinh trường THPT Như Thanh
	Tính tích cực trong học tập môn Sinh học.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Đề tài chỉ nghiên cứu các trò chơi trong tiết bài tập, ôn tập có ảnh hưởng đến tính tích cực trong học tập của học sinh trường THPT Như Thanh.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
	Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích và rút ra kết luận về các công trình nghiên cứu trước đây, qua đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài : 
4.2. Nghiên cứu thực tế
	Tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học của giáo viên ở các tiết ôn tập ở trường THPT Như Thanh bằng cách dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên.
4.3. Thực nghiệm sư phạm
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm một số bài có tổ chức trò chơi trong chương trình sinh học 10, 11, 12
4.4. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ( phương pháp Ankét): 
	Tôi tiến hành lấy ý kiến của học sinh về các vấn đề có liên quan đến dạy học Sinh học có tổ chức các trò chơi thông qua phiếu thăm dò.
4. 5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu thập được. Phục vụ cho việc phân tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu của đề tài.
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và tác dụng của tính tích cực hóa hoạt động học tập môn Sinh học.
	Vấn đề tích cực hóa được đặt ra từ rất lâu, được giải thích từ nhiều lập trường khác nhau như : Tích cực hóa quá trình dạy học, tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh; phát huy tích cực nhận thức của học sinh, nâng cao tính tích cực tự giác chủ động của học sinh...
	Tác giả Đặng Thành Hưng đã đưa ra khái niệm về tích cực hóa như sau: Tích cực hoá là làm cho người học sống và làm việc tích cực đến mức tối đa so với tiềm năng và bản chất của mỗi người, so với những điều kiện và cơ hội thực tế mà mỗi người có được. 
	Theo Thái Duy Tuyên, tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến các vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Như vậy, có thể hiểu: Tích cực hoá người học vào quá trình học tập là quá trình tác động để làm cho người học năng động hơn, linh hoạt hơn trong học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập của người học, tích cực hoá cá nhân, làm cho tính tích cực cá nhân được phân hoá và hướng nhiều hơn vào việc giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ học tập nhằm đạt các mục tiêu học tập.
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu và tác dụng của các trò chơi sinh học
	Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người Đức Ph.Phroebel(1782-1852). Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi phản ánh cơ sở lý luận sư phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức được những qui luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. 
	Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau. Một số tác giả như Phan Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc ... đã để tâm 11 nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập. Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không chỉ phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của người học. 
Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi dạy học. Song chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học môn sinh học. trên đây là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài : “Vận dụng sáng tạo một số trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập Sinh học có hiệu quả”
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài.
1.2.1. Tích cực hóa học tập 
	Tính tích cực nhận thức : “ Là trạng thái hoạt động của người học, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực vươn cao trong quá trình nắm kiến thức. Đó chính là tính tích cực của cá nhân được huy động giải quyết nhiệm vụ nhận thức 
	Tích cực hóa (TCH) học tập là tác động đến người học và quá trình học tập thông qua các yếu tố của quá trình dạy học. Hay nói cách khác, TTC học tập là giúp cho người học tự giác, chủ động, độc lập, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình
1.2.2. Trò chơi sinh học
	Trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Tiến trình khảo sát thực trạng.
 Tôi khảo sát bằng phiếu đánh giá của 150 học sinh các lớp 10A10, lớp 11C2 và lớp 12B7 (năm học 2017-2018) trường THPT Như Thanh về tính tích cực trong học tập môn Sinh học. Trên phiếu điều tra ghi rõ họ tên, giới tính, dân tộc. Nhằm tìm ra nguyên nhân và nêu giải pháp cải thiện môi trường học tập cho học sinh trường THPT Như Thanh.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
 Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh, thì tính tích cực, chủ động là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên để đánh giá được tính tích cực học tập môn Sinh học ở trường THPT Như Thanh hiện nay, tôi đã tiến hành khảo sát với kết quả thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1: Thực trạng tính tính tích cực học tập môn Sinh học ở Trường THPT Như Thanh.
STT
Biểu hiện TTC trong học tập của học sinh trường THPT Như Thanh
Tỷ lệ %
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Khá thường xuyên
Ít thường xuyên
Không thường xuyên
1
Hăng hái tham gia mọi hình thức hoạt động học tập.
6.8%
7.2%
14.3%
45.5%
26.2%
2
Hoàn thành bài tập khi được yêu cầu
9.4%
13.4%
19.7%
30.5%
27%
3.
Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn 
0.8%
4.3%
9.4%
10.7%
74.8%
4
Sáng tạo trong học tập
1.4%
7.3%
11.4%
32.6%
47.3%
	Nhìn vào bảng 1. ta thấy tính tích cực trong học tập môn Sinh học đặc biệt là trong các tiết ôn tập qua khảo sát còn nhiều hạn chế trong đó : Giáo viên và Học sinh chưa sử dụng được quỹ thời gian trên lớp một cách có hiệu quả, giờ ôn tập như một giờ lên lớp khuôn mẫu , nhàm chán, hầu hết các em đều không hoạt động tích cực.
	Vậy, từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Rất cần thiết để tạo môi trường học tập sôi động vui vẻ cho học sinh giúp các em có cơ hội thể hiện, từ đó các em có thể hình thành và phát triển kỹ năng , đó cũng chính là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học Sinh học.
2.3. Thuận lợi và khó khăn.
	Trong quá trình vận dụng" Phương pháp trò chơi học tập" Giáo viên còn mắc phải một số sai lầm làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của bài học đó là :
	Nội dung trò chơi học tập không phù hợp với nội dung bài học, đơn vị kiến thức cần đạt hay cần củng cố; giáo viên còn lúng túng khi sử dụng phương pháp trò chơi học tập.
	Nội dung trò chơi học tập không phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng của học sinh. 
	Nóng vội cầu toàn, muốn mọi việc diễn ra trơn tru ngay, thiếu tin tưởng vào học sinh.
	Đánh giá việc thực hiện trò chơi của các em thiếu khách quan,công bằng.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. GIẢI PHÁP 
	Để khắc phục thực trạng trên tôi đã áp dụng giải pháp là:
	“Vận dụng sáng tạo một số trò chơi nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong tiết bài tập, ôn tập Sinh học có hiệu quả”
 	Học sinh học những bài trong sách giáo khoa cả một năm học sẽ làm cho các em thấy nhàm chán và áp lực, đặc biệt là rất thụ động trong quá trình thực hành. giảng dạy trong sách giáo khoa, Giáo viên thường phải logic theo trật tự của nội dung chương trình, theo phân phối chương trình. Việc dạy và học giữa Giáo viên và học sinh cứ lặp đi lặp lại suốt cả một năm học; thời gian trên lớp hạn chế, vì thế Giáo viên chỉ có thể yêu cầu học sinh thực hành như yêu cầu của sách giáo khoa, điều này không thể giúp học sinh phát triển tính tích cực chủ động trong học tập. 
	Vì vậy, để có thể tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập, tôi đã tạo cho các em môi trường để học tập môn Sinh bằng cách tổ chức các trò chơi để học sinh vừa có điều kiện phát triển năng lực vừa lại được vui chơi giải trí giúp các em phát triển toàn diện.
* Để tổ chức một buổi ôn tập bằng các trò chơi thành công, giáo viên cần nhớ một số lưu ý sau:
	Thứ nhất: Chọn một chủ đề cho tiết bài tập hoặc ôn tập
	Thứ hai: Xác định mục tiêu của tiết bài tập, ôn tập: trò chơi phải ẩn chứa mục tiêu của bài và gây sự chú ý tò mò đối với học sinh. Trò chơi phải củng cố được kĩ năng, kiến thức của bài vừa học, để làm được điều này giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy nắm được mục tiêu của mỗi bài học.
	Thứ ba: Cho học sinh cơ hội để lắng nghe nhau. Để đảm bảo học sinh phải quan tâm đến hoạt động của nhau, hãy cung cấp cho các em một mục tiêu mà các em cần thực hiện chỉ bằng cách nghe các học sinh khác. Ví dụ nếu đội 1 đang trả lời câu hỏi, thì hãy để đội 2 và đội 3 lắng nghe và nhận xét.
	Thứ tư: Hãy tạo cho học sinh một cảm giác hoàn thành công việc. Đến cuối buổi, giáo viên nên tổng kết lại kiến thức. Hãy nhắc lại các lỗi mà các học sinh mắc phải hoặc tổng hợp kết quả nếu đó là một cuộc thi. 
	Thứ năm: : Trò chơi phải được cả lớp cùng tham gia. Có thể không trực tiếp tham gia chơi nhưng cũng phải tiếp nhận được yêu cầu và có phương án trả lời để vừa tham gia cổ vũ vừa có thể nhận xét được kết quả của bạn.
Sau khi chơi xong giáo viên phải có nhận xét đánh giá kịp thời, toàn diện về kết quả, về ý thức tham gia chơi và cũng qua trò chơi ta rèn luyện được đạo đức và nhân cách cho học sinh.
3.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
	3.2.1 Xây dựng sáng tạo trò chơi học tập 
	Để việc tổ chức trò chơi nhận thức thật sự lôi cuốn và hiệu quả, giáo viên có thể xây dựng, thiết kế trò chơi dựa trên những cơ sở sau đây:
	Quan sát thực tế
	Quy luật nhận thức đã chỉ ra rằng trực quan sinh động là chất liệu thúc đẩy tư duy trừu tượng, giúp con người kiến tạo tri thức mới. Vì vậy giáo viên cần tích cực quan sát sự vật hiện tượng trong thực tiễn sinh động hàng ngày để có thể tái cấu trúc hành động thường ngày thành thao tác chơi tương ứng với một nội dung học tập nào đó.
	 Cải biên trò chơi sẵn có 
	Trò chơi học tập có thể được thiết kế lại từ những trò chơi sẵn có trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là từ những gameshow đa dạng trên đài truyền hình. Giáo viên phải chỉnh sửa cách chơi cho phù hợp với điều kiện của lớp học, điều đó cũng khiến trò chơi có yếu tố mới lạ, giúp học sinh hứng thú tham gia chơi và nhận thức bài học từ trò chơi đó.
	Sáng tạo theo nội dung học tập
	Nếu nội dung học tập rất trừu tượng, mang nặng tính lí thuyết và những trò chơi có sẵn không phù hợp để tổ chức gợi mở tri thức cho học sinh thì giáo viên phải sáng chế trò chơi dựa trên nội dung học tập. Đây là cách thức sáng tạo khó khăn nhất. Nhưng khi trò chơi được hình thành thì bài học trừu tượng trở nên rất ấn tượng và không khí học tập hết sức sôi nổi, hào hứng đối với học sinh. 
	Học sinh đồng sáng tạo với giáo viên
	Cho phép học sinh được tham gia thiết kế lớp học, trò chơi. Kết quả là, học sinh sẽ đi theo quá trình học tập mà họ đã tự định ra, cho phép họ thể hiện sự sáng tạo và nắm bắt một phần định hướng của cả lớp. tạo cho học sinh cảm giác rằng họ góp phần vào thành quả của lớp, khuyến khích họ tham gia và thành công trong lớp học.
 Cho học sinh cơ hội thứ hai và thứ ba.
	Học sinh có thể thử làm bài tập, hoặc thành công hoặc thất bại, và thử lại. học sinh thành công ngay lập tức có thể lựa chọn để chuyển sang một thử thách mới, hoặc cố gắng nâng cao điểm số, những học sinh thất bại lần đầu tiên, có cơ hội học hỏi từ những sai lầm của mình, và thử lại cho đến khi thành công. Điều này thúc đẩy học sinh làm chủ các kỹ năng và nâng cao thành tích, đồng thời loại bỏ áp lực hoặc sự kỳ thị đối với thất bại. 
	Cung cấp phản hồi tức thì : Khi học sinh thực hiện một lựa chọn trong trò chơi, thường cho biết ngay lập tức là lựa chọn đúng hay sai. học sinh có thể đưa ra phản hồi cho nhau, giáo viên chỉ hỗ trợ những người cần. 
	Đưa ra các huy hiệu & phần thưởng cá nhân
	Huy hiệu hoặc các phần thưởng khác là một cách tốt để công nhận thành tích của học sinh và khích lệ học sinh tiếp tục nỗ lực đạt được các mục tiêu học tập. và là một công cụ tuyệt vời nhằm nâng cao sự tự tin của học sinh. việc ghi nhận sự cố gắng của học sinh cũng tạo động lực trong học tập.
3.2.2. Chuẩn bị:	
	Giáo viên: Đọc và tìm hiểu nội dung bài học để lựa chọn trò chơi cho phù hợp với tiết dạy. Hướng dẫn thể lệ, cách thực hiện trò chơi (tuỳ thuộc vào từng trò chơi để đưa ra luật chơi).
	Học sinh: Nắm chắc thể lệ trò chơi do giáo viên đưa ra để tuân thủ thực hiện một cách nghiêm ngặt và đúng quy tắc. Nếu là trò chơi mang tính chất tập thể thì đòi hỏi mỗi thành viên phải có tinh thần trách nhiệm và ý thức cao khi tham gia chơi.
3.2.3. Giới thiệu một số trò chơi
Trò chơi : Hái hoa dân chủ
	* Đặc điểm: Là trò chơi mà giáo viên dùng một chậu cây trên đó có gắn các bông hoa, mà mỗi hoa có chứa 1 câu hỏi hoặc bài tập yêu cầu người được hái hoa thực hiện ( trả lời câu hỏi, bài tập) .
	* Chuẩn bị: Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các câu hỏi liên quan đến chủ đề ôn tập.
	+ Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi hoặc bài tập có liên quan đến nội dung của phần ôn tập hoặc bài tập ghi vào các mảnh giấy nhỏ cắt hình bông hoa kích thước như nhau.
	+ Với tiết ôn tập, giáo viên cho học sinh trước câu hỏi để về nhà học sinh chuẩn bị. Với tiết bài tập yêu cầu học sinh xem lại toàn bộ các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập hết phần nội dung đã học.
	*Cách chơi : Chia lớp thành 4 đội chơi, mỗi đội sẽ có 4 lượt lên hái hoa, các đội sau mỗi lần bắt hoa có thể đổi hoa khác nhưng sẽ bị trừ 1 điểm, Giáo viên bố trí 3 màu hoa trên cây hoa tương ứng với nhóm câu hỏi có độ khó khác nhau. Xen kẽ lượt chơi sẽ có phần giải trí do giáo viên bố trí đề tạo không khí lớp học được sôi nổi.
	Lượt 1 : Học sinh được yêu cầu bắt các hoa có các câu hỏi lý thuyết dễ
	Lượt 2 : Học sinh được yêu cầu bắt các hoa với các câu hỏi lý thuyết khó
	Lượt 3 : Giáo viên yêu cầu học sinh sẽ bắt các bông hoa màu trong đó có yêu cầu nhóm thể hiện 1 màn năng khiếu : hát, múa, kể chuyện hài...
	Lượt 4: Gồm các câu hỏi vận dụng bài tập
Sau mỗi lượt chơi, Giáo viên sẽ nhận xét tổng kết và cho điểm mỗi đội, đội nào trả lời sai, yêu cầu các đội khác suy nghĩ, bổ sung, thành viên nào trả lời được câu hỏi của đội bạn thì ngoài điểm chung của nhóm sẽ được cộng thêm điểm trong phần cho điểm cá nhân.
VÍ DỤ : Sinh học 11 (Tiết 21 - Bài tập)
Các câu hỏi bài tập trong mỗi Hoa : 
Câu 1. Tế bào biểu bì duy nhất của lá có lục lạp là loại tế bào nào? Giải thích tại sao tế bào này lại có lục lạp trong khi đó các tế bào biểu bì khác của lá thì không có ?
Câu 2. Giải thích các câu ca dao trên phương diện sinh học:
	a/ “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
 	 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
	b/ “ Bèo dâu là giống bèo tiên
 Bèo làm ra thóc ra tiền cho ta”
Câu 3. Mô tả thí nghiệm chứng minh vai trò sức hút của tán lá, sức hút và sức đẩy của rễ trong quá trình đưa nước từ rễ lên lá?
Câu 4. Nếu dùng phân đạm sẽ giảm tốc độ cố định đạm trong thực vật? Vì sao?
Câu 5. Trình bày về các loại vi khuẩn có khả năng cố định nitơ và đặc điểm hoạt động của chúng ?
Câu 6. Muốn hoa tươi lâu thì khi cắm hoa phải ngâm gốc cành trong nước rồi cắt cành dưới nước. Hãy giải thích cách làm trên ? 
Câu 7.Vì sao cây sống trong “ biển đạm” mà vẫn có thể “đói về đạm”?
Câu 8. Thực vật ở nước và thực vật ở cạn không có lông hút thì hút nước bằng cách nào ?
Câu 9. Hai loài thực vật trên cạn có số lượng lông hút và bề mặt hấp thu như nhau nhưng có một loài hút được nước và khoáng nhiều hơn. Vì sao?
Câu 10. Bộ rễ thực vật thích nghi với chức năng hút nước và hút khoáng như thế nào ?
Câu 11 " Câu 20 (Phụ lục)
Trò chơi đố vui ba dữ kiện
* Đặc điểm : Giáo viên đưa ra các dữ kiện yêu cầu học sinh đoán chính xác nội dung giáo viên muốn đề cập.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện ( khái niệm, nội dung ) liên quan đến chủ đề của tiết ôn tập, bài tập. thường đó là các dữ kiện liên quan đến các từ khóa của tiết ôn tập, bài tập. 
* Cách chơi: Đầu tiên, giá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_sang_tao_mot_so_tro_choi_nham_tich_cuc_hoa_hoa.doc