SKKN Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học một số bài Địa lí lớp 10 ở trung tâm GDNN – GDTX Lang Chánh

SKKN Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học một số bài Địa lí lớp 10 ở trung tâm GDNN – GDTX Lang Chánh

Dạy học tích hợp liên môn là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.

Ở nước ta trong mấy năm qua nền giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người phát triển toàn diện. Đáp ứng yêu cầu đó và nhất là những đổi mới trong kì thi THPT quốc gia hiện nay phương pháp dạy học tích hợp liên môn đang được ngành giáo dục nói chung và trực tiếp là người giáo viên đứng lớp như chung tôi hết sức quan tâm.

Như chúng ta đã biết, về bản chất mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học có tính liên ngành, bao gồm những kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp lại trên cơ sở thành tựu của nhiều ngành khoa học và kỹ thuật hiện đại. Người ta gọi đây là một hệ thống tri thức khoa học tích hợp.

Trên thực tế môn Địa lí là môn học tổng hợp, nó không giống môn văn, môn sử hay môn giáo dục công dân chỉ đơn thuần là môn khoa học xã hội, hay môn lý, môn hóa là môn khoa họa tự nhiên. Địa lí là môn học kết hợp của cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Qua nghiên cứu trên sách vở, đặc biệt là thực tế giảng dạy 10 năm, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác sẽ làm cho hiệu quả của bài học Địa lí nói riêng, môn học Địa lí nói chung được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung, làm phong phú thêm nội dung bài học, tạo hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan, khó học. Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên. Qua đây, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Địa lí để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc nhất. Việc dạy học tích hợp liên môn sẽ bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng và phương pháp tư duy lôgic qua đó góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Hiện nay, trong các tài liệu tham khảo, cũng có nhiều tác giả đã đề cập đến việc dạy học tích hợp, nhưng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học Địa lí. Qua thực tế giảng dạy 10 năm, qua dự giờ các đồng nghiệp và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp sau những đợt tập huấn chuyên đề, tôi đã đúc rút kinh nghiệm và vận dụng thành công phương pháp dạy học tích hợp liên môn vào một số bài tại đơn vị mình đang công tác. Đó là lí do tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học một số bài Địa lí lớp 10 ở trung tâm GDNN – GDTX Lang Chánh” cho sáng kiến của mình.

 

doc 17 trang thuychi01 7652
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học một số bài Địa lí lớp 10 ở trung tâm GDNN – GDTX Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học tích hợp liên môn là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.
Ở nước ta trong mấy năm qua nền giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người phát triển toàn diện. Đáp ứng yêu cầu đó và nhất là những đổi mới trong kì thi THPT quốc gia hiện nay phương pháp dạy học tích hợp liên môn đang được ngành giáo dục nói chung và trực tiếp là người giáo viên đứng lớp như chung tôi hết sức quan tâm.
Như chúng ta đã biết, về bản chất mỗi môn học là một lĩnh vực tri thức khoa học có tính liên ngành, bao gồm những kiến thức cơ bản và cần thiết được kết hợp lại trên cơ sở thành tựu của nhiều ngành khoa học và kỹ thuật hiện đại. Người ta gọi đây là một hệ thống tri thức khoa học tích hợp.
Trên thực tế môn Địa lí là môn học tổng hợp, nó không giống môn văn, môn sử hay môn giáo dục công dân chỉ đơn thuần là môn khoa học xã hội, hay môn lý, môn hóa là môn khoa họa tự nhiên. Địa lí là môn học kết hợp của cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Qua nghiên cứu trên sách vở, đặc biệt là thực tế giảng dạy 10 năm, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác sẽ làm cho hiệu quả của bài học Địa lí nói riêng, môn học Địa lí nói chung được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung, làm phong phú thêm nội dung bài học, tạo hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan, khó học. Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên. Qua đây, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Địa lí để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc nhất. Việc dạy học tích hợp liên môn sẽ bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng và phương pháp tư duy lôgic qua đó góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học. Hiện nay, trong các tài liệu tham khảo, cũng có nhiều tác giả đã đề cập đến việc dạy học tích hợp, nhưng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học Địa lí. Qua thực tế giảng dạy 10 năm, qua dự giờ các đồng nghiệp và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp sau những đợt tập huấn chuyên đề, tôi đã đúc rút kinh nghiệm và vận dụng thành công phương pháp dạy học tích hợp liên môn vào một số bài tại đơn vị mình đang công tác. Đó là lí do tôi mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học một số bài Địa lí lớp 10 ở trung tâm GDNN – GDTX Lang Chánh” cho sáng kiến của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Địa lí, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh. 
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và mở rộng vốn kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
Giúp bản thân giáo viên và học sinh nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học Địa lí. Qua đó có thêm sự hiểu biết về các môn khoa học có liên quan. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu : 
- Vận dụng kiến thức môn Toán, môn Vật lí, môn Hóa học, môn Sinh học, môn Ngữ văn, môn Lịch sử và môn Giáo dục công dân vào dạy học ở một số bài Địa lí lớp 10
	- Học sinh lớp 10 - Trung tâm GDNN – GDTX Lang Chánh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Để tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm.
Tôi đã thực nghiệm bằng việc soạn và giảng một phần nhỏ ở một số bài cụ thể trong SGK Địa lý lớp 10 theo hướng dạy học tích hợp liên môn nhằm kiểm tra kết quả nghiên cứu lý thuyết của nội dung đề tài. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận.
	2.1.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	* Khái niệm.
- Theo từ điển Tiếng Việt, "Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối thống nhất"
- Theo "Từ điển giáo dục học", Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2001 quan niệm tích hợp được trình bày như sau: " Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học "
	- Dạy học tích hợp là phương pháp giảng dạy kết hợp một hoặc nhiều môn học nhằm làm sáng tỏ cho môn học mà giáo viên thấy sự cần thiết trong việc giảng dạy.
* Phân loại.
Theo quan điểm của Xavier Rogier về dạy học tích hợp: dạy học tích hợp được chia làm 4 loại chính.
- Tích hợp trong nội bộ môn: ưu tiên các nội dung của các môn học, tức là nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.
- Tích hợp đa môn: một đề tài có thể nghiên cứu theo nhiều môn học khác nhau.
- Tích hợp liên môn: là phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống.
- Tích hợp xuyên môn: trong đó chúng ta tìm cách phát triển ở học sinh những kỹ năng xuyên môn, nghĩa là các kỹ năng đó có thể áp dụng ở mọi nơi.
 2.1.2. Cơ sở lí luận tích hợp liên môn trong giảng dạy Địa lí. 
 Địa lí là một hệ thống kiến thức của khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và các thành phần của chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Hệ thống khoa học Địa lí bao gồm hai nhóm khoa học lớn là nhóm khoa học Địa lí tự nhiên và nhóm khoa học Địa lí kinh tế, xã hội. Giữa Địa lí học và các khoa học khác có những mối quan hệ rất mật thiết như: Địa lí tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với toán học, vật lý học, hóa học và sinh học; Địa lí kinh tế xã hội có quan hệ chặt chẽ với Sinh học, kinh tế chính trị học, Văn học.... Như vậy trong Địa lí có các khoa học khác cũng như trong khoa học khác có Địa lí.
 2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí. 
- Sử dụng kiến thức liên môn là một yêu cầu cần thiết trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng. 
- Sử dụng kiến thức liên môn được xem là một nguồn kiến thức quan trọng nhằm giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức Địa lí góp phần gây hứng thú học tập cho HS nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí. Mặt khác, sử dụng kiến thức liên môn còn là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng. 
- Sử dụng kiến thức liên môn đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại. Kiến thức liên môn còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức Địa lí và gây được hứng thú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận thức, giúp học sinh đạt kết quả cao nhất trong học tập.
2.1.4. Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí. 
- Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí phải đáp ứng được mục tiêu môn học. Phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học Địa lí. 
- Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh trong học Địa lí phải góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng Địa lí cho học sinh. 
- Sử dụng kiến thức liên môn phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS. 
- Sử dụng kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào yêu cầu. 
2. 2. Thực trạng: 
* Phía Trung tâm: Trung tâm GDNN – GDTX Lang Chánh là một đơn vị sự nghiệp đóng trên địa bàn xã Quang Hiến. Trong mấy năm gần đây số lượng học sinh vào học tại trung tâm giảm đáng kể, công tác tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có phương pháp giảng dạy phù hợp, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục trong tình hình hiện nay đang được tập thể cán bộ giáo viên Trung tâm GDNN – GDTX Lang Chánh hết sức quan tâm.
* Phía giáo viên: Giáo viên khi được đào tạo tại các trường chuyên nghiệp chỉ chuyên sâu về một khoa học nhất định, nên các môn khoa học liên quan rất hạn chế. Bản thân tôi khi học đại học cũng được học một số môn liên quan đến khoa học Địa lí như: xác xuất thống kê ( môn toán ), Vật lí thiên văn ( môn lí )... nhưng chỉ được rất ít. Thế nên trong quá trình dạy học tích hợp liên môn gặp phải rất nhiều khó khăn.
	* Phía học sinh: Học sinh theo học ở trung tâm phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế rất khó khăn, các em đi học xa nhà phải ở lại kí túc xá. Đầu vào các em không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển bằng học bạ, nên chất lượng rất thấp, đặc biệt là các môn liên quan đến khoa học tự nhiên. Vì thế nên việc rèn luyện kỹ năng liên quan đến tính toán gặp rất nhiều khó khăn. 
	 * Từ phía chương trình sách giáo khoa của môn Địa lí hiện nay: Được viết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học liên quan, giữa các cấp học, các lớp học, nên khi tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện không có hiệu quả cao hoặc không thực hiện được. 
2.3. Một số phương pháp vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học một số bài Địa lí lớp 10.
Việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với các phương tiện kĩ thuật dễ gây hứng thú học tập Địa lí cho học sinh, đồng thời giúp củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng của học sinh vào các tình huống cụ thể.
 Như vậy, kiến thức liên môn vừa có chức năng minh họa vừa có chức năng cung cấp nguồn tri thức cho học sinh. Vì thế trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy tốt các chức năng này. 
Vấn đề đặt ra là khi nào sử dụng kiến thức liên môn, sử dụng vào những mục đích gì? Sử dụng sao cho đúng chỗ và mang lại hiệu quả cao nhất? Theo tôi, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn theo các cách sau:
 2.3.1. Sử dụng kiến thức liên môn để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí. 
Để rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí cho học sinh tôi đã vận dụng kiến thức môn toán để hướng dẫn học sinh làm bài thực hành.
- Toán học là một môn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học khác. Hiện nay lý thuyết toán học đã được tích hợp vào nhiều môn học nhằm góp phần nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng tư duy lôgic. Việc sử dụng toán học trong dạy học hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến. Đối với môn Địa lí, toán được cụ thể hóa ra các bài tập, bài thực hành, qua kỹ năng tính toán, xử lý số liệu. 
- Đối với môn Địa lí việc rèn luyện kỹ năng làm bài tập thực hành cho học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên với học sinh trung tâm kỹ năng tính toán của các em vô cùng hạn chế, nhiều em tính toán còn chưa thạo. Bên cạnh đó trên thực tế nhiều người vẫn quan niệm Địa lí chỉ là 1 môn khoa học xã hội đơn thuần.
- Để rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh có nhiều bước trong đó tùy vào bảng số liệu đã cho và yêu cầu của đề, có nhiều bài học sinh phải xử lí số liệu trước khi vẽ biểu đồ. Vì thế việc trước tiên là giáo viên phải cung cấp cho học sinh một số công thức tính toán liên quan đến Địa lí:
MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÝ
Diện tích rừng
1. Tính độ che phủ rừng.
Diện tích vùng
- Độ che phủ rừng = x 100
- Đơn vị: %
2. Tính tỉ trọng trong cơ cấu.
Giá trị cá thể
Giá trị tổng thể
 - Tỉ trọng trong cơ cấu = x 100
- Đơn vị: %
Sản lượng
3. Tính năng suất cây trồng.
Diện tích
	- Năng suất cây trồng = 
	- Đơn vị: tấn/ha hoặc tạ/ha.
Sản lượng lương thực
4. Tính bình quân lương thực theo đầu người.
Số dân
	- Bình quân lương thực theo đầu người = 
	- Đơn vị: kg/người.
Tổng thu nhập quốc dân
5. Tính thu nhập bình quân theo đầu người.
Số dân
	- Thu nhập bình quân theo đầu người = 
	- Đơn vị: USD/người.
 Số dân
6. Tính mật độ dân số.
Diện tích
- Mật độ dân số = 
- Đơn vị: người/km2
7. Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên ứng với 100%.
- Lấy giá trị năm đầu = 100%
Giá trị năm sau 
giá trị năm đầu
- Tốc độ tăng trưởng năm sau = x 100
- Đơn vị :%
8. Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của một đối tượng địa lí trong một giai đoạn.
Giá trị năm sau - giá trị năm đầu 
x 100
Giá trị năm đầu
Khoảng cách năm
- Tốc độ tăng trưởng trung bình/năm = 
- Đơn vị: %
9. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
Tg = S – T
(Tg: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên; S: tỉ suất sinh thô; S: tỉ suất tử thô)
- Đơn vị :%
10. Tính cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân (CC) = giá trị xuất khẩu (XK) - giá trị nhập khẩu (NK)
- Đơn vị : USD,Tỉ đồng
11. Tính biên độ nhiệt độ
	 Biên độ nhiệt = Nhiệt độ cao nhất – Nhiệt độ thấp nhất
- Đơn vị: 0C
Khi đã có các công thức tính cụ thể giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh tiến hành các bước làm một bài thực hành.
Ví dụ. Vận dụng kiến thức môn Toán vào dạy Bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia.
Ở mục 2. Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước ( đơn vị kg/người). Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào công thức sau:
Sản lượng lương thực
Số dân
 - Bình quân lương thực theo đầu người = 
	- Đơn vị: kg/người.
Thay số vào công thức trên ta có bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc là:
Bình quân lương thực đầu người = = 0,312 triệu tấn/triệu người
 = 312 kg/người
Bình quân lương thực đầu người của các nước còn lại và thế giới dựa vào công thức trên tính tương tự, ta có bảng số liệu mới:
 (Đơn vị: kg/người)
Nước
Bình quân lương thực theo đầu người
Trung Quốc
312
Hoa Kì
1 040,7
Ấn Độ
212,3
Pháp
1 161,3
In-đô-nê-xi-a
266,8
Việt nam
460,5
Thế giới
327
Ví dụ. Vận dụng kiến thức môn toán vào dạy Bài 34, Địa lí 10 ( Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới ). 
Cụ thể mục 1.Vẽ trên cùng một hệ tọa độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nói trên.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng của một số đối tượng địa lí qua các năm để xử lí số liệu.
Lấy năm 1950 = 100%, tính tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp.
Áp dung công thức:
 Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên ứng với 100%.
 Giá trị năm sau 
giá trị năm đầu
- Tốc độ tăng trưởng năm sau = x 100
Thay số vào ta được, tố độ tăng trưởng của than giai đoạn 1950 – 2003 là
Tốc độ tăng trưởng năm 1960 = Tốc độ tăng trưởng than năm 1970 = x 100% = 161%
Tốc độ tăng trưởng các sản phẩm còn lại tính tương tự ta có bảng số liệu mới
 (Đơn vị: %)
Năm
1950
1960
1970
1980
1990
2003
Than
100
143
161
207
186
291
Dầu mỏ
100
201
447
586
637
746
Điện
100
238
513
852
1224
1536
Thép
100
183
314
361
407
460
Sau khi sử lí số liệu song, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ thích hợp là biểu đồ đường biểu diễn.
2.3.2. Sử dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài học: 
Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản ngoài phần nội dung của sách giáo khoa Địa lí trình bày, giáo viên nên bổ sung thêm kiến thức qua một số môn học khác.
- Sử dụng kiến thức môn Hóa học vào dạy học địa lí. 
Ví dụ : Sử dụng kiến thức môn Hóa học khi dạy về quá trình phong hóa hóa học, Bài 9 (Địa lí 10), giáo viên có thể dựa vào kiến thức hóa học ở Bài 26, mục B ( Hóa học 12 ) mô tả thêm quá trình hình thành các hang động ở núi đá vôi để học sinh hiểu rõ hơn. 
Cụ thể: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 9.2 trong sách giáo khoa – trang 33 và giải thích về hiện tượng thạch nhũ ở trần hang. Nhũ đá đấy được tạo thành từ CaCO3 và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng. Ở nhiệt độ thường, CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan khí CO2 tạo ra hiđrocacbonat ( Ca(HCO3)2), chất này chỉ tồn tại trong dung dịch.
Giáo viên viết phương trình phản ứng : CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 
Khi đun nóng, hoặc áp suất CO2 giảm đi thì Ca(HCO3)2 bị phân hủy tạo ra CaCO3 kết tủa, chất đó chính là thạch nhũ ở trần hang.
 Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2 . 
Qua đó, giáo viên có thể kết luận ở khu vực nhiệt đới ẩm là khu vực có quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh do có lượng nước dồi dào, nhiệt đô cao nên khả năng hòa tan CO2 vào nước rất lớn.
Ví dụ: Khi dạy bài 32, mục I ngành công nghiệp năng lượng, khi giảng về ngành dầu khí, giáo viên có thể mở rộng thêm, giải thích cho học sinh hiểu sâu hơn về ngành này bằng cách sử dụng kiến thức môn hóa Bài 27, Hóa học 11 (Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên) trình bày về dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí dầu mỏ, cụ thể: Dầu mỏ nằm trong các túi dầu trong lòng đất. Túi dầu gồm ba lớp: trên cùng là lớp khí gọi là khí mỏ dầu, khí này có áp suất lớn; giữa là lớp dầu, dưới cùng là lớp nước và cặn. Thành phần, khai thác và chế biến dầu mỏ. Về thành phần và ứng dụng của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu (khí đồng hành). Một số nội dung chúng ta cần lưu ý là: Khí thiên nhiên có nhiều trong các mỏ khí, tại đó khí tích tụ trong các lớp đất đá xốp ở những độ sâu khác nhau và được bao bọc bởi các lớp đất đá không thấm nước và khí, chẳng hạn như đất sét. Còn khí mỏ dầu có trong các mỏ dầu (còn gọi là khí đồng hành vì nó thoát ra cùng với dầu mỏ)...
Liên hệ ở nước ta có mỏ khí thiên nhiên như Tiền Hải (Thái Bình) dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp gốm sứ. Khí mỏ dầu trong mỏ Bạch Hổ, Lan Tây, Lan Đỏ,...được dẫn vào bờ cung cấp cho các nhà máy điện đạm Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu nhờ đường ống Nam Côn Sơn. Đây là đường ống dẫn hai pha thuộc loại dài nhất thế giới. 
- Sử dụng kiến thức môn Vật lí vào dạy học địa lí.
Ví dụ: Sử dụng kiến thức Vật lí lớp 10 (Bài 11 - mục I), khi dạy bài 5, Địa lí 10 (Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất)
 Khi dạy phần về hệ Mặt Trời, giáo viên hỏi học sinh: Lực nào giữ cho Trái Đất và các hành tinh chuyển động gần như tròn đều quanh Mặt Trời? Đây là một câu hỏi không yêu cầu học sinh trả lời nhưng từ đó kích thích tính tìm tòi, khám phá của học sinh. Với câu hỏi này, giáo viên phải nắm được kiến thức Vật lí: Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh đã giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. 
Cũng liên quan đến lực hấp dẫn, khi dạy bài 16, Địa lí 10 (Sóng, thủy triều, dòng biển), giáo viên có thể phân tích sâu hơn nguyên nhân gây ra thủy triều: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất, công thức tính lực hấp dẫn: Fhd = G
Trong đó: G: Hằng số dấp dẫn. 
 m1, m2: Khối lượng của hai vật 
 r2: là khoảng cách gữa hai vật
 Giáo viên phân tích, sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời đối với lớp nước trên Trái Đất sinh ra thủy triều. Vị trí giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời tạo nên những thời kỳ triều cường hay triều kém. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng dao động thủy triều lớn nhất ( triều cường ). Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì dao đông thủy triều nhỏ nhất ( triều kém ). Tuy nhiên, do Mặt Trăng ở gần Trái Đất sức hút đối với lớp nước trên bề mặt Trái Đất lớn nên thủy triều sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào chu kỳ tuần trăng. Còn Mặt Trời ở quá xa Trái Đất nên súc hút của Mặt Trời đối với lớp nước trên bề mặt Trái Đất nhỏ hơn Mặt Trăng. Phối hợp giữa sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời dễ dàng nhận biết được thủy triều lên xuống mạnh nhất vào các ngày không trăng và trăng tròn. Dao động thủy triều kém nhất vào những ngày trăng khuyết. 
- Sử dụng kiến thức Sinh học vào dạy học địa lí.
Ví dụ: Sử dụng kiến thức Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triể

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_mo.doc
  • docxBia SKKN-Truong Thi Loc.docx