SKKN Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học Lịch sử lớp 7 ở trường trung học cơ sở
Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của nhân loại. Nó phản ánh toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội loài người từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết quá khứ loài người, quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay. Lịch sử cho chúng ta những bài học về cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, có ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống hiện tại và kì vọng vào tương lai. Ngoài ra lịch sử còn góp phần to lớn vào việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Do vậy để nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn về lịch sử thì cần có sự mô tả các đối tượng, hiện tượng, quá trình, sự kiện và các mối liên hệ có tính quy luật thông qua sự tri giác ngôn ngữ và lời nói. Thông qua sự mô tả ấy học sinh có được biểu tượng sinh động, chân thực về những sự kiện, nhân vật lịch sử, không gian xảy ra sự kiện Trên cơ sở đó ghi nhớ, khắc họa vào trong trí nhớ mình một cách lâu bền nhất.
Thực tế thời gian gần đây dư luận đang rung lên hồi chuông báo động về tình trạng dạy học lịch sử, trong các kì thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thì bài làm và điểm môn sử vẫn là “điểm nóng” của dư luận với nhiều bài điểm 0 hay quá nửa bài thi chỉ đạt dưới điểm trung bình. Đó quả là một thực tế đau lòng cho nền giáo dục sử học nước nhà. Đi tìm câu trả lời cho thực tế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ cơ bản nhất là hiện nay ở các trường vẫn coi lịch sử là một môn phụ không có sự đầu tư, tập trung thỏa đáng, giáo viên chỉ chú ý truyền đạt kiến thức cơ bản mà thiếu đi các khâu tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nâng cao tính tích cực của học sinh trong học tập cho nên học sinh không nhớ được biểu tượng về nội dung lịch sử.
Nội dung lịch sử lớp 7 rất quan trọng, những nội dung này sẽ làm tiền đề cho các lớp về sau. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu giảng dạy, tôi nhận thấy dạy học phần này nếu không miêu tả một cách cụ thể một số nội dung lịch sử để khắc họa lâu bền trong trí óc học sinh thì hiệu quả tiếp nhận lịch sử của học sinh không cao, thậm chí rơi vào tình trạng liệt kê sự kiện gây cảm giác nhàm chán cho học sinh và gây khó khăn cho học sinh khi học các lớp trên. Trong việc đổi mới, cải tiến ph¬ương pháp dạy học, theo tôi việc sử dụng phương pháp miêu tả có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó lời nói giữ vai trò chủ đạo trong dạy học nói chung và môn lịch sử nói riềng.
Với những suy nghĩ đó tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường trung học cơ sở”.
MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2 2. NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử ở trường THCS 3 2.1.1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử ở trường THCS 3 2.1.2. Đặc điểm của phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử 4 2.1.3. Các dạng miêu tả được sử dụng trong dạy học lịch sử 4 2.2. Thực trạng của việc dạy học lịch sử và vận dụng phương pháp miêu tả ở trường THCS hiện nay 4 2.3. Sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường THCS 5 2.3.1. Một số yêu cầu cơ bản đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử 5 2.3.2. Thực nghiệm phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 14 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 3.1. Kết luận 15 3.2. Kiến nghị 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 DANH MỤCCÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của nhân loại. Nó phản ánh toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội loài người từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết quá khứ loài người, quá trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay. Lịch sử cho chúng ta những bài học về cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, có ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống hiện tại và kì vọng vào tương lai. Ngoài ra lịch sử còn góp phần to lớn vào việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. Do vậy để nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn về lịch sử thì cần có sự mô tả các đối tượng, hiện tượng, quá trình, sự kiện và các mối liên hệ có tính quy luật thông qua sự tri giác ngôn ngữ và lời nói. Thông qua sự mô tả ấy học sinh có được biểu tượng sinh động, chân thực về những sự kiện, nhân vật lịch sử, không gian xảy ra sự kiệnTrên cơ sở đó ghi nhớ, khắc họa vào trong trí nhớ mình một cách lâu bền nhất. Thực tế thời gian gần đây dư luận đang rung lên hồi chuông báo động về tình trạng dạy học lịch sử, trong các kì thi tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thì bài làm và điểm môn sử vẫn là “điểm nóng” của dư luận với nhiều bài điểm 0 hay quá nửa bài thi chỉ đạt dưới điểm trung bình. Đó quả là một thực tế đau lòng cho nền giáo dục sử học nước nhà. Đi tìm câu trả lời cho thực tế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ cơ bản nhất là hiện nay ở các trường vẫn coi lịch sử là một môn phụ không có sự đầu tư, tập trung thỏa đáng, giáo viên chỉ chú ý truyền đạt kiến thức cơ bản mà thiếu đi các khâu tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nâng cao tính tích cực của học sinh trong học tập cho nên học sinh không nhớ được biểu tượng về nội dung lịch sử. Nội dung lịch sử lớp 7 rất quan trọng, những nội dung này sẽ làm tiền đề cho các lớp về sau. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu giảng dạy, tôi nhận thấy dạy học phần này nếu không miêu tả một cách cụ thể một số nội dung lịch sử để khắc họa lâu bền trong trí óc học sinh thì hiệu quả tiếp nhận lịch sử của học sinh không cao, thậm chí rơi vào tình trạng liệt kê sự kiện gây cảm giác nhàm chán cho học sinh và gây khó khăn cho học sinh khi học các lớp trên. Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, theo tôi việc sử dụng phương pháp miêu tả có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó lời nói giữ vai trò chủ đạo trong dạy học nói chung và môn lịch sử nói riềng. Với những suy nghĩ đó tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường trung học cơ sở”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của dạy học lịch sử, tôi muốn nêu lên vai trò, ý nghĩa của phương pháp miêu tả, nhằm đưa ra phương pháp vận dụng cho việc giảng dạy phần lịch sử lớp 7, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. - Nghiên cứu chương trình SGK để xác định nội dung và lựa chọn đối tượng miêu tả trong bài học. - Vận dụng phương pháp miêu tả vào dạy học phần lịch sử lớp 7 - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng phương pháp miêu tả vào giảng dạy phần lịch sử nói trên. 1.3. Đối tượng nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường THCS Quảng Thắng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát, trao đổi, thảo luận: Áp dụng để thu thập thông tin bằng tri giác trực tiếp; trao đổi, thảo luận nhằm nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện vọng, mong muốn của học sinh trong việc đổi mới phương pháp dạy học. - Phương pháp kiểm tra: Áp dụng thu thập các kết quả trong quá trình dạy học, giảng dạy có vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường THCS. - Phương pháp tổng hợp: Áp dụng phương pháp để tìm hiểu các văn bản, các căn cứ, luận cứ, luận điểm có liên quan đến đề tài; cách giải quyết các vấn đề liên quan; tổng hợp số liệu. - Phương pháp phân tích, so sánh: Áp dụng phương pháp để phân tích, so sánh các số liệu trước và sau khi thực hiện những giải pháp của đề tài. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp nhằm kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường để đạt được kết quả và những bài học kinh nghiệm. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Trên sơ sở lý luận về phương pháp miêu tả, tôi đã nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm giảng dạy phương pháp miêu tả ở khối lớp 7 trường THCS Quảng Thắng. Từ đó rút ra những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm là: - Từ chỗ giáo viên là người sử dụng phương pháp miêu tả là chủ yếu, là người chủ động kiến thức, tôi đã cho học sinh tự tìm hiểu trước ở nhà về đối tượng cần miêu tả dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Điều này sẽ phát huy được tính tích cực chủ động học tập của học sinh, đồng thời kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, khả năng tự lĩnh hội kiến thức của các em, khiến cho môn học lịch sử hấp dẫn hơn. - Phương pháp miêu tả cũng được tác giả thực hiện trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Sử dụng phương pháp miêu tả trong các hoạt động ngoại khóa. - Gợi mở về việc sử dụng phương pháp miêu tả trong việc tổ chức các buổi dạ hội. Các buổi dạ hội nhằm dựng lại, miêu tả toàn cảnh một nội dung lịch sử nào đó. Để có một buổi dạ hội lịch sử thành công cần có sự đầu tư chuẩn bị rất công phu với sự tham gia của một giàn diễn viên khá đông đảo đó là các em học sinh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử ở trường THCS 2.1.1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa của phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử ở trường THCS *Khái niệm Miêu tả là phương pháp nằm trong nhóm phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử. Thông qua trình bày miệng để miêu tả lại sự vật, hiện tượng lịch sử, giúp học sinh có được biểu tượng sinh động nhất. Vậy miêu tả trong dạy học lịch sử được hiểu như thế nào? Theo Giáo sư Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 2 thì: “Miêu tả trong dạy học lịch sử là trình bày cụ thể những đặc trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét đặc trưng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng”. [5; 105]. Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” (NXBGD - HN1973), N.G.Đairi đã nhấn mạnh: “Tính cụ thể, tính hình ảnh của một sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi vì chúng cho phép hình dung lại quá khứ” [10, 25]. Tác giả cũng khẳng định “Giờ học nêu vấn đề đã đưa giáo viên tới chỗ tất yếu khách quan là phải miêu tả hiện tượng hết sức đầy đủ, thông báo toàn bộ tài liệu có tính chất sự kiện. Không có sự miêu tả hiện tượng đầy đủ thì sẽ không có được sự vạch rõ bản chất của hiện tượng về phía học sinh” [10, 90]. Như vậy có thể thấy, so với miêu tả trong văn học (dùng ngôn ngữ để tái hiện cảnh vật, sự vật, thế giới nội tâm nhân vật mà mình quan sát được, cảm nhận được để giúp người đọc có thể hình dung ra đối tượng mà người viết miêu tả), miêu tả trong sử học có nhiều điểm khác. Trong văn học, miêu tả chủ yếu là dùng ngôn ngữ khắc họa lên những nét bề ngoài của đối tượng miêu tả hình dáng, nội tâm nhân vật thì miêu tả trong sử học ngoài khắc họa những nét bề ngoài, còn nhằm mục tiêu nêu lên bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở những dữ liệu khoa học, qua đó người đọc không chỉ hình dung mà còn hiểu được đối tượng. * Vị trí Trong nhóm phương pháp trình bày miệng (sử dụng ngôn ngữ) thì miêu tả đóng vai trò quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học giáo viên chưa thực sự chú ý, khai thác triệt để sự tối ưu của phương pháp này. *Ý nghĩa Với vị trí đó, phương pháp miêu tả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử. Trong quá trình dạy học việc miêu tả không chỉ để tái hiện nhằm khôi phục lại hình ảnh của quá khứ mà nó còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc sự kiện, qua đó có thể trình bày suy nghĩ, hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu của mình. Với sự hướng dẫn, sự thuyết trình, miêu tả và giảng giải của giáo viên có thể làm hiện lên trước mắt các em hình ảnh của người tinh khôn đang ghè đẽo công cụ lao động, học sinh có thể nghe được tiếng hò reo của quần chúng nhân dân trong chiến thắng... Do vậy, việc sử dụng phương pháp miêu tả giúp giáo viên thực hiện được nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy học sinh. 2.1.2. Đặc điểm của phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử Khác với tường thuật, miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể cần phải tìm hiểu, khôi phục, tái tạo. Bài miêu tả được xây dựng chủ yếu trên cơ sở nội dung bài viết sách giáo khoa, tạo cho học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động về bức tranh quá khứ đang học, vì vậy các em hứng thú học lịch sử hơn. Cấu tạo của một bài miêu tả được xây dựng trên cơ sở các sự kiện chính xác, cơ bản, mang tính hấp dẫn cao. Mở đầu bài miêu tả, giáo viên thu hút học sinh ngay vào đối tượng miêu tả, để các em tập trung chú ý và hứng thú theo dõi. Tiếp đó là việc trình bày bài miêu tả một cách gợi cảm, gây xúc động tạo biểu tượng rõ ràng chân thật. Một bài miêu tả như vậy vừa mang nội dung khoa học chính xác, lại tạo được sự hấp dẫn khá cao, có tác dụng mạnh mẽ không chỉ về kiến thức mà cả tư tưởng và nội dung bài học lại không nặng nề. Do vậy, giáo viên phải chuẩn bị công phu, đòi hỏi bài miêu tả phải có xuất xứ rõ ràng, số liệu cụ thể tăng phần sinh động cho bài miêu tả. 2.1.3. Các dạng miêu tả được sử dụng trong dạy học lịch sử Miêu tả trong dạy học lịch sử có hai loại là miêu tả toàn cảnh và miêu tả có phân tích: - Miêu tả toàn cảnh: Là trình bày, phác họa có hình ảnh toàn bộ bức tranh về một hiện tượng lịch sử với đầy đủ chi tiết và những nét chủ yếu. Qua đó, giúp người học hình dung được chân dung đối tượng trọn vẹn. Khi nói đến miêu tả toàn cảnh tức là người ta đã nêu lên hầu hết các đặc điểm cơ bản của đối tượng miêu tả có được, trên cơ sở lựa chọn những nét tiêu biểu nhất, tạo biểu tượng đúng đắn, chính xác về một đối tượng cụ thể. - Miêu tả có phân tích: Đây là miêu tả không trình bày toàn bộ bức tranh quá khứ mà tập trung vào những đặc điểm chủ yếu để qua đó đi sâu vào phân tích cơ cấu bên trong của sự kiện. Việc phân biệt miêu tả toàn cảnh và miêu tả có phân tích chỉ mang tính chất tương đối. Trong nhiều trường hợp sử dụng có thể kết hợp hai cách miêu tả này nhằm làm cho đối tượng miêu tả sinh động và cụ thể hơn. Cả hai loại miêu tả, miêu tả toàn cảnh và miêu tả có phân tích đều đòi hỏi giáo viên và học sinh phải dựa vào những sự kiện khoa học, chính xác nhằm tạo cho học sinh hình ảnh lịch sử cụ thể, chân thực và có giáo dục tư tưởng tình cảm đối với các em. Vì vậy, khi sử dụng miêu tả trong dạy học lịch sử, giáo viên phải bảo đảm tính khách quan khoa học, đồng thời phải trình bày rõ ràng, có thái độ đúng với đối tượng, sự kiện lịch sử được miêu tả. Do đó, việc miêu tả không phải là “khách quan” như một số người quan niệm, mà đứng trên quan điểm, lập trường của giai cấp vô sản để có thái độ, tình cảm đúng đắn với sự kiện lịch sử đó . 2.2. Thực trạng của việc dạy học lịch sử và vận dụng phương pháp miêu tả ở trường THCS hiện nay * Về phía giáo viên: Qua điều tra một số giáo viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy tôi có thể tổng hợp lại một số ý kiến như sau: 1- Nhiều giáo viên còn dạy học theo kiểu độc thoại, lên lớp với chỉ một vài phương pháp dạy học đơn thuần như thông báo, thuyết trình. Sự kết hợp các cách dạy học như miêu tả, tường thuật, giải thích còn ít, hiệu quả chưa cao dẫn đến chất lượng bài học chưa cao, chồng chất sự kiện. 2- Nhiều giáo viên còn cho rằng để sử dụng phương pháp miêu tả phải mất thời gian. Tài liệu khó nên chưa có sự đầu tư, chuẩn bị còn sơ sài làm chất lượng, hiệu quả bài học giảm sút. 3- Sự kết hợp giữa phương pháp miêu tả với phương pháp dạy học khác chưa đồng đều, chưa nhuần nhuyễn, làm cho bài học thiếu sinh động, hấp dẫn, chưa thu hút, lôi cuốn học sinh. Tất cả những vấn đề đó đặt ra yêu cầu là cần phải nhận thức đúng đắn và vận dụng có hiệu quả phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử. * Về phía học sinh: Đa số học sinh đều cho rằng học lịch sử khó nhớ, có quá nhiều sự kiện, ngày, tháng nên không thích học. Một số học sinh lại thấy giờ học lịch sử khô khan nên các em ít hứng thú, bởi vậy chỉ có số ít học sinh tích cực học tập, hay phát biểu, còn lại chỉ biết nghe và chép. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó là vì các em thấy giờ học chỉ đơn thuần là kiến thức lịch sử nên giờ học nặng nề, hầu như chỉ mình giáo viên làm việc còn đa số học sinh thụ động trong việc tiếp thu. * Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Để đánh giá thực trạng trên, tôi đã dạy theo phương pháp cổ truyền và không có sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học Lịch sử lớp 7B thì thu được kết quả như sau: Lớp SLHS Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 7B 43 2 4.7 7 16.3 21 48.8 13 30.2 Qua thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử chưa được sử dụng nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử có hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. 2.3. Vận dụng phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 ở trường THCS 2.3.1. Một số yêu cầu cơ bản đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng phương pháp miêu tả trong day học lịch sử. * Một số yêu cầu đối với giáo viên: Để vận dụng phương pháp miêu tả đạt hiệu quả cao trong dạy học giáo viên cần tuân thủ những yêu cầu sau: - Phải biết xác định đối tượng, lựa chọn sự kiện khi miêu tả. Chúng ta phải thừa nhận một sự thật là lịch sử diễn ra muôn màu, muôn vẻ dưới mọi góc độ. Song về phương diện nhận thức lịch sử chúng ta chỉ lựa chọn những sự kiện điển hình để miêu tả, không miêu tả tất cả các sự kiện lịch sử. - Bài miêu tả phải có xuất xứ, xây dựng qua tài liệu tam khảo. Bài miêu tả đòi hỏi tính khoa học cao, điều đó phải thể hiện ở sự chính xác khi phản ánh những đặc trưng của sự kiện lịch sử. - Giáo viên phải thể hiện được thái độ khi miêu tả, mục đích của bài miêu tả. Sử dụng phương pháp miêu tả cần kết hợp với các thao tác sư phạm như: âm lượng, thái độ, cấu trúc ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ - Phải kết hợp phương pháp miêu tả với các phương pháp dạy học khác: sử dụng đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo, dạy học nêu vấn đề, đàm thoại... - Bài miêu tả phải vừa sức tiếp thu của học sinh. *Một số yêu cầu đối với học sinh Không có sự tham gia tích cực của trò thì mọi phương pháp đều không thể đạt được kết quả như mong muốn, chất lượng dạy học sẽ không cao. Chính vì vậy, để sử dụng phương pháp miêu tả trong dạy học có hiệu quả tốt nhất, bên cạnh sự cố gắng của giáo viên thì đối với học sinh cũng phải có những yêu cầu nhất định. - Học sinh phải có sự chuẩn bị bài ở nhà trước và có sự tò mò, nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của bài học. - Khi trình bày, học sinh phải nắm được dàn ý của bài miêu tả, tránh tuỳ tiện, hời hợt, thiếu logic trong trình bày. Để đạt được yêu cầu đó, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có quá trình rèn luyện nghiêm túc và thường xuyên trau dồi kiến thức cũng như phương pháp diễn đạt. 2.3.2. Thực nghiệm phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 7 Trong quá trình dạy thực nghiệm tôi đã có quá trình dạy và so sánh giữa hai lớp 7A và lớp 7B. Trong đó, lớp thực nghiệm phương pháp miêu tả là lớp 7A, lớp đối chứng dạy theo phương pháp cổ truyền không sử dụng phương pháp miêu tả là lớp 7B: *Sử dụng phương pháp miêu tả trong hoạt động nội khoá: Phương pháp miêu tả được sử dụng với mục đích nhằm phác hoạ bức tranh trọn vẹn về đối tượng được trình bày. Vì vậy, khi miêu tả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn những nét tiêu biểu bản chất nhất, đủ để dựng lại quá khứ một cách đúng đắn, khách quan. Căn cứ vào đặc điểm của phương pháp dạy học miêu tả cùng với yêu cầu nội dung bài học, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học này kết hợp với các hình thức dạy học lịch sử khác vào dạy lớp 7A: Bài 9: “Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê”. * Sau khi dành lại được độc lập với ý thức tự chủ và niềm tự hào sâu sắc, các tầng lớp tự trị đã nhanh chóng xây dựng một nhà nước có tổ chức ngày càng chặt chẽ theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Giáo viên dùng sơ đồ kết hợp với miêu tả về bộ máy nhà nước Đinh - Tiền Lê: Trong triều đình vua là người đứng đầu, nắm mọi quyền hành, giải quyết mọi công việc chính trị, vừa là tòa án tối cao vừa là tổng chỉ huy quân đội tối cao. Dưới vua, ở Trung ương đã hình thành sự phân công, phân nhiệm cho cho các quan văn, quan võ và tăng ban. Bên cạnh các quan văn, quan võ có một hệ thống tăng quan và các đạo sỹ với các chức đại sư, tăng lực sùng chânCác hoàng tử đựơc phong vương, các phong thần được phong tước và các thái ấp. Triều Đinh-Tiền Lê ở cấp trung ương có các chức thái sư, thái úy, tổng quảnChức tổng quan các cương vị giống như tể tướng, chức thái sư có nhiệm vụ làm quân sư cho nhà vua, quyền hành đứng trên chức tổng quản và thái úy. Thời Tiền Lê có hai chức chỉ huy sứ. Ngoài ra còn có chức phụ quốc, nha hiệu, chi hậu, chi nộiHệ thống chính quyền địa phương cũng trải qua nhiều thay đổi. Hầu hết quan lại đều là võ tướng. - Giáo viên kết hợp với sơ đồ miêu tả về tổ chức bộ máy Nhà nước thời Lý – Trần, so sánh với thời Đinh – Tiền Lê: Vua Quan văn Lộ Phủ Huyện Xã Đại thần Quan võ Vua – Thái Thượng Hoàng Quan văn Lộ Phủ Huyện Xã Đại thần Quan võ Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà nước thời Trần (1226 – 1400) Sơ đồ bộ máy tổ chức Nhà nước thời Lý (1010 – 1225) Thời Lý – Trần, chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự nghi lễ, đối ngoại. Nhà Trần đã áp dụng chế độ Thái Thượng Hoàng nhằm đảm bảo vững chắc vị trí và khả năng nắm chính quyền trong tay vua, tránh những vụ tranh ngôi vua trong nội bộ hoàng tộc và cũng để cho vua trẻ điều khiển đất nước vững vàng. Giúp vua trị nước để có tường (thái uý hay Tướng quốc), các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính, pháp lý như Sảnh, viện, đài ngoài ra còn có các quan chức trông nom sản xuất nông nghiệp, các hệ thống đê điều *Để thực hiện tốt bài dạy này, giáo viên cho học học sinh về nhà tìm hiểu trước để miêu tả, tạo biểu tượng về nhân vật Lê Hoàn, học sinh phải miêu tả được những nét cơ bản: Tạo biểu tượng về nhân vật Lê Hoàn: Người anh hùng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, sáng lập nhà Tiền Lê. Người ái Châu (Thanh Hoá). Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông được đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn đã lập được nhiều chiến công, khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, ông phong cho Lê Hoàn là Thập Đạo Tướng Quân lúc vừa tròn 30 tuổi. Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_mieu_ta_trong_day_hoc_lich_su_lop.doc