SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử

Môn lịch sử là một bộ môn vô cùng quan trọng, không chỉ cung cấp tri thức về lịch sử phát triển xã hội, con người và lịch sử dân tộc mà còn đảm nhiệm vai trò giáo dục, rèn luyện, định hướng cho học sinh về giá trị đạo đức, lòng yêu nước, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”(1).

Qua lời căn dặn của Bác, Người muốn thế hệ trẻ học lịch sử phải “tường” có nghĩa là phải hiểu rõ, hiểu một cách sâu sắc về lịch sử nói chung và lịch sử đất nước Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên việc dạy và học môn lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Bản thân giáo viên còn gặp một số khó khăn khách quan và chủ quan trong việc truyền thụ kiến thức và phương pháp bộ môn Lịch sử.

Trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử, ngoài các tiết học chính khóa thì hoạt động ngoại khóa cũng rất thiết thực. Đặc biệt khi chất lượng học môn Lịch sử đang ở mức “báo động”. Hoạt động ngoại khóa về các di tích lịch sử là một trong những phương pháp để việc học lịch sử ở nhà trường THCS đạt kết quả hơn. Hoạt động tham quan, dã ngoại các di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng dân tộc. giúp học sinh không chỉ có những chuyến đi thực tế thú vị, được quan sát, chứng kiến di tích lịch sử, được giao lưu học hỏi mà còn được củng cố kiến thức trên lớp. Và quan trọng hơn là giúp học sinh yêu thích môn học, tự hào về truyền dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc. Từ đó bồi đắp cho các em về tình yêu quê hương, đất nước.

 Là một giáo viên đã từng giảng dạy bộ môn Lịch sử ở nhà trường THCS, đặc biệt là môn Lịch sử lớp 7, tôi thấy môn Lịch sử lớp 7 khá nặng về dung lượng kiến thức vì học sinh không chỉ học lịch sử thế giới về sự hình thành xã hội, thành tựu văn hóa cổ đại mà các em còn phải nhớ kiến thức của các sự kiện lịch sử gắn với những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược ở các triều đại phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó, xứ Thanh là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày lịch sử với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước của các triều đại Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Hồ,. gắn liền với nội dung lịch sử lớp 7. Chính vì vậy, ngoài các tiết dạy theo phân phối chương trình, tôi luôn trăn trở làm sao để tổ chức được các buổi ngoại khoá, tham quan, dã ngoại các di tích lịch sử cách mạng, Viện bảo tàng. để giúp học sinh yêu thích, hứng thú, say mê học tập, khắc sâu kiến thức để nâng cao chất lượng môn Lịch sử. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, sự ủng hộ của phụ huynh và sự tham gia tích cực của học sinh, Trường THCS Lam Sơn của chúng tôi đã tổ chức thành công rất nhiều buổi tham quan, dã ngoại. Không chỉ vậy tham quan, dã ngoại giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế, tăng cường giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống yêu nước. Từ đó, giúp học sinh hiểu biết, trân trọng, tự hào và gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc. Noi gương các anh hùng dân tộc đã có công xây dựng, chống giặc ngoại xâm, xây dựng bảo vệ đất nước. Từ những thực tế đã đạt được và trao đổi thảo luận cùng với đồng nghiệp trong tổ bộ môn, ở đề tài này, tôi xin trình bày “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử”.

 

doc 18 trang thuychi01 20637
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. 
Mở đầu
1.1.
Lý do chọn đề tài
1-2
1.2.
Mục đích nghiên cứu
2
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
1.3.1.
Đối tượng
2
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5.
Những điểm mới của sáng kiến
2
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.1.
Cơ sở lý luận
2-3
2.2.
Thực trạng
3
2.2.1.
Thuận lợi
3
2.2.2.
Khó khăn
3-4
2.3. 
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Các giải pháp thực hiện
5
2.3.2
Biện pháp thực hiện
5
2.3.2.1
Xây dựng kế hoạch
5-7
2.3.2.2
Chọn địa điểm tham quan
7-12
2.3.4.
Liên hệ với người thuyết minh - Nhịp cầu nối với các em và những hiểu biết mới
12-13
2.3.5.
Các bước kiểm tra, đánh giá các buổi tham quan, dã ngoại
14-15
2.4.
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục
15-18
2.4.1.
Đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại
15-16
2.4.2.
Kết quả qua các kỳ thi học sinh giỏi về môn lịch sử
16-18
3. 
Kết luận, kiến nghị
18-19
3.1.
Kết luận 
19
3.2.
Kiến nghị
19-20
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn lịch sử là một bộ môn vô cùng quan trọng, không chỉ cung cấp tri thức về lịch sử phát triển xã hội, con người và lịch sử dân tộc mà còn đảm nhiệm vai trò giáo dục, rèn luyện, định hướng cho học sinh về giá trị đạo đức, lòng yêu nước, bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: 
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”(1).
Qua lời căn dặn của Bác, Người muốn thế hệ trẻ học lịch sử phải “tường” có nghĩa là phải hiểu rõ, hiểu một cách sâu sắc về lịch sử nói chung và lịch sử đất nước Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên việc dạy và học môn lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Bản thân giáo viên còn gặp một số khó khăn khách quan và chủ quan trong việc truyền thụ kiến thức và phương pháp bộ môn Lịch sử. 
Trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử, ngoài các tiết học chính khóa thì hoạt động ngoại khóa cũng rất thiết thực. Đặc biệt khi chất lượng học môn Lịch sử đang ở mức “báo động”. Hoạt động ngoại khóa về các di tích lịch sử là một trong những phương pháp để việc học lịch sử ở nhà trường THCS đạt kết quả hơn. Hoạt động tham quan, dã ngoại các di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng dân tộc... giúp học sinh không chỉ có những chuyến đi thực tế thú vị, được quan sát, chứng kiến di tích lịch sử, được giao lưu học hỏi mà còn được củng cố kiến thức trên lớp. Và quan trọng hơn là giúp học sinh yêu thích môn học, tự hào về truyền dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc. Từ đó bồi đắp cho các em về tình yêu quê hương, đất nước. 
 Là một giáo viên đã từng giảng dạy bộ môn Lịch sử ở nhà trường THCS, đặc biệt là môn Lịch sử lớp 7, tôi thấy môn Lịch sử lớp 7 khá nặng về dung lượng kiến thức vì học sinh không chỉ học lịch sử thế giới về sự hình thành xã hội, thành tựu văn hóa cổ đại mà các em còn phải nhớ kiến thức của các sự kiện lịch sử gắn với những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược ở các triều đại phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó, xứ Thanh là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày lịch sử với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước của các triều đại Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Hồ,... gắn liền với nội dung lịch sử lớp 7. Chính vì vậy, ngoài các tiết dạy theo phân phối chương trình, tôi luôn trăn trở làm sao để tổ chức được các buổi ngoại khoá, tham quan, dã ngoại các di tích lịch sử cách mạng, Viện bảo tàng... để giúp học sinh yêu thích, hứng thú, say mê học tập, khắc sâu kiến thức để nâng cao chất lượng môn Lịch sử. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, sự ủng hộ của phụ huynh và sự tham gia tích cực của học sinh, Trường THCS Lam Sơn của chúng tôi đã tổ chức thành công rất nhiều buổi tham quan, dã ngoại. Không chỉ vậy tham quan, dã ngoại giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế, tăng cường giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống yêu nước. Từ đó, giúp học sinh hiểu biết, trân trọng, tự hào và gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc. Noi gương các anh hùng dân tộc đã có công xây dựng, chống giặc ngoại xâm, xây dựng bảo vệ đất nước. Từ những thực tế đã đạt được và trao đổi thảo luận cùng với đồng nghiệp trong tổ bộ môn, ở đề tài này, tôi xin trình bày “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử”. 
	1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức, tạo hứng thú, niềm say mê học môn Lịch sử, nhất là phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX của lớp 7. Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao. 
	Tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại để các em có những chuyến đi thực tế, tìm hiểu, học hỏi, giao lưu, chia xẻ kiến thức, đồng thời rèn luyện những kỹ năng sống cho học sinh, kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên. Từ đó, giáo dục cho học sinh nhận thức tầm quan trọng, vai trò môn lịch sử, tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức rèn luyện, học tập, xây dựng, gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
	1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng
 	Để nâng cao chất lượng bộ môn, hình thành cho các em hệ thống kiến thức, đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên, liên tục không ngừng nghỉ. Từ chính kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã đúc rút được trong quá trình tham quan, dã ngoại ở nhiều năm học qua, tôi xin mạnh dạn trình bày để tài “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Lịch sử. ” mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng môn học .
Phạm vi nghiên cứu
Tập trung tham quan: Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng dân tộc tại địa điểm trên địa bàn Thanh Hóa và Hà Nội. 
. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp điều tra: Lấy số liệu về chất lượng học tập của môn lịch sử.
- Phương pháp thực nghiệm: Qua các buổi tham quan quan, dã ngoại
- Phương pháp đối chiếu: Đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau khi tổ chức tham quan, dã ngoại
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Đánh giá, rút kinh nghiệm sau buổi ngoại khóa.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN
- Cách thức tổ chức của buổi tham quan, dã ngoại.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
	Hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức giáo dục trải nghiệm thực tế, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em hiểu biết về sự kiện, con người và những thành quả tốt đẹp của các thế hệ đi trước. Đây là một hình thức giáo dục trực quan, sống động, sâu sắc có ý nghĩa và tác dụng nhiều mặt về trí tuệ, phẩm chất đạo đức, rèn luyện những kỹ năng sống.
	Hoạt động ngoại khóa tham quan, dã ngoại rất phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh - lứa tuổi mà các em ưa thích hoạt động, ham hiểu biết. Bởi vậy hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại rất bổ ích, lý thú với các em. Vì ở đó học sinh được học tập, vui chơi, củng cố và nâng cao về kiến thức theo phương châm “Học đi đôi với hành”, “Từ lý luận đến thực tiễn”. Hoạt động tham quan, dã ngoại giúp các em tìm hiểu, học hỏi kiến thức, trực quan với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, địa danh ở địa phương gần hoặc nơi xa các em đang học tập và sinh sống giúp các em có được những trãi nghiệm thực tế, với những dấu tích lịch sử để lại. Từ đó, các em phát huy tài năng, sự sáng tạo, có động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú, say mê học môn Lịch sử. Giáo dục, bồi đắp cho học sinh về lý tưởng cách mạng, truyền thống lịch sử dân tộc, lòng yêu quê hương, đất nước. 
	2.2. THỰC TRẠNG
	2.2.1. Thuận lợi
 	Trường THCS Lam Sơn của chúng tôi nằm trên địa bàn thị trấn. Nơi đây hội tụ và phát triển mạnh về kinh tế - văn hóa - xã hội nên các em có nhiều điều kiện để học tập, nhiều em có năng lực, say mê tìm hiểu tài liệu có liên quan đến bộ môn Lịch sử. Hơn thế nữa, các em được sinh ra trên mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” – nơi phát tích nhiều cuộc khởi nghĩa, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa từ thời Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi... Do vậy, các em được kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương, được thường xuyên giáo dục, tuyên truyền về lịch sử, truyền thống yêu nước của dân tộc.
	Là một giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối kết hợp của tổ chuyên môn với các tổ chức Đoàn Thanh niên, đội Thiếu niên, chúng tôi đã tổ chức thành công nhiều buổi học ngoại khóa, trong đó có bộ môn Lịch sử, như các cuộc thi: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”, “ Rung chuông vàng”, “Bảy sắc cầu vồng”, “Học lịch sử không khó đâu”... Đặc biệt chúng tôi đã tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại cho học sinh được đến các địa điểm là những di tích lịch sử, di tích Cách mạng... 
	2.2.2. Khó khăn
 * Đối với Giáo viên.
Hiện nay trong quá trình giảng dạy, ngoài những giờ học chính khóa trên lớp thì hoạt động ngoại khóa ở các trường trung học chưa được chú trọng hoặc chưa tổ chức nhiều để học hỏi kinh nghiệm, chưa có tài liệu nhiều để tham khảo, điều kiện để tổ chức hoạt động ngoại khóa còn bị hạn chế. Việc tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại ở một số di tích lịch sử cách mạng, không phải giáo viên nào cũng làm được. Phần lớn các giáo viên rất lo ngại về kinh phí, quản lý học sinh...chỉ lấy sẵn tranh ảnh đã có trên mạng hoặc những tư liệu có nội dung liên quan đến nội dung tiết học đó, cho nên bài học nào cũng khô cứng, chất lượng dạy học chưa thật sự được nâng cao, tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn rất khiêm tốn.
* Đối với học sinh.
Đặc trưng của môn Lịch sử là tái tạo những gì diễn ra trong quá khứ, không tái diễn nguyên vẹn như cũ, không lặp lại, nên nhận thức lịch sử không thể quan sát trực tiếp và cũng không tiến hành trong phòng thí nghiệm (dù sân khấu, các lễ hội đã cố gắng khôi phục lại sự kiện quá khứ qua các hình thức nghệ thuật; với sự phát triển khoa học, người ta cũng chỉ có thể tái tạo trong một phạm vi mức độ nhất định sự kiện đã xảy ra). Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử liệu...Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận thức được lịch sử một cách chính xác, chân thực như nó đã tồn tại.
	Môn học Lịch sử là một môn học khó vì không chỉ nhiều khối lượng kiến thức lịch sử thế giới mà còn lịch sử dân tộc. Học sinh muốn học giỏi môn Lịch sử thì phải ghi nhớ một cách chính xác các sự kiện, địa điểm, ngày tháng, nhân vật lịch sử. Đây quả là một điều hết sức khó khăn đối với các em.
Việc dạy học lịch sử hiện nay, giáo viên chưa vận dụng phương pháp một cách linh hoạt, chủ yếu thiên về truyền đạt kiến thức, áp dụng kiểu bắt học sinh nhớ phải học thuộc rất nhiều, hoặc ghi nhớ một cách máy móc, điều đó dẫn đến tình trạng học sinh không phát huy được tính tích cực, dễ chán nản, không yêu thích môn học. Số lượng học sinh “quay lưng” lại với môn lịch sử ngày càng gia tăng.
Do nhu cầu kinh tế - xã hội, đa số phụ huynh và học sinh chỉ coi trọng những môn “thời thượng” để thi vào những trường điểm sau này có cơ hội dễ kiếm việc làm còn các môn khoa học xã hội như môn Lịch sử thì không được các em và phụ huynh quan tâm vì cho rằng đó là môn "phụ”. Dẫn đến kiến thức bị “què quặt”, hoặc “cùn rỉ”.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thời hội nhập của phim truyện nước ngoài, , của mạng internet, các trò chơi điện tử... thu hút, cám dỗ các em hơn là việc học, đọc và tìm hiểu lịch sử. Do vậy, điểm “không” lịch sử trong các kì thi Trung học phổ thông đang ở mức báo động.
* Kết quả của thực trạng:
Để có cơ sở bước đầu tôi điều tra khảo sát học sinh khi chưa thực hiện tổ chức hoạt động ngoại khóa kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Các tiêu chí
Rất thích
Thích
Bình thường
không thích
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
7A
39
5
12,8
8
20,6
19
48,7
7
17,9
7B
41
4
9,8
7
17,1
20
48,7
10
24,4
7C
46
8
17,3
10
21,8
19
41,4
9
19,5
Chất kượng đại trà:
TSHSK7
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
126
0
0
9
7,1
90
71,5
20
15,8
7
5,6
Từ kết quả trên, ta nhận thấy thái độ yêu thích bộ môn Lịch sử còn khiêm tốn, tỉ lệ chưa yêu thích vẫn chiếm nhiều. Cũng như chất lượng đại trà không có học sinh giỏi môn lịch sử, số lượng học sinh yếu kém vẫn còn chiếm tỉ lệ cao. Xuất phát từ thực trạng trên bản thân tôi luôn tìm các giải pháp nhằm cải tiến môn học để giúp học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu và đắm mình trong dòng thác lịch sử của dân tộc.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hoạt động ngoại khóa, tham quan, dã ngoại là một hoạt động trải nghiệm thực tế nhưng rất phức tạp, việc tổ chức gặp nhiều khó khăn, nếu tổ chức không tốt sẽ lãng phí thời gian, tiền bạc và những hậu quả không lường hết được. Để chuyến tham quan, dã ngoại thành công tốt đẹp, an toàn thì người giáo viên phụ trách phải lên kế hoạch hoàn chỉnh cùng với công tác chuẩn bị phải thật chu đáo cũng như công tác quản lý, giám sát học sinh phải chặt chẽ, sát sao. Trong nhiều năm như: 2014 - 2015; 2015 - 2016; 2016 - 2017 nhà trường chúng tôi đã lên kế hoạch và tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan, dã ngoại thành công. Đây là một trong những biện pháp rất hữu hiệu, đối với việc dạy và học tốt môn Lịch sử ở trường THCS nói chung và môn Lịch sử lớp 7 nói riêng. 
2.3.1. Các giải pháp thực hiện:
 - Xây dựng kế hoạch 
 - Chọn địa điểm tham quan
 - Liên hệ với người thuyết minh
 - Kiểm tra và đánh giá sau buổi tham quan dã ngoại. 
2.3.2 Biện pháp thực hiện
	2.3.2.1. Xây dựng kế hoạch
	Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận kế hoạch của nhà trường, chúng tôi đã bắt đầu xây dựng kế hoạch và lập kế hoạch cho buổi tham quan sau đó báo cáo Ban giám hiệu nhà trường duyệt.
	Để tổ chức buổi ngoại khóa, tham quan, dã ngoại giúp học sinh yêu thích môn lịch sử thành công và học hỏi được nhiều điều bổ ích, người lập kế hoạch cần nắm được:
 - Giáo viên phải đảm bảo xây dựng một chương trình hợp lí. Trong đó, điều quan trọng nhất là tính an toàn cho đoàn trong quá trình tham quan, dã ngoại.
	Có sự chuẩn bị phân công, lựa chọn một đến ba đồng chí giáo viên bộ môn Ngữ văn, Lịch sử tìm hiểu trước về các địa điểm khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng dân tộc... những điểm đoàn sẽ đến hay thông qua các tài liệu, mạng internet để là những hướng dẫn viên giải đáp những thắc mắc của học sinh.
Người xây dựng kế hoạch phải xác định được các chủ đề, chủ điểm cụ thể cho những chuyến tham quan, dã ngoại. Ví dụ: “Em yêu lịch sử xứ Thanh”, “Về với cội nguồn lịch sử dân tộc”, “ Tìm hiểu lịch sử địa phương Thanh Hóa”, hoặc “Học lịch sử không khó đâu”... 
	Xây dựng nội dung chi tiết cho chương trình tham quan, dã ngoại trong đó cần chú ý đến đặc trưng của phương pháp giáo dục và tự giáo dục. Khai thác, động viên, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.
	Chương trình buổi tham quan, dã ngoại phải được sắp xếp phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức và năng lực của học sinh.
	Bên cạnh đó, người xây dựng kế hoạch phải chủ động linh hoạt, đặt ra những vẫn đề có thể phát sinh trong buổi tham quan, dã ngoại để có phương án xử lý.
	- Mục đích của buổi tham quan, dã ngoại: Giúp học sinh hiểu biết về các khu di tích lịch sử, các đền thờ, nơi căn cứ của các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tạo không khí vui tươi, có buổi học tập trãi nghiệm sáng tạo, hiệu quả.
	- Nội dung chương trình của buổi đi tham quan thực tế nó phải bám sát vào bộ môn Lịch sử chương trình THCS. Giúp cho học sinh khắc sâu được kiến thức lịch sử đã học và mở rộng thêm kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống cho mình
	- Hình thức: Cần tổ chức khoa học, đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị cần thiết như: Xe cộ, thuốc men, kinh phí, nhân lực, đúng thời gian lịch trình.
 	- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên, ban chấp hành Đoàn - Đội, nắm rõ lịch trình, quản lí học sinh an toàn khi tham quan.
	- Học sinh cần mang đầy đủ các đồ dùng cá nhân, sổ ghi chép để buổi tham quan đạt hiệu quả, ấn tượng, học hỏi nhiều điều bổ ích. 
 	2.3.1.1. Kế hoạch của buổi tham quan
	(Tôi xin đính kèm ở phần phụ lục).
	2.3.1.2. Công tác chuẩn bị
	* Giáo viên
 	Lên kế hoạch cho buổi tham quan - Báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường, liên hệ với phụ huynh học sinh để thông báo và thống nhất kế hoạch. Chọn thời điểm tham quan cho phù hợp vào các dịp nghỉ hè, hoặc mở đầu, kết thúc cho những phần, chương gắn với nội dung tham quan.
	Xác định địa điểm tham quan: Gồm các địa điểm: Đền bà Triệu (Hậu Lộc - Thanh Hóa, Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc - Thanh Hóa), Đền Lê Hoàn (Xuân Lập - Thọ Xuân), Khu di tích lịch sử Lam kinh (Thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam - Thọ Xuân), các di tích lịch sử, căn cứ cách mạng Thanh Hóa và một số di tích tiêu biểu thủ đô Hà Nội như Quốc Tử Giám, Lăng Bác, Hồ Tây, Viện bảo tàng dân tộc...
* Thiết kế nội dung chương trình của buổi tham quan
- Báo cáo kế hoạch tham quan, xin ý kiến của Ban giám hiệu (Đ/c trưởng đoàn).
- Kinh phí (Ban giám hiệu nhà trường)
- Chăm sóc y tế (Đ/c Phụ trách Hội Chữ thập đỏ của trường chịu trách nhiệm).
- Phương tiện (Đ/c Trưởng đoàn).
- Phụ trách ăn, nghỉ (Đ/c Tổng phụ trách Đội + Đ/c Bí thư Đoàn)
- Lập danh sách học sinh (Giáo viên chủ nhiệm các lớp).
- Thông báo thời gian đi (Giáo viên chủ nhiệm).
- Liên hệ nơi tham quan và người thuyết minh (Đ/c Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách Đội).
- Thông báo kế hoạch tham quan với học sinh, liên hệ với phụ huynh học sinh (Ban giám hiệu và Giáo viên chủ nhiệm).
	* Về phía học sinh
	Thành phần tham gia: Học sinh khối 7, Đội sung kích, những học sinh đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh môn Lịch sử.
	Học sinh nắm được thời gian lịch trình, tập trung có mặt đầy đủ, đúng giờ.
Đồ dùng cá nhân chuẩn bị đầy đủ.
Học sinh nắm được nội quy của chuyến đi. 
Xuống xe tập trung nghỉ ngơi nghe phổ biến nội quy nơi tham quan.
Địa điểm tham quan: Học sinh xếp hàng ngay ngắn, đi theo sự hướng dẫn của nơi tham quan và người thuyết minh. 
Hình ảnh: Học sinh đang tập trung nghe phổ biến kế hoạch
 và chuẩn bị cho chuyến tham quan, dã ngoại
	2.3.2.2. Chọn địa điểm tham quan
	Để chuyến tham quan, dã ngoại thành công và đạt hiệu quả cao thì việc lựa chọn các địa điểm tham quan, dã ngoại là rất quan trọng. Trước hết, giáo viên phải xác định điểm tham quan, dã ngoại phù hợp với nội dung kiến thức bài học lịch sử. Bên cạnh đó, còn phù hợp với điều kiện, vị trí địa lí để số học sinh tham quan được thuận lợi. Ngoài ra, việc chọn địa điểm tham quan, dã ngoại cần phải chú ý đến thời gian tổ chức cho mỗi chuyến đi trong phạm vi từ một đến hai ngày, không nên tổ chức quá dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn kém về mặt kinh phí. Trong những năm qua, nhà trường tôi đã đã chọn các điểm đến cụ thể:
* Tại địa phương Thanh Hóa
 + Khu di tích lịch sử đền Bà Triệu: 
- Mục đích: Giúp các em hiểu biết thêm đây là nơi thờ tự vị nữ anh hùng dân tộc có tên là Triệu Thị Trinh, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô vào thế kỷ III sau công nguyên. Là khu Di tích quốc gia đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Khu di tích Bà Triệu không chỉ là nơi ghi dấu ấn lịch sử, văn hóa mà còn là nơi lưu giữ các hiện vật quý hiếm, một kho tàng các sự tích huyền thoại, ca dao, tục ngữ. Nơi đây còn nhiều cổ vật gìn giữ nguyên bản như 10 cuốn thần phả viết bằng chữ Hán, quạt ngà, lược đồi mồi, trâm ngà, long cung sơn son thiếp vàng, tượng Bà triệu bằng đồng... Lăng tháp được xây trên đỉnh núi Tùng là mảnh đất thiêng nơi nữ anh hùng Triệu Thị Trinh ngã xuống khi chiến đấu với quân xâm lược.
Hình ảnh: Thầy cô và học sinh tham quan tại khu di tích đền Bà Triệu.
+ Tham quan, dã ngoại đền thờ Lê Hoàn:
Mục đích: Đến thăm đền Lê Hoàn học sinh sẽ nắm được kiến thức của nhà Tiền Lê, Trong Lịch sử Việt Nam Lê Hoàn không chỉ là một vị Hoàng đế có những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống phương Bắc, bình Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề
	- Đến với khu di tích đền thờ Lê Hoàn ở xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân học sinh sẽ được thấy được những nét đẹp kiến trúc độc đáo với 13 gian gỗ lợp ngói cổ và là nơi gắn bó vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_giup_ho.doc