SKKN Vận dụng phương pháp lập bảng biểu, phương pháp dạy học tích hợp liên môn để dạy học phần lịch sử Việt Nam từ 1930-1945

Phương pháp dạy học: là con đường, cách thức định hướng cho hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học. Ở quá trình đó Thầy có hai chức năng: tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và truyền đạt (kiến thức học sinh chưa biết); Trò có hai chức năng và quyền hạn là chủ động lĩnh hội kiến thức và quyền được nêu thắc mắc, câu hỏi để giáo viên giải đáp.
Phương pháp dạy học tích cực: Là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực là hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy tính tích cực của người dạy.
Đổi mới phương pháp trong dạy học Lịch sử: là chuyển từ dạy học dựa vào trí nhớ của học sinh, sự bắt chước (thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép) sang việc dạy học để phát triển nhân cách toàn diện, trong đó nhấn mạnh năng lực sáng tạo trong tư duy và hoạt động học của học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG BIỂU, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỂ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930-1945 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Dung Mã sáng kiến: 37.57.01 Vĩnh Phúc, Năm 2020 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ................................................46 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): ...................................................46 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:........................................................................................47 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ........................................................................48 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):..................................................................................48 Qua thực tiễn đứng lớp tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống kiến thức, vận dụng kiến thức các môn học khác như văn học, địa lí, âm nhạc để học lịch sử có tác dụng rất lớn, các em say mê và hào hứng hơn với môn học, với những bài kiến thức dài và khó cũng không bị nhàm chán. Với giáo viên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như lập bảng, tích hợp liên môn cũng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học và năng lực chuyên môn của chính mình. * Tính cấp thiết của vấn đề: Vận dụng phương pháp lập bảng biểu và dạy học tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử không phải là vấn đề mới, đây là những phương pháp dạy học tích cực đã được nhiều giáo viên áp dụng và chia sẻ kinh nghiệm. Cuộc thi dạy học tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn của Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm cũng đã vinh danh rất nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cao qua các bài thi. Tuy nhiên, các bài thi mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề hoặc các đơn vị kiến thức nhỏ lẻ, chưa có tính hệ thống theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà tôi biết đều có đề cập đến các phương pháp dạy học tích cực ở các góc độ khác nhau nhưng đó là các công trình viết chung chung mang tính lí luận, hoặc có ví dụ minh chứng nhưng ví dụ nằm rải rác trong chương trình bộ môn, không có công trình nào nghiên cứu theo từng mảng hệ thống kiến thức: + Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THCS, Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), NXB Sư phạm, 2016. + Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học phổ thông, Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), NXB Sư phạm, 2016. + Phương pháp dạy học lịch sử, Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, NXB Giáo dục, 1999. + Các loại bài thi học sinh giỏi môn Lịch sử, Phan Ngọc Liên (Chủ biên), NXB Hà Nội, 2007. 2 + Vận dụng kiến thức các môn Văn học, Địa lý, Âm nhạc để học phần Lịch sử Việt Nam từ 1930-1945. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 14/11/2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến Nội dung của sáng kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận. Chương 2: Vận dụng phương pháp lập bảng biểu, phương pháp dạy học tích hợp liên môn để dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ 1930-1945. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 4 + Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, hoặc ở thời gian khác nhau nhưng có những điểm tương đồng, dị biệt nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát. Bảng so sánh là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng số liệu và cả tài liệu sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại hoặc khác loại. Dạy học tích hợp liên môn: Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy học các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác 6 tầng lớp nhân dân tham gia. Đầu năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của công - nông trên khắp cả nước. Phong trào cách mạng 1930-1931, bùng nổ và lan rộng trong cả nước, tháng 9/1930 phong trào đạt đỉnh cao ở Nghệ An, Hà Tĩnh đưa đến sự ra đời của các Xô viết. Xô viết ra đời đã thực hiện quyền làm chủ của người dân, mang lại lợi ích cho người dân, mặc dù chỉ tồn tại 4-5 tháng nhưng là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân trong cả nước. Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam đã họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương, thông qua Luận cương do Trần Phú soạn thảo. Luận cương đã xác định được các vấn đề cơ bản về đường lối và phương pháp cách mạng Đông Dương. Lịch sử Việt Nam từ 1936-1939: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã hình thành ở Đức, Italia, Nhật Bản, các nước phát xít tăng cường các hoạt động quân sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. Trước tình hình đó Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại hội lần thứ VII, chỉ rõ kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít, đề nghị thành lập mặt trận thống nhất nhân dân ở các nước để chống chủ nghĩa phát xít. Thực hiện chủ trương của Quốc tế cộng sản, tháng 7/1936 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và chỉ rõ kẻ trù trước mắt của nhân dân ta là bọn phản động thuộc địa, chủ nghĩa phát xít. Chủ trương thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến năm 1938 đổi tên thành mặt trận dân chủ Đông Dương. Từ năm 1936-1939, phong trào dân chủ đã diễn ra sôi nổi dưới sự lãnh đạo của Đảng buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách trước mắt về dân sinh, dân chủ. Qua phong trào quần chúng được giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, cán bộ đảng viên được rèn luyện và trưởng thành. Lịch sử Việt Nam từ 1939-1945: Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Pháp thi hành nhiều chính sách thù địch đối với thuộc địa. Tháng 11/1939, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp, đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Tháng 9/1940, Nhật 8 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG BIỂU, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỂ DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 - 1945 2.1. Phương pháp lập bảng biểu 2.1.1. Các bước tiến hành Trước hết, giáo viên tìm hoặc hướng dẫn học sinh tìm những vấn đề, những nội dung có thể hệ thống hóa bằng cách lập bảng. Đó là các sự kiện theo trình tự thời gian, các lĩnh vực Tuy nhiên chỉ nên chọn những vấn đề tiêu biểu, nhằm giúp việc nắm kiến thức được tốt nhất, đơn giản nhất, không nên đưa ra quá nhiều các loại bảng làm việc hệ thống kiến thức trở nên rối. Thứ hai, lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp: + Bảng niên biểu tổng hợp: có thể lập theo các tiêu chí thời gian, sự kiện, kết quả - ý nghĩa, + Bảng biểu so sánh: các nội dung so sánh càng cụ thể thì ý nghĩa khoa học càng cao, có thể so sánh ở các mặt: Tích cực, tiến bộ với tích cực tiến bộ; Tiến bộ, tích cực với tiêu cực, phản động; Tiêu cực, phản động với tiêu cực, phản động. Nhờ đó giúp học sinh nhận thức được chân lí lịch sử một cách cụ thể, có tính thuyết phục. Nếu là bảng so sánh hai phong trào có thể lập với các tiêu chí như hoàn cảnh, nhiệm vụ - mục tiêu, lãnh đạo, động lực, kết quả, xu hướng phát triển so sánh cách chiến dịch có thể dựa vào hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa Thứ ba, lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, chính xác, ngắn gọn. Có rất nhiều sự kiện, vì vậy phải biết chọn lọc những gì cơ bản nhất, sử dụng từ ngữ chính xác nhất, cô đọng nhất. Không nên ôm đồm quá nhiều kiến thức khiến việc lập bảng trở nên nặng nề, khó theo dõi nội dung và lô gic vấn đề. Điều kiện lập bảng càng cụ thể, phong phs thì kết quả giáo dục giáo dưỡng phát triển càng cao, điều kiện đó là: sự kiện hình thành phải rõ ràng, chân thực; số liệu phải chính xác, đầy đủ, có chọn lọc; vấn đề đưa ra cần được phân tích sâu sắc, biện chứng để rút ra nhận xét chính xác, khoa học. 10
Tài liệu đính kèm:
skkn_van_dung_phuong_phap_lap_bang_bieu_phuong_phap_day_hoc.doc