SKKN Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng học môn Địa lí lớp 10

SKKN Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng học môn Địa lí lớp 10

Trong nền kinh tế tri thức, sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.

Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Hiện nay, nhiều giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (Dùng ngôn ngữ, thực hành, luyện tập ) một cách thụ động, chậm cải tiến, ít áp dụng phương pháp, Kĩ thuật dạy học tích cực nên hiệu quả bài học chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 49415
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng học môn Địa lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài:
	Trong nền kinh tế tri thức, sự phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. 
Hiện nay, nhiều giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (Dùng ngôn ngữ, thực hành, luyện tập) một cách thụ động, chậm cải tiến, ít áp dụng phương pháp, Kĩ thuật dạy học tích cực nên hiệu quả bài học chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
	Giáo viên đã được tập huấn chuyên đề về một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc vận dụng các kỹ thuật dạy học trong môn địa lí không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh... vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kỹ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức... Riêng đối với trường THPT Lê Hoàn , việc ứng dụng các kỹ thuật dạy học còn khá khiêm tốn, một phần do trang bị của giáo viên về kỹ thuật dạy học còn hạn chế, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, khả năng của học sinh...
	Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến “Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng học môn địa lí lớp 10". Sáng kiến được áp dụng trong khối lớp 10 trường THPT Lê Hoàn, trong suốt năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 – 2019, với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật dạy học với đồng nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn địa lí.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng học môn địa lí lớp 10 thông qua các bài học trong sách giáo khoa.
Các em có thể vận dụng và phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình học tập để tìm ra kiến thức và khám phá những kiến thức mới.
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh lớp 10A1, 10A5, 10A6 năm học 2017 - 2018
	Học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A4, 10A6, 10A11 năm học 2018 - 2019
1. 4. Phương pháp nghiên cứu
          - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Khai thác thông tin khoa học bộ môn Địa lí 10, tham khảo tài liệu có liên quan  đặc biệt qua các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cấp trên tổ chức.
 - Phương pháp quan sát: Trực tiếp thực hiện giờ dạy ở các lớp được phân công đảm nhiệm, động viên khích lệ các em học sinh tham gia tích cực học tập. 
          - Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trao đổi đàm thoại với học sinh thông qua các bài dạy.
Như vậy, trong dạy học Địa lí lớp 10 ở trường phổ thông, có thể tạo tình huống tích cực theo 3 cách:
 + Tạo ra một nghịch lí: Mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và những kiến thức mới, mâu thuẫn giữa những kiến thức mới khoa học đã có và kiến thức thực tiễn cuộc sống.
 + Tạo ra sự bế tắc: Phải có một cách giải độc đáo mới giải quyết được. Tuy nhiên, cần chú ý sự bế tắc này phải vừa sức với học sinh.
 + Tạo ra sự lựa chọn: Có nhiều phương án, giải pháp nhưng buộc phải chọn một phương án, giải pháp đúng.
- Phương pháp dạy học tích cực thể theo nhiều phương pháp khác nhau. Thông thường giáo viên dựa vào kiến thức của học sinh đã học ở các bài trước, phần trước; Dựa vào kinh nghiệm thực tế và các tri thức đã tích luỹ được trong thực tiễn và cuộc sống hằng ngày của các em; Dựa vào tài liệu thực tế... để từ đó kết hợp với các kiến thức mới tạo ra các nghịch lí, sự bế tắc hay lựa chọn.
Phương pháp dạy học tích cực như vậy phụ thuộc nội dung kiến thức bài giảng và phương pháp trình bày của bài viết ở sách giáo khoa. Về hình thức, phần lớn các tình huống có vấn đề thường xuất hiện các câu hỏi kích thích: “Tại sao?”, “Thế nào?”, “Vì đâu?”, “Nguyên nhân nào quan trọng nhất?”, “Vì sao?” ... Tất nhiên các câu hỏi đó phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, đồng thời phải chứa đựng phương án giải quyết vấn đề và thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, phản ánh trước tâm trạng ngạc nhiên, xúc cảm mạnh của học sinh khi nhận ra mâu thuẫn của nhận thức.
Dạy học tích cực có thể được tạo ra lúc bắt đầu bài giảng mới, khi bước vào một mục của bài hay lúc đề cập đến một khái niệm, một nội dung kiến thức mới.
1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Có thể vận dụng ở tất cả các cấp học, môn học theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo.
	Tất cả giáo viên (kể cả giáo viên bộ môn khác có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy của mình).
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
2. 1. Cơ sở lí luận.
a. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh trong phạm trù hoạt động dạy và học nhằm mục đích giáo dục và trau dồi học vấn cho thế hệ trẻ.
Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức họat động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức. 
Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức. Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là quá trình chủ động. Như vậy việc dạy học theo những phương pháp dạy học tích cực là vấn đề thật cần thiết.
b. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dưỡng hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động giáo dưỡng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy. 
Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, chúng là những thành phần của phương pháp dạy học. Kĩ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, kỹ thuật dạy học khác với phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vì đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng. 
 Năng lực sử dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau trong từng giáo viên và nó được xem là rất quan trọng đối với người đứng lớp, nhất là trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Rèn luyện để nâng cao năng lực này là một nhiệm vụ, một vấn đề thật cần thiết của mỗi giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. 
Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. 
	Có rất nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau mà người giáo viên có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh. Và trong đề tài này chỉ mới đề cập đến một số kỹ thuật dạy học tích cực thường xuyên sử dụng trong giảng dạy địa lí 10. Bao gồm các kỹ thuật: Kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật sơ đồ tư duy.
2. 2. Thực trạng của vấn đề 
	Theo chương trình của Bộ Giáo dục thì sẽ thực hiện thay sách giáo khoa mới. Vì vậy việc áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. 
Các chuyên đề “Giới thiệu một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học” cũng đã được triển khai. Tuy nhiên việc áp dụng các kỹ thuật dạy học này để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế, nhiều nơi còn mang tính hình thức. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động. 
	Hiện nay, việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy còn hạn chế. Nguyên nhân là do một số giáo viên vẫn còn có quan điểm cho rằng những kỹ thuật dạy học tích cực rất khó áp dụng vào giảng dạy trong thời gian 45 phút trên lớp nên cũng rất ít sử dụng các kỹ thuật này. Ngoài ra còn do cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học còn hạn chế. Đời sống một bộ phận cán bộ giáo viên còn nhiều khó khăn nên chưa đầu tư thỏa đáng vào việc đổi mới phương pháp kỹ thuật dạy học.
 Đối với học sinh, đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn. Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 
	Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh lười học, chưa có sự say mê học tập, một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững được nội dung bài học. Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánhthì còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời mang tính chất chung chung.
 	Qua các lần kiểm tra đối với lớp 10A1 tôi có sử dụng đồ dùng dạy học và một số phương pháp dạy học thông thường, chủ yếu học sinh khá - giỏi tham gia học tập, số học sinh yếu ít có cơ hội tham gia hoạt động. Chính vì thế nên việc học tập thường ít hứng thú, nội dung đơn điệu, giáo viên ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân.
	Đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng học tập của học sinh lớp 10A6 và thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát của lớp 10A6
Sĩ số học sinh lớp: 42 học sinh.
Nội dung
Thường xuyên
Đôi khi
Không
Chú ý nghe giảng
25
15
02
Tham gia trả lời câu hỏi
7
7
28
Nhận xét ý kiến của bạn
3
6
33
Tự giác làm bài tập
4
8
30
	Qua kết quả kiểm tra trên cho thấy: mức độ chú ý nghe giảng còn hạn chế. Học sinh tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét ý kiến của bạn còn ít, vẫn còn học sinh chưa tự giác làm bài tập. Đồng thời, ở nhiều học sinh hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn nêu chính kiến của mình trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng rất không tốt đến việc học tập của học sinh. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do phương pháp giáo dục.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
	Trong quá trình giảng dạy địa lí 10 bản thân tôi đã tích cực sử dụng tối đa các kỹ thuật dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy. Các kỹ thuật dạy học chủ yếu được áp dụng là: Phương pháp dạy học nhóm, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật bản đồ tư duy.
2.3.1 Kỹ thuật mảnh ghép:
a. Khái niệm:
Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu:
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2)
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân
b. Cách tiến hành 
	Kỹ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”. Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu sâu 1 vấn đề. Sau 1 thời gian nhất định thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và trình bày được kết quả của nhóm.
- Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh ở các nhóm chuyên sâu khác nhau lại tập hợp lại thành nhóm mới là nhóm mảnh ghép. Và nhóm “mảnh ghép” nhận được một nhiệm vụ mới, nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”
c. Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy địa lí 10
	Trong quá trình giảng dạy Địa lí 10, có thể áp dụng kỹ thuật “mảnh ghép” vào các bài sau:
Tiết học
Bài học
Tên bài
Tên mục sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
Tiết 9
Bài 9
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Mục II – 1: Quá trình phong hóa.
Tiết 10
Bài 9
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
Mục II – 2: Quá trình bóc mòn.
Tiết 12
Bài 12
Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.
Mục II: Một số loại gió chính.
Tiết 28
Bài 24
Phân bố dân cư và đô thị hóa.
Mục I – 2 : Đặc điểm.
Mục III – 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển 
Tiết 31
Bài 28
Địa lí ngành trồng trọt.
Mục I : Cây lương thực.
Mục II: Cây công nghiệp.
Tiết 38
Bài 32
Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)
Mục IV: Công nghiệp điện tử - tin học.
Mục VI: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Mục VII: Công nghiệp thực phẩm.
Tiết 39
Bài 33
Một số hình thức chủ yếu của TCLTCN.
Mục II: Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Tiết 45
Bài 37
Địa lí các ngành giao thông vận tải.
Mục I: Đường sắt.
Mục II: Đường ô tô
Mục III: Đường ống.
	Trong điều kiện giảng dạy trên lớp, trong thời gian 1 tiết học, kỹ thuật mảnh ghép thích hợp nhất là vào những phần khi thảo luận bao gồm 2 nội dung chính. Cách tiến hành như sau: 
	+ Trong giai đoạn 1, giáo viên chia lớp thành 6 hoặc 8 nhóm theo các bàn. Yêu cầu các nhóm lẻ (nhóm 1,3,5,7,) thảo luận 1 nội dung; các nhóm chẵn (nhóm 2,4,6,8) thảo luận 1 nội dung bài học. Sau thời gian 2 đến 3 phút các thành viên trong nhóm đã nắm vững nội dung thảo luận của nhóm mình.
	+ Sang giai đoạn 2 giáo viên yêu cầu các nhóm lẻ sẽ quay xuống dưới và tạo thành nhóm mới là các nhóm: 1 và 2 tạo thành nhóm A; 3 và 4 là nhóm B; 5 và 6 là nhóm C; 7 và 8 tạo thành nhóm D. Như vậy ở vòng 2 này các nhóm mới đã biết đầy đủ nội dung bài học và điền kết quả thảo luận vào bảng phụ để trình bày trước lớp.
	Khi áp dụng kỹ thuật mảnh ghép nếu chia nhóm như ở trên thì học sinh không phải thay đổi chỗ ngồi nhiều gây lộn xộn lớp. Đồng thời tham gia tích cực quá trình thảo luận và nắm vững nội dung bài học
* Ví dụ cụ thể: Tiết 9 – bài 9 : Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Mục II : Quá trình phong hóa.
- Giai đoạn 1: Giáo viên chia lớp thành 10 nhóm (theo 10 bàn), yêu cầu các nhóm dựa vào sách giáo khoa, hiểu biết của bản thân, hình ảnh trên bảng làm vào phiếu học tập số 1
+ Nhóm lẻ: tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và kết quả và câu hỏi mở rộng của quá trình phong hóa lí học. 
+ Nhóm chẵn: tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và kết quả và câu hỏi mở rộng của quá trình phong hóa hóa học. 
Phiếu học tập số 1a (nhóm lẻ)	
Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh?
PHONG HÓA LÍ HỌC
Khái niệm
Tác nhân
Kết quả
Phiếu học tập số 1b (nhóm chẵn)
Vì sao phong hóa lí học lại diễn ra mạnh mẽ nhất ở miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt?
PHONG HÓA HÓA HỌC
Khái niệm
Tác nhân
Kết quả
- Giai đoạn 2: Sau thời gian 4 phút giáo viên yêu cầu các nhóm 1 và 2; 3 và 4; 5 và 6;
7 và 8; 9 và 10; quay lại tạo thành 5 nhóm mới và thảo luận thống nhất nội dung điền vào bảng.
- Sau 3 phút đại diện các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
PHONG HÓA LÍ HỌC
Khái niệm
Là quá trình phá hủy đá thành các khối vỡ vụn có kích thước khác nhau mà không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật, hóa học của đá.
Tác nhân
- Sự thay đổi nhiệt độ, đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.
- Tác động ma sát hoặc va đập của gió, sóng, nước chảy, hoạt động sản xuất của con người.
Kết quả
- Làm đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn.
- Tại miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), sự dao động nhiệt độ diễn ra mạnh nhất (nhiệt độ ban ngày rất cao, nhiệt độ ban đêm rất thấp).
- Tại miền địa cực sự đóng băng diễn ra mạnh nhất.
Phiếu học tập số 1a (nhóm lẻ)
Phiếu học tập số 1b (nhóm chẵn)
PHONG HÓA HÓA HỌC
Khái niệm
Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật, nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
Tác nhân
- Do nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacsbonic, ô xi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học.
Kết quả
Hình thành các dạng địa hình đặc biệt như địa hình cacxtơ.
Do ở những nơi này có nguồn nước phong phú và đa dạng, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn
- Giáo viên chuẩn kiến thức bổ xung thêm kiến thức. Giáo viên cho học sinh tiếp tục thảo luận để so sánh sự khác biệt của hai quá trình phong hóa lí học và phong hóa hóa học. Một số hình ảnh áp dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy địa lí 10 ở trường THPT Lê Hoàn.
Hình 1: Học sinh lớp 10A6 làm việc nhóm
Hình 2: Học sinh làm việc theo nhóm chuyên sâu 
Hình 3: Học sinh trình bày kết quả làm việc của nhóm 
(Kĩ thuật mảnh ghép)
d. Nhận xét
	Qua áp dụng kỹ thuật mảnh ghép trong chương trình Địa lí 10 có thể thấy rõ kỹ thuật này tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kỹ thuật mảnh ghép đòi hỏi học sinh phải tích cực nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. Đồng thời hình thành ở học sinh các kỹ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề
	Tuy nhiên để hoạt động nhóm có hiệu quả giáo viên cần hình thành ở học sinh thói quen học tập hợp tác và những kỹ năng xã hội, tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong học tập. Cần lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp. Từ đó xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2 dựa trên kết quả các nhiệm vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1. Đồng thời giáo viên cần theo dõi quá trình hoạt động của các nhóm để đảm bảo tất cả mọi học sinh ở các nhóm đều hiểu nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. 3. 2. Vận dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Địa lí 10.
a. Khái niệm
	Sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả.
	Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh gây ra những kích thích mạnh trên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền.
	Sơ đồ tư duy sử dụng trong dạy học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”. Đồng thời sơ đồ tư duy phù hợp với tâm sinh lí học sinh, đơn giản, dễ hiểu thay cho việc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_de_nang.doc