SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài 12 môn giáo dục công dân lớp 11

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài 12 môn giáo dục công dân lớp 11

Tài nguyên, môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Đó cũng là một trong những nền tảng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hiện nay ở nước ta tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nghiêm trọng và cấp thiết. Trong đó có tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng từ 43 triệu ha đến nay còn khoảng 13 triệu ha, Chất lượng không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bao gồm cả khói bụi mịn và thô. Vậy làm thế nào để học sinh có thể nhận biết nguyên nhân, hậu quả và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, các phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tích cực là vấn đề cấp bách nhằm nâng cao chất lượng dạy học của tất cả các môn học ở các trường trung học phổ thông trong đó có bộ môn GDCD.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận ra: Lâu nay ở nước ta các trường chủ yếu trang bị kiến thức cho người học, lấy nó và dựa vào nó để phát triển năng lực. Nhiều năm qua chúng ta nhận ra bất cập hạn chế này, nên đã chuyển sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Trong Đại hội Đảng chỉ rõ: Đổi mới mạnh mẽ đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Luật giáo dục năm 2005 cũng chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực thông qua giảng dạy bài 12 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường tại Trường phổ thông Triệu Sơn, là một nội dung nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ Môn GDCD ở trường THPT. Vì lí do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài 12 môn giáo dục công dân lớp 11” làm đối tượng nghiên cứu.

 

doc 23 trang thuychi01 8561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài 12 môn giáo dục công dân lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài............................................................................Trang 3
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................... ........Trang 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................Trang 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................Trang 4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................Trang 4
 NỘI DUNG 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệmTrang 5
2.1. Cơ sở lí luận của vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.Trang 5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...Trang 6
2.3. Các biện pháp dạy học tích cực được sử dụng trong giảng dạy bài 12 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.Trang 7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................Trang 19
 KẾT LUẬN
3. Kết luận, kiến nghị.........................................................................Trang 20
3.1. Kết luận...................................................................................... Trang 20
3.2. Kiến nghị.....................................................................................Trang 21
CÁC CHỮ VIẾT HOA CẦN THIẾT
Giáo dục và đào tạo – GD& ĐT
Giáo dục công dân- GDCD
Trung học phổ thông – THPT
Giáo viên – GV
Học sinh – HS
Nhà xuất bản - NXB
1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài.
 Tài nguyên, môi trường có vai trò rất quan trọng đối với đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Đó cũng là một trong những nền tảng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hiện nay ở nước ta tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nghiêm trọng và cấp thiết. Trong đó có tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng từ 43 triệu ha đến nay còn khoảng 13 triệu ha, Chất lượng không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bao gồm cả khói bụi mịn và thô. Vậy làm thế nào để học sinh có thể nhận biết nguyên nhân, hậu quả và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, các phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tích cực là vấn đề cấp bách nhằm nâng cao chất lượng dạy học của tất cả các môn học ở các trường trung học phổ thông trong đó có bộ môn GDCD.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận ra: Lâu nay ở nước ta các trường chủ yếu trang bị kiến thức cho người học, lấy nó và dựa vào nó để phát triển năng lực. Nhiều năm qua chúng ta nhận ra bất cập hạn chế này, nên đã chuyển sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Trong Đại hội Đảng chỉ rõ: Đổi mới mạnh mẽ đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Luật giáo dục năm 2005 cũng chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. 
 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực thông qua giảng dạy bài 12 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường tại Trường phổ thông Triệu Sơn, là một nội dung nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ Môn GDCD ở trường THPT. Vì lí do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài 12 môn giáo dục công dân lớp 11” làm đối tượng nghiên cứu.
1. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu.
 Tìm hiểu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài 12 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường tại trường Phổ Thông Triệu Sơn, để góp phần hình thành ở học sinh những phương pháp như phân tích, tổng hợp, khái quát, liên hệ thực tiễn, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học tích cực từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết thông qua giảng dạy bài chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường tại trường Phổ Thông Triệu Sơn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học.
1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài 12 môn giáo dục công dân lớp 11” .
 Trong phạm vi đề tài này tôi tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực của người học thông qua dạy bài 12: chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tôi chọn lớp 11A16-1, 11 B16 trường Phổ Thông Triệu Sơn để tiến hành điều tra khảo sát thực nghiệm và vận dụng các phương pháp.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng kết hợp một số phương pháp sau:
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp hoạt động nhóm.
+ Phương pháp vấn đáp
+ Phương pháp đóng vai.
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
+ Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
+ Phương pháp so sánh, điều tra.
Từ nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng sẽ tìm ra cách vận dụng phương pháp dạy học có hiệu quả theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh cho bộ môn GDCD.
1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Xác định được vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học theo chủ đề trong môn GDCD, đồng thời căn cứ vào mục tiêu dạy học môn GDCD trong trường trung học phổ thông hiện nay thì đề tài có thể đề xuất được một số luận cứ khoa học có hiệu quả góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
 Đề tài có thể xem như một tài liệu tham khảo cho giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2. 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài 12 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 11
- Cơ sở lí luận.
 Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi “ Biện pháp giáo dục phổ quát phải phát huy tính hăng hái, chủ động, sáng tạo của học sinh, ăn nhập với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi bổ biện pháp tự học, rèn luyện năng lực áp dụng tri thức vào thực tiễn, tác động đến tính cách, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tích cực là vấn đề cấp bách nhằm nâng cao chất lượng dạy học của tất cả các môn học ở các trường trung học phổ thông trong đó có bộ môn GDCD.
 Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là methodos, có nghĩa là chung nhất là cách thức đạt tới mục đích đặt ra. Phương pháp dạy học tích cực là một phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ đóng vai trò là người đưa ra những gợi ý mở về một vấn đề nào đó, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào tính tích cực của người học, lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trình dạy học. 
- Phương pháp dạy học tích cực.
 Phương pháp dạy học tích cực , học sinh được cuốn hút vào các hoạt động hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, thông qua đó tự khám phá những điều mình chưa rõ, định hướng cho học sinh cần biết cái gì, được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới.
Phương pháp dạy học tích cực là dạy học theo chuẩn và định hướng kết quả sản phẩm đầu ra. Kết quả cuối cùng của quá trình dạy học là học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống, nghề nghiệp. 
- Vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
 Vận dụng phương pháp dạy học phải tích cực tổ chức các hoạt động đa dạng , phong phú, linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm. Tổ chức các hoạt động khám phá bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi bằng cách kích thích học sinh tìm ra kết quả. Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng đạt được ở học sinh.
Lấy người học làm trung tâm, mục tiêu dạy học tập trung vào vận dụng kiến thức kĩ năng có thể quan sát được, nội dung dạy học thiết thực, bổ ích, gắn với các tình huống trong thực tiễn. Phương pháp dạy học định hướng hoạt động thực hành, hình thức học tập đa dạng. Tăng cường dạy học vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 Phương pháp dạy học theo hướng tích cực không chỉ chú ý học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với tình huống cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên học sinh theo hướng cộng tác, nhằm phát triển năng lực học sinh.
 Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh khám phá điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để các em biết cách tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận tìm tòi kiến thức mới. Tăng cường học hợp tác trong nhóm để cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, tự giác làm việc và có thảo luận bàn bạc trong nhóm. Cần sử dụng các tình huống, trường hợp điển hình, hiện tượng thực tế, các vấn đề trong đời sống xã hội để phân tích đối chiếu cho bài giảng. Khuyến khích học sinh liên hệ thực tiễn trong nhà trường, địa phương, đất nước trong quá trính học tập. Đặc biệt, cần hướng dẫn học sinh xây dựng dự án nhỏ vào việc cải tạo môi trường tự nhiên và xã hội của trường và địa phương.
2.2.Thực trạng giảng dạy môn GDCD tại trường Phổ Thông Triệu Sơn.
a. Thuận lợi
- Hiện nay, môn GDCD đã đưa vào tổ hợp môn xã hội trong kì thi THPT quốc gia, các trường phổ thông nhiều học sinh đã lựa chọn tổ hợp môn xã hội để thi, như vậy học sinh đã chú trọng đến việc học môn giáo dục công dân.
 - Cơ sở vật chất của Nhà trường ngày càng khang trang và đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu dạy học. 
 - Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều phương pháp dạy học mới đã được vận dụng vào giờ dạy môn Giáo dục công dân. Do vậy, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong cách tiến hành giảng dạy của mình.
b. Khó khăn :
 - Trong quá trình học, học sinh có thói quen là tiếp nhận tri thức do giáo viên truyền thụ một cách thụ động nên học sinh quen tính dựa dẫm, lười suy nghĩ, hoặc có phát biểu nhưng chỉ mang tính chất đối phó. Vậy làm thế nào để biến giờ học khô khan thành một giờ học hấp dẫn, cuốn hút, khiến học sinh yêu thích môn học này là trăn trở có lẽ không chỉ của giáo viên môn GDCD.
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống mà là kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong việc dạy học nhằm cuốn hút tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
2.3. Các phương pháp dạy học tích cực đã được vận dụng trong giảng dạy bài 12
 Trong những năm qua, nhận thức được việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển nănglực cho học sinh là vấn đề quan trọng. Đặc biệt môn GDCD, với vị trí đặc thù của mình là giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi của người công dân góp phần hình thành và phát triển ở các em phẩm chất, năng lực cần thiết của người công dân. Dạy môn GDCD phải gắn chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn GDCD rất phong phú đa dạng bao gồm các phương pháp truyền thống như: diễn giảng, đàm thoại...và các phương pháp mới như: hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, điều tra thực tiễn, dự án, tình huống, ....
 Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn GDCD của trường Phổ Thông Triệu Sơn nói riêng đã thay đổi và có nhiều biến chuyển, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đã thực hiện, trong đó chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp dạy học sau:
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: học sinh vạch ra những cách giải quyết vấn đề, tình huống cụ thể gặp phải trong đời sống hàng ngày thông qua đó phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp thảo luận nhóm: đây là phương pháp sử dụng rộng rãi nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm. Với phương pháp này phát huy được năng lực tự học, hợp tác, biết tìm kiếm và xử lí thông tin, học sinh tự tin hơn trong trình bày ý kiến của mình. Đây là phương pháp mà đa số giáo viên trong trường vận dụng trong quá trình dạy học .
+ Phương pháp tình huống hay còn gọi làphương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết vấn đề của tình huống đặt ra. Tình huống là một vấn đề thực tế, trong đó chứa đụng những mâu thuẫn. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc phương án giải quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để chứng minh một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Với phương pháp giải quyết tình huống học sinh phải tự suy nghĩ điều gì sẽ xảy ra hay mình sẽ làm gì nếu là nhân vật trong tình huống đó, đưa ra cách giải quyết vấn đề . Học sinh phải huy động kiến thức để giải quyết tình huống, phát huy được năng lực tự học, năng lực tư duy, tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực sáng tạo...Phương pháp này bộ môn GDCD thường hay sử dụng trong giảng dạy để phát huy tính sáng tạo và biết liên hệ thự tiễn của học sinh.
+ Phương pháp đóng vai là một phương pháp mà trong quá trình dạy học chúng tôi thường sử dụng để tạo sự hứng thú của học sinh. Đây là phương pháp giúp học sinh rèn luyện được tính tự tin, năng lực ngôn ngữ của bản thân.
+ Phương pháp dự án được hiểu là một phương pháp trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp giữa lí luận và thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Phương pháp này kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh, phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm, phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ kiên nhẫn, kĩ năng hợp tác, năng lực đánh giá.
 Trong phạm vi đề tài này, tôi xin phép được trình bày những hiểu biết, kinh nghiệm của cá nhân sau một thời gian tìm hiểu,vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy bài 12 “chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” trong chương trình GDCD lớp 11, tìm ra cách tiếp cận áp dụng phù hợp hơn trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân và đồng nghiệp nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới của Bộ GD & ĐT.
 Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong giảng dạy bài 12 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường môn GDCD lớp 11.
- Phương pháp đóng vai :
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm và nêu chủ đề thời gian để các nhóm chuẩn bị 1 tuần và thời gian để nhóm đóng vai tình huống đó trên lớp là 5 phút ( thời gian chuẩn bị bài ở nhà và các nhóm tự sắp xếp lập kế hoạch để đóng vai cho tình huống):
+ Nhóm 1: ( Tình trạng vứt rác bừa bãi,)
+ Nhóm 2: ( Nạn săn bắt động vật quý hiếm)
 Học sinh trình bày suy nghĩ cảm nhận và ứng xử theo một vai giả định, giúp học suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề từ chỗ đứng góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình.
 Phương pháp mà trong quá trình dạy học chúng tôi thường sử dụng để tạo sự hứng thú của học sinh hình thành kĩ năng giao tiếp, có cơ hội bộ lộ cảm xúc. Đây là phương pháp giúp học sinh rèn luyện được tính tự tin, năng lực ngôn ngữ của bản thân, rèn luyện thực hành kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực
- Phương pháp tình huống:
Tình huống 1: Có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở và kiếm ăn đã tàn phá nhiều vườn tược hoa màu của người dân tỉnh Đồng Nai. Nguy hiểm hơn chúng còn tấn công con người. Có ý kiến cho rằng phải tiêu diệt loài voi để chúng không còn có thể gây hại cho con người nữa.
Hỏi: 
Em có tán thành với ý kiến trên không? Vì sao?
 Theo em mọi người cần phải làm gì trước tình huống trên?
Để giải quyết tình huống trên thì học sinh phải liên hệ thực tế rất nhiều lần voi rừng ban đêm thường vào khu vực gần dân cư đã tàn phá nhiều hoa màu của người dân. Tìm ra nguyên nhân vì sao chúng lại tàn phá hoa màu của người dân thậm chí còn tấn công cả con người.
 Học sinh có thể trao đổi thảo luận theo nhóm và đưa ra cách giải quyết tình huống và các giải pháp tình huống đưa ra là: 
+ Không được tiêu diệt voi rừng vì đó là tài nguyên quý, có ích cho con người, đang có nguy cơ bị diệt vong.
+ Cần phải bảo vệ voi rừng và học cách chung sống với chúng, phải tạo ra nơi sinh sống cho chúng; không khai thác chặt phá rừng bừa bãi làm mất chỗ ở của loài voi...
+ Phải kết hợp chặt chẽ và hợp lí, có kế hoạch giữa phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Tình huống 2: Trên đường đi học, A và B phát hiện một người dân đang vứt xác một con lợn bị chết do dịch tả lợn châu phi ra đoạn đường vắng người. Thấy vậy, A định chạy lại ngăn cản thì B kéo A đi và nói :
- Thôi việc này liên quan gì đến bọn mình ! Đi đi kẻo muộn học !
- Em có đồng ý với ý kiến và việc làm của B không ? Vì sao ?
- Nếu là B, em sẽ ứng xử như thế nào ? Vì sao em lại ứng xử như vậy ?
Tình huống 3:Sau khi tan buổi học T nói với H : chúng ta phải về nhanh để dọn vệ sinh môi trường trong xóm với mọi người, vì hôm nay là thứ 7 theo kế hoạch của xóm là tập trung làm công tác vệ sinh, môi trường sạch sẽ.
- H nói: Thôi việc này liên quan gì đến bọn mình ! Đó là việc của người lớn !
Hỏi - Em có đồng ý với ý kiến của H không ? Vì sao ?
- Em sẽ giải thích như thế nào để bạn H hiểu được trách nhiệm của mình và mọi người đối với môi trường sống xung quanh? 
 Với tình huống này học sinh phải huy động kiến thức hay cách giải quyết của cả nhóm và lựa ra phương án giải quyết tốt nhất. Thông qua đó hình thành cho các em năng lực hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin, biết liên hệ thực tiễn. Từ đó nêu được mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Phương pháp thảo luận nhóm:
GV chia học sinh thành 4 nhóm và mỗi nhóm nhận xét các hình ảnh( phụ lục) khác nhau về tài nguyên và môi trường. Học sinh sẽ tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm. Thông qua những hình ảnh học sinh tự suy nghĩ liên hệ thực tiễn để rút ra được phương hướng bảo vệ môi trường là gì? Học sinh tự trình bày suy nghĩ, hiểu biết của bản thân thông qua hình ảnh đó. Phát huy được năng lực tự học, hợp tác, biết tìm kiếm và xử lí thông tin, học sinh tự tin hơn trong trình bày ý kiến của mình. Rút ra được các phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:
+ Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
+ Thường xuyên giáo dục tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường cho người dân.
+ Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế.
+ Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm,cải thiện môi trường bảo tồn thiên nhiên.
+ Khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý chất thải.
- Phương pháp giải quyết vấn đề :
Giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết: Hiện nay việc sản xuất nông nghiệp của các xã như Dân Lý, Dân 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_giang_day_b.doc