SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học ôn tập chương I (sinh học 11) nhằm nâng cao năng lực khái quát hoá, tăng cường tính độc lập của học sinh

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học ôn tập chương I (sinh học 11) nhằm nâng cao năng lực khái quát hoá, tăng cường tính độc lập của học sinh

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Phải đảm bảo nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

 

doc 23 trang thuychi01 9393
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học ôn tập chương I (sinh học 11) nhằm nâng cao năng lực khái quát hoá, tăng cường tính độc lập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT nh­ thanh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP ĐỒNG TRONG DẠY HỌC ÔN TẬP CHƯƠNG I ( SINH HỌC 11 ) NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KHÁI QUÁT HOÁ, TĂNG CƯỜNG TÍNH ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
 TRANG
Phần I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Phần II: NỘI DUNG ................................................................................................. 3	
I. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 3
II. Thực trạng ............. ..................................................................................... 4
III. Qui trình thiết kế và hoạt động dạy học theo hợp đồng  4
V. Ưu điểm của sáng kiến .............................................................................. 20
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 21
Phần I : MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Phải đảm bảo nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Một trong số các biện pháp dạy học có tác dụng tăng cường học tập hợp tác, cho phép phân hoá nhịp độ và trình độ của học sinh là phương pháp dạy học theo hợp đồng. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, phù hợp với các bài ôn tập kiến thức. Nó cho phép giáo viên có thể quản lý, kiểm soát được các hoạt động học tập và đánh giá được năng lực học tập của mỗi học sinh. Mỗi học sinh được quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các bài tập, nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực và nhịp độ học tập của mình.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường phổ thông, với mong muốn sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới, tôi xin chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học ôn tập chương I ( Sinh học 11 ) nhằm nâng cao năng lực khái quát hoá, tăng cường tính độc lập của học sinh”
II. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng vào quá trình giảng dạy môn Sinh học THPT.
III. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong bài ôn tập chương I – Sinh Học 11 ( cơ bản )
IV. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết: Dựa trên nội dung của phương pháp dạy học theo hợp đồng.
Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm trong giảng dạy sinh học 11 ( chương I ); Xác định tính hiệu quả và khả thi của phương pháp.
Phần II : NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Dạy học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó mỗi HS (hoặc mỗi nhóm nhỏ) làm việc với một gói các nhiệm vụ khác nhau (nhiệm vụ  bắt buộc và tự chọn) trong một khoảng thời gian nhất định. Trong học theo hợp đồng, học sinh được quyền chủ động xác định  thời gian và thứ tự  thực hiện các bài tập, nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực và nhịp độ học tập của mình.
	Cách tiến hành dạy học theo hợp đồng gồm các giai đoạn sau:
	* Giai đoạn chuẩn bị: 
Xem xét các yếu tố để hợp đồng đạt hiệu quả cao nhất như lựa chọn nội dung học tập phù hợp, xác định thời gian hợp lí, chuẩn bị tài liệu đầy đủ.
Thiết kế các nhiệm vụ trong hợp đồng và phân loại hợp lí nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục.
* Giai đoạn tổ chức cho HS học theo hợp đồng
Hoạt động 1: Kí hợp đồng
( thực hiện giữa GV và HS trên lớp )
Hoạt động 2: Thực hiện hợp đồng
( HS thực hiện tại lớp, ở nhà, thư viện, phòng thí nghiệm hay sử dụng internet để hoàn thành nhiệm vụ/bài tập trong hợp đồng )
Hoạt động 3: Nghiệm thu hợp đồng
( GV và HS tổ chức nghiệm thu hợp đồng tại lớp )
Hoạt động 4: Củng cố, đánh giá
( Sau khi HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, căn cứ vào kết quả thu được GV tổng kết, nhận xét chung và sửa lỗi cá nhân và cả lớp )
II. Thực trạng
Cấu trúc chương trình sinh học 11 hiện hành được trình bày thành bốn chương tương ứng với bốn đặc trưng sống cấp độ cơ thể là: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Mỗi chương được trình bày theo hai phần: Phần A – Thực vật, Phần B – Động vật, nội dung các bài ở mỗi phần thể hiện từng chức năng sống và đa số được trình bày theo cấu trúc: Khái niệm, sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng, cơ chế, ảnh hưởng của môi trường và ứng dụng.
Ở chương I ( Chuyển hóa vật chất và năng lượng ) chia thành 22 bài trong đó bài cuối chương là bài ôn tập chương I. Mục tiêu của bài là giúp HS thấy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh dưỡng trong một cơ thể, sự giống và khác nhau trong sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Khi dạy học sinh thực hiện tiết ôn tập này tôi thấy còn tồn tại những vấn đề sau:
1. Nội dung bài này mới chỉ tổng kết kiến thức riêng rẽ cho từng đối tượng thực vật và động vật, chưa hệ thống hóa theo các dấu hiệu tương đồng bằng cách đối chiếu, so sánh một số quá trình sống giữa thực vật và động vật để từ đó khái quát thành toàn bộ quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể.
	2. Dù là khái quát lại nhưng nội dung kiến thức rất nhiều, khó có thể thực hiện hết trong một tiết dạy nếu HS không chủ động nắm vững kiến thức, khái quát hoá lại từ trước.
	3. Tâm lí HS thường không thích tiết ôn tập vì tiết ôn tập tổng hợp lại rất nhiều kiến thức, lại là các kiến thức các em đã học rồi nên HS thường không chủ động tư duy lĩnh hội kiến thức. Trong khi đó tiết ôn tập là tiết có thể rèn luyện tốt nhất năng lực khái quát hoá của HS. Nếu không có phương pháp dạy học đúng đắn và phù hợp, tiết ôn tập dễ biến thành tiết học lại kiến thức.
Với những tồn tại nêu trên, cộng với mục tiêu chủ yếu của giáo dục là tạo điều kiện để HS chủ động tham gia quá trình học tập, cùng khám phá chiếm lĩnh kiến thức, sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng để ôn tập chương I ( Sinh học 11 ) theo tôi là biện pháp cần thiết.
III. Quy trình thiết kế và hoạt động dạy học hợp đồng bài ôn tập chương I.
1. Giai đoạn chuẩn bị
	* Phân tích nội dung, lựa chọn kiến thức để dạy học hợp đồng : bài 22 - ôn tập chương I ( chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cả thực vật và động vật ). Bài ôn tập này dựa trên các kiến thức đã học của HS nên có thể tăng cường tính độc lập của HS, rèn tư duy hoạt động nhóm, đồng thời tạo điều kiện cho HS nâng cao khả năng khái quát hoá.
* Thiết kế hợp đồng: 
- Hợp đồng được thiết kế dựa trên mục tiêu của bài học ( kiến thức, kĩ năng, thái độ ) và phương pháp, kĩ thuật dạy học phối hợp.
	+ Mục tiêu bài học:
	HS phải làm rõ được, chỉ ra được mối liên hệ của các quá trình trong cơ thể: Thu nhận các chất từ môi trường ngoài → Vận chuyển các chất trong cơ thể → Biến đổi các chất trong cơ thể → Thải các chất ra ngoài môi trường và Cân bằng nội môi.
	Nội dung trọng tâm của bài là điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Những nét giống nhau chứng tỏ nguồn gốc chung của sinh giới. Những nét khác nhau chứng tỏ sự đa dạng trong chuyển hoá vật chất và năng lượng của sinh giới. Điều này giúp hình thành ở HS quan điểm khoa học về thế giới sống.
	Hình thành cho HS các kĩ năng như hệ thống, khái quát hoá, kĩ năng phân tích, tổng hợp thông tin.
	HS có thái độ học tập đúng đắn, ham mê nghiên cứu để giải thích các hiện tượng, vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tiễn cuộc sống.
	+ Phương pháp dạy học: Dạy học theo hợp đồng.
+ Kĩ thuật dạy học: Sử dụng sơ đồ tư duy.
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ GV: Chuẩn bị tốt về các tài liệu về chuyển hóa vật chất và năng lượng như: Phiếu học tập, sách tham khảo, dụng cụ, thiết bị, phiếu hỗ trợ theo các mức độ học tập khác nhau của HS. 
+ HS: Chuẩn bị tốt SGK, các tài liệu tham khảo về chuyển hóa vật chất và năng lượng, tinh thần thoải mái, nghiêm túc học tập và nghiên cứu.
- Thiết kế văn bản hợp đồng: Gồm một hợp đồng và các loại phiếu hỗ trợ đối với từng đối tượng HS ( chỉ dùng cho HS yếu, kém và trung bình, khá ).
+ Trong mỗi hợp đồng sẽ có các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn cho phép học sinh được học theo nhịp độ học tập khác nhau. 
+ Với mỗi nhiệm vụ, học sinh có thể tự chọn làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm ( thể hiện sự kết hợp khéo léo giữa nhiệm vụ cá nhân với các bạn cùng lớp hay cùng nhóm ).
+ Các loại phiếu hỗ trợ cho phép HS xác định được nhiệm vụ độc lập hay nhiệm vụ được hướng dẫn vì không phải nhiệm vụ nào HS cũng có thể tự lực giải quyết. Trong những trường hợp gặp khó khăn, HS có thể tìm sự trợ giúp từ giáo viên thông qua các phiếu hỗ trợ ở các mức độ khác nhau và HS có thể tham khảo chúng để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong hợp đồng. 
Sở GD&ĐT Thanh Hoá CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Như Thanh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG I SINH HỌC 11
Họ và tên học sinh:...........................................................................Lớp...............
Thời gian thực hiện: Từ.........................................đến..........................................
STT
Chủ đề
Làm việc cá nhân
Làm việc nhóm
Đã hoàn thành
Cần trợ giúp
Không cần trợ giúp
Tự đánh giá
Bạn đánh giá
Giaó viên đánh giá
Các nhiệm vụ bắt buộc
1
Vẽ sơ đồ tư duy về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể.
2
Nêu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh dưỡng trong cơ thể thực vật, động vật.
3
So sánh chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
Các nhiệm vụ tùy chọn
4
Trình bày một số ứng dụng kiến thức về chuyển hoá vật chất và năng lượng vào trong đời sống.
5
Để phục hồi và duy trì trạng thái cân bằng môi trường sống của chúng ta cần tác động như thế nào vào quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng.
	Tôi xin cam kết thực hiện đúng những điều ghi trong hợp đồng.
Xác nhận của Giáo viên Học sinh kí cam kết
 (Ghi rõ họ và tên) (Ghi rõ họ và tên)
CÁC LOẠI PHIẾU HỖ TRỢ ĐỐI VỚI TỪNG NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy về chuyển hoá vật chất và năng lượng.
* Phiếu hỗ trợ 1: Với HS Khá
Từ gợi ý bản đồ tư duy dưới đây em hãy tiếp tục hoàn thiện nhiệm vụ.
Động vật
Thực vật
Chuyển hóa vật chất và năng lượng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy về chuyển hoá vật chất và năng lượng.
* Phiếu hỗ trợ 2: Với HS trung bình
Từ bản đồ tư duy này em hãy tiếp tục hoàn thiện nhiệm vụ.
Tiêu hóa ở động vật
Thoát hơi nước
Vận chuyển các chất trong cây
Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Vai trò của các nguyên tố khoáng
Hô hấp ở động vật
Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Dinh dưỡng nitơ
Thực vật
Động vật
Tuần hoàn máu
Hô hấp ở thực vật
QH ở thực vật
QH và năng suất cây trồng
AH các nhân tố ngoại cảnh đến QH
QH ở thực vật C3, C4, CAM
Cân bằng nội môi
Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy về chuyển hoá vật chất và năng lượng.
* Phiếu hỗ trợ 3: Với HS yếu và kém
Từ bản đồ tư duy này em hãy tiếp tục hoàn thiện nhiệm vụ.
THN qua lá
Các tác nhân AH 
Tiêu hóa là gì
TH ở ĐV chưa có CQTH
Các tác nhân AH 
THN qua lá
Vai trò quá trình THN
Dòng mạch rây
Dòng mạch gỗ
Cơ chế hấp thụ
Ảnh hưởng các nhân tố
Cơ quan hấp thụ
TH ở ĐV có túi TH
Cân bằng và tưới tiêu 
Tiêu hóa ở động vật
NTDD khoáng thiết yếu 
Thoát hơi nước
Vận chuyển các chất trong cây
Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
TH ở ĐV có ống TH
Đặc điểm TH ở thú ăn thịt và thú ăn TV
VTNTDD khoáng thiết yếu 
Hô hấp là gì
Nguồn cung cấp NTDDK 
Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bề mặt trao đổi khí
Hô hấp ở động vật
Vai trò sinh lí của NT nitơ 
Các hình thức hô hấp
Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Cấu tạo và chức năng HTH
Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên 
Dinh dưỡng nitơ
Thực vật
Động vật
Các dạng HTH ở ĐV
Tuần hoàn máu
KQ về hô hấp 
Hô hấp ở thực vật
Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất 
Hoạt động cuat tim
QH ở thực vật
Hoạt động của hệ mạch
Con đường hô hấp ở TV 
Phân bón với NS cây trồng 
Hô hấp sáng
Khái niệm và ý nghĩa
Quan hệ giữa HH với QH và MT 
Lá là cơ quan QH 
Khái quát về QH 
QH và năng suất cây trồng
AH các nhân tố ngoại cảnh đến QH
QH ở thực vật C3, C4, CAM
Cân bằng nội môi
Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi
TV C3 
Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi
Trồng cây AS NT 
Tăng NS cây trồng 
AS
Vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu
QH với NS cây trồng 
CO2 
TV CAM 
TV C4 
Khoáng 
Nhiệt 
Nước 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ 2: Nêu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh dưỡng trong cơ thể thực vật, động vật.
* Phiếu hỗ trợ 1: Với HS khá
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Ở thực vật: 
+ Nêu mối quan hệ giữa hấp thụ nước và ion khoáng sự vận chuyển nước và ion khoáng ở mạch gỗ sự thoát hơi nước ở lá.
+ Nêu mối quan hệ giữa quá trình hấp thụ nước và ion khoáng với quang hợp, hô hấp.
+ Nêu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
- Ở động vật: Nêu mối quan hệ giữa tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết. Sự cân bằng nội môi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ 2: Nêu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh dưỡng trong cơ thể thực vật, động vật.
* Phiếu hỗ trợ 2: Với HS trung bình
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Ở thực vật : 
+ Mối quan hệ giữa các quá trình + Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
 - Ở động vật:
Nhiệm vụ 2: Nêu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh dưỡng trong cơ thể thực vật, động vật.
* Phiếu hỗ trợ 3: Với HS yếu và kém
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Rễ hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ ở trung tâm rễ, tạo khởi đầu cho dòng vận chuyển mạch gỗ. Ngược lại, dòng mạch gỗ thông suốt làm giảm hàm lượng nước trong các tế bào rễ là nguyên nhân chủ yếu tạo ra dòng nước cùng các ion xâm nhập vào rễ. Rễ hút nước cùng các chất tan, đẩy chúng lên lá và các cơ quan trên mặt đất, tạo độ trương nước cần thiết cho các tế bào và mô của cây, đặc biệt giúp tế bào khí khổng mở để hơi nước thoát ra khỏi lá. Thoát hơi nước ở lá là “động lực đầu trên” của dòng mạch gỗ.
- Quá trình trao đổi, hấp thụ nước và các ion khoáng với quang hợp, hô hấp cũng có mối liên quan với nhau: Sự hấp thụ nước cùng các ion khoáng ở rễ và vận chuyển chúng đến tận từng tế bào của cơ thể, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp. Thoát hơi nước làm tăng độ mở của khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá, đến các tế bào quang hợp và giúp cho O2 thoát ra. Ngược lại quang hợp cung cấp nguồn nguyên liệu cho rễ hô hấp tạo sản phẩm cho quá trình tổng hợp các thành phần của tế bào rễ.
- Ở thực vật : 
Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp:
- Ở động vật:
- Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng ( có trong thức ăn ), oxi; thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá ( nước tiểu, mồ hôi, CO2 ) và nhiệt.
- Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể và đưa vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận oxi chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và oxi tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến thận để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ 3: So sánh chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
* Phiếu hỗ trợ 1: Với HS khá
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Giống nhau:
- Khác nhau: 
Quá trình
Thực vật
Động vật
Thu nhận các chất từ môi trường ngoài
Vận chuyển các chất trong cơ thể
Biến đổi các chất trong cơ thể 
Thải các chất ra ngoài môi trường 
Cân bằng nội môi
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ 3: So sánh chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
* Phiếu hỗ trợ 2: Với HS trung bình
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Giống nhau:
+ Về trao đổi khí..
+ Về quá trình phân giải chất sống.
+ Về các giai đoạn.
 - Khác nhau: 
Quá trình
Thực vật
Động vật
Thu nhận các chất từ môi trường ngoài
- Chất khí:
+ Cơ quan trao đổi khí
+ Chất khí trao đổi
- Chất dinh dưỡng:
+ Bộ phận thu nhận
+ Dạng vật chất thu nhận
- Cơ chế thu nhận
Vận chuyển các chất trong cơ thể
- Hệ thống vận chuyển
- Thành phần chất vận chuyển
- Động lực vận chuyển
Biến đổi các chất trong cơ thể 
Thải các chất ra ngoài môi trường
- Dạng vật chất đào thải
- Cơ quan đào thải 
Cân bằng nội môi
- Cơ quan
- Cơ chế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhiệm vụ 3: So sánh chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
* Phiếu hỗ trợ 3: Với HS yếu và kém
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Giống nhau:
+ Đều có quá trình lấy O2, thải CO2.
+ Đều có quá trình phân giải chất sống tạo ra năng lượng.
+ Đều xảy ra các giai đoạn: Thu nhận các chất từ môi trường ngoài → Vận chuyển các chất trong cơ thể → Biến đổi các chất trong cơ thể → Thải các chất ra ngoài môi trường.
 - Khác nhau: 
Quá trình
Thực vật
Động vật
Thu nhận các chất từ môi trường ngoài
- Chất khí:
+ Cơ quan trao đổi khí
+ Chất khí trao đổi
- Chất dinh dưỡng:
+ Bộ phận thu nhận
+ Dạng vật chất thu nhận
- Cơ chế thu nhận
+ Chủ yếu qua khí khổng ở lá và lỗ vỏ ở thân cây
+ Lấy O2, thải CO2 ( hô hấp ) và lấy CO2, thái O2 ( quang hợp )
+ Lông hút của rễ, lá
+ H2O, muối khoáng,...
.
- Thụ động, chủ động
+ Bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.
+ Lấy O2, thải CO2 ( hô hấp ) 
+ Cơ quan tiêu hóa.
+ Thức ăn, H2O, ....
- Thụ động, chủ động
Vận chuyển các chất trong cơ thể
- Hệ thống vận chuyển
- Thành phần chất vận chuyển
- Động lực vận chuyển
- Mạch gỗ và mạch rây.
+ Động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với mạch gỗ.
+ Động lực vận chuyển dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
- Tim và mạch máu ( động 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_hop_dong_trong_day_ho.doc