SKKN Vận dụng một số giải pháp mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn 11 ở trường trung học phổ thông 4 Thọ Xuân
Nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông (THPT) nói chung và môn Ngữ văn 11 nói riêng, bằng việc đa dạng hoá các loại câu hỏi và bài tập trong bài kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Song, nhìn chung vẫn còn ít nhiều hạn chế mang tính chủ quan, chưa hướng tới năng lực của người học, phương pháp kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và kỹ thuật cần thiết của một bài làm văn.
Việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn hiện nay nhằm phát huy ở học sinh năng lực sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và kỹ năng xã hội đáp ứng yêu cầu dạy và học. Vận dụng một số giải pháp mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn 11 ở trường trung học phổ thông 4 Thọ Xuân vừa giúp người dạy phân hóa trình độ học sinh mà còn giúp học sinh nhận biết được ưu, khuyết điểm để điều chỉnh kế hoạch học tập.
Từ những lý do trên, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc Vận dụng một số giải pháp mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn 11 ở trường trung học phổ thông 4 Thọ Xuân là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN).
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỚI TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN Người thực hiện: Phạm Văn Tình Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT 4 Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn THANH HÓA, NĂM 2016 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận 2 2.2. Thực trạng vấn đề 4 2.3. Một số giải pháp và tổ chức thực hiện 5 2.3.1. Giải pháp về nội dung kiến thức 5 2.3.2. Giải pháp xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá .7 2.3.3. Các bước áp dụng giáo án kiểm tra, đánh giá học sinh8 2.4. Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...15 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận.16 3.2. Kiến nghị...17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....18 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông (THPT) nói chung và môn Ngữ văn 11 nói riêng, bằng việc đa dạng hoá các loại câu hỏi và bài tập trong bài kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Song, nhìn chung vẫn còn ít nhiều hạn chế mang tính chủ quan, chưa hướng tới năng lực của người học, phương pháp kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và kỹ thuật cần thiết của một bài làm văn. Việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn hiện nay nhằm phát huy ở học sinh năng lực sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và kỹ năng xã hội đáp ứng yêu cầu dạy và học. Vận dụng một số giải pháp mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn 11 ở trường trung học phổ thông 4 Thọ Xuân vừa giúp người dạy phân hóa trình độ học sinh mà còn giúp học sinh nhận biết được ưu, khuyết điểm để điều chỉnh kế hoạch học tập. Từ những lý do trên, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc Vận dụng một số giải pháp mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn 11 ở trường trung học phổ thông 4 Thọ Xuân là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN). 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.2.1. Về kiến thức: - Nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 - Vận dụng kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 1.2.2. Về kỹ năng: - Thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo năng lực học sinh - Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh 1.2.3. Về thái độ: - Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn - Đổi mới quan niệm đánh giá học tập của học sinh gắn với tăng cường rèn luyện kỹ năng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng một số giải pháp mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn 11 ở trường trung học phổ thông 4 Thọ Xuân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp tổng hợp 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học Trung học phổ thông đã được ghi rõ trong Chương trình giáo dục phổ thông của từng bộ môn ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc dạy học, trong đó có kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh đều phải căn cứ vào chuẩn này. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua bài làm văn, phải xuất phát từ chuẩn kiến thức để thiết kế thành các tiêu chí nhằm kiểm tra được cả về số lượng và chất lượng đảm bảo các yếu tố: tính toàn diện và tính phân hoá. Trong lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã không ngừng tiếp thu những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại để đưa dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức hướng đẫn của giáo viên. Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được. Một trong những biểu hiện quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới kiểm tra, đánh giá. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện tăng cường kiẻm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau, với độ phân hoá cao và có thể coi kiểm tra, đánh giá như một biện pháp kích thích hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng học sinh, giúp cá nhân học sinh có thể tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế (nếu có) trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức, kỹ năng bộ môn. Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, góp phần tạo nên thành công cho đổi mới giáo dục ở trung học phổ thông. Từ việc coi kiểm tra, đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả học tập của học sinh tại thời điểm cuối của chương trình giáo dục, tới việc định hướng đánh giá nằm trong cả quá trình giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả học tập ngày càng cao đang là một chuyển đổi tích cực của giáo dục phổ thông. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn, không có nghĩa là thay thế những hình thức đánh giá đang dùng bằng các hình thức đánh giá hoàn toàn mới lạ, mà là sử dụng linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau. Thí dụ, căn cứ theo thời điểm đánh giá có thể sử dụng các hình thức như: đánh giá đầu vào, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết. Căn cứ theo tính chất đánh giá có các hình thức kiểm tra, đánh giá: viết, nói, làm (thực hành). Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài, không thể ngày một ngày hai mà đông đảo giáo viên từ bỏ được kiểu truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động kiến thức của học sinh. Việc phát triển các phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, nắm bắt được phương pháp dạy học mới để áp dụng vào việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Nhưng cần lưu ý rằng: đổi mới kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu môn học phải gắn liền với hàng loạt vấn đề của chương trình, sách giáo khoa, với chuẩn kiến thức, với đối tượng học sinh vùng miền. Hiện nay có các thang nhận thức được ứng dụng cho việc xác định cấp độ tư duy, ma trận đề kiểm tra của môn Ngữ văn là: Mức độ nhận biết và Mức độ thông hiểu. Mức độ nhận biết: Là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết. Thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề, nội dung. Động từ mô tả cần đạt: Nói lại được; Chỉ lại được; Kể lại được; Liệt kê được, HS xếp loại học lực yếu dễ đạt được điểm tối đa trong phần này. Mức độ thông hiểu: Là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu. Thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt: Diễn giải được; So sánh được; Phân biệt được; Tóm tắt được. HS xếp loại học lực trung bình dễ đạt được điểm tối đa trong phần này. Mức độ vận dụng: Học sinh có thể vận dụng hai cấp độ: Vận dụng thấp, vận dụng cao tùy thuộc đề kiểm tra đánh giá và phân loại của giáo viên. 2.2. Thực trạng vấn đề * Phía giáo viên: Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng: Hiện nay các giáo án ra đề, hướng dẫn chấm bài làm văn thường tập trung vào các mặt sau: - Đa số các đề, hướng dẫn chấm môn Ngữ văn hướg HS tiếp thu kiến thức, ít chú ý sáng tạo. - Người dạy khi xây dựng và áp dụng đề làm văn ít quan tâm đến tính phân hóa trình độ học sinh, vì mới bắt đầu sử dụng ma trận đề nên trong đề có nhiều câu hỏi cùng cấp độ xuất hiện trong một đề kiểm tra. - Kỹ thuật và các bước ra đề, hướng dẫn chấm bài làm văn chưa được chú ý đúng mức đặc biệt là khâu xây dựng ma trận đề, hướng dẫn chấm, biểu điểm và bước thử lại trước khi cho học sinh thực hiện. * Phía học sinh: Học sinh chưa đủ năng lực và trình độ thực tế nên thường có biểu hiện sai lệch về tinh thần thái độ học tập, lúng túng khi đứng trước một bài làm văn nên hệ quả tất yếu là học sinh sợ giờ kiểm tra. Học sinh khi tiếp cận đề bài làm văn thường chỉ dừng lại ở góc độ nội dung chứ ít quan tâm vận dụng các kỹ năng thực hành. Do vậy, khi học gặp các đề bài làm văn khó thì không thể xác định được cách làm bài. * Thực trạng địa phương, trường lớp: Kinh tế địa phương còn nghèo, điều kiện sống khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, do vậy, việc đầu tư cho con em trong học tập chưa hợp lý. Các lớp mà đề tài áp dụng trong thực tiễn giảng dạy đều là các lớp đại trà của nhà trường, chất lượng học sinh chưa cao mặt bằng chất lượng so với các địa phương khác là còn thấp. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản thân về môn học Ngữ văn 11, tôi đã vận dụng linh hoạt việc đổi mới kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: kiểu bài tự luận, kiểu bài trắc nghiệm, kiểu bài kết hợp tự luận và trắc nghiệm, bài vấn đáp, kiểu mẫu đánh giá định kỳ, đánh giá qua quan sát, trao đổi, thảo luận, đánh giá qua tự học (soạn bài, làm bài tập, đọc thêm, kiếm tìm tư liệu, tích luỹ tư liệu, sáng tạo đồ dùng học tập), ngoài ra còn đánh giá qua hoạt động ngoại khóa: diễn kịch, hội thảo hoặc thi sáng tác. Trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới, tôi đã có những nghiên cứu đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn 11, điều đó được thể hiện qua hệ thống câu hỏi bài tập rất phong phú, đa dạng trong sách giáo khoa và trong những bài kiểm tra kết quả học tập ở từng học kỳ cho học sinh. Các đề kiểm tra luôn có sự cải tiến cả về nội dung và hình thức. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ nhằm cho điểm mà phải được xem là căn cứ xác định mức độ phát triển và tiến bộ hay chưa tiến bộ, đạt được những gì, làm căn cứ điều chỉnh nội dung và cách thức dạy học thích hợp. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên trong cả quá trình theo dõi kết quả học tập của học sinh. Trong các cuộc họp nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn tôi luôn trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất việc thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 sao cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức với đối tượng học sinh từng lớp. 2.3. Một số giải pháp trong kiểm tra, đánh giá học sinh học môn Ngữ Văn 11 2.3.1. Giải pháp về nội dung kiến thức * Năng lực đọc - hiểu và cảm thụ văn bản: Những giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (đoạn trích) tiêu biểu cho kiểu văn bản tự sự (tự sự trung đại: Thượng kinh kí sự; tự sự hiện đại: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Số đỏ, Chí phèo, Cha con nghĩa nặng, Vi hành, Tinh thần thể dục; tự sự nước ngoài: Người trong bao, Người cầm quyền khôi phục uy quyền ) Vẻ đẹp nhân văn và nghệ thuật trữ tình của thơ trung đại và một số bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam và thơ trữ tình tiêu biểu thế giới của Puskin và Tago. Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số đoạn kịch được trích: Vĩnh biệt cửu trùng đài; Tình yêu và thù hận Ý nghĩa và nội dung của thể loại văn tế, chiếu. Hiểu ở mức độ cơ bản một số khái niệm lý luận văn học: đề tài, chủ đề, cốt truyện, trào lưu văn học một số đặc điểm cơ bản của những thể loại văn học đã được học trong chương trình: Kí, Chiếu, Văn Tế, Truyện ngắn hiện đại, Thơ trữ tình, Kịch * Năng lực hiểu biết và vận dụng ngôn ngữ: Hiểu khái niệm và biết sử dụng ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. Bước đầu biết lĩnh hội và sử dụng những thành ngữ, điển cố. Phân tích được những giá trị của những thành ngữ, điển cố thông dụng. Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa. Có kĩ năng chuyển nghĩa của từ, lựa chọn từ trong các từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp. Nắm được khái niệm ngữ cảnh, nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ ngữ cảnh. Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của báo chí và đặc điểm phong cách ngôn ngữ báo chí. Nâng cao nhận thức về vai trò tác dụng trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản. Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn. Biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp để diễn đạt khi nói và viết. Có kĩ năng phân tích lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận và đặc điểm của ngôn ngữ chính luận. * Năng lực tạo lập văn bản Nắm được mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Biết phân tích một số vấn đề xã hội, văn học. Hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh; biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận. Hiểu được mục đích và yêu cầu của lập luận bác bỏ; biết cách lập luận bác bỏ trong bài nghị luận. Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận, những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận. Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học. 2.3.2. Giải pháp xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá 2.3.2.1. Xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá tự luận - Phạm vi kiến thức và kỹ năng: Năng lực tạo lập văn bản. - Yêu cầu: +) Kiểm tra năng lực cảm thụ phân tích tác phẩm văn học, kỹ năng tư duy, diễn đạt và huy động kiến thức, kỹ năng tóm tắt văn bản . +) Không nên gò bó, cứng nhắc trong một kiểu khuôn mẫu mà đa dạng hoá cách ra đề có tính mở để học sinh khó sao chép. +) Tích hợp về nội dung và phương pháp biểu đạt. +) Khuyến khích tính sáng tạo trong bài làm của học sinh. +) Chú ý đến mức độ phù hợp với trình độ học sinh, từng lớp, từng trường. - Các dạng đề tự luận: +) Là một bài tự luận dài (90 phút). +) Là một bài tự luận ngắn (45 phút) nhằm kiểm tra một phương diện kiến thức kỹ năng nào đó. 2.3.2.2. Quy trình của kiểm tra, đánh giá * Xác định nội dung về kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra: Định kì, cuối kì , cuối năm. * Cần sử dụng sách giáo khoa để liệt kê những nội dung đã trình bày với học sinh ở cả ba phân môn (định kì) cho phù hợp với trình độ của học sinh. * Xác định nội dung của đề kiểm tra gồm hai yêu cầu: Ngữ liệu tiêu biểu, ngắn gọn, đầy đủ, hỏi học sinh đúng kiến thức đã học. 2.3.2.3. Lập bảng đặc trưng hai chiều * Mục đích: - Kiểm tra toàn diện học sinh. - Chọn học sinh giỏi. * Mức độ : Nhận biết; thông hiểu; vận dụng. 2.3.2.4. Xây dựng câu hỏi và đáp án trả lời - Ngắn gọn, đầy đủ. - Sáng rõ. - Đơn nghĩa. 2.3.2.5. Các hình thức kiểm tra, đánh giá khác - Kiểm tra miệng thường xuyên. - Làm bài tập nghiên cứu nhỏ. - Các bài luyện nói trên lớp. - Tham gia vào các hoạt động Ngữ văn (hội thảo chuyên đề, ngoại khoá). 2.3.3. Các bước áp dụng giáo giáo án ra đề và hướng dẫn chấm bài làm văn 11 2.3.3.1. Xác định mục tiêu (bước 1): * Về kiến thức: Người dạy phải căn cứ vào hệ thống chuẩn kiến thức của môn học, qua bài làm văn nhằm xác định người học sẽ tiếp nhận được lượng kiến thức cụ thể nào ? * Về kỹ năng: Qua bài làm văn người dạy đánh giá được những kỹ năng gì ở học sinh ? * Về thái độ: Qua bài làm văn, học sinh sẽ có những thái độ gì đối với các môn khoa học xã hội, trong đó có môn ngữ văn ? 2.3.3.2. Xây dựng ma trận đề cho bài làm văn (bước 2) - Người ra đề căn cứ yêu cầu nội dung cần kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong phạm vi cần kiểm tra của chương trình GDPT để đưa vào ma trận đề. - Căn cứ vào điểm số, thời gian kiểm tra để quyết định số lượng chuẩn KTKN cho mỗi cấp độ. Số lượng chuẩn KTKN và thời gian phụ thuộc vào đối tượng HS và chất lượng câu hỏi. Trong mỗi một phương án kiểm tra người ra đề xây dựng được một khung ma trận đề (theo các bảng dưới đây): Bảng 1: Ma trận đề bài làm văn định kỳ (chương trình chuẩn 100% tự luận) Hình thức kiểm tra Dữ liệu KT Trọng tâm Cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tự luận NLXH Vấn đề 1 1 câu= 4 đ Vấn đề 2 NLVH Bài 1 Theo Chuẩn KT 1 câu 6 đ Bài 2 Theo Chuẩn KT Bài 3 Theo Chuẩn KT Bài n Theo Chuẩn KT Bảng 2: Ma trận đề thi học kỳ (chương trình chuẩn 100% tự luận) Hình thức kiểm tra Dữ liệu KT Trọng tâm Cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tự luận NLXH Vấn đề 1 1 câu= 4 đ Vấn đề 2 NLVH Bài 1 Theo Chuẩn KT 1 câu = 6 đ Bài 2 Theo Chuẩn KT Bài 3 Theo Chuẩn KT Bài n Theo Chuẩn KT Bảng 3: Ma trận đề thi tuyển học sinh giỏi cấp trường (100% tự luận) Hình thức kiểm tra Dữ liệu KT Trọng tâm Cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tự luận NLXH Vấn đề 1 1 câu = 3 đ Vấn đề 2 NLVH Bài 1 Theo Chuẩn KT 1 câu = 2 đ 1 câu = 5 đ Bài 2 Theo Chuẩn KT Bài 3 Theo Chuẩn KT Bài n Theo Chuẩn KT Bảng 4: Ma trận đề (dành cho học sinh thi lại 100% tự luận) Hình thức kiểm tra Dữ liệu KT Trọng tâm Cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tự luận NLXH Vấn đề 1 1 câu = 4đ Vấn đề 2 NLVH Bài 1 Theo Chuẩn KT 1 câu = 6đ Bài 2 Theo Chuẩn KT Bài 3 Theo Chuẩn KT Bài n Theo Chuẩn KT Bảng 5: Ma trận đề kiểm tra định kỳ (học sinh làm bài ở nhà 100% tự luận) Hình thức KT Dữ liệu KT Trọng tâm Cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tự luận NLXH Vấn đề 1 1 câu= 3 đ Vấn đề 2 NLVH Bài 1 Theo Chuẩn KT 1 câu= 2 đ 1 câu= 5đ (*) Bài 2 Theo Chuẩn KT Bài 3 Theo Chuẩn KT Bài n Theo Chuẩn KT 2.3.3.3. Làm đề kiểm tra (bước 3) * Đối với dạng đề truyền thống thường có 2 phần: + Phần yêu cầu (nêu tư liệu dẫn chứng, kỹ năng nghị luận, ) + Phần nội dung câu hỏi Ví dụ 1: Phân tích hình tượng ông lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà để làm rõ cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân. Ví dụ 2: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. * Đối với dạng đề mở, đề tự do: + Phân tích cảm thụ một tác phẩm (hoặc một phần của tác phẩm) văn học. + Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật hoặc một tác phẩm văn học. + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. + Nghị luận về một sự việc, một hiện tượng có thật trong đời sống ... Ví dụ 1: Cảm xúc của anh (chị) khi mùa thu đến. Ví dụ 3: Về một bài thơ mà anh (chị) yêu thích. Ví dụ 4: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay ? (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11) 2.3.3.4. Xây dựng hướng dẫn chấm cho bài làm văn (bước 4) - Căn cứ vào đề và ma trận đề kiểm tra để xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm. - Thang điểm là 10 điểm cho toàn bài, mỗi ý có giá trị điểm nhỏ nhất là 0,25 điểm. - Cần chú ý đến nguyên tắc làm tròn số khi cho điểm toàn bài. Thang đánh giá gồm 11 bậc: 0, 1, 2, , 10 điểm. 2.3.3.5. Thẩm định, niêm phong đề và hướng dẫn chấm (bước 5) Tùy theo tính chất và mục tiêu kiểm tra để tổ chức đọc hoặc thẩm định, niêm phong đề kiểm tra, đáp án (thiếu phần này đề thi sẽ thiếu khoa học, thiếu thuyết phục). 2.3.3.6. Thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 Tiết : 75 Bài viết số 5 (thời gian: 45 phút) Đề bài: Trước sự chăm sóc và tình thương yêu của Thị Nở, tâm trạng của Chí Phèo diễn biến ra sao? Đáp án: * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Nắm vững nội dung tác phẩm “ Chí Phèo”; biết chọn dẫn chứng tiêu biểu để thấy được diễn biến tâm trạng của Chí Phèo. - Diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo trong cách phân tích. * Yêu cầu về kiến thức: - Đây là đoạn văn đặc sắc trong truyện ngắn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_mot_so_giai_phap_moi_trong_kiem_tra_danh_gia_h.doc