SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua việc tích hợp những câu chuyện về đạo đức, lối sống của Bác Hồ trong những giờ đọc - Hiểu tác phẩm văn học lớp 11

SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua việc tích hợp những câu chuyện về đạo đức, lối sống của Bác Hồ trong những giờ đọc - Hiểu tác phẩm văn học lớp 11

Hiện nay, xã hội ta, trong các trường học đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng bạo lực học đường, sự suy giảm đạo đức của một bộ phận học sinh. Hơn nữa ở lứa tuổi trung học phổ thông các em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách nhưng do sự hiểu biết còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, lại còn thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố tiêu cực, rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu, lối sống ích kỉ, thực dụng.

 "Văn học là nhân học". Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Mặt khác "Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện" (Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973), chính vì vậy nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy và học là vô cùng quan trọng và có nhiều cơ sở sát thực để giáo viên liên hệ giáo dục thuận lợi hơn các môn học khác. Trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông, môn văn đã mang tính cập nhật hơn, gắn với thực tế đời sống hơn, chú trọng nhiều vào việc dạy người, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh hơn là việc dạy chữ.

 

doc 22 trang thuychi01 7884
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua việc tích hợp những câu chuyện về đạo đức, lối sống của Bác Hồ trong những giờ đọc - Hiểu tác phẩm văn học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. MỞ ĐẦU
2
1.1 Lí do chọn đề tài
2
1.2 Mục đích nghiên cứu.
3
1.3 Đối tượng nghiên cứu
3
1.4 Phương pháp nghiên cứu...
3
1.5 Những điểm mới của sáng kiến...............................................................
3
2. NỘI DUNG
3
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài...
3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài...
4
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết đề tài
5
2.3.1 Những tác phẩm lớp 11 có thể "Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua việc tích hợp những câu chuyện về đạo đức, lối sống của Bác Hồ " .
5
2.3.2. 	Giáo án dạy thực nghiệm một bài cụ thể - Bài "Từ ấy" của Tố Hữu.....
9
2.4 Hiệu quả thu được khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
3. KẾT LUẬN
16
3.1 Kết luận..
16
3.2 Kiến nghị................................................................................................
17
Tài Liệu tham khảo..
19
PHỤ LỤC
22
Bài thu hoạch...
22
1. MỞ ĐẦU:
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Hiện nay, xã hội ta, trong các trường học đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng bạo lực học đường, sự suy giảm đạo đức của một bộ phận học sinh. Hơn nữa ở lứa tuổi trung học phổ thông các em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách nhưng do sự hiểu biết còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, lại còn thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố tiêu cực, rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu, lối sống ích kỉ, thực dụng.
	"Văn học là nhân học". Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Mặt khác "Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện" (Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973), chính vì vậy nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy và học là vô cùng quan trọng và có nhiều cơ sở sát thực để giáo viên liên hệ giáo dục thuận lợi hơn các môn học khác. Trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông, môn văn đã mang tính cập nhật hơn, gắn với thực tế đời sống hơn, chú trọng nhiều vào việc dạy người, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh hơn là việc dạy chữ.
	Với vai trò giáo dục thái độ, tư tưởng, đạo đức, kĩ năng sống nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần tích cực trong việc chấn hưng nền tảng đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay,vấn đề tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vô cùng thiết thực và cần phải có sự quan tâm đúng mức của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Như chúng ta đã biết: "Mỗi bài nói, lời căn dặn, một buổi gặp gỡ của Người đều chứa đựng ý nghĩa tư tưởng, hành vi và quan hệ đạo đức cách mạng sáng ngời. Con người, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người đều là tấm gương đạo đức cho toàn Đảng, toàn dân ta học tập suốt đời."[4] (Tài liệu phục vụ cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2007). Vì vậy việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, kĩ năng sống qua việc tích hợp "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong các tác phẩm văn học là điều rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát triển chủ động, tự giác trong việc lĩnh hội kiến thức từ một tác phẩm văn học cụ thể và áp dụng vào cuộc sống.
	Trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên còn lúng túng không biết nên áp dụng như thế nào. Không những vậy có những giáo viên còn né tránh chỉ dạy học các tác phẩm đơn thuần truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng tới việc giáo dục tư tưởng lối sống kĩ năng sống cho các em để các em có thể hoàn thiện nhân cách, bước vào đời vững chắc. 
	 Chính vì những lí do trên tôi đã để tâm nghiên cứu, tìm tòi và thử nghiệm các nội dung và phương pháp tích hợp nội dung "Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua việc tích hợp những câu chuyện về đạo đức, lối sống của Bác Hồ trong những giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học lớp 11" trong quá trình dạy học của bản thân. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
	- Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn có thể nâng cao chất lượng học tập ở môn Ngữ văn của học sinh. Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một vài kinh nghiệm của mình để có thể giúp đồng nghiệp tìm ra giải pháp dạy học tích hợp một cách có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục trong giảng dạy Ngữ văn Trung học phổ thông.
	- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó làm theo tấm gương của Người, hình thành những phẩm chất, lối sống tốt hoàn thiện nhân cách con người. Đồng thời kĩ năng sống của các em cũng được nâng cao từ những bài học tích hợp ấy.
	- Đưa ra được những nội dung tích hợp cụ thể trong các bài đọc văn trong chương trình Ngữ văn lớp 11. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	Đề tài này tôi sẽ nâng cao đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh qua việc dạy học tích hợp hiệu quả tư tưởng, lối sống, đạo đức Hồ Chí Minh vào trong các tác phẩm ngữ Văn lớp 11.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
	- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu các nghiên cứu về dạy học tích hợp và dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn.
	- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình lĩnh hội của học sinh.
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước, tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
	- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng dạy Ngữ văn ở lớp 11B3 và 11B5 Trường THPT Thạch Thành 3.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
	Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề cũng đã được nhiều giáo viên áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn nhấn mạnh, đi sâu vào việc hình thành đạo đức, kĩ năng sống của các em qua việc dạy học tác phẩm văn học khi tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng tìm hiểu các câu chuyện về Bác, lồng ghép vào một số tác phẩm từ đó giúp các em hình thành đạo đức, lối sống chứ không chỉ đơn thuần tiếp thu kiến thức từ bài học.
2. NỘI DUNG.
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
	Trong tài liệu thay sách giáo khoa đã nêu rõ: Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung: Góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông, chuẩn bị cho họ ra đời, hoặc tiếp tục học lên bậc cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng tình cảm như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, công bằnglòng ghét cái xấu, cái ác (). Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	Vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn trung học phổ thông là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn Văn - Tiếng việt - Tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đăc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế.
	Nói đến đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là nói đến "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại" ()[5] (Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà).
Học sinh đã có những hiểu biết nhất định về tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các môn học khoa học xã hội, các hoạt động đoàn thể. Bản thân các em cũng đã nhận thức được vai trò và công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh vào các tác phẩm văn học sẽ một lần nữa nâng cao hơn đạo đức, lối sống, kĩ năng sống thực tế của các em.
 2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI.
 Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Đảng và nhà nước phát động và triển khai rộng khắp trong toàn xã hội, ngành giáo dục cũng đưa ra những nội dung thực hiện cuộc vận động này cho tất cả các bậc học. Đối với Trường THPT Thạch Thành 3 đã được Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn, từng giáo viên đưa vào kế hoạch trọng tâm của năm học. Ngoài các hoạt động ngoại khóa do công đoàn, Đoàn trường tổ chức nhằm tuyên truyền và định hướng giáo dục cho học sinh thì bản thân mỗi giáo viên đã có những trăn trở, tìm tòi và vận dụng đưa nội dung cuộc vận động vào tích hơp giảng dạy, giáo dục trong các giờ học trên lớp ở hầu hết các bộ môn, đặc biệt là môn Ngữ văn. Song trên thực tế nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa hiểu tích hợp như thế nào trong quá trình giảng dạy. Khi giảng dạy, nhiều giáo viên còn ôm đồm đưa quá nhiều nội dung tích hợp trong bài dạy, vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp tích hợp dẫn đến tình trạng tích hợp một cách khô cứng, gượng ép. Thậm chí, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng đến việc đưa vào nội dung nhưng chưa chú trọng đến những câu hỏi để các em nhận thức, đánh giá đạo đức, lối sống, kĩ năng sống của mình và của mọi người để từ đó các em thấy các mặt tốt, những nhược điểm của mình để từ đó phát huy và rút kinh nghiệm hoàn thiện dần nhân cách.
Trường THPT Thạch Thành 3 là một trường miền núi nên một số học sinh ham chơi, học theo kiểu chạy theo các môn học thời thượng, nắm kiến thức một cách hời hợt nên học theo phương pháp tích hợp các em còn lúng túng. Đặc biệt các em học sinh người dân tộc nhiều việc tiếp thu kiến thức các em đa phần rất chậm nên rất khó cho việc tích hợp kiến thức. Không những vậy cùng với sự phát triển của xã hội các em tiếp xúc nhiều với những luồng văn hóa khác nhau có tích cực nhưng cũng có cả những tiêu cực nên ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng đạo đức, lối sống, kĩ năng ứng xử của các em cho nên việc uốn nắn, hình thành đạo đức lối sống cho các em cũng gặp những trở ngại không nhỏ.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI. 
2.3.1. NHỮNG TÁC PHẨM LỚP 11 CÓ THỂ "RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH QUA VIỆC TÍCH HỢP NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA BÁC HỒ".
2.3.1.1. Tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam: 
Sau khi cho học sinh tìm hiểu xong những kiếp người tàn, giáo viên có thể tích hợp câu chuyện "Không phải tại trời"[2]. Qua câu chuyện giáo viên sẽ nhấn mạnh lòng thương cảm với số phận, cuộc sống của con người của nhà văn Thạch Lam; những băn khoăn trăn trở của nhà văn giữa sống và tồn tại của những con người nơi phố huyện. Đồng thời, học sinh còn thấy được điểm tương đồng giữa nhà văn Thạch Lam với Bác Hồ. Họ đều có tình yêu thương, lòng thương cảm trước những số phận bất hạnh. Từ đó giáo viên hỏi học sinh: Qua truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam và qua câu chuyện về Bác em rút ra bài học gì trong cuộc sống? Học sinh rút ra bài học: 
+ Tình yêu thương , lòng thương cảm là những giá trị nhân văn tốt đẹp cần có ở mỗi con người. Vì vậy, mỗi người cần sống có lòng yêu thương, quan tâm , chia sẻ tới những cảnh đời cơ cực có như vậy cuộc sống của chúng ta mới trở nên ấm áp hơn giống như có người đã từng nói "Nơi lạnh lẽo nhất không phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương." 
+ Mỗi con người khi sống trong cuộc đời cần phải sống một cuôc sống có ý nghĩa, có ước mơ, có hy vọng. Sống một cuộc sống cho ra sống chứ không phải chỉ là tồn tại.
2.3.1.2. Tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân.
 	Sau khi tìm hiểu xong vấn đề vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao, đặc biệt việc Huấn Cao cảm hóa viên Quản ngục, giáo viên có thể tích hợp với câu chuyện: "Bác cảm hóa người khác"[2] để hướng học sinh tới kĩ năng giao tiếp: cần cư xử đúng mực với gia đình, bạn bè và những người xung quanh sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng. 
Qua lời khuyên của Huấn Cao với Quản ngục cùng cái bái lĩnh nghẹn ngào đầy nước mắt của thầy Quản học sinh thấy được sức mạnh, sự chiến thắng của cái đẹp. Mặc dù câu chuyện kết thúc ở đây nhưng người đọc vẫn thấy từ đây Quản ngục sẽ đi theo con đường lương thiện. Chính tấm lòng, thái độ, lời nói của Huấn Cao đã cảm hóa nhân vật này. Qua đó nói lên quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân. Tiếp theo ý nghĩa này giáo viên cho học sinh kể lại câu chuyện "Bác cảm hóa người khác" sau đó hỏi học sinh:
Giáo viên: Qua tác phẩm "Chữ người tử tù" và qua câu chuyện về Bác em thấy điều gì đã cảm hóa được những người khác?
Học sinh: Đó chính là phẩm chất con người thể hiện qua thái độ, cách cư xử với mọi người.
Giáo viên: Vậy từ đó em rút ra được điều gì trong cuộc sống, nhất là đối với bản thân mình?
Học sinh: Trong cuộc sống chính cách cư xử, cách quan tâm của mỗi người đối với mọi người xung quanh sẽ có tác động rất lớn tới cái nhìn và thái độ của mọi người đối với mình. Chính vì vậy trong cuộc sống chúng ta phải cư xử đúng mực với gia đình, bạn bè, người thân để cho mọi người quý mến, từ đó lời nói và hành động của mình mới có giá trị và có sức tác động lớn với người khác giống như đồng chí Tống Văn Sơ (tên gọi của bác Hồ thời trẻ) khi ở trong nhà ngục Victoria. 
2.3.1.3. Tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao.
Sau khi tìm hiểu xong nhân vật Chí Phèo, rút ra giá trị nhân đạo của tác phẩm, giáo viên có thể tích hợp với câu chuyện "Không phải tại trời"[2] để hình thành ở học sinh tấm lòng yêu thương con người. 
Qua cuộc đời của nhân vật Chí Phèo học sinh sẽ thấy được cái nhìn đầy nhân đạo của nhà văn. Nam cao đã cảm thông, thương xót cho số phận của nhân vật Chí khi anh rơi vào những bi kịch đau đớn nhất trong cuộc đời của một con người - bi kịch tha hóa, lưu manh hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Sau khi giáo viên cho học sinh thấy tấm lòng nhân đạo của Nam Cao thì tích hợp với câu chuyện của Bác giống như khi tích hợp tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Từ đó một lần nữa giáo viên nhấn mạnh được điểm tương đồng của các nhà văn chính là tấm lòng yêu thương con người. Và đây cũng là một phẩm chất cần có của mỗi con người.
2.3.1.4. Tác phẩm "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu.
Giáo viên có thể tích hợp với câu chuyện "Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc"[2] trong phần tác giả, trong hai câu thực khi thể hiện ý thức của cái tôi công dân trước cuộc đời để hình thành ở học sinh ý thức sống phải trở thành một công dân tốt.
Ở phần tác giả giáo viên cho học sinh kể câu chuyện "Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc" sau đó dẫn dắt: "Nguyễn Ái Quốc rất ngưỡng mộ đánh giá cao Phan Bội Châu : là bậc anh hùng, vị thiên xứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng. Tuy nhiên cũng không đồng tình về cách làm của Phan Bội Châu .Vậy em chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong tư tưởng yêu nước của họ ?". 
Học sinh sẽ tìm ra được điểm tương đồng và khác biệt trong tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc: 
- Cùng hướng ra nước ngoài 
 -Phan Bội Châu dựa vào các nước lớn như Nhật Bản để đánh Pháp .
Nguyễn Ái Quốc chủ trương phải tự mình đấu tranh chứ không thể “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau ”. 
Khi dạy đến hai câu luận: "Ư bách niên trung tu hữu ngã,
 Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy."
 (Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
 Sau này muôn thuở há không ai?)
Giáo viên sẽ tích hợp với câu chuyện trên: "Mặc dù đường lối của họ khác nhau nhưng ở câu thơ này em thấy họ còn có điểm tương đồng gì?". Học sinh sẽ thấy được một điểm tương đồng nữa: họ đều có ý thức trở thành một công dân có ích cho cuộc đời, cho cộng đồng và xã hội. 
Từ đó giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi: "Qua tác phẩm và qua câu chuyện bản thân em nhận thức được điều gì?". Mỗi học sinh sẽ hình thành cho mình một ý thức: sống phải có ý thức để trở thành một công dân tốt, có ích cho cộng đồng, xã hội như Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu. 
Vậy em đã làm gì để trở thành một công dân tốt? Học sinh sẽ kể ra những việc như: cố gắng học tập thật tốt, tham gia dọn vệ sinh sạch sẽ,
2.3.1.5. Tác phẩm "Chiều tối" (Mộ) của Hồ Chí Minh.
Giáo viên có thể tích hợp hai câu chuyện "Bác cảm hóa người khác"[2] và "Con đường tuổi trẻ"[2] để thấy vẻ đẹp trong nhân cách của Người và qua đó hình thành đạo đức, lối sống cho các em: cần quan tâm, cư xử tốt với mọi người, có những hành động tích cực tham gia xây dựng đất nước.
Khi dạy đến hai câu sau: "Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng "
 (Cô em xóm núi xay ngô tối
 Xay hết, lò than đã rực hồng.)
Giáo viên cho học sinh kể tóm tắt câu chuyện "Bác cảm hóa người khác", cho học sinh thấy được cách cư xử tốt, quan tâm đến mọi người xung quanh sẽ khiến mọi người kính trọng. Từ đó giúp học sinh thấy được câu chuyện và ở bài thơ này bác đều thể hiện dù là người nước ngoài, dù là những con người ở ngay trên mảnh đất đang đày đọa mình thì Người cũng đều bộc lộ sư quan tâm, đồng cảm tình yêu thương con người nhất là những con người lao động (yêu nhân loại cần lao ), đó chính là trái tìm đầy ấm áp của người. Chính vì vậy người luôn được mọi người yêu thương, trân trọng. Qua việc tích hợp câu chuyện này vừa khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của Người, vừa hình thành cho học sinh lối sống cần quan tâm, cư xử tốt với mọi người có như vậy sẽ được mọi người yêu quý và trân trọng.
Sau khi học xong bài thơ ở phần luyện tập giáo viên có thể tích hợp với câu chuyện “Con đường tuổi trẻ ’’. Phần luyện tập này giúp cho học sinh hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trước cuộc sống hòa bình mà Bác, Đảng và nhân dân ta đã dành được. Nhấn mạnh thêm công lao của Người. 
Giáo viên hỏi: "Hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện , câu chuyện trên cho em bài học gì trong cuộc sống?
Học sinh: Câu chuyện cho thấy sự quan tâm của Bác với các đối tượng nhất là thế hệ trẻ . Chúng em hiểu và thấy được mỗi người cần phải tham gia tích cực vào việc xây dựng đất nước. 
Sau đó giáo viên cho học sinh kể những hoạt động có ý nghĩa mà em từng tham gia để thể hiện lòng biết ơn của mình với Bác ? 
Học sinh có thể kể các hoạt động như :tết trồng cây ,bảo vệ rừng ,bảo vệ môi trường ...mà mình đã từng tham gia.
2.3.1.6. Tác phẩm "Từ ấy" của Tố Hữu.
Giáo viên có thể tích hợp với câu chuyện "Giọt nước mắt cảm phục"[2] và "Con đường cách mạng vô sản"[2]. Học sinh thấy được sự tương đồng giữa tác giả Tố Hữu và Nguyễn Ái Quốc trong quá trình lựa chọn con đường cánh mạng cho tương lai qua hai câu chuyện. Từ đó hình thành ở học sinh ý thức xác định được con đường tương lai, lí tưởng của mình một cách đúng đắn, dám can đảm, dũng cảm để thực hiện con đường mình đã lựa chọn. 
Khi dạy xong hai câu thơ:
 "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim" 
Giáo viên cho học sinh kể tóm tắt hai câu chuyện về Bác “Giọt nước mắt cảm phục" và "con đường cách mạng vô sản ” .Từ câu chuyện em hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa Bác và Tố Hữu trong quá trình lựa chọn con đường đi cho mình ?
Học sinh chỉ ra điểm tương đồng trong quá trình lựa chọn con đường cách mạng :
-Quyết tâm theo đuổi lí tưởng cách mạng để làm cho đất nước được độc lập .
-Đều cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi bắt gặp lí tưởng từ đó có những thay đổi trong hành động trong nhận thức .
	Đến phần tổng kết, giáo viên tổng kết nội dung trong đó đặt ra câu hỏi:
	Giáo viên: Qua hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ và qua câu chuyện về Bác Hồ em rút ra được bài học gì cho mình?
	Học sinh: Cần sống có lí tưởng, phải có ý thức xây dựng đất nước, phải can đảm dám nghĩ, dám làm thực hiện ước mơ tới cùng. Muốn vậy từ bây giờ mỗi học sinh cần trang bị cho mình đầy đủ hành trang cần thiết: kiến thức, tinh thần để thực hiện lí tưởng.
	Giáo viên: Bản thân là một học sinh lớp 11 em đã xác định được lí tưởng gì cho mình? Và em đã thực hiện như thế nào?
	Câu hỏi này tôi đưa ra để những học sinh nào đã xác định được lí tưởng rồi thì sẽ mạnh dạn đưa ra, còn những học sinh nào chưa xác định được thì sẽ từ đó mà xác định được cho mình.
2.3.1.7. Đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" (Trích "Những người khốn khổ") của Vích-to Huy-gô.
Giáo viên có thể tích hợp với câu chuyện "Không phải tại trời"[2]. Học sinh thấy được giữa Vích-to Huy-gô và Bác có điểm tương đồng là lòng thương cảm với số phận con người. Từ đó hình

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_qua_viec_tich_hop_nh.doc