SKKN Vận dụng linh hoạt những bài tập huấn luyện của Jr.NBA nhằm nâng cao hứng thú, trình độ tập luyện môn bóng rổ của học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2 - Thanh Hoá năm học 2018 - 2019

SKKN Vận dụng linh hoạt những bài tập huấn luyện của Jr.NBA nhằm nâng cao hứng thú, trình độ tập luyện môn bóng rổ của học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2 - Thanh Hoá năm học 2018 - 2019

Nghị quyết Đại hội lần IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”.

Trong những yếu tố về con người mà nghị quyết đã đề cập thì “ cường tráng về thể chất.” là một trong những yếu tố không thể thiếu và là mục tiêu hướng tới đối với việc đào tạo con người trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của con người bằng “phương tiện” là bài tập thể chất, là biện pháp chủ động nhất, tích cực nhất, ít tốn kém nhất có khả năng thực thi, mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm, sinh lý của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất. Thông qua rèn luyện thân thể bằng hệ thống các môn thể dục thể thao (TDTT). Với những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi môn thể thao khác nhau, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Ý chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội TDTT làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. GDTC và thể thao với bản chất là vận động, là một phương tiện hữu ích, hợp lý giữa chế độ học tập và nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao sức khỏe, năng lực hoạt động trong tất cả các thời kỳ học tập. GDTC trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực GD nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng, nhất là trong tình hình hiện nay của đất nước.

Bóng rổ là một môn thể thao hiện đại có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Olympic. Ở Việt Nam, môn Bóng rổ được du nhập vào sớm (đầu những năm 60 của thế kỷ XX) nhưng do điều kiện chiến tranh cũng như do điều kiện kinh tế nên mãi cuối những năm 80 môn Bóng rổ mới được đưa vào giảng dạy ở các trường Phổ thông. Bóng rổ sau đó phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước, phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn nhưng Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Môn Bóng rổ cũng đã được đưa vào hệ thống thi đâu Quốc gia, đồng thời cũng được đưa vào giảng dạy trong các trường Đại học TDTT trong cả nước.

 

doc 16 trang thuychi01 6101
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng linh hoạt những bài tập huấn luyện của Jr.NBA nhằm nâng cao hứng thú, trình độ tập luyện môn bóng rổ của học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2 - Thanh Hoá năm học 2018 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghị quyết Đại hội lần IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”.
Trong những yếu tố về con người mà nghị quyết đã đề cập thì “ cường tráng về thể chất...” là một trong những yếu tố không thể thiếu và là mục tiêu hướng tới đối với việc đào tạo con người trong công cuộc xây dựng xã hội mới. 
Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của con người bằng “phương tiện” là bài tập thể chất, là biện pháp chủ động nhất, tích cực nhất, ít tốn kém nhất có khả năng thực thi, mà lại phù hợp với quy luật hoạt động tâm, sinh lý của cơ thể và lứa tuổi, mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất. Thông qua rèn luyện thân thể bằng hệ thống các môn thể dục thể thao (TDTT). Với những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi môn thể thao khác nhau, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Ý chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội TDTT làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. GDTC và thể thao với bản chất là vận động, là một phương tiện hữu ích, hợp lý giữa chế độ học tập và nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao sức khỏe, năng lực hoạt động trong tất cả các thời kỳ học tập. GDTC trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực GD nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng, nhất là trong tình hình hiện nay của đất nước.
Bóng rổ là một môn thể thao hiện đại có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Olympic. Ở Việt Nam, môn Bóng rổ được du nhập vào sớm (đầu những năm 60 của thế kỷ XX) nhưng do điều kiện chiến tranh cũng như do điều kiện kinh tế nên mãi cuối những năm 80 môn Bóng rổ mới được đưa vào giảng dạy ở các trường Phổ thông. Bóng rổ sau đó phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước, phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn nhưng Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... Môn Bóng rổ cũng đã được đưa vào hệ thống thi đâu Quốc gia, đồng thời cũng được đưa vào giảng dạy trong các trường Đại học TDTT trong cả nước.
	Bóng rổ là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội có năm người trên sân. Mục đích của trận đấu là nhằm ghi nhiều điểm bằng cách cố gắng đưa bóng vào rổ đối phương một cách đúng luật và hạn chế không cho đối phương ném bóng vào rổ mình. Bóng rổ là một trong những môn thể thao thịnh hành và được ưa chuộng nhất ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Philippines,
Cũng như các môn thể thao khác, tập luyện và thi đấu Bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo và sự phối hợp vận động. Ngoài ra tập luyện và thi đấu bóng rổ cũng có tác dụng phát triển tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật, sự phán đoán thể hiện trong các tình huống thi đấu và khả năng tư duy chiến thuật cao. Mặt khác bóng rổ cũng là một trong những phương tiện hữu hiệu rất phù hợp với tư cách là các bài tập hỗ trợ nhằm phát triển tổng hợp các tố chất thể lực cho người tập.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy môn bóng rổ ở trường phổ thông hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới việc đưa môn bóng rổ tới đông đảo người tập. Ngoài những khó khăn về cơ sở vật chất ở phần lớn các trường phổ thông, một vấn đề cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy môn bóng rổ đó chính là thái độ và hứng thú của học sinh đối với môn bóng rổ. Phần lớn các em học sinh chưa thật sự hứng khởi và tự giác tập luyện do cảm thấy môn bóng rổ tương đối khó, chiều cao của các em hạn chế, luật thi đấu tương đối phức tạp...
Qua việc giáo viên tham gia tập huấn chương trình "Bóng rổ học đường" do Jn.nba tổ chức cũng như những tài liệu và phương pháp huấn luyện hữu ích, thiết thực do Jn.NBA cung cấp; để góp phần vào việc đưa môn bóng rổ trở thành môn thể thao hấp dẫn các em học sinh, khắc phục một phần nào đó khó khăn nêu trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài SKKN: "Vận dụng linh hoạt những bài tập huấn luyện của Jr.NBA nhằm nâng cao hứng thú, trình độ tập luyện môn bóng rổ của học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2 - Thanh Hoá năm học 2018 - 2019"
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu các phương pháp huấn luyện môn bóng rổ của tổ chức Jr.NBA trong việc nâng cao hứng thú cũng như nâng cao trình độ kỹ năng chơi bóng rổ cho học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2.
2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp huấn luyện bóng rổ của tổ chức Jr.NBA nhằm nâng cao hứng thú và trình độ tập luyện môn bóng rổ cho học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa năm học 2018 - 2019.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa. Trong đó:
- Nhóm thực nghiệm: 20 học sinh lớp 10B1
- Nhóm đối chiếu: 20 học sinh lớp 10B1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo
- Phương pháp điều tra sư phạm
- Phương pháp dùng bài kiểm tra (Test)
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp toán học
- Phương pháp so sánh đối chiếu
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
- Nghiên cứu, lựa chọn một số phương pháp, bài tập huấn luyện bóng rổ của tổ chức Jr.NBA nhằm nâng cao hứng thú và kỹ năng chơi bóng rổ cho đối tượng học sinh lớp 10 THPT.
- Vận dụng các phương pháp, bài tập huấn luyện một cách linh hoạt, khoa học để nâng cao hứng thú và kỹ năng chơi bóng rổ cho học sinh THPT.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA SKKN.
1. Cơ sở lý luận của SKKN.
	- Bóng rổ ra đời năm 1891 do Dr. Jame Naismith (1861 - 1936) một giáo viên GDTC ở học viện Springpield bang Massachusett sáng lập. Đây là môn thể thao được đưa vào thi đấu chính thức ở Olimpic cũng như là các giải đấu cấp khu vực trên toàn thế giới.
	- Bóng rổ là môn thể thao đối kháng, có tác dụng nâng cao các tố chất thể lực của cơ thể như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo, khéo léo... và đặc biệt giúp người chơi phát triển tích cực tính linh hoạt và trí thông minh.
	- Luyện tập bóng rổ thường xuyên sẽ góp phần giúp cơ thể phát triển chiều cao, nâng cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng, nâng cao tinh thần đồng đội và thi đấu thể thao cao thượng
	- Diện tích để làm sân chơi bóng rổ không quá lớn, các hình thức thi đấu cũng đa dạng nên rất phù hợp với nhiều đối tượng người chơi, đặc biệt là các em học sinh.
	Quá trình nâng cao thành tích cũng như kỹ thuật chơi bóng rổ cho các em học sinh THPT bên cạnh việc huấn luyện các kỹ năng chơi bóng thì một vấn đề cũng hết sức quan trọng đó là việc nâng cao tính hứng thú của người tập thi tập luyện môn bóng rổ.
	- Căn cứ vào đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh lớp 10 THPT (độ tuổi 15 – 16) thì các em đang trong thời kỳ phát triển về thể chất hướng tới quá trình hoàn thiện. Đây chính là thời kỳ tốt nhất của các em để nâng cao các tố chất thể lực, nâng cao sự phát triển hình thể. Việc tổ chức cho các em học sinh làm quen và luyện tập bóng rổ bằng những phương pháp truyền thống, đơn giản, rập khuôn dễ dẫn đến tình trạng chán nản, không hứng thú tập luyện cho các em học sinh. Chính vì thế, trong quá trình tổ chức cho các em học sinh tập luyện, yêu cầu giáo viên phải tìm hiểu và xây dựng được các phương pháp tổ chức tập luyện khoa học nhằm tạo ra không khí tập luyện hứng thú, chủ động, tích cực cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn của SKKN
	- Bóng rổ được xem là môn thể thao tự chọn ở trường THPT Tĩnh Gia 2 trong số rất nhiều môn thể thao tự chọn như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bơi..
	- Học sinh lớp 10 THPT hầu hết các em chưa từng tiếp xúc với môn bóng rổ, các khái niệm về chơi bóng rổ rất mơ hồ.
	- Trong một tiết học thể dục ở trường THPT chỉ diễn ra trong thời gian 45 phút. Việc tập luyện môn bóng rổ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 15 - 17 phút bằng các phương pháp giảng dạy truyền thống như làm mẫu thị phạm động tác kỹ thuật, tổ chức tập luyện các kỹ thuật theo phân phối chương trình...
	- Jr.NBA, chương trình phát triển bóng ổ trẻ toàn cầu dành cho cả nam và nữ, hướng dẫn các kỹ năng cơ bản cũng như các giá trị cốt lõi của bộ môn này ở cấp cơ bản nhằm nỗ lực phát triển và cải thiện mức độ trải nghiệm bóng rổ trẻ cho người tập trẻ, huấn luyện viên và các bậc phụ huynh. Chương trình này cũng chứa đựng các giá trị cốt lõi Jr.NBA bao gồm tinh thần thể thao, tinh thần đồng đội, thái độ tích cực và sự tôn trọng (S.T.A.R) đồng thời hướng dẫn về tầm quna trọng của lối sống lành mạnh và tích cực.
	Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, việc nâng cao hứng thú và kỹ năng chơi bóng rổ cho học sinh lớp 10 trường THPT Tĩnh Gia 2 là rất cần thiết. Có rất nhiều phương pháp, bài tập để tập luyện kỹ năng, kỹ thuật chơi bóng rổ cho các em học sinh, trong đó các phương pháp tổ chức cho các em học sinh tham gia hoạt động với bóng rổ của Jr.NBA là một trong những phương pháp tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao và chi phí thấp.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
1. Thực trạng chung của nhà trường THPT Tĩnh Gia 2
	Trong những năm qua, nhà trường đã có nhiều thành tích đáng kể trong các cuộc thi TDTT do đơn vị cấp trên tổ chức. Tuy nhiên, thành tích đạt được của nhà trường cũng chưa thật sự phản ánh đúng sự nỗ lực của tập thể thầy và trò trường THPT Tĩnh Gia 2, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên và học sinh, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
2. Đội ngũ giáo viên 
	- Ưu điểm: Nhóm giáo viên Thể dục trường THPT Tĩnh Gia 2 gồm 4 đồng chí có tuổi đời, tuổi nghề đang trong độ chín, có năng lực sư phạm vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi sáng tạo và cầu tiến.
	- Hạn chế: Trong quá trình dạy học vẫn còn có giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, còn nặng việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh. 
3. Học sinh:
	- Ưu điểm: Các em học sinh đều chăm ngoan, hiếu động, ham học hỏi và ngày càng có nền tảng thể lực tốt.
	- Hạn chế: Các em cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng của quá trình học tập các môn học khác, của việc định hướng nghề nghiệp và các trào lưu văn hóa khác.
2.3. Điều tra mức độ hứng thú và khả năng kỹ thuật đối với môn bóng rổ của học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2.
	Tiến hành điều tra sư phạm đối với học sinh lớp 10B1 với tổng số 40 học sinh. Kết quả như sau:
2.3.1. Em đã biết gì về môn bóng rổ?
Mức độ
Biết rất rõ
Biết sơ
Chưa biết gì
Giá trị TB
6,6%
26,7%
66,7%
2.3.2. Em có cảm thấy tự tin khi chơi bóng rổ hay không?
Mức độ
Tự tin
Bình thường
Không tự tin
Giá trị TB
10%
16,7%
73,3%
2.3.3. So với các môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông thì môn bóng rổ em cảm thấy như thế nào?
Mức độ
Khó chơi
Bình thường
Đơn giản
Giá trị TB
56,7%
30%
13,3%
2.3.4. Cảm nhận của em khi tiếp xúc lần đầu với môn bóng rổ?
Mức độ
Khó chơi
Bình thường
Đơn giản
Giá trị TB
56,7%
23,4%
20%
2.3.5. Kết quả khảo sát mức độ ném rổ của học sinh ở vị trí ném phạt?
Mức độ
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
Giá trị TB
23,3%
76,7%
	Qua việc điều tra về hứng thú, sự hiểu biết và tố chất chơi bóng rổ của học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2 cho thấy các em hiểu biết về môn bóng rổ rất ít, không hứng thú so với chơi các môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền... Các em có rất nhiều khả năng cũng như là niềm đam mê đối với các môn thể thao nói chung và bóng rổ nói riêng. 
III. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nghiên cứu tìm hiểu, lựa chọn một số phương pháp, bài tập huấn luyện bóng rổ của tổ chức Jr.NBA nhằm nâng cao hứng thú và kỹ năng chơi bóng rổ cho đối tượng học sinh lớp 10B1 trường THPT Tĩnh Gia 2 - Thanh Hoá.
	Qua nghiên cứu và tìm hiểu, đề tài lựa chọn cấp độ Rookie. Cấp độ này hoàn toàn mang tính giải trí, hoạt động và học các kỹ năng chính cơ bản. Đây là bước đầu làm quen với bóng rổ cho hầu hết người chơi, do vậy đây là một trải nghiệm tích cực, khiến cho người chơi chủ động tham gia hoạt động và tạo cơ sở cho các kỹ năng vận động.
1.1 Khởi động:
	Trò chơi: ESCAPE GAME (Trốn thoát): Đây là trò chơi lý tưởng giúp người chơi khởi động một cách tích cực, người chơi chỉ di chuyển khi có lệnh, đảm bảo cả 2 đội sử dụng đúng động tác theo lệnh của giáo viên.
	- Yêu cầu người chơi chia đội và chỉ định là đội "1" và đội "2" cho mỗi cặp.
	- Tất cả đội "1" sẽ tiến ra giữa sân, mặt hướng ra giữa sân và che mặt lại.
	- Yêu cầu tất cả đội "2" bắt đầu, tiếp theo là đội "1"
	- Khi giáo viên ra lệnh "Trốn", đội "2" sẽ trốn khỏi chỗ của đội "1" theo hướng chọn của giáo viên.
	- Khi có lệnh của giáo viên " Tìm đội kia đi", đội "1" sẽ mở mắt, di chuyển theo hướng đội "2", xác định vị trí và chạm nhẹ vào đội "2"
	- Khi đã chạm vào người xong, cả 2 đội phải quay lại giữa sân để đổi vai và chơi lại.
	- Tuỳ chọn di chuyển: Có thể nhảy lò cò bằng 1 chân, 2 chân; bước lướt qua 2 bên; chạy sang 1 bên; chạy thụt lùi.
1.2. Hướng dẫn kỹ năng khống chế bóng:
	1.2.1. Kỹ năng ném và bắt bóng (1x 60 giây): Phát triển khả năng phối hợp tay với mắt và làm quen với bắt bóng bằng cách ném và bắt bóng ở các độ cao khác nhau. Chú trọng động tác ném vừa phải và bắt bóng nhẹ nhàng.
	- Với 2 tay đặt trên bóng, người chơi sẽ ném bóng lên cao rồi bắt bóng khi rơi xuống.
	- Người chơi có thể ném bóng lên cao hơn nếu cảm thấy ổn.
	- Giáo viên có thể yêu cầu người chơi phối hợp với nhau hoặc theo tốc độ có thể của họ và thoải mái cho lời khuyên vào bài tập.
	1.2.2. Đập bóng (1 x 20 giây): Thoải mái chơi bóng, khởi động các ngón tay, bàn tay và thư giãn cơ thể bằng cách đập vào bóng trong bài tập khởi động xử lý bóng.
	- Tất cả người chơi mỗi người cầm 1 quả bóng rổ và đứng tại khu vực được yêu cầu.
	- Người chơi sẽ giữ quả bóng bằng 2 tay trước mặt và lần lượt dùng 1 tay đập bóng.
	1.2.3. Vỗ bóng (1 x 30 giây): Thoải mái chơi bóng, khởi động các ngón tay, bàn tay và thư giãn cơ thể bằng cách đập vào bóng trong bài tập khởi động xử lý bóng.
	- Tất cả người chơi mỗi người cầm 1 quả bóng rổ và đứng tại khu vực được yêu cầu.
	- Người chơi sẽ bắt đầu với 2 cánh tay vươn cao qua đầu và vỗ thật nhanh vào bóng từ tay này sang tay kia trong thời gian quy định.
	- Người chơi sau đó sẽ cong cánh tay lại và vỗ thật nhanh vào bóng từ tay này qua tay kia trước mặt mình trong thời gian quy định.
	- Người chơi sẽ lại vỗ vào bóng từ bên này qua bên kia theo cùng chuyển động trước phần hông trong thời gian quy định.
	1.2.4. Xoay bóng quanh hông (1 x 10 vòng/hướng): Thoải mái với bóng, khởi động các ngón tay, bàn tay và phát triển khả năng kiểm soát bóng. Giúp người chơi tự tin di chuyển bóng như thể bóng dính chắt vào người. Yêu cầu người chơi xoay bóng thật nhanh để thử thách khả năng kiểm soát bóng của họ.
	- Mỗi người chơi cầm 1 quả bóng rổ và đứng tại đường biên dọc.
	- Người chơi nên bắt đầu với quả bóng trước hông và xoay tròn bóng thật nhanh quanh hông.
	- Mỗi khi hoàn tất xoay tròn bóng theo quy định, người chơi sẽ thực hiện tương tự theo hướng ngược lại.
	1.2.5. Xoay bóng quanh đầu (1 x 10 vòng/hướng): Thoải mái với bóng, khởi động các ngón tay, bàn tay và phát triển khả năng kiểm soát bóng. Giúp người chơi tự tin di chuyển bóng như thể bóng dính chắt vào người. Yêu cầu người chơi xoay bóng thật nhanh để thử thách khả năng kiểm soát bóng của họ.
	- Tất cả người chơi mỗi người cầm 1 quả bóng rổ và đứng tại khu vực được yêu cầu.
	- Người chơi nên bắt đầu với quả bóng trước mặt và xoay tròn bóng thật nhanh quanh đầu.
	- Một khi hoàn tất xoay tròn bóng theo quy định, người chơi sẽ thực hiện tương tự theo hướng ngược lại.
1.3. Chuyền bóng.
	Bài tập chuyền bóng vào tường (3 x 10 lần): Đảm bảo người chơi giữ thăng bằng tốt, quan sát mục tiêu, di chuyển về phía mục tiêu, vươn cánh tay và bật ngón tay cái xuống khi chuyền bóng. Bóng sẽ xoáy khi ở trên không trung.
	- Tất cả người chơi mỗi người cầm 1 quả bóng rổ, đứng gần tường và tìm mục tiêu trên tường.
	- Giáo viên hướng dẫn người chơi di chuyển bước chân trước về phía mục tiêu khi họ bật ngón tay cái xuống và vươn cánh tay để chuyền bóng đến mục tiêu.
	- Sau khi bóng chạm tường, người chơi bắt bóng và lặp lại các thao tác.
1.4. Ném rổ
	1.4.1. Tư thế ném rổ không bóng ( 2 x 8 lần): Yêu cầu người chơi mô phỏng thao tác ném chuẩn và động tác chuẩn khi thực hiện hết bài tập.
	- Tất cả người chơi đứng tại khu vực đường biên hướng về phía giáo viên.
	- Với đầu gối khuỵu xuống và khuỵu tay cao hơn đang hoạt động, yêu cầu người chơi thực hiện động tác nâng người lên để mô phỏng động tác ném bóng.
	- Người chơi nên giữ tay sau khi ném bằng cách duỗi thẳng cánh tay và lật cổ tay để nỗ lực thực hiện động tác ném chuẩn.
	- Người chơi nên giữ tay sau khi ném để giáo viên yêu cầu thực hiện lại trong tư thế tốt.
	1.4.2. Xếp hàng ném bóng (Shooting line - 2 x 8 lần): Yêu cầu người chơi đếm lớn số lần thực hiện động tác cho toàn đội nghe, khuyến khích người chơi cổ vũ đồng đội và thực hiện động tác ném đã tập.
	- Chia người chơi thành 2 hoặc nhiều nhóm và phân mỗi nhóm tại một vị trí ném được chỉ định trên sân.
	- Các nhóm sẽ tạo thành một đội và ghi điểm chung với nhau.
	- Người chơi sẽ ném rổ, bắt bóng bật bảng, trao bóng cho người chơi tiếp theo và quay lại đứng phía sau hàng khi nãy của họ.
	- Tiếp tục bài tập này đến khi một đội thực hiện hết số lần ném được chỉ định. Sau đó đổi vị trí ném cho nhau và lặp lại bài tập.
1.5. Di chuyển và thể lực
	Bài tập nhảy dừng không bóng ( 2 x 1 lần): Đảm bảo giữ thăng bằng, yêu càu người chơi tiếp đất ở vị trí nhảy dừng và đếm đến 3 trước khi thổi còi để cho phép họ chạy đến vị trí tiếp theo.
	- Người chơi nên xếp thành 2 hàng bằng nhau ở 2 đường biên và người chơi đầu tiên trong mỗi hàng sẽ có tư thế chuẩn bị.
	- Người chơi đầu tiên trong mỗi hàng sẽ đi chậm đến vạch ném phạt và thực hiện động tác nhảy dừng có chủ ý tại vạch ném phạt.
	- Khi nghe hiệu lệnh còi, người chơi sẽ lặp lại động tác ở nửa phần sân, vạch ném phạt đối diện và đường biên đối diện.
	- Một khi nhóm ở phía trước người chơi di chuyển đến vị trí nhảy dừng tiếp theo thì người chơi tiếp theo sẽ bắt đầu quá trình thực hiện tương tự.
	- Người chơi sẽ chờ ở đường biên đối diện cho đến khi tất cả người chơi kết thúc và sau đó quay trở lại thực hiện quá trình tương tự.
1.6. Xây dựng khái niệm đội bóng ( 1 - 2 trò chơi/ buổi).
	Bài tập mang bóng đồng đội: Đây là bài tập xây dựng tinh thần đồng đội thú vị buộc người chơi phải làm việc hợp tác cùng nhau. Yêu cầu người chơi khích lệ lẫn nhau và vui chơi thoải mái
	- Chia ngươi chơi thành từng cặp theo chiều cao và yêu cầu họ bắt đầu tiếp theo đội kia trong các hàng. 
	- Hai đội của cặp đầu tiên trong từng hàng sẽ phải lấy bóng đưa về phần giữa sân và quay trở về hàng của mình.
	- Các đội sẽ đặt bóng lên phần hông của họ và giơ tay lên cao.
	- Người chơi sẽ không được sử dụng bất kỳ bộ phận cơ thể nào để mang bóng và phải luôn ở vị trí mặt đối mặt, không phải là lưng đối lưng hoặc mặt đối lưng.
	- Nếu làm rơi bóng, chỉ cần nhặt bóng lên và quay trở lại vị trí bóng bị rơi xuống và tiếp tục
	- Yêu cầu 2 đội của từng cặp thực hiện bài tập này tối thiểu 1 lần. Nếu muốn, chơi trò chơi tiếp theo bằng cách mang bóng bằng vai của người chơi
2. Sau khi lựa chọn các phương pháp và bài tập, đề tài tiến hành áp dụng thực nghiệm với đối tượng là học sinh lớp 10B1 Trường THPT Tĩnh Gia 2 – Thanh Hóa
	- Chọn 20 học sinh 10B1 làm nhóm đối chiếu, 20 học sinh lớp 10B1 làm nhóm thực nghiệm
	+ Nhóm đối chiếu thực hiện tập luyện môn bóng rổ theo giáo án tập luyện bình thường. 
	+ Nhóm thực nghiệm được tập

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_linh_hoat_nhung_bai_tap_huan_luyen_cua_jr_nba.doc